Để theo dõi tin tức bình luận sinh hoạt nữ trí và văn học,
văn học và đại chúng, mời đọc:

NGƯỜI MỚI

Diễn Đàn Văn Học và Phụ Nữ - Nguyễn Tà Cúc chủ trương.

TỪ MỘT GÓC CALIFORNIA 
BAY MÙI TỬ THI
Nguyễn Tà Cúc

Ông Lê Tất Ðiều lại vừa mới viết một bài, lại đăng trên tờ báo chửi, tiếp tục "lải nhải" (chữ của ông ấy) những luận điệu cũ rích của bài trước, chỉ khác là ông "cụt hứng" (cũng chữ của ông Ðiều) nên ông viết ngắn tý tẹo. Có điều có lẽ ông "ể mình" vì bị dậy cho một bài học làm người kỹ quá nên bài viết này còn dở ẹc hơn nữa, chiêu thức loạn xạ hết trơn. 

Chẳng hạn như việc ông Ðiều tri hô lên là đã nhận được miễn phí những bài viết của tôi nhưng ông không hề nói cho độc giả biết ông từng gửi biếu tôi (nghĩa là miễn phí) cuốn Thư Về Bloomington, Illinois qua tòa soạn Khởi Hành, do nhà thơ Viên Linh trao lại. Trong giới nhà văn, bánh ít đi bánh quy lại. Có gì mà ông cứ phải tăng thêm phần long trọng cho chính mình để khai man rằng chỉ có người khác mới gửi sách, bài miễn phí tới ông? Rồi có lẽ ông có mặc cảm về chính nhan sắc của mình nên cứ dở cái mửng cũ là lại viết về "nhan sắc" của Nguyễn Tà Cúc! Tôi chưa bao giờ nói về chính tôi thì sao ông lại dám nói hộ là tôi "khiêm tốn" nhỉ? Biêát đâu tôi giống như ông Ðiều lại chẳng hề "khiêm tốn" tý nào, đi đâu cũng ca bài "Em đẹp nhâát đêm nay", đi đâu cũng bẹo hình bẹo dạng lên sân khấu múa may thì có phải là ông Ðiêàu lại hố to nữa không?! 

Không những thế, vì tôi mà ông còn lôi cả ...Thẩm Thúy Hằng ra nữa! Ơ hay, tôi đã báo cho ông Ðiều biết là nhà văn phải có lòng trắc âån cơ mà: chị em chúng tôi không có của thực để bày hàng thì phải bày...của giả! Dù tôi rất không đồng ý về sự gắn những cái "của giả" này lên người và ngụy trang là "sắc đẹp" rồi đi bày hàng vì theo tôi, đó là sự hạ phẩm giá phụ nữ một cách tồi tệ nhất, đẩy lùi phụ nữ vào những ngày tăm tối "trai (chỉ có) tài, gái (chỉ có) săéc". Trai cũng có quyền có nhan sắc chứ! Ðó là lý do tôi viết loạt Nữ Trí và Dân Trí, kêu gọi phụ nữ trau giồi, học hỏi để có thể vừa là danh tướng vừa là mỹ nhân, loại mỹ nhân thứ thiệt. Nhưng cũng là một phụ nữ, tôi hiểu hơn ai hết cái nhu cầu "làm đẹp" vô tội vạ của chị em chúng tôi, có khi bằng mọi giá. Không phải ai cũng có được sự tự tin hay một đời sống nội tâm sung mãn với những người bạn chia sẻ ý hướng của mình để mà khỏi bận tâm về những vấn đề tầm thường hơn. Cái thí dụ điển hình của ông Ðiều- khi có chuyêän can qua với một phụ nữ là lập tức đem nhan sắc họ ra mà tấn công- chính là cái lý do muôn đời mà những người phụ nữ "yếu bóng vía", đáng thương bên cạnh chúng ta phải mang "của giả", phải "cắt cánh mũi, độn vòng số 1" trên người, phải "bày hàng".... Xui thay cho ông Ðiều, cái võ tồi tệ ấy kỳ này không có hiệu quả vì thứ nhất, qua lời Ðặng Văn Nhâm, bạn ta Lê Tất Ðiều cũng không có ...nhan sắc gì cho lắm (hàhà); thứ hai, không, tôi không cần soi gương mỗi buổi sáng, tôi cũng biết là mặt mũi tôi còn...sáng sủa, lịch sự lắm, không đến nỗi nhọ nhem như mặt mũi ông Ðiều bây giờ. (Tại sao nhọ nhem? Thì viết dơ dáy quá, mực bẩn nó văng lên mặt chứ còn gì nữa.)

Ông Ðiều nói đến văn chương không có cái gương: có đấy ông ạ. Cái gương đó là phản ứng của độc giả, của bạn bè anh em chung quanh. Cho tới nay, bài ông phải đăng trên một tờ báo chửi vì không được các bạn ông (chủ nhiệm các tạp chí văn học) đoái hoài đến, không được ai hưởng ứng. Trái lại, ông bị Ðặng Văn Nhâm nọc ra đánh cho vài hèo, bị các người viết (như Trạng Phét ở Philadelphia)...làm thơ mắng cho tàn tệ, bị một độc giả gọi là "Kiều Hủi". Chẳng lẽ ông lại "u mê" (chữ của ông Ðiều) đến nỗi không biết là ông không có chính nghĩa? Chưa kể, nhà văn Võ Phiến khi phê bình ông, nhiều lần nhắc đến một chi tiết là ông từng là nhà giáo. Mặt mũi đâu mà nhận mình là nhà giáo (!) nữa sau bài viết của Ðặng Văn Nhâm? Và từ đây trở đi, mỗi lần bài Lê Tất Ðiêàu có lỡ đăng trên những tờ văn học như Văn hay Thế Kỷ 21, người ta sẽ rùng mình mà chép miệng rằng "ấy, cái nhà anh này viết lách chả ra làm sao cả." Các người bạn chủ nhiệm của ông cũng sẽ ...rùng mình tương tự: báo họ nay đăng bài của một tác giả từng lôi con cái, đời riêng và chăm chắm vào "nhan sắc" của một nhà văn phụ nữ khi ông không đủ tài viết để đương đâàu với họ. Rồi không hiểu ông còn dám đưa bộ mặt "đẹp nhất đêm nay" của ông đến hội hè đình đám nào nữa khi anh em nhà văn đã đọc hai bài viết đê tiện này của ông? Có nhà văn đàn ông nào dám lại gần ông, rước ông vào nhà? Có nhà văn phụ nữ nào dám nói chuyện với ông...khi ông không từ một thứ võ nào cốt chỉ đểà đạt đến cái mục đích của ông. Mà cái mục đích của ông thì có cao cả gì cho cam: mục đích của ông là chỉ để bênh một người bạn văn mà không có người này, ông không bao giờ được đi vào văn học sử bằng những câu rùng rợn như "biểu tượng ra đi tốt đẹp nhất". Oâng phải bảo vệ họ cũng chính là để bảo vệ sự nghiệp văn chương của ông đấy thôi! Oâng Ðiều trộm tên Kiều Phong là một nhân vật kiếm hiệp (của Kim Dung) hẳn phải biết câu "nhâát đao kiêán huyết"? Ðấy, vì ông mất tinh thần nên võ ông loạng quạng: "nhất đao " quả có "kiến huyết" thiệt nhưng là "huyết"- của- chính- mình mới chết chứ. Hà hà! Trêu bạn ta Kiều Phong thế đã đủ, trêu nữa kẻo chàng lại "tẩu hỏa nhập ma", uất lên mà chết, hoặc không chết thì cũng dẫy đành đạch, phải đổi tên là ...Kinh Phong thì tội tôi nặng biết chừng nào? Dĩ nhiên là tôi không trả lời những bài nhất đao kiến huyết chính đương sự này. Làm sao mà tôi "trả lời" khi ông Ðiều vẫn không dám nhắc đến những vấn đề tôi nêu ra trong Lá Thư trước của tôi. 

Ông Ðiều đi lạc đề khi bù lu bù loa rằng cụ Võ có nhận là "thiếu sót". "Thiếu sót" khác với dẫn chứng sai, với ngụy chứng, với việc không hiêåu tiếng Việt (thuật viết chữ đẹp và thú chơi chữ), với vụ lôi đời tư người khác, với nhầm lẫn về hai cuốn ký của Nhã Ca. ..Những cái đó trong ngôn ngữ nào cũng không thể gọi là thiếu sót được. Không biết nổi như thế thì quả là bạn ta Kiều Phong đoat giải ...khuyến khích ỏ VN là hên quá rồi, còn dám mắng chủ khảo Mai Thảo nữa. Chèng đéc ơi! Sau nữa, nếu đã nhâän là mình còn "thiếu sót" mà khi người ta chứng minh là quả có thiếu sót, sai lầm thật thì phải lên tiếng nhận mà sửa đổi. Còn không, phải chăng đó chỉ là một lời nói chót lưỡi đầu môi đễ lừa độc giả và tác giả trong giới, chứ người viết hoàn toàn không có chủ tâm muốn thực hiện lời nói đó của mình

Quan trọng hơn, tôi không có bổn phận cúc cung tận tụy "tiếp tay", "bổ túc những chỗ thiếu sót" đó cho cụ Võ như Kiều Phong đề nghị. Tôi đã khổ công tìm tòi tài liệu, chỉ rõ ra cho cụ Võ biết là cụ sai chỗ nào là tôi đã làm hết bổn phận của tôi. Có bổ túc hay không là bổn phận của cụ Võ, không dính dáng gì đến tôi cả. Trên đời này, người nào làm người đó hưởng: những cái sai của cụ Võ mà tôi phát hiện ra, những vâán đề văn học như Nhã Ca trộm thơ dịch Kinh Thanùn Tin Lành và vu oán cho chính phủ miền Nam cùng vô số những chuyện bịa đặt trong cuốn ký sau 75 do tôi tìm thấy ...là thuộc về tôi và không một người nào khác. Xin cũng đừng "thách" tôi là "viết ba bốn ngàn trang sách...". Viết ba bốn ngàn trang sách làm gì mà sai nát ra, mà gây oan khốc cho người khác? Chớ bộ Lê Tâát Ðiều không thấy ở đây trăm cỏ dại đua nhau mọc, thơ thẩn với văn viêác cứ là tràn lan cả lên à? Chớ có dọa người khác mà không nghiên cứu kỹ: sáu tập mới xuất bản đây của Võ Phiến không chỉ tuyền chữ của Võ Phiến, khoảng quá nửa là phần trích dẫn thơ văn của tác giả. Còn nếu nói rằng "Võ Phiến cứu Văn Học Miền Nam" như Lê Tất Ðiều thì độc giả nghĩ sao về những cái lỗi tày đình của cụ Võ như ngụy chứng rằng Vũ Hoàng Chương chê thơ Ðinh Hùng, như gạt ra những nhà thơ quan trọng của văn học miền Nam như Cung Trầm Tưởng, Tuệ Mai, Mai Trung Tĩnh, Du Tử Lê... mà lại đưa vào những tác giả không xứng đáng. Viết sai quá sức như thế là "cứu" hay "hại" văn học miền Nam? Ở trường hợp Võ Phiến, một nguời may mắn ra đi trước khi miền Nam mất, có dịp mang theo nhiều tài liệu về văn học miền Nam thì viết về nền văn hoc đó lại càng là một trách nhiệm. Nếu ngồi ở những chỗ an toàn để viết mà còn viết sai, di hại cho tới bao nhiêu thế hệ đi sau thì cứu với vớt cái gì? 

Nếu ông Ðiều có... đọc sách-như tôi nói trong bài trước- ông đã không hô hoán, mách cáo về việc tôi kết luận rằng nhà văn Võ Phiến không phải là một nhà phê bình văn học vì trong số Văn tháng 12, 1999, trong phần giới thiệu sách báo nhận được, người ta đọc thấy lời giới thiệu sáu tâäp này như sau: 

-...nh văn Võ Phiến đã sưu tầm, đưa ýgiúp cho các nhà nghiên cứu văn học miền Nam một dụng cụ cần thiết trong nhận định phê bình văn học.

Lời giới thiêäu trên có khác gì với nhận xét của tôi đâu: Võ Phiến rõ ràng chỉ sưu tầm, đưa ý (và giúp một dụng cụ cần thiết), nghĩa là những bài viết của ông trong sáu tập này không thể được xem như ngang hàng với những bài phê bình (của những nhà phê bình) sau này. Chẳng lẽ vì thế mà ông Ðiều sẽ nhẩy tưng tưng lên đòi ...tùng xẻo nhà văn chủ nhiệm Nguyêãn Xuân Hoàng như đã từng đòi tùng xẻo tôi à?! Oâng Ðiều đòi tùng xẻo tôi và cả Ðặng Văn Nhâm khi ông cố tình sử dụng những hình ảnh và ngôn ngữ của đám quản giáo cộng sản để bàn về một việc tuyền văn chương: ôâng muốn khích động tập thể anh em lính, nhân viên của miền Nam bằng cách gợi lại những hình ảnh từng là ác mộng của họ : chỉ thị, học tập...Oâng cũng dùng cái võ đặc cộng sản: một điều ngụy mà lập đi lập lại trăm ngàn lần thì nó sẽ trở thành điều chính. Ðó là lý do tại sao ông không trả lời về những sai lầm mà tôi đã dẩn chứng, ông vẫn cứ lâäp đi lập lại những điều bịa đặt. Nhưng Lê Tất Ðiều- người lính đào ngũ nửa tháng trước ngày mất nước khi anh em quân nhân vẫn còn cầm súng rồi sang đây chối bỏ quốc ca- không có tư cách nhập nhằng đứng lẫn vào tập thể anh em HO. Nếu ông Ðiều muốn chia sẻ những đau đớn của tập thể HO và sử dụng những hình ảnh, ngôn ngữ có liên quan đến tập thể này, trước hết ông phải ra một bản bố cáo là ông không đòi "bỏ quốc ca và thay bằng một bài cộng đồng ca" nữa. Hàhà. 

Cũng như người cựu tổng thư ký Lê Tất Ðiều"bỏ của chạy lấy người" từ cuối thập niên 80 VBVNHN không có quyền phê bình ban chấp hành đương nhiệm Ðăëng Văn Nhâm. Cũng như người đẩy việc cho bạn Lê Tất Ðiều (...Nhưng bắt tay hành động thì nhân sự mất ngay năm chục phần trăm, chỉ còn một mình ông Tiếp...trang 55, sđd) phải đủ tự trọng mà đừng bao giờ đề cập đến Uûy Ban Báo Nguy Giúp Người Vượt Biển. 

Chính vì vấn đề UBBNGNVB mà riêng tôi, tôi không ngạc nhiên khi thấy bạn ta Kiều Phong nhất định làm "khỉ đột văn nghệ" cho đến cùng. Vì tôi (hay Ðặng Văn Nhâm và nhà thơ Viên Linh...) không phải là những người duy nhất bị ông Ðiều vu khống hay bôi xấu. Người từng bị ông Ðiều dùng chữ nghĩa môät cách hêát sức khéo léo để hạ xuống là nhà văn Phan Lạc Tiêáp, người sáng lập Uûy Ban Báo Nguy Giúp Người Vượt Biển. Có thể nói không ngoa ông chính là bộ óc của Ủy Ban này. Cùng với Tiến sĩ giáo sư Nguyễn Hữu Xương (và các người khác), Phan Lạc Tiếp đã làm nổi một việc hết sức khó khăn, là khơi dậy sự hiểu biết để đánh động phong trào cứu người vượt biêån khi thế giới còn chưa biết gì về thảm cảnh này. Nhưng ít người biết điều đó, vì Phan Lạc Tiếp là một người vô cùng khiêm nhượng: ông luôn luôn nhắc đến Tiến sĩ Nguyễn Hũu Xương và cả Uûy Ban. Nếâu không có tài liệu nghiên cứu, khó tưởng tượng nổi sự làm việc cật lực của ông từ năm 1980 đến năm 1991: những bài báo, những bản tin ông viết, những phương cách mà ông thao thưcù tìm ra để gióng tiếng chuông cầu cứu cho vang đi năm châu bốn biển...Dù ông không nói ra, cộng đồng Việt Nam và cả người bản xứ đều biết rõ như thế: lần đầu tiên khi viết về Uûy Ban này, tờ báo lớn nhất tại San Diego đã tới phỏng vấn (và cho đăng hình) ông, chứ không hề biết gì tới Lê Tất Ðiêàu. Nhờ ông và những người trong Uûy Ban, rồi bao nhiêu người khác tỏa ra giúp đỡ, Uûy Ban Báo Nguy Giúp Người Vượt Biển đã vận động đem tàu ra biển Ðông vớt được 3103 thuyêàn nhân và can thiệp cho hàng ngàn đồng bào khác bị kẹt lại quá lâu trên các đảo tỵ nạn được đi định cư. Cái công khó ấy đã bị nhà-văn-Lê- Tất- Ðiều toan tính cướp đi trong hai chương trong quyển "Thư Về Bloomington, Illinois". Các bạn nghĩ tôi nói ngoa chăng? (hà hà, mỗi lần mà tôi nhập đề lung khởi bằng câu này là các bạn biết ngay lại sắp có chuyện đây!). Lại xin dẫn chứng trong môät chương viết nhiều nhất về chuyện này: 

-.... Hồi ấy, ông Phan đang làm cai thợ ở một hãng đóng tàu thì bị tai nạn. Với hai ngón tay bị ống sắt đập nát, ông Phan được ngồi chơi xơi tiền lương bất khiển dụng...Thế là ngày ngày, ông thợ bất khiển dụng cuả hãng đóng tàu,...dùng bàn tay còn lại để viết văn thư, thảo kế hoạch...Lương bất khiển dụng không phải là cái kho vô tâän. Nó bị giảm dần cho tới khi hết hăún. Khi ông Phan sắp sửa trở thành người làm việc chùa "toàn thời" tôi đề nghị ông phải nhận một khoản lương. Ðề nghị như thế tôi đã nghĩ (và cho đến nay không nghĩ khác)Uûy Ban cần xử đẹp với ông Phan...Oâng Phan không là triệu phú. Khi ông không có lợi tức thì gánh nặng dồn lên vai bà Phan Giữ ông Phan làm việc không công, lòng thương người nơi ông chưa đủ, còn phải có sự kiên nhẫn, đại lượng và lòng thương người ở nhân vật vừa chịu thêm gánh nặng nữa chứ. Rồi có lúc dù lòng nhân ái không hề giảm, bà Phan không thể tiêáp tục lao động vất vả một mình, sẽ phải xuống lệnh thâu hồi ông chủ gia đình. Và "Uûy Ban Báo Nguy" sẽ mất ngay một thành viên xuất sắc....Tôi muốn Uûy Ban giữ được ông Phan một thời gian thật dài. Ngoài khả năng tổ chức, điều hành, giao dịch hiếm có, ông còn là người làm việc hêát lòng...,sau mỗi lần thảo một kế hoạch, một văn thư quan trọng, ông đều nhắc điện thoại nói cho tôi nghe mọi chi tiết rồi hỏi :"Oâng thấy điều gì cần nhắc nhở tôi không?"...Tôi thuyết phục mãi, ông Phan mới chịu nhận một khoản lương...Về sau một nhóm người có chuyện bất bình với hai ông, họ đem vụ ấy ra chỉ trích nặng lời...Tôi là kẻ đầu tiên mất kiên nhẫn. Tôi đề nghị:...Tội gì mà cứ ôm lấy gánh nặng để nhận lãnh những lời xúc phạm đến thế...

Các ông đồng ý. Sau ngày tuyên bố ngưng hoạt động cho Uûy Ban... 

(trang 119, 120, 121, sđd) 

Mới đọc qua, người ta khó nhận thấy thâm ý thổi phồng mình lên để dìm Phan Lac Tiếp và cả Uûy Ban Báo Nguy Giúp Người Vượt Biển của Lê Tâát Ðiều qua một cách viết rất lấp lửng. Theo cách viết lấp lửng này thì : 

Phan Lạc Tiếp nhận tiền lương để làm việc chung nhờ lòng tốt của Lê Tất Ðiêàu (tiền lương ấy lấy ra từ sự quyên góp của mọi người cho UBBNGNVB). Phan Lạc Tiếp vì không thể đi làm nữa (bị tai nạn) nên nhận số lương này cho đến khi Uûy Ban đóng cửa. Viết như thế gây cho độc giả có cảm tưởng rằng Phan Lạc Tiếp sau khi bị tai nạn đã không kiếm được việc làm khác và (có thể) đã "sống nhờ" tiền lương của UBBNGNVB cả chục năm. 

Bà Phan Lạc Tiếp là một phụ nữ chỉ nghĩ tới gánh nặng gia đình mà không cần đến viêäc chung: sẽ "xuống lệnh thâu hồi" chồng nếu Phan Lạc Tiếp tiếp tục làm việc không lương(!) 

Lê Tất Ðiều ...quan trọng, sáng suốt, quyền hành, tôi muốn thế này, tôi đề nghị thế kia... kinh lắm: Uûy Ban này có một ông giáo sư Tiến sĩ (Nguyễn Hữu Xương) , một ông Trung Tá Tham Mưu Hải Quân (Phan Lạc Tiếp) và mấy "bộ óc" khác. Thế mà tuân lệnh Lê Tất Ðiều răm rắp: Phan Lạc Tiếp làm việc, "thảo kế hoạch", viết "văn thư " đêàu phải nhờ ông Ðiều "nhắc nhở", chỉ có Lê Tất Ðiều mới biết "xử đẹp" bằng cách yêu cầu trả một "khoản lương" cho Phan Lạc Tiếp, khi Uûy Ban tuân lệnh rôài thì phải đợi đến khi được Lê Tất Ðiều ...khuyến khích, Phan Lạc Tiếp mới "nhận", cái kiểu "cho quần đùi được quâàn đùi. Cho may ô mới được phần may ô" (nhại Nguyêã Du), trước đó không dám kêu ca gì cả. (Mà hễ phu nhơn xuống lệnh thì lập tức thi hành ngay, không dám phản đối!) . Rồi sau này khi có tiếng bấc tiếng chì về "vụ ấy" (nghĩa là vụ Phan Lạc Tiếp nhận một khoản lương của UBBNGNVB) thì Lê Tất Ðiều lại "đề nghị" Uûy Ban nên "bỏ đi làm việc khác". Lập tức UÛy Ban "đồng ý, ngưng hoạt đôäng" ngay! Nghĩa là cái Uûy Ban này chả có lý tưởng, suy nghĩ, bản lĩnh gì ráo! 

Nhưng chỉ cần đọc lại lần thứ hai, độc giả thấy ngay nhiều chỗ khó tin và không có thực. Nhất là khi so sánh với tài liệu. Theo "Lược Trình Hoạt Ðộng" của Uûy Ban thì Uûy Ban ngưng hoạt động từ ngày 1 tháng 10 năm 1990 vì " trong mấy năm qua công tác của chính thúc của Uûy Ban là đem tàu ra biêån cứu vớt thuyền nhân. Nay không quốc gia nào cấp chiếu khán cho các thuyền nhân nữa, nên công tác trên phải chấm dứt..." Rõ ràng như thế, tại sao ông Ðiều lại xưng xưng viết ra nhũng điều không có thực? Sau nữa xét về khả năng làm việc, Phan Lạc Tiếp là người chứng tỏ được khả năng của mình: qua bài phỏng vấn ông đăng trên tờ Hương Quê và qua "Lá Thư Ngỏ -Lối Vào Hải Sử" Phan Lạc Tiếp gửi tới anh em Hải Quân, người ta được biết rằng Phan Lạc Tiếp là một trong 11 người được Tổng Hội Hải Quân và Hàng Hải chỉ định lập "Ban Soạn Thảo Hải Sử" mà ông là Trưởng Ban phụ trách về Sông. Trong bài phỏng vấn âáy, Phan Lạc Tiếp cũng nhắc tới thời gian ông làm "UûBBNGNVB": 

-...Công việc ấy tôi đã bỏ quá nhiều thì giờ từ 1880 đến 1991, khi vấn đề tỵ nạn đã khác và và không quốc gia nào cấp chiếu khán cho thuyền nhân nên chương trình trên chấm dứt....Riêng các tin tức liên hệ do tôi viết và phổ biến cho báo chí là một hồ sơ đồ sộ. Một hồ sơ đầy bi thảm và cũng đầy yêu thương...Tôi chưa có thì giờ đụng đến, chưa biết lấy tiền ở đâu mà in...Có lẽ khi về hưu tôi sẽ làm việc này... 

Cuộc phỏng vấn này đăng kèm với Lá Thư Ngỏ ký ngày 18.7.98. Nghĩa là Lê Tất Ðiều viết sai về hai chi tiết rất quan trọng: lý do ngưng hoạt động của UBBNGNVB và việc nhà văn Phan Lạc Tiếp nhận lương của Uûy Ban này. Trên thực tế, ông vẫn có nghề nghiệp riêng và ít nhất cho tới tháng 7.98, ông vẫn còn làm việc (...Có lẽ khi về hưu...). Uûy Ban Báo Nguy Giúp Người Vượt Biển được thành lập trong trường hợp nào? Uûy Ban này được thành lập sau khi nhà văn Nhâät Tiến và Dương Phucï, Vũ Thanh Thủy (những nạn nhân của hải tặc Thái) viết thư sang Hoa Kỳ báo nguy. Lá thư (của Nhật Tiến) ấy gửi tới cho Lê Tất Ðiêàu ở San Diego. Nhưng chính như Lê Tất Ðiều thú nhâän, ông ta để măëc cho Phan Lacï Tiếp gánh vác. Sau đó, giáo sư Nguyễn Hữu Xương tham dự, đóng góp phần vô cùng quan trọng là vận động với dư luận, chính phủ Hoa Kỳ *. Là một giáo sư đại học có tiếng có tài, tiếng nói ông lập tức gây được sự chú ý của họ. Kế đó, Uûy Ban nhận được một sự tiếp tay quan trọng khác : nhà văn Hà Thúc Sinh, tác giả Ðại Học Máu, cũng cư ngụ tại San Diego, vượt biển sang sau, lập Phong Trào Hưng Ca, trình diễn khắp nhiều thành phố cả trong và ngoài nước Mỹ. Tất cà những người có mặt ở San Diego thời đó đều góp công góp của như luật sư (qúa cố) Khang, dược sĩ Trang Kiên*...Trước sau, ông Ðiều không hề tham dự gì . Sự tham dự của ông chỉ là những lời nói suông như chính ông thú nhận: tôi đề nghị, tôi muốn... Thế mà khi ông viết sách thuật lại thì không ai được ông nhắc tới mà "bộ óc" Phan Lạc Tiếp thì trở thành một thứ "thiên lôi sai đâu đánh đấy", nhất cử nhất động đều phải mời ông Ðiều nhắc nhở. Chỉ có mỗi ông Ðiều mới nhìn xa thấy rộng (thấy bà PL Tiếp sẽ "xuống lêänh thu hồi" chồng, thâáy Uûy Ban cần phải "giữ" Phan Lạc Tiếp một thời gian dài), chỉ có mỗi ông Ðiều mới biêát "xử đẹp" vv và vv... 

Những điều bạn ta Kiều Phong tuyên bố huyên hoang trên và "nói hộ" cho bà Phan Lạc Tiếp sở dĩ xẩy ra vì Lê Tất Ðiều không phải là người làm việc chung: ông Ðiều không biết rằng anh em làm việc chung không bao giờ muốn lấy tiền quyên góp ra để tự trả lương cho mình. Tất cả còn phải đóng góp (lặng lẽ) thêm vào nữa. Những món tiền hoàn trả chi phí của hội không thể gọi là "tiền lương" được! Còn những người vợ (hiền như bà Phan Lạc Tiếp) này thì khỏi nói: chả bao giờ có chuyện họ "xuống lệnh" cấm chồng dù có phải khốn khó tới đâu. Mà nếu có, không phải là việc của ông Ðiều để ông võ đoán và đem người ta lên nhật trình. Cũng còn phúc đấy: bà Phan Lạc Tiêáp chưa bị bạn ta lôi...nhan sắc, con cái và những chuyện tình duyên lẩm cẩm ra bêu xấu như bạn ta đã làm với tôi! Việc ông Ðiều huênh hoang, "đề nghị" ủy ban "ngưng hoạt động" khi có tiếng bấc tiếng chì là bằng chứng rõ ràng nhất giải thích lý do tại sao bao nhiêu năm nay Lê Tất Ðiêàu không làm đuợc việc chung, hơi tý đã bỏ. Những chữ của chính ông Ðiều "tội gì " (mà cứ ôm lấy gánh nặng để chịu xúc phạm như thế-sđd)...cực tả tinh thần ích kỷ của ông: không có việc chung nào to bằng cá nhân ông Ðiều cả, hễ bị "xúc phạm" là bỏ ngay! Tưởng tượng ông bị "xúc phạm" như Hà Thúc Sinh, như Võ Kỳ Ðiền (bị đánh fax rơi), như Viên Linh (bị vu khống lâáy tiền của VBQT), bị chụp mũ là cộng sản (như Ðặng Văn Nhâm), bị đem đời riêng lên báo bêu xấu (như tôi), bị những mầm già văn nghệ lợi dụng hội để làm những trò nỡm...thì không hiểu lúc đó ông Ðiều còn hung hãn đến đâu?! 

Cho nên, ông Ðiều là trường hợp điển hình của sự phiền lòng của rất nhiều anh em : làm thì không làm. Nhưng sẵn sàng vỗ ngực dành hết công lao của anh em khác. Không những thế, còn che dưới cái võ giả dối là "xử đẹp" với người khác! 

Oâng Ðiều tự nhận là "bạn" nhà văn Phan Lạc Tiếp. Ðấy, bạn bèø mà còn "sát ván" như thế huống hồ gì tôi?! Cướp công và hạ thấp Phan Lạc Tiếp chưa đủ, ông còn bêu xấu khéo cả bà Phan Lạc Tiếp, một người bảo đảm là đức hy sinh phải hơn ông trăm ngàn lần. Oâng Ðiêàu tự nhận ông là "bạn" của người khác hơi nhiều đấy nhé! Có lẽ từ nay trở đi, ai được ông nhận là "bạn" nên về mua bảo hiểm cho chắc ăn kẻo bị bắn lén lúc nào không biết. Nhưng có lẽ họ cũng đã biết tỏng cả ra. Nhưng chẳng lẽ họ lại ra thông báo chính thức là "từ nay xin bạn đừng nhận (vơ) là bạn của tôi nữa" !Duy có một thắc mắc mà quý bạn nêu ra tôi không trả lời được: tại sao Kiều Phong cứ nhất định đòi "săn sóc" tôi trong khi cùng lúc dở hết những thứ võ vô cùng hạ tiện chỉ làm thiêät hại nặng nề cho đờøi văn của chàng? Dù sao chăng nữa, cũng là đáng buồn đấy. Không đáng buồn cho văn học miêàn Nam nhưng cho nhà văn Võ Phiến: công khai viết ra mối ân tình về một người được ông xem như cật ruột, hết lòng giới thiệu nâng đỡ. Vậy mà tác phong văn chương và tư cách người đó nay đã càng lúc càng hoen ố. Roiâà khi xem hoa nở khi chờ trăng lên (Nguyễn Du), cụ Võ làm gì cho hết cái nỗi sầu tê tái này? 

Tôi nhớ đâu đó có câu: đức người quân tử như gió, đức kẻ tiểu nhân như cỏ. Người quân tử có thể thấy thấu qua kẻ tiểu nhân nhưng kẻ tiểu nhân sao hiểu nổi lòng người quân tử? Tôi viết ra đây để bàn về một trong vài "nhà văn" có tiếng của miền Nam nay đã lộ rõ cái tâm kém cỏi, cái lực tầm thường để phân tích về tình cảnh bị tàn hại của những nhà văn làm việc chung sau 1975. Không làm việc chung, không phải là một caiù tội. Không ai có bổn phận trả lời về quyết định riêng của mình. Nhưng người không hề làm việc chung như Lê Tất Ðiều nên biêát người biết ta mà im lặng. Vì những người như tôi sẽ sẵn sàng lên tiêáng. Phải lên tiếng vì đây là lúc cần làm sáng tỏ mọi việc để văn hocï Miền Nam không có nhưnõg "nhà thơ" trộm Kinh Thánh Tin Lành, để không có những nhà văn khi can qua đưa cả nhan sắc người khác lên báo, để người ta không thể lầm Phan Lạc Tiếp với Lê Tất Ðiều, Hà Thúc Sinh với Nguyễn Hữu Nghĩa, để phân biệt hội viên VBVNHN với những Trường Sơn Lê Xuân Nhị, Cao Xuân Huy, Lê Thị Ý, Tuệ Nga, Minh Ðức Hoài Trinh... Viết để sáng tỏ chứ không viết để trách cứ. Há chúng ta lại trách cứ những kẻ mà đức năng chỉ có tới chừng đó, như trách đám cỏ chỉ biết rạp theo chiều gió hay sao? Làm sao mà chúng ta có thể đòi hỏi một người như Lê Tất Ðiều hiểu được sự hy sinh, sự đởm lược để gánh vác việc chung trong khi cả đời người đàn ông này không có một thành tích đáng kể nào hết? Nói với Lê Tất Ðiều về sự can đảm, về sự hy sinh có khác nào bảo một con răén phải ăn cỏ? Cuối cùng, đọc hai bài viết này của Lê Tất Ðiều là thấy cả sự bé mọn của một kiêáp người trầm luân trong những ác ý chưa thể đầu thai hóa thân kiếp khác: sự "tham sân si" hoàn toàn làm chủ mọi suy tưởng, hoạt động và người ta hiện nguyên hình bóng dáng của những bóng ma kéo lê xích sắt tự trói mình vào bóng tối ảm đạm của sự giả dối và tự hủy: 

Anh chưa chết mà đã bốc mùi thây ma rồi kìa.* 
*một nhà văn ngoại quốc 

Tôi hy vọng chúng ta không viết để mong được bất tử, chỉ mong rằng viết là nguồn sinh lực giữ tâm linh chúng ta khỏi "bôác mùi thây ma" ngay khi chúng ta vẫn còn sống.

Nguyễn Tà Cúc
Chú thích: 

*Một trong những lá thư quan trọng nhất của chủ tịch UBBNGNVB Nguyễn Hưũ Xương là lá thư gửi cho Thượng Nghị Sĩ Edward M. Kennedy, một trong những người có thế lực nhất của chính trường Hoa Kỳ. Thượng nghị sĩ Kennedy phúc đáp bằng một lá thư đề ngày 9 tháng 5. 1980, hứa sẽ giúp (...I will persist in encouraging a stronger humanitarian leadership to help relieve the appalling human tragedies that have befallen the boat people and other refugees..." Sau đó, ông làm đúng như lời hứa: đích thân giao những lá thư kêu cầu của UBBNGNVB tới Hoàng Gia Thái Lan. 

1/ Trong một bức thư ký ngày 29 tháng 2. 1980, gửi tới quốc vương Thái Lan Bhumibol Adulyadet để thỉnh cầu nhà vua để ý và giải quyết vấn đề hải tặc Thái Lan, đã có chữ ký của những người sau đây: Nguyễn Hữu Xương, Nguyễn Văn Nghi, Thượng Tọa Thích Trí Chơn, Nguyễn Hữu Gia, Nguyễn Hữu Khang, Trần Mạnh Phúc, Trần Văn Khang, Phan Lạc Tiếp, Nguyễn Nguyên, Ðỗ Quang Giai, Linh Mục Ðỗ Quang Biên, Kathy Ðỗ, Phạm Quang Tuấn, Vũ Minh Trần, Ðinh Thịnh, Lê Phục Thủy, Ðinh Thạch Bích, Lục Phương Ninh. 

(Dĩ nhiên là ...không có tên Lê Tất Ðiều.) 

2/ Tôi đưa tài liệu liên quan đến UBBNGNVB để chứng minh- một lần nữa- sự ích kỷ của nhà văn Lê Tất Ðiều: cả trong hai tổ chức VBVNHN và UBBNGNVB, ông Ðiều là người gia nhập hoặc biết sự thể đầu tiên. Nhưng ông không làm việc. Trái lại, ông chỉ xuất hiện khi cần sử dụng chúng vào những việc rất tư riêng: ông nhắc đến UBBNGNVB chỉ với mục đích khoe khéo tài ...chỉ tay mười ngón của ông; ông nhắc đến VBVNHN chỉ để tấn công những nhà văn khác. Cả về hai tổ chức.