Để theo dõi tin tức bình luận sinh hoạt nữ trí và văn học,
văn học và đại chúng, mời đọc:

NGƯỜI MỚI

Diễn Đàn Văn Học và Phụ Nữ - Nguyễn Tà Cúc chủ trương.

Ăn Ốc Nói Mò
Nguyễn Tà Cúc

Lời người chủ trương:

Cách đây mâáy tháng, tờ Thế kỷ 21 cho đăng bài của ông Lê Nguyễn Thái Thuận chỉ trích sai lầm Nguyễn Tà Cúc về một bài viết liên quan đến Nhựơng Tống đăng trên tờ Khỏi Hành cách đây bốn năm. Tôi gửi bài dưới đây tới Thế kỷ 21, xin được trả lời. Tờ Thế kỷ 21 nại cớ "đã ra trước công luâän" để từ chối quyền phản bác của tôi và xin tôi đừng hiểu lầm.

Đoạn nhắn gửi và lý do của Thế kỷ 21 đưa ra làm tôi ngạc nhiên. Ở chỗ đây là một vấn đề hoàn toàn có tính cách nghề nghiêäp: cho đăng một bài chỉ trích một tác giả thì đương nhiên phải cho tác giả quyền trả lời, NHẦT LÀ KHI BÀI CỦA TÁC GIẢ BỊ CHÆ TRÍCH KHÔNG XUẦT HIÊÄN TRÊN BÁO MÌNH MÀ XUẦT HIỆN TRÊN MỘT TỜ BÁO ĐỒNG NGHIỆP. Nếu tiếp tục cái trò quái gở này thì hóa ra cố ý đánh lén đồng nghiệp chăng?!

Vả chăng, nếu một vấn đề đã ra trước công luận như chính Thế Kỷ 21 nhận xét thì càng cần phải được phán xét dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Tôi không câàn biết ban chủ trương hay quý ông chủ nhiệm, chủ bút của Thế Kỷ 21 có yêu mến hay ghét bỏ tôi. Tôi chỉ yêu câàu Thế kỷ 21 làm đúng bổn phận một tờ tạp chí mang tiếng là "Thế Kỷ 21" nghĩa là không phải ở thế kỷ đầu tiên khi người ta còn chậm tiêán, còn "ăn lông ở lỗ " và chưa hề biết sử dụng chữ viết hay báo chí để ám hại một tác giả khác hay đồng nghiệp. Tôi chỉ thành thực mong ông chủ bút Vương Hũu Bột (tức là Đỗ Quý Toàn) của Thế kỷ 21 làm đúng bổn phận của một ông chủ bút trong một xã hội văn minh. Mà nhất là xin làm đúng lời ông chủ bút từng dậy dỗ bỉnh bút trẻ tuổi Phan -Trần Hiếu của tờ Register cách đây không lâu về trách nhiệm của người cầm bút, của người làm báo, của các tạp chí ở môät xã hội tự do như Hoa Kỳ.

Vì thái độ rất khả nghi của chủ bút tờ Thế Kỷ 21, tôi buộc lòng phải công bố bài phản bác này để cho "rộng đuờng dư luận". Tôi sẵn sàng cho ông Đỗ Quý Toàn, chủ bút (cũng ký tên khác trên Thế Kỷ 21 là Ngô Nhân Dụng, Vương Hữu Bột.) và Thế Kỷ 21 quyền phản bác hay giải thích cho độc giả của Thế kỷ 21 và Người Mới về thái độ khả nghi này.

Tháng 9.2000

Thưa quý chủ nhiệm chủ bút,

Oâng Lê Nguyễn Thái Thuận gửi bài bàn về bài viết của tôi trong Khởi Hành số 1, tục bản tại hải ngoại, tháng giêng, 1996. Bài này được chuyển tới cho nhà thơ Viên Linh (chủ nhiệm Khởi Hành) cùng với lá thư của bà Vân Nương (quả phụ Lê Ngọc Chấn) qua nhà thơ Hà Thượng Nhân. Nhà thơ Viên Linh có trả lời qua điện thoại là ông sẽ cho đăng vào số tháng chín, 2000. Tôi không hiểu tại sao nay lại có bài ông Lê đăng ngay trên Thế Kỷ 21, cũng số tháng 9 (môät tờ nguyệt san như tờ Khởi Hành) trước khi tôi (và Khởi Hành) có cơ hội trả lời.

Như thế, hoặc là ông Lê đã làm sai một điều rất căn bản là phải cho tác giả (và tờ báo) mà ông muốn phản bác cái cơ hôäi đươcï trả lời đầu tiên; hoặc Thế Kỷ 21 đã nhận được bài này không từ chính ông Lê? Lại nữa, Thế Kỷ 21 không phải là môät tờ báo của nhữõng người không chuyên nghiệp. Cho nên việc Thế Kỷ 21 cho đăng bài ông Lê mà không có lời chú hay giải thích rõ ràng của tòa soạn, đương nhiên gây cho độc giả cái cảm tưởng sai lầm là tôi không trả lời hoặc giả Khởi Hành không công bằng vì đã từ chối không cho đăng bài ông Lê (cho nên mới thấy xuất hiện trên Thế Kỷ 21.) Phải chăng Thế Kỷ 21 từ nay sẽ có chủ trương là can dự vào những vâán đề của các đồng nghiệp mà không cần biết sự thể, sự thực ra sao? Theo tôi, ông chủ bút Đỗ Quý Toàn (tức Vương Hữu Bột) có trách nhiệm trả lời về nghi vấn này cho độc giả của chính báo ông và Khởi Hành.

Nhưng dù ở vào trường hợp nào chăng nữa, vì sự quan trọng của vấn đề, xin quý báo cho tôi sử dụng quyêàn trả lời và cho đăng ở ngay nơi mà bài ông Lê đã xuất hiện trên quý báo, nghĩa là ở mục "Tài Liệu". Kèm theo là bài trả lời của tôi nhưng những chỗ liên quan đến lá thư của bà Vân Nương, vì không thấy xuất hiện trên Thế Kỷ 21 thì tôi xin lựơc bỏ.

I- Vấn Đề Liên Quan đến Học Giả Nhượng Tống.

Được nhà thơ Viên Linh, chủ nhiêäm Khởi Hành trao lại (bỏ 8 chưõ) một bài viết của ông Lê Nguyễn Thái Thuận góp ý về cái chết của học giả Nhượng Tôáng, tôi hết sức hoan hỷ. Thâm tâm, tôi vẫn chờ đợi sự lên tiếng của các bậc thức giả và nháát là của đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng về vấn đề này. Bốn năm tuy có chậm nhưng vâãn là điều đáng mừng Tuy lời lẽ cuả ông Lê có lúc không khoan hòa (bỏ 12 chưõ) liên quan đến bài viết của tôi cũng như vai trò của Khởi Hành khi đăng bài này nhưng hẳn người đọc đều có thể bỏ qua vì dĩ nhiên một bên là đồng chí (trường hợp ông Lê), (bỏ 7 chưõ) thì không thể tránh khỏi sự xúc cảm quá độ.

Nhưng để độc giả nào không được đọc bài tôi tiện theo dõi, có vài điều cần làm sáng tỏ:

  • Tôi sẽ không viết bài này nêáu Nguyễn Thạch Kiên không phải là đảng viên kỳ cựu của Việt Nam Quốc Dân Đảng. Không biết vô tình hay hữu ý mà (bỏ 5 chữ) ông Lê đều không nhắc đến chi tiết hết sức quan trọng này. Nếu nghi vâán âáy được nêu ra bởi một người ngoài đảng, vấn đề sẽ khác hẳn đi. Đằng này lại do đảng viên tiêát lộ ra, mà lại là một đảng viên được bâàu tới chức "Phó chủ tịch Nội vụ" như Nguyễn Thạch Kiên (tôi có mặt tại Westminster và chứng kiến buổi họp của VNQDĐ này) thì sự tiết lộ ấy phải được lưu ý.
  • Trái với lời ông Lê, tôi không chỉ "căn cứ vào cuốn sách Về Những Kỷ Niệm Quê Hương của Nguyễn Thach Kiên để trình bày ý kiến về cái chết của nhà văn Nhượng Tống.".Trái lại, tôi căn cứ nhiều nhất vào cuốn Việt Nam Quốc Dân Đảng-Lịch Sử Đấu Tranh Cận Đại 1927-1954 của cụ Hoàng Văn Đào, người sáng lâäp chi bộ Thanh Hóa, vào đảng năm 1927 ngay từ lúc đảng còn phôi thai. Trong bài, dưới tiêu đề "Nghi Aùn Về Cái Chéát Của Nhượng Tống", tôi đã dùng những tài liệu trong cuốn này để nêu ra những khác biệt giữa hai tác giả liên quan đến hoạt động đảng, hoạt động chính trị của Nhượng Tống. Một trong những khác biệt đó là việc cụ Hoàng Văn Đào công bố môät điều mà có lẽ rất ít người được biêát: Bắc Bộ Khu VNQDĐ quyết nghị dụng kế khai trừ Nhượng Tống để đánh lừa thực dân Pháp. Nghĩa là Nhượng Tống đóng khổ nhục kế, vừa cố vấn cho Tổng Trấn Bắc Phần Nghiêm Xuân Thiện (tức là cố vấn cho một người cộng tác với thực dân Pháp, đi ngược lại chủ trương của Đảng ), vừa "chống đỡ cho đảng về mặt chính trị, duy trì sự liên lạc và giữ vững tinh thần các đồng chí đã tham chính." (trang 465, Hoàng Văn Đào, sđd: 

  • - Tuy chịu hy sinh cho khổ nhục kế, nhưng với tâám lòng nhiệt thành yêu đảng, yêu Tổ quốc, quý mến đồng chí của Nhượng Tống; sự khai trừ đó không làm giảm sút sự kính mến của các đồng chí với Nhượng Tống.(trang 465,466, sđd - Nguyễn Tà Cúc trích lại, trang 23, Khởi Hành, báo đd)
     

  • Không phải chỉ có ông Lê mới thắc mắc về hai người có thể biết rõ về nghi án này mà nay không còn sống. Tôi cũng đã nêu ra:".Phần nhà văn Nguyễn Thạch Kiên, ông nhắc đến hai người trong những người biêát rõ-thì hai người này đều đã qua đời." (trang 24, Khởi Hành, báođd)
  • Ông Lê kết luận rằng chỉ vì tựa đề của bài viêát mà tôi "minh nhiên đồng ý với Nguyễn Thạch Kiên là Quang Minh Lê Ngọc Chấn ra lệnh giết nhà văn Nhượng Tống" e rằng có phần hấp tấp. Nếu tôi "minh nhiên đồng ý" tôi đã không cần phải trưng dẫn tài liệu từ sách của cụ Hoàng Văn Đào, tôi đã không cần kết luận bài tôi bằng những đoạn sau đây:
-.Hy vọng trong các tập kế, nhà văn Nguyễn Thạch Kiên sẽ viết rõ ràng, đích xác hơn về hoàn cảnh cũng như những người đã thực sự dính líu đến nghi án này. Đó là điều độc giả chờ đợi cũng như đang chờ đợi các đảng viên kỳ cựu của VNQDĐ góp thêm tài liệu, cho thêm ý kiến xác thực để lịch sử được sáng tỏ.Rất nhiều người cầm bút như Khái Hưng, Vũ Triệu Luật đã bị Cộng sản thủ tiêu hay ám hại.nhưng cho đến nay vẫn chưa biết rõ họ chết trong trường hợp nào, ra sao.Càng có nhiều nhà văn hay những người có trách nhiệm viết ra, những thế hệ đi sau càng có nhiều tài liệu để xét đoán, để những khoảng trống lịch sử này sẽ không còn là khoảng trôáng nữa.(trang 24, Khởi Hành, sđd) Cũng vì trách nhiệm ấy mà tôi tin rằng không phải tôi lại có thể "minh oan" cho ông Lê Ngọc Chấn (bỏ 6 chưõ). Giản dị vì tôi không hề vu oán cho Lê Ngọc Chấn, cũng không lâäp lại giả thuyêát của Nguyễn Thạch Kiên dưới hình thức xác định của một bản tin. Trong bài tôi, tôi không bác bỏ mà cũng không cổ xúy cho giả thuyết do đảng viên Nguyêãn Thạch Kiên đưa ra. Tôi chỉ thu góp, trình bày tài liệu và những nhận xét dựa trên tài liệu ấy. Nhưng không ở chỗ nào mà lại có thể hiểu lầm đêán nỗi là tôi đồng ý với Nguyễn Thạch Kiên. Một nghi vấn trọng đại như thế, nêu lên trong một cuốn sách đã xuất bản và phổ biến khắp nơi của đảng viên Nguyễn Thạch Kiên (chứ không chỉ của tác giả Nguyễn Thạch Kiên, tôi xin nhắc lại) đáng lẽ phải được lưu ý và cải chính ngay từ đầu, không có lý do gì mà phải đợi đến bốn năm sau (cho đến giờ này ông Lê Nguyễn Thái Thuận vẫn còn nhận là "không có cuốn sách của Nguyễn Thạch Kiên"). Vì nếu không để ý đêán nguôàn gốc của mọi sự là cuốn sách này, nếu không có bài tôi viết phân tích những nghi vấn chung quanh giả thuyết ấy, không có Khởi Hành cho đăng, thì bao nhiêu thế hệ đi sau sẽ căn cứ vào cuốn sách của Phó chủ tịch Nội Vụ Việt nam Quốc Dân Đảng Nguyễn Thạch Kiên để mà đề quyết hay bán tín bán nghi rằng Lê Ngọc Chấn đã ra lệnh giết Nhượng Tống? Từ chối tính chất đảng viên của Nguyễn Thạch Kiên cũng như đưa ra một tin không kiểm chứng được là cụ Nghiêm Xuân Thiện đã lẫn, sẽ không thuyết phục được độc giả. Việc Cộng Sản giết Nhượng Tống đã rõ ràng như thế, nếu tự hào là "người quốc gia" hà cớ gì phải dùng tới những thủ thuật này?

Cho nên, theo tôi, trọng tâm ở đây không phải là "đức nghiệp của văn chương" như ông Lê đề nghị vì cuốn sách của Nguyễn Thạch Kiên không có giá trị văn chương, mà phải là "sự thật". Khi viết về cái chêát của học giả Nhượng Tống, đó cũng là điều tôi mong mỏi. Trước khi nói đến văn chương, hãy nói tới sự trung thực khi trích dẫn một tác giả khác (trong trường hợp này là tôi) dù là để bác bỏ luận cứ của tác giả ấy, để tránh cái cảnh của bọn "đao bút" mà Tư Mã Thiên nhắc đến trong Sử Ký Tư Mã Thiên (phần Liệt Truyện, chương Trương Thích Chi-Phùng Đường; Giản Chi và Nguyễn Hiến Lê dịch, trang 607, Lá Bối tái bản lần thứ hai, 1972, in lại tại Hoa Kỳ, không rõ xuất xứ)

Cách đây gần nửa năm, trước khi có bài của ông Lê gửi đến, tôi đã được một đảng viên (muốn dấu tên) hứa sẽ cho tôi thêm tài liệu để xác quyết về việc cộng sản đã giết Nhượng Tống. Tôi vẫn còn chờ đợi những tài liệu này và sẽ lập tức viết ngay khi được đảng viên ấy giao cho. (Xin xem thêm phần nhắn tin ở mục Tâm Thư, Khởi Hành) Để cho công bằng, tôi yêu cầu ông Lê Nguyễn Thái Thuận cho đăng lại phần trả lời của tôi trên tờ Dân Văn và tất cả những tờ báo nào mà ông đã gửi bài tới để độc giả và nhất là đảng viên VNQDĐ tại Aâu Châu có dịp tìm hiểu thêm.

Đó là phần trả lời liên quan trực tiếp đến bài của ông Lê. Nhưng vì thái độ không đứng đắn của ông Lê mà tôi đã dẫn, sự "mượn" lời người khác để vu khoát mà chủ nhiệm Khởi Hành phải hỏi lại ".Oâng Lê dẫn lời Lưu Hiệp ở trong chương Nguyên Đạo, trong Văn Tâm Điêu Long, cho biết rằng ông "mượn lời của Lưu Hiệp để chúng tôi muốn nói lên" vô số những điều ông nghĩ, trong có câu "Nhưng nếu chỉ giả danh thì nguy hại cũng không nhoû". Không biết ông định nói ai giả danh? Oâng Nguyêãn Thạch Kiên, đồng đảng với ông chăng? ." (Khởi Hành số 47, trang 38, 9.2000), hãy bàn thêm về thái độ cần thiết khi tranh luận về những nghi vấn lịch sử, chính trị hay văn học. Thế Kỷ 21 cho đăng bài ông Lê trong mục "Tài Liệu". Đã vậy, tôi cũng xin được nêu ra một vấn đề khác liên quan đến Việt Nam Quốc Dân Đảng (và cả lịch sử Việt Nam), cũng nên được xếp vào mục "Tài Liệu" của quý báo.

II-Việt Nam Quốc Dân Đảng và Vụ Ôn Như Hầu

Đó là việc ông Vũ Thư Hiên khẳng định "Quốc Dân Đảng" đã giết oan dân lành trong vụ "Oân Như Hầu" (và cộng sản đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa tháng Tám" chống Pháp):

-.Những người Quốc Dân Đảng biểu tình, mít tinh, phát truyền đơn, bắc loa điện ở đường Quan thánh ra rả suốt ngày chửi Hồ Chí minh bán nước. Họ giết các chiến sĩ tự vệ thành, cả dân lành, rồi chôn trong một trụ sở ở đường Oân Như Hầu. Họ bắt cóc rồi thủ tiêu ông Trần Đình Long, ông Nguyễn Văn Phúc, biệt hiệu Phúc ghẻ, cả hai là bạn tù Sơn La của cha tôi. Tôi cũng nghe nói có những vụ Việt Minh giết người của Quốc Dân Đảng, tuy bản thân chưa được thấy vụ nào. Nhưng tôi tin tất cả những sự kiện đó là có thật, cũng như sự kiện này là có thật: chính những người côäng sản đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Tháng tám chứ không phải là một sự tranh công của các đảng viên như có một số tác gia đã viết (Vũ Thư Hiên, Đêm Giữa Ban Ngày, trang 461, Văn Nghệ xuất bản và tái bản tại Hoa Kỳ)

Đó là vụ Oân Như Hầu theo sự ghi lại của một người sinh trưởng trong lòng cái nôi côäng sản (là con trai của một đảng viên Cộng Sản kỳ cựu, người đã sát cánh với Hồ Chí Minh ngay từ những ngày đầu tiên) Nhưng với một đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng, vụ này xẩy ra như thế nào? Đây là sự trình bày của cụ Hoàng Văn Đào:

-.Căn nhà số 9 phố On Như Hầu lúc âáy là trụ sở của Ban tuyên huấn Đệ Thất Khu Đảng bộ V.N.Q.D.Đ. từ Nam Ngãi mới thuyên ra.Sáng hôm sau, (13.7) Cs cho khai quật các xác chết ngoài vườn lên, xác chôn lâu có, xác mới chôn cũng có (số xác mà công an Bắc bộ mới mang tới tối hôm trước) lập thành biên bản; rồi mời báo chí đồng bào .;rồi cho trưng bày hình ảnh,.tuyên truyền vu cáo trước dư luận rằng:

-"V.N.Q.D.Đ. đã lập riêng nơi số 9 Oân Như hầu một "Hắc Điếm" chuyên cướp của và bắt cóc giết người, thủ tiêu những thường dân vô tội, và sự thực đã chứng minh." (trang 321 và 323, sđd)

Cũng theo cụ Hoàng Văn Đào, Võ Nguyên Giáp còn toan tính mượn tay kẻ thù của dân tộc (người Pháp) để tiêu diệt VNQDD:

-.Vì thế nên mới chọn một trụ sở của V.N.Q.D.Đ (bất cứ trụ sở nào) có đủ điều kiện để có thể thỏa mãn được kế hoạch ngụy tạo của họ sắp đem thi hành.Trứơc khi thực hành ý định.Võ Nguyên Giáp còn yêu cầu đại tá Crepin giúp cho một số chuyên viên xử dụng trọng pháo để tấn công các chiến khu của V.N.Q.D.Đ. mà C.S. hiện thiếu số chuyên viên ấy [.] Thế là Võ Nguyên Giáp quyết định nhắm vào trụ sở số 9 phố Oân Như hầu, không cần biêát có sự thực hay là không?" (trang 320-321, sđd).

Chưa hết, khi Q.D.Đ. thua chạy, bị cộng quân truy đuôåi, phải mở đường máu rút qua huyện Minh Giang thuộc Quảng Tây, Trung Hoa thì: ".Trước khi rút khỏi La Phát, một số gồm 50 người: già, ốm, đàn bà, trẻ con xin được trở về nguyên quán, vì không còn đủ sức đi theo. Khi họ trở về đến Lộc Bình, bị C.S. bắt hết giữ lại, rồi chờ đến đêm khuya, bắt lôät hết quần áo, dẫn ra giếng khơi, đẩy hết xuôáng chôn sống" (trang 334, sđd)

Tôi không phải là một nhà sử học, tôi cũng chưa có tài liệu về những việc này nên tạm không có ý kiến ở đây. Nhưng sở dĩ tôi trích ra hai đoạn viết tương phản về vụ Oân Như Hầu là để làm sáng tỏ thêm vấn đề Nhượng Tống ở trên. Khi bàn về những nghi vấn lịch sử, người ta không nên sử dụng đến lối viết "đa ngôn đa quá", bù lu bù loa mà ông Lê là một thí dụ điển hình.

Thí dụ như khi Vũ Thư Hiên viết rằng Việt Nam Quốc Dân Đảng "giết dân lành"- như tôi đã dẫn- mà ông Lê muốn phản bác thì ông Lê với tư cách đảng viên cần nên chú tâm vào mà minh oan cho đảng bằng cách thu góp thêm tài liệu, viết cho nghiêm chỉnh, phổ biến 5 trang tài liệu (từ trang 329 đến trang 324) của đảng viên Hoàng Văn Đào để chứng minh ngược lại với lời chứng của Vũ Thư Hiên. Nếu chụp mũ Vũ Thư Hiên bằng những lối nói kích động hàm hồ như ông Lê đã từng làm trong việc Nhượng Tống sẽ chỉ làm người đọc ngán ngẩm. Oâng Lê không nên quên rằng thứ nhất, Vũ Thư Hiên là một người đã được chính tờ Thế Kỷ 21 cho đăng bài phỏng vấn và bài viết. Thứ hai, người đọc có quyền đòi hỏi những người tự giới thiệu là đảng viên cao cấp như ông Lê phải theo được cái tinh thần cách mạng của Nguyễn Thái Học. Còn nếu không, nếu không làm được cái gì to tát hơn thì ít nhất cũng làm được một việc rất dễ dàng là theo dõi sách báo xuất bản mà rửa những tiếng oan này cho đảng bằng sự làm việc chuyên cần và chính xác. Tôi hy vọng rằng lần tới, nếu có bao giờ ông Lê bàn dến chuyện đảng, ít nhất phải đã có trong tay hai cuốn: một cuốn của Nguyêãn Thạch Kiên, đảng viên VNQDĐ (vụ Nhượng Tống) và cuốn Đêm Giữa Ban Ngày của Vũ Thư Hiên (vụ Oân Như Hầu và vụ người cộng sản lãnh đạo cuộc kháng chiến tháng Tám.)

III . Những Khoảng Trống Lịch Sử Trong Những Thế Hệ Việt Nam Dười Chế Độ Cộng Sản

Một trong những vấn đề trầm trọng nhất hiện nay là những tin tức thuộc lịch sử hay văn hóa sai lạc chỉ vì chúng ta không có tài liệu hay không quan tâm đến. Tôi đã quan tâm đến nguồn tin của đảng viên VNQDĐ Nguyễn Thạch Kiên vì tôi tin rằng cái chết của học giả Nhượng Tôáng phải được làm sáng tỏ. Là một người ngưỡng mộ Nguyễn Thái Học, yêu mến văn chương Nhượng Tống, tôi là người hoan hỷ đầu tiên khi thấy Việt Nam Quôác Dân Đảng sẽ không bị mang tiêáng là dùng kỷ luật đảng dể thủ tiêu oan Nhượng Tôáng sau khi đã phải hy sinh ông bằng cách "dụng kế khai trưø". (vì ông tuân lêänh đảng mà ra mặt hợp tác với Nghiêm Xuân Thiện, nghĩa là "theo Pháp")

Những tin tức sai lầm bây giờ đâày dẫy trong các cuốn sách viết về Việt Nam, kể cả của những tác giả có tên, được mời đi nhiều chỗ nói chuyện, giải- đáp -thắc- mắc như Vũ Thư Hiên. Vụ Oân Như hầu chỉ là một trong "Đêm Giữa Ban Ngày". Còn nữa. Chẳng hạn như trái hẳn với những lời Vũ Thư Hiên đã viết, đã có nhân chứng và tài liệu về việc cộng sản tàn hại hàng loạt dân quân Miền Nam trong những trại tù khổng lồ từ Nam ra Bắc:

-.(2) trong nhà tù Việt Nam kể từ cải cách ruộng đất việc dùng nhục hình bị nghiêm cấm. Đó là sự thật. Nghe nói sau năm 1975 ở một số trại tù miền Nam tù nhân bị phơi nắng, bị giam trong những công-te-nơ, bị đánh bằng roi, bằng gậy. Điều này tôi không rõ..(trích chú thích, trang 499, sđd)

Sự thật nào?! Người ta có thể nghĩ ngay đến nhiều trường hợp từng bị nhục hình tối đa trong tù sau cải cách ruộng đất. Còn ở miền Nam, trên thực tế, như hàng trăm ngàn người lính, viên chức và hàng triệu người dân có thể làm chứng, tù nhân không những bị phơi mưa, phơi nắng còn bị biêät giam đến nỗi hỏng cả mắt, bị cùm đến nỗi tê liệt, bị tra tấn, đánh đập, bỏ đói, đâày đọa đến chết, những cái chết thê lương, rùng rợn nhất. Trong một bức thư riêng gửi cho một người bạn văn, nhà văn Bình-Nguyên Lộc đã thổ lộ như sau:

-.Có hàng trăm trại cải tạo trong nứơc đau khổ của ta, khó lòng mà nguừi ngoài biết rõ, nhưng chỉ ba trại thôi (.), cũng cho thiên hạ thấy rất đúng bộ măët toàn thể của hàng trăm trại khác mà trại viên có thể không bao giờ nói ra vì (cũng có thể) thiếu khả năng viết lách .Tôi cũng có con đi học tập, nó học dài bằng hai rưỡi (.) .Đọc (.) xong, tôi nghe thương con tôi, và con của nguừi khác hơn bao giờ cả.(Rancho Cordova, thư ngày 31-12-85)

Cuôán sách mà Bình-Nguyên Lộc đã đọc và nhắc đêán trong lá thư này là cuốn Đại Học Máu của Hà Thúc Sinh. Trong Đại Học Máu, tất cả những khổ hình, nhục hình kể cả những thủ đoạn dã man nhất để khủng bố cả tinh thần người bị cộng sản cầm tù đã được ghi lại.

Than ôi, sống cùng một thời, ở cùng một nước như những người tù khốn khổ này và Vũ Thư Hiên - chưa kể tác giả còn có dịp chạy thoát ra ngoại quốc, có dịp tiếp xúc và đọc sách- mà cho đến bây giờ vẫn còn là "người ngoài" (mượn chữ Bình-Nguyên Lộc), vẫn còn chỉ lơ mơ "nghe nói"(!) và lờ mờ "tôi không roõ" (!)- để họ phải chịu oan khốc như vâäy; thì còn nói gì đến những người trong nước, nhất là nhũng người thuộc thế hệ sau này, những người đang và sẽ không có cơ hội được đọc sách, được tiếp xúc, đuợïc học hỏi về một phần lich sử và văn hóa Viêtä Nam từ 1945 mà cộng sản đã cố tình tiêu diệt và viết lại theo ý họ?

Những sai lầm kỳ quặc như của Vũ Thư Hiên chỉ là sản phẩm của sự thông tin một chiều với cái dã tâm ấy. Xỉa xói những tác giả này vô ích mà thụ động "cầm bằng con trẻ chơi diều đứt giây" càng không coi được. Để được cái tiếng "lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Tháng Tám" đuổi Pháp mà Vũ Thư Hiên trân trọng giao cho, đảng cộng sản Việt Nam đã sử dụng tới những thủ đoạn kinh khủng nào, kể cả mượn tay người Pháp (như vụ Oân Như Hầu) để triệt tiêu các đảng phái khác, đã thủ tiêu bao nhiêu người Việt yêu nứơc không cộng sản và những đảng viên của các đảng phái khác (như nhà văn Khái Hưng.)? Aáy là chưa nói tới cái tội ác lớn nhất của đảng côäng sản là chỉ trong mááy chục năm nắm quyền, họ đã tiêu diệt văn thi sĩ và những người thuộc giới trí thức, tức là tinh hoa của cả một dân tộc, nhiều hơn cả người Pháp trong một trăm năm đô hộ Việt Nam. Tôi tin rằng câu trả lời đã có ngay trong lịch sử của chúng ta, một lịch sử không bị bưng bít bởi những người lãnh đạo đảng cộng sản và phổ biến bởi những tác giả lơ mơ lờ mơø như Vũ Thư Hiên.

Vậy thì mong đợi gì đến những thế hệ sau mà ngay lúc này chúng ta không nỗ lực để những khoảng trống lịch sử và những điều sai lầm ấy phải được lâáp đầy hay sửa đổi đi bằng cách đặt vấn đề trực tiếp với những tác giả (lơ mơ lờ mờ) này hay tích cực và hữu hiệu hơn, ngồi xuống mà viết như đảng viên VNQDĐ Hoàng văn Đào, như nhà văn (kiêm người tù) Hà Thúc Sinh, như chủ trương của những tạp chí như Khởi Hành?

Phần thêm:

Tôi vừa mới viết một bài về nhà văn Khái Hưng nên có dịp khảo cứu thêm về nhà văn này và tôi muốn viêát thêm một đoạn để chứng minh rằng những tin tức sai lâàm hoặc thiếu sót hoặc không đầy đủ hay câàn kiểm chứng, phải đem ra trước công luận. Tờ Thế Kỷ 21 vẫn thường phỏng vấn Vũ Thư Hiên. Tôi xin đề nghị quý đồng nghiệp hỏi lại Vũ Thư Hiên về viêäc người cộng sản giết hết những đảng viên của những đảng phái quốc gia khác để cướp cái tiếng, cái công chống Pháp của toàn dân Việt Nam thời đó. Kinh khủng hơn nữa, rất nhiều đảng viên này là nhà văn. Như Khái Hưng bị thủ tiêu ngay từ năm 1947. Khái Hưng là đảng viên Việt nam Quôác Dân Đảng như Nhượng Tống. Không những thế, Khái Hưng còn là người đảm đương tờ Việt nam, tờ báo của VNQDĐ và cũng là tờ báo đầu tiên của người Việt quốc gia chống lại cộng sản. Không riêng Khái Hưng, Phan Khôi (chủ tịch chi bộ Quảng Nam) cũng bị trù dập sau này về vụ Nhân Văn, Giai Phẩm. Giết hay giam lỏng mọi người khác để chỉ có mỗi đảng cộng sản còn lại thì vẻ vang gì mà giờ này còn đòi công trạng?!

Tôi không coi trọng gì những lời tuyên bố của những người như Vũ Thư Hiên khi họ đã không có đủ tin tức hay đủ cái dũng lực để nói hết sự thực. Vì những cuốn sách như Đêm Giữa Ban Ngày, những lời nói không lịch sự chút nào của một người "ăn nhờ" vào cái tự do, độc giả ở nước ngoài nhưng vẫn bị cái mặc cảm của những kẻ "hàng thần lơ láo" chỉ là một thứ tài liệu câàn thiết để chúng ta nhìn lại người cộng sản một cách chính xác, đầy đủ hơn. Tôi tin nhà văn Phan Lạc Tiếp, người sáng lập "Uûy Ban Báo Nguy Giúp Người Vượt Biển" đã nói hộ cho rất nhiêàu người Việt tại hải ngoại khi ông mắng Vũ Thư Hiên là vô ơn khi nghe nhắc đến cái câu ngớ ngẩn "cũng có một nền văn học hải ngoại nữa à ." của họ Vũ. (Ít nhất thì các nhà văn của "văn học hải ngoại" này cũng không đén nỗi phải..ăn cắp tựa đề một tác phâåm của một tác giả khác như họ Vũ đã làm!)

Cái "dũng lực" để nói ra hết sự thực ấy tuy có khó khăn với Vũ Thư Hiên nhưng tôi tưởng không đéán nôãi khó khăn gì với một nhà văn Miền Nam lại đang được bảo vệ bởi luật pháp của Hoa Kỳ như ông chủ bút Đỗ Quý Toàn. Vì tôi cho răèng quả là xúc phạm tới vong hồn của những nhà văn như Khái Hưng khi họ đã chêát, đã không thể nói gì được nữa mà trong khi đó vẫn có những kẻ cố tình tuyên dương cho những ngừơi đã giết họ.

NGUYỄN TÀ CÚC
Chú thích của người viết:

* "Đao bút" được Giản Chi và Nguyễn Hiến Lê giải như sau "Thư lại coi việc văn án. Đời xưa, dùng bút ghi vào thẻ tre, hễ lầm thì dùng dao (đao) nậy đi. Hai "đao bút" đi với nhau thì hàm cái ý thêm bớt, thêu dệt" (trang 607, sđd.)