Tây Sơn Thập Thần Vũ khí

Triều đại Tây Sơn có nhiều danh tướng đă làm vang danh các vũ khí được sử dụng trong sự nghiệp dựng nước. Nổi danh nhất là Tây Sơn thập thần vũ khí.

Đó là mười món binh khí có những đặc điểm phi thường: một thanh thần kiếm, hai cây thần côn, ba thanh thần đao và bốn cây thần cung của các danh tướng Tây Sơn.

1. Độc thần kiếm:

Là thanh cổ kiếm của Nguyễn Nhạc, t́nh cờ mua được lúc đi buôn trầu trên thượng nguồn sông Côn. Nguyễn Nhạc đem về tặng cho thầy Trương Văn Hiến. Trương Công biết là một báu kiếm nên đem cất thật kỹ. Khi Nguyễn Nhạc đă xây dựng xong cơ sở chiến đấu, xuống An Thái thăm thầy và vấn kế, Trương Công bèn trao lại thanh gươm để dùng cho đại sự. Gươm dài hơn sải tay, chém sắt như chém chuối; lưỡi gươm ra khỏi vỏ, ánh hào quang tỏa ra loa mắt. Người dân tộc vùng Tây Sơn thượng đạo theo Hỏa thần, tin là thanh kiếm của thần ban cho nhà vua nên gọi là kiếm thần và gọi ông Nhạc là Vua Trời.

Để làm cho ḷng người thêm tin tưởng, ông Nhạc bèn bày ra một cảnh tượng kiếm trời cho. Nguyên một hôm, Nguyễn Nhạc cùng bộ hạ ở An Khê về đến Hoành Sơn th́ ngựa Nguyễn Nhạc lồng lên, rồi thẳng cổ phi nước đại. Đến chân núi phía trong g̣ Sặt, cương ngựa bị đứt Nguyễn Nhạc té nhào xuống ngựa, trật chân không đứng dậy được. Đám tùy tùng chạy đến xoa bóp hồi lâu mới bớt. Khi đứng dậy để lên ngựa th́ Nguyễn Nhạc chợt thấy chuôi kiếm ló ra nơi vách đá trên sườn núi. Sai người lên xem th́ là một thanh cổ kiếm, lưỡi sáng như nước. Ai nấy đều mừng là kiếm trời ban. Do tích được kiếm của Nguyễn Nhạc tại đây nên núi mang tên là ḥn Kiếm Sơn.

Trong ngày khởi nghĩa, Nguyễn Nhạc lập đàn cáo trời đất tại nghẹo Cây Khế nơi đèo An Khê, dưới bóng 2 cây đại thọ: Cây Ké, Cây Cầy. Khi đại quân đến gần tế đàn th́ từ trên cây Ké một con rắn ḅ xuống, thân lớn bằng cột nhà, sắc đen nhánh như hạt huyền, người đương thời gọi là Ô Long nằm cuộn nơi đường đi. Quân không dám tiến. Nguyễn Nhạc bèn xuống ngựa tuốt gươm, vái cùng trời đất rồi chém bay đầu rắn. Nhờ vậy gươm linh lại thêm lừng lẫy.

2. Song thần côn:

Là hai cây côn của hai tướng Vơ Đ́nh Tú và Đặng Xuân Phong.

a. Ngân côn

Cây ngân côn của tướng quân Vơ Đ́nh Tú màu trắng được rèn bằng bạch thiết, rất chắc và khá nặng, phải đến hai người khiêng.

b. Thiết côn

Cây thiết côn của tướng quân Đặng Xuân Phong màu đen, cũng nặng như cây ngân côn.

Ngân côn và thiết côn chỉ lớn bằng cổ tay, dài quá đầu, song lại rất nặng. Khi lâm trận côn múa lên, ngân côn tạo thành một đạo bạch quang, thiết côn tạo nên một luồng hắc quang. Đường côn đi đến đâu, vũ khí của đối phương văng lên tứ phía, thây người ngă rạp như rạ gặp băo.

V́ danh vang khắp nơi nên đích thân nữ tướng Bùi Thị Xuân đă thêu hai lá cờ để tặng "Ngân Côn Tướng Quân" cho Vơ Đ́nh Tú và "Thiết Côn Tướng Quân" cho Đặng Xuân Phong.

3. Tam thần đao:

Là ba cây đại đao của Nguyễn Huệ, Trần Quang Diệu và Lê Sĩ Hoàng, có tên Ô Long đao, Huỳnh Long đao và Xích Long đao.

a. Ô Long đao

Là tên đao của Nguyễn Huệ. Truyền rằng một hôm Nguyễn Huệ đi tuần nơi đèo An Khê, khi cùng anh là Nguyễn Nhạc lo xây dựng cơ đồ khởi nghĩa. Để tạo nên một không khí thần linh, Nguyễn Huệ đă loan tin là trong dịp đi tuần này có hai con rắn mun to lớn đón đường dâng đao rồi từ tạ vào rừng. Tại nơi rắn dâng đao, Nguyễn Huệ cho lập miếu thờ gọi là Miếu xà.

Thanh Ô Long đao, cán bằng gỗ mun đen nhánh, lưỡi đao cũng bằng một loại kim khí màu đen. Khi đao ra khỏi vỏ th́ khí lạnh tỏa ra một vùng khá rộng. Thanh đao không có hào quang mà chỉ có khí lạnh, đồng thời sắc bén vô cùng. Trọng lượng rất nặng, phải một người vác mới nổi.

Trong trận Rạch Gầm, Xoài Mút năm Giáp Th́n (1785) Nguyễn Huệ đă sử dụng thanh Ô Long đao chém tướng quân Xiêm lên đến hàng trăm người. Đao loan đến đâu vũ khí và đầu người rụng đến đó. Rồi đến năm Kỷ Dậu (1789) lại một lần nữa thanh Ô Long đao lại đẫm máu quân Thanh xâm lược.

b. Huỳnh Long Đao

Là thanh đao thần của tướng quân Trần Quang Diệu. Đao thần do sư phụ Trần Quang Diệu là vơ sư Diệp Đ́nh Ṭng truyền tặng. Sở dĩ có tên Huỳnh Long là v́ tại đầu con cù nơi ngậm lưỡi đao được thép vàng.

Cặp song đao Ô Long và Huỳnh Long phối hợp tung hoành trong trận đánh quân Xiêm tại Rạch Gầm, Xoài Mút. Các chiến công của Trần Quang Diệu đều do thanh Huỳnh Long góp phần tạo nên.

c. Xích Long Đao.

Là thanh đao của tướng Lê Sĩ Hoàng. Sở dĩ có tên là Xích Long đao v́ tại đầu con cù ngậm lưỡi đao sơn màu đỏ.

Nguyên sau khi dẹp xong quân Măn Thanh, vua Quang Trung mở hội thi vơ để chọn thêm nhân tài giữ nước.

Lê Sĩ Hoàng, người quê Quảng Nam ra kinh ứng thí. Hoàng dũng sĩ, lúc nhỏ nhà nghèo, chăn trâu cho một Phú ông trong thôn. Nhà gần núi nên một hôm trâu bị cọp bắt. Hoàng sợ chủ bắt đền. Chạy trốn vào núi sâu. Lạc đường không t́m được lối ra, gặp được dị nhân truyền thụ vơ nghệ. Lê có sức mạnh hơn người, vơ nghệ tuyệt luân, chuyên sử dụng cây đao Xích Long của sư phụ truyền cho.

Năm Quang Trung thứ hai (1789) khoa thi vơ đầu tiên tại kinh đô Phú Xuân, Lê Sĩ Hoàng ra ứng thí. Thấy tài năng vượt trội, lại chuyên sử dụng đại đao nên vua Quang Trung sai Trần Quang Diệu ra tỉ thí. Hai thanh đao Huỳnh Long và Xích Long như đôi rồng hợp nhau múa lượn, người xem vỗ tay hoan hô vang dậy. Hai bên bất phân thắng bại. Vua Quang Trung cao hứng, truyền đem Ô Long Đao ra để tỷ đấu cùng Lê vơ sinh. Lê Sĩ Hoàng cung kính quỳ tâu:

- Với Trần tướng quân, hạ thần c̣n chưa địch nổi, huống chi bệ hạ.

Nhà vua đắc ư, vỗ vai họ Lê, cười nói:

- Khanh là Hứa Chữ của ta đó!

Rồi cởi chiếc cẩm bào đương mặc, ban cho Lê Sĩ Hoàng.

 

4. Tứ Thần cung:

Là bốn cây cung nổi danh thời Tây Sơn: Thiết Thai cung, Vỹ Mao cung, Kỳ Nam cung và Liên Phát cung.

a. Thiết Thai cung

Là cung của tướng Nguyễn Quang Huy, người Phú Yên, thiện dụng cây ngân câu (móc câu bạc) ưa cưỡi bạch mă. Huy có sức mạnh lại giỏi vơ nghệ, tinh thông binh pháp, Vua Thái Đức rất ái trọng, phong làm Pḥng ngự sứ vào trấn B́nh Thuận.

Cây Thiết Thai cung có cánh cung làm bằng thép, có ṇng bằng sắt, nên trọng lượng rất nặng, sức bắn xa gấp ba, bốn lần cung thường.

Nguyễn Quang Huy trước trấn B́nh Thuận, sau bị Nguyễn Phúc Ánh đánh chiếm nên phải lui về thủ Phú Yên. Năm Kỷ Mùi (1799) thành Quy Nhơn bị Nguyễn Phúc Ánh vây hăm, Nguyễn Quang Huy kéo quân ra cứu Quy Nhơn. Nguyễn Quang Huy đánh rất hăng. Một ngày đánh bại 25 viên tướng của Nguyễn Phúc Ánh. Phúc Ánh lấy làm lạ lên thành đứng xem. Quang Huy tả xung hữu đột giữa muôn quân như Triệu Tử Long ở trận Đương Dương Trường Bản, ngó thấy Nguyễn Phúc Ánh đứng trên thành, bèn dùng Thiết Thai cung bắn trúng cánh tay trái. Phúc Ánh té nhào bất tỉnh. V́ vết thương này mà Nguyễn Phúc Ánh phải rút về Gia Định để dưỡng thương.

b. Vĩ Mao cung:

Là cung của văn thần La Xuân Kiều, người huyện Phù Cát, văn thơ Nôm, Hán đều thông suốt. Lại giỏi cưỡi ngựa, bắn cung hay. Họ La có một cây cung đặc biệt làm bằng gỗ quư, dây cung bện bằng lông đuôi ngựa. Khi dây cung bật, một âm thanh trong trẻo du dương phát ra, tên phóng ra rất mạnh. Âm thanh vừa dứt th́ đích đă trúng hồng tâm. Nhờ cây Vĩ Mao cung mà La Xuân Kiều nổi danh là một xạ thủ đương thời.

c. Kỳ Nam cung:

Là cung của tướng quân Lư Văn Bưu. Cung có một cấu trúc đặc biệt. Giữa nơi cánh cung, chỗ tay cầm có tháp gỗ quư Kỳ Nam. Bởi vậy cho nên khi treo cung nơi pḥng th́ hương trầm thơm ngát khắp nhà. Lúc dùng nơi trận địa, hương trầm làm tăng nội lực nên Lư Văn Bưu bắn trăm phát trăm trúng. Càng bắn nội lực càng tăng, tên càng trúng đích.

Lúc c̣n đang xây dựng cơ sở cho nhà Tây Sơn, tại dăy núi Ninh Thuận, huyện Tây Sơn bây giờ, có một con cọp tàu cau, to lớn như con trâu mộng, rất hung dữ và lại tinh khôn, thường hay xuống bắt ḅ heo và luôn cả người nữa. Lúc đầu th́ hổ đi săn bắt ban đêm, sau lại phá phách luôn cả ban ngày. Chẳng những có sức mạnh mà da hổ lại quá dày, cứng đến độ giáo mác dâm không lủng. Dân làng thuê đám thợ săn cọp và các vơ sĩ có danh để trừ hổ, song tất cả đều thất bại. Lớp chết lớp trọng thương.

Lư Văn Bưu được tin, mang cung Kỳ Nam t́m vào rừng sâu để diệt trừ hổ dữ. Gặp được hổ, họ Lư trương Kỳ Nam cung bắn một phát vào đầu cọp. Tên xuyên từ mắt phải ra đến sau ót. Cọp c̣n hăng sức xông đến. Lư Văn Bưu tiếp liền hai phát. Tuy da hổ cứng rắn song tên vẫn xuyên ngang cuống họng và yết hầu. Cọp giăy giụa một hồi lâu mới chết. Trong các trận Nam chiến, đánh nhau với quân Xiêm và Bắc chiến với quân Măn Thanh, cây Kỳ Nam cung cũng đă ra sức giúp Lư Văn Bưu lập được nhiều chiến công.

d. Liên Phát cung:

Là cung thần của Đặng Xuân Phong. Cánh cung làm bằng thép có độ cứng và đàn hồi cao nên sức bật rất mạnh. Nhờ ở sức mạnh và tài luyện tập, Đặng Xuân Phong có thể bắn một lần 5 mũi tên và bắn liên tiếp.

Một hôm, Bùi Thị Xuân đứng ở trường trầu Kiên Mỹ, trông thấy một tráng sĩ trẻ tuổi cầm côn đồng, mang cung sắt, cưỡi ngựa ô, từ hướng làng Thuận Nghĩa chạy lên Phú Lạc, thái độ hiên ngang nhưng tướng mạo trung hậu. Đến ḥn Trưng Sơn, tráng sĩ phi ngựa lên núi. Đường sá gập ghềnh nhưng ngựa chạy như trên b́nh địa.

Một bầy quạ bay ngang qua, tráng sĩ gương cung bắn hai phát: hai con quạ rơi xuống. Tiếp theo 5 phát nữa: lại 5 con rơi như lá rụng.

Biết là người có tài, bà Bùi Thị Xuân sau khi thăm ḍ gốc tích, đă cùng với Vơ Đ́nh Tú đến tận làng Dơng Ḥa kết bạn và mời tham gia đại sứ, xây dựng nhà Tây Sơn.

Ngoài Tây Sơn thập thần vũ khí, B́nh Định c̣n có thanh đại đao của tướng Lê Đại Cang. Cây đao nổi tiếng đă từng giúp cho Lê tướng công dẹp yên giặc Miên b́nh định Trấn Tây Thành.

 




[ VIVODO Homepage ]