Để theo dõi tin tức bình luận sinh hoạt nữ trí và văn học,
văn học và đại chúng, mời đọc:

NGƯỜI MỚI

Diễn Đàn Văn Học và Phụ Nữ - Nguyễn Tà Cúc chủ trương.

TỪ MỘT GÓC CALIFORNIA
CU LI VĂN NGHỆ
Nguyễn Tà Cúc

*Mai mốt anh về có thằng túm hỏi 
Mày qua bên Mỹ học được củ gì 
Muốn biết tài nhau đưa ông cây bút
Nói mày hay ông thượng đẳng cu li 

[Nhại Thơ Cao Tần (Lê Tất Ðiều) -Chữ in ngả là của Thủy Phượngg Hoàng] 

Như thường lệ, tôi đã không cần trả lời "nhà văn" (Kiều Phong) Lê Tất Ðiều sau bài "Thư Ngỏ Gửi Kiều Phong Lê Tất Ðiều, người mơ mòng làm văn phiệt". Những bài tôi viết sau này (như bài Bay Mùi Tử Thi) là chỉ để làm sáng tỏ vấn đề. Ngay từ bài đầu tiên, Lê Tất Ðiều đã tỏ rõ lối viết đê tiện, gian trá, lươn lẹo, không xứùng đáng để được bàn đến. Là một nhà văn tên tuổi của miền Nam, ií nhất cũng đã đoạt giải khuyêán khích Văn Học Nghệ Thuật trước 1975 mà bạn hữu hay quen biết có người làm chủ nhiệm chủ bút những tạp chí văn học như Văn (Nguyễn Xuân Hoàng), Thế Kỷ 21(Ðỗ Quý Toàn) , Khởi Hành (Viên Linh) hay hai tờ nhật báo lớn tại quận Cam như tờ Người Việt (lại Ðỗ Quý Toàn), Việt Báo Kinh Tế (Nhã Ca và Trần Dạ Từ)… tại sao Lê Tất Ðiều phải tận dụng những thủ đoạn này với một người nhỏ tuổi hơn, đi sau, không có nhiều bạn thiết trong giới cầm bút hay chủ nhiệm chủ bút như tôi? Loạt bài này của Kiều Phong càng lúc càng sa lầy trong những lỗi lầm trầm trọng như đã dẫn, khiến độc giả và nhất là giới cầm bút ngạc nhiên. Nhưng tôi không ngạc nhiên vì tôi hiểu rõ lý do biến Lê Tất Ðiều thành "cu li văn nghệ": tôi viêát một bài phê bình không khen ngợi sáu tập sách mới xuất bản của nhà văn Võ Phiến, người bạn cật ruột cũng là người hêát sức đẩy Kiều Phong lên trong văn giới miền Nam (nếu mượn chữ Kiều Phong, người ta có thể thay chữ "đẩy" bằng chữ "thổi", xem ra là một chữ ám ảnh Kiều Phong nặng nề đến nỗi được Kiều Phong mầy mò nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần). 

Sáu tập sách này gồm ba tập về Truyện, một về Thơ, một về Kịch- Tùy Bút, một về Ký, được xem như công trình phê bình Văn Học Miền Nam của nhà văn Võ Phiến. Bài tôi (dài 26 trang khổ lớn) là bài nhận xét đầu tiên-và cho tới nay, duy nhất- nêu ra những sai lầm trầm trọng của nhà văn Võ Phiến. Tôi đã chứng minh băèng tài liệu kể cả tài liệu của chính nhà văn Võ Phiến, rằng ông đã phê bình sai lâàm vì thiếu chính xác (như ngụy chứng để gán cho nhà thơ Vũ Hoàng Chương một điều không hề có là Vũ Hoàng Chuương chê thơ Ðinh Hùng); hay sai lầm vì chủ quan, vì không có công tâm, vì theo cảm tính hay không đủ kiêán thức cần thiết (như gạt ra nhiêàu nhà thơ tên tuổi của miền Nam như Tuệ Mai, Cung Trầm Tưởng, Hà Huyền Chi, Du Tử Lê)…mà lại đem vào những người hoặc không xúng đáng hoặc chỉ có độc nhất mỗi môät bài thơ! 

-…Tại sao một nhà văn có tiếng viết nhiều như Võ Phiến mà khi phê bình lại thâát bại nặng nề đến vậy? Câu trả lời rất giản dị: không cứ nhà văn nào cũng có khả năng và thấu hiểu đủ văn chương để phê bình…Loại hết những câu phiếm, những màn huê dạng, những lời bàn ác độc nhắm vào đời riêng không dính gì đến văn chương, những dẫn chứng chỉ có một nửa, những lời phê hoàn toàn dựa trên tình cảm cá nhân…sáu tập sách này sẽ có những lỗ hôång khổng lồ. Phê bình -không phải là viết tạp- đòi hỻi người viết sự nghiêm chỉnh xứng đáng dành cho những người đang được phê bình. Sự nghiêm chỉnh ấy ngoài thể văn cho thích hợp cũng sẽ thể hiện qua sự nghiên cứu kỹ lưỡng, sự cân nhắc tài liệu…Và trên hết thẩy là sự hiểu biết đủ để thưởng thức rồi đánh giá. 

Ở trường hợp Võ Phiến, người vẫn tỏ lòng lo lắng cho văn học miền Nam trước sự cố tình trù dập của nhà cầm quyền cộng sản, sự sai lầm của ông càng đáng nghĩ ngợi hơn: khi cộng sản loại bỏ văn chương và nhà văn miền Nam, người ta biết ngay là sự loại bỏ ấy nhân danh bạo lực. Nhưng sự loại bỏ nhiều tác giả một cách vô lý của Võ Phiến cùng những phần phê bình thiếu xác thực vì không có tài liệu, mà nhất là cố ý theo sự yêu ghét cá nhân…còn nguy hiểm hơn vì ông làm việc này nhân danh văn chương và nhân danh luôn cả một nền văn học đang bị bôi xóa. 

Nêáu không làm cho sáng tỏ, người ta có thể tưởng nhầm rằng ở nhiều bộ môn, văn học miền Nam cũng tầm thường, cũng chỉ là một sự hoa mỹ, huê dạng vì có tác phẩm hoặc vì có tác giả không xứng đáng mà vẫn được khen ngợi; rằng nhà văn và độc giả (miền Nam) sẵn sàng chấp nhận những sự không lương thiện, huênh hoang, bịa đặt (Nhã Ca với bài thơ trộm Kinh Thánh Tin Lành và hai quyển Ký), sự ấu trĩ, xỉ mạ tổ tiên (Túy Hồng và Tôi Nhìn Tôi Trên Vách), sự non kém (truyện Duy Lam và thơ Trần Dạ Từ…) 

Ngược lại, những tinh hoa, những đặc sắc của nền văn học ấy (Vũ Hoàng Chương, Ðinh Hùng, Tuệ Mai, Thanh Tâm Tuyền, Mai Trung Tĩnh, Cung Trầm Tưởng, Tuệ Sỹ, Hà Huyền Chi, Du Tử Lê, Trần Tuấn Kiệt…) lại bị bỏ xó hoặc nguy hiểm hơn, bị Võ Phiến bầy ra một cách hết sức thiệt hại cho họ. Sự sai lầm này sẽ trầm trọng hơn khi ông bàn đến các nhà văn (hay nhà thơ) chống lại cộng sản hay những nhà văn có hoạt động đi ngược lại chủ trương (chính trị) của chính Võ Phiến. Tôi sẽ bàn đến những người cầm bút này trong Phần Ba, như đã nói. (Tapï Bút Không Phải Là Phê Bình Văn Học, Nguyễn Tà Cúc) 

Chính vì bài phê bình này mà Lê Tất Ðiều sau nhiều năm "lên núi" đã hăm hở "xuống núi", nhất quyết xả thân bảo vệ nhà văn Võ Phiến dù sự bảo vệ ấy có phạm phải những điêàu luật cấm kỵ, cả về văn chương lẫn lòng tự trọng của một con người. Trái với ước tính của Lê Tất Ðiều, không tạp chí văn học hay một tờ báo đứng đắn nào chịu nhận đăng. Sự "tẩy chay" đồng loạt của các tạp chí văn học vốn là đất dụng võ của Lê Tất Ðiều đẩy tác giả này vào một tờ báo nổi tiếng là một tờ báo chửi: tờ Saigòn Nhỏ. Ngay tại đây, ông cũng phải cam nhận số phận bẽ bàng của một người đi cầu cạnh: chính ông thú nhận là tờ Sàigòn Nhỏ để lạc mất một phần bài ông và ai cũng có thể nhận ra là ngay cả tên của mục dành cho lọat bài ông cũng không được chăm sóc cẩn thận, sai cả chính tả nặng nề. Cho tới lúc ông viết được bốn bài (tính cho tới bài xuất hiện trên tờ Con Ong Việt) thì ông được "đáp lễ" bằng sáu bài (hai của tôi và bốn của Ðăëng Văn Nhâm). Trước sau ông hoàn toàn không trả lời được. Bài trên tờ Con Ong là một bài cũ, đã xuất hiện trên tờ Sàigon Nhỏ gần một tháng nay. Bài này rõ ràng đã không trả lời được vấn đề tôi nêu ra —riêng trên tờ Con Ong-là tại sao ông không thể đưa ra tài liệu nào để bênh vực nhà văn Võ Phiến mà lại còn viêát sai về Ủy ban Báo Nguy Giúp Người Vượt Biển (và Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại) cũng như việc ông đào ngũ mà lại nhận là "ý nghĩa ra đi tốt đep nhất" hay quan trọng hơn, đòi bỏ quốc ca khi ông sử dụng nhóm anh em HO vào những bài viết của ông… 

Bởi thế, như đã viết ngay từ đầu, tôi không cần phải "trả lời" Lê Tất Ðiều. Nhưng để cảm ơn Con Ong Việt, tờ báo đã cho tôi một cơ hội lên tiếng và để độc giả, những người theo dõi loạt bài của cả tôi và Kiều Phong có tài liệu để xét đoán, tôi sẽ phân tích bài "Bồi Bút cùa Bồi Bút" của Kiều Phong mới đăng trên Con Ong Việt để xem bạn ta viết lách ra sao . 

SỰ PHÊ BÌNH SAI LẦM VÌ THIẾU TÀI LIỆU VÀ VÌ CẢM TÍNH CỦA NHÀ VĂN VÕ PHIẾN TRONG VẤN ÐỀ HAI CUỐN KÝ CỦA NHÃ CA (Giải Khăn Sô Cho Huế Hồi Ký của Một Người Mất Ngày Tháng).

Trong phần này Kiều Phong kêu là tôi "chê Võ Phiến" sai và dùng bài viết "chạy tội sát nhân của tên Việt Cộng Nguyêãn Ðắc Xuân". Kiêàu Phong cố tình viết thiếu: tôi dùng tài liệu của chính Nhã Ca và của Võ Phiến (tài liệu của Nguyêãn đắc Xuân chỉ là một phần nhỏ để kiểm chứng, không để kết luận) để chứng minh rằng nhà văn Võ Phiến sai lầm khi bào chữa cho Nhã Ca về viêäc Nhã Ca gọi quân nhân miền Nam là "ngụy", kết tôäi tàn sát dân lành cho họ, "lại dùng tiếng ‘Giải phóng’ để gọi Cộng quân và không gọi trong ý nghĩa mỉa mai…" (lời Võ Phiến, Ký, trang 2053) trong cuốn "Giải Khăn Sô Cho Huề" và tiếp tục bịa đặt, gán tội cho chính phủ miền Nam những việc không có như tịch thu sách của bà ta và đem bà ta ra tòa trong cuốn Hồi Ký Một Người Mất Ngày Tháng". Ðó mới là phần quan trọng nhất, chứ không phải phần Nguyễn Ðắc Xuân. Ðây là vài đoạn tôi viết trong đoạn phê bình phần Ký của nhà văn Võ Phiến (muốn đọc đầy đủ hơn, độc giả có thể tìm đọc trên: www.geocities.com/nguoimoi/ ) 

Nhã Ca và Giải Khăn Sô Cho Huế. 

Võ Phiến nhắc lại chuyện "anh Ðắc nặng tình bạn lên núi tầm sư học đạo rồi theo giải phóng trở về tìm bạn…" (trang 2051, sđd) trong Giải Khăn Sô Cho Huế. Oâng cũng "mắng yêu" Nhã Ca "…Nhưng không biết diễn biến rủi ro nào đã xui khiến sau hai năm suy tưởng, lúc chấp bút thảo nên Giải khăn sô cho Huế, Nhã Ca lại dùng tiêáng "Giải phóng" để gọi cộng quân, và không gọi trong ý nghĩa mỉa mai" (trang 2057, 2058, sđd) 

Trước hết, là xét xem sau hơn hai mươi năm, Nhã Ca của cuốn ký Hồi Ký của Một Người Mất Ngày Tháng (xuất bản năm 1991, Hoa Kỳ) và cả những tác phẩm sau đó có là chị hay là meï của Nhã Ca Giải khăn sô cho Huế như Võ tiên sinh vẽ vời hay thực ra là giống hệt nhau, là hai chị em song sinh, nghĩa là sau mấy chục năm mà Nhã Bà (và Võ Oâng vẫn cứ …trẻ trè tre.) Sau khi đã xác định được điểm này, ta sẽ bàn thêm về trách nhiệm của người viết Ký, may ra giải được thắc mắc của Võ tiên sinh Nhưng không biết diễn biến rủi ro nào đã xui khiến …Nhã ca lại dùng tiếng "Giải phóng" để gọi cộng quân…(như đã dẫn ở trang 2053

1.Sự Bịa Ðặt Trong Cả Hai Cuốn Ký : Giải Khăn Sô Cho Huế (trước 1975) và Hồi Ký Một Người Mất Ngày Tháng (sau 1975) 

Trong Ký, điều tối kỵ là bịa đặt. Thậm chí, Võ Phiến còn trích ra định nghĩa trong cuốn Từ điển văn học do nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội in ở Hà Nội :" Tính chính xác tối đa là đặc trưng cơ bản của ký" (trang 2248, sđd). 

a-Vụ Nguyễn Ðắc Xuân (Ðắc) và Trần Mâäu Tý (Tý). 

Một trong những việc mà Nhã Ca bịa đặt có thể kiểm chứng được, liên quan đến Nguyễn Ðắc Xuân ở cả hai hồi ký. Trong Giải Khăn Sô Cho Huế, Nhã Ca dành gần hết chương 7, qua lời một nhân vật tên Khâm, thuật lại cảnh (Nguyễn) Ðắc (Xuân) trở về Huế, lôi người bạn (Trần Mậu ) Tý ra khủng bố hết sức dã man: 

-…Cậu bạn của Ðắc, tên Mậu Tý , dơ cái băng đỏ dấu hiệu giải phóng quân lên cao, lạy van Ðắc…Nhưng mặc Tý năn nỉ, hoan hô, Ðắc vẫn nhất định nổ súng vào người bạn nhỏ (Tựa nhỏ:Viết để chịu tội, sđd, trang 10,11, xuất bản tại Saigon, Việt Nam, 1969) 

-…Ðắc đã tìm gặp được Tý. Hắn bắt Tý đừng dưới một hố cá nhân rồi bắt đầu hỏi tội và hành hạ. Ðắc xin các đồng chí Giải Phóng có mặt ở đó được giải quyết mối thù riêng và các đồng chí Giải Phóng đã không ai can thiệp. Tý đứng dưới hố, cứ mỗi lúc Ðắc đưa súng lên nhắm vào trán Tý mà bóp cò, Tý lại nhắm mắt, khuôn mặt lạnh lùng chờ đợi. Nhưng rồi phát súng chờ đợi không nổ. Ðến khi phát súng chờ đơiï nổ thì Tý vẫn không chết. Mỗi phát đạn cứ lướt qua màng tang, qua đầu, qua bên vai và mỗi lần như thế Tý đã lưu lại thế gian tiếng thét cuối cùng của nó. Sau đó, Ðắc kéo Tý lên rồi dẫn đi…" (trang 368, sđd). 

Cần lưu ý thêm một điều là ở trang 376, Nhã Ca không hiểu thần hồn nát thần tính thế nào mà viết luôn tên Xuân (thay vì Ðắc) ra: 

-…Tôi thắc mắc không biết xác của ai. Tôi nghĩ tới Tý. Cũng không có thể là Tý. Xuân đã bắt đi, không dễ dàng gì cho hắn trả nợ thế…(chữ in đậm là của người viết- sđd) 

Nhưng sự thực ra sao: có đúng là Xuân giết Tý sau khi đã bắn dọa rùng rợn như Nhã Ca diễn tả từng ly từng tý thêm trong 4 trang trước đó (364-367) bằng trò chơi Russian roulette không? Câu trả lời là không, ít nhất là theo chính Nhã Ca và cả người bị kết tội là Nguyễn Ðắc Xuân. 

Trong Hồi Ký Một Nguòi Mất Ngày Tháng hai mươi năm sau, Nhã Ca xác nhận lại là chỉ nghe kể chứ không chứng kiến tận mắt viêäc Nguyễn Ðắc Xuân về Huế hay giết Trần Mậu Tý:

-…Ðắc là sinh viên tranh đấu cũ, sau bò ra khu. Năm Mậu Thân, nghe kể Ðắc theo quân Cộng sản về Huế…Tôi có kể chuyện này trong Giải khăn sô cho Huế. (trang 198, sđd, 1991- chữ in đậm là của người viết) 

Có hai tài liệu quan trọng có thể dùng để kiểm chứng việc này- và nhiều việc khác nữa- là hai bài viết, một của Nhã Ca đăng trong Hồi Ký Một Người Mất Ngày Tháng sau 1975, một của Nguyễn Ðắc Xuân có tựa "Hậu quả của ‘cái chết’ của tôi" đăng lại trên tờ Ðông Dương Thời Báo, số 69, ngày 30.7.1998, Houston, Texas, Hoa Kỳ, cùng thuật lại cuộc gặp gỡ giữa hai người sau 1975 ngay tại quán bán hàng của Nhã Ca trên đường Ðồng Khởi, Sàigon. 

…Nhã Ca khi sang bên này mới cho xuất bản cuốn hồi ký có những giòng trên: quá khứ tưởng chỉ có mỗi một Nhã Ca còn sống, còn viết. Bất đồ, mới đây, Nguyễn Ðắc Xuân lên tiếng. Trong bài đã dẫn (trích trong tập Cửa Sổ Giữa Tầng Lá Xanh) Nguyễn Ðắc Xuân viết rất chi tiết về hai cuốn ký của Nhã Ca bịa đặt về chuyện ông ta giết Trần Mậu Tý : 

-…Các hoạt động của tôi ở Huế, dân Huế biết, các đồng chí đồng sự của tôi hiện đang sống đều biết rất rõ. Giữa một cuộc chiêán đấu lớn lao, đông đảo như thế, tôi xử ai và tôi giết ai tôi không thể làm một mình và chắc chắn 30 mươi năm qua những đối tuợïng ấy không thể làm thinh trước dư luận báo chí trong và ngoài nước. Tôi đã mở tòa án ở đâu và xử ai?…

Chính Nguyễn Ðắc Xuân cũng không rõ Tý chết trong trường hợp nào: 

-…Hơn một năm sau tôi mới nghe tin T. đã chết trong tết Mậu Thân. Những khi gặp những người quen biết T., chúng tôi thường đưa ra mấy giả thiết về trường hợp T. chết như sau…(bđd) 

Sở dĩ Nhã Ca sai lầm vì đã dựa vào một chi tiết có thực: ấy là việc Nguyễn Ðắùc Xuân bắt Trần Mậu Tý "xuống hầm cá nhân ngồi"

Tôi chỉ hầm cá nhân đang đào dang dở trước sân nói tiếp —"Chuyện chi còn có đó. Xuống ngồi dưới hầm cá nhân đó!…Tôi đưa cho T một xấp giấy manh bảo qua nhà anh Vĩnh Tháp…Nhưng sau đó chúng tôi bị căn cứ Mang Cá rót đạn cối vào nhà, phải di chuyển ngay chỗ ở. Và tôi cũng không còn dịp gặp lại T. nữa. .." 

Chính vì chi tiết "hầm cá nhân" này mà Nhã Ca đã bịa ra nguyên bốn trang về việc Nguyễn Ðắc Xuân chơi trò Russian roulette trước khi giết Tý. 

Bởi thế, Nguyễn Ðắc Xuân đòi hỏi Nhã Ca phải đính chính: 

-…Ðến nay ở nước ngoài có lẽ Nhã Ca có thể viết rõ ra để chứng minh tính chân thực của cuốn sách…Cái chết của T . cũng thế. Nhưng vì Nhã Ca đã không viết đúng sự thực, nếu tôi không viết thêm đoạn này thì người đọc trong các thế hệ sau sẽ khó có được một tư duy đứng đắn về sự kiện này." (bđd) 

…Cho nên, nếu đã tự hào như Võ Phiến "Ký ấy thật khác với ký miền Bắc trong cùng một thời kỳ…Mất cái đặc trưng cơ bản (tính chính xác tối đa- chú của người viết, như đã dẫn), ký dễ biến ra ký giả…" thì chúng ta không thể cứ bênh vực người viêát của miền Nam, của chúng ta một cách mù quáng vì cái công nghĩa là cái khác biệt giữa người miền Nam và nhà cầm quyền miền Bắc. Qua bài viết của Nguyễn Ðắc Xuân, tôi có cảm tưởng rằng anh ta quả đã có tham dự vào những cuộc giết người ở Huế. Nhưng hành hạ, khủng bố tinh thần Trần Mậu Tý rồii giết như Nhã Ca đã gán cho anh ta thì không. ..Tôi thực tiếc Nhã Ca đã tự gây thiệt hại cho đời-viết-ký của mình bằng sự không công khai nhìn nhận sai lầm (ở Giải Khăn Sô Cho Huế) và tiếp tục sự bịa đặt ấy một cách "vĩ đại" hơn (ở Hồi Ký Một Người Mất Ngày Tháng). 

Hai cuốn ký song sinh

Võ Phiến kết luận rằng cuốn ký thứ hai của Nhã Ca đã "già dặn" hơn cuốn trước, căn cứ vào sự tỉnh ngộ tương tự của học giả Nguyễn Hiến Lê và chuyện Nhã Ca bày tỏ thái độ với …Nguyễn Tuân! Tưởng là bày tỏ thái độ với Ðỗ Mười: cụ Võ làm độc giả mừng hụt nhá! Cuốn Giải Khăn Sô Cho Huế có những câu những đoạn chửi rủa người lính miền Nam, ca ngợi lính chính quy miền Bắc. Ðây là một đoạn tiêu biểu: 

-…Tôi nhớ lại khuôn mặt anh lính giải phóng gác nơi cầu khi chúng tôi di qua. Một anh lính Bắc Việt ngờ nghệch, anh nhìn ai cũng ra bọn Mỹ Ngụy hết. Anh la hét, cấm đoán rồi cuối cùng mọi người cũng chạy được qua cầu. Tôi nghĩ chắc anh không trông thấy gì ngoài đàn ông, đàn bà, con nít chạy loạn, còn bọn Mỹ ngụy chỉ một đêm nổ súng là chết hết rồi…(Giải Khăn Sô Cho Huế, trang 182, 183- chữ in đậm là của người viết) 

Có cần lời bàn nào không?! 

Chỗ yếu nhất của Võ Phiến trong phần này là sử dụng Nguyêãn Hiến Lê để bào chữa cho sai lầm của Nhã Ca: 

-Tại sao đánh nhau? Ai phải ai trái? Không phải một anh lính trẻ. Mà một học giả đầy ưu tư đối với dân tộc-ông Nguyễn Hiến Lê-cũng từng nghĩ quấy. Trước sau năm năm, thực tại được chứng kiến đã làm ông Nguyễn Hiến Lê đổi hẳn thái độ…(sđd) 

Nguyễn Hiến Leâ đổi hẳn thái độ bằng một tập Hồi Ký vạch rõ những sai trái, tàn ác của cộng sản và gửi ra ngoại quốc cho in. Ðây là một tài liệu vô cùng quý giá cho những thế hệ đi sau vì có đầy đủ chi tiết về tình trạng miền Nam và Việt Nam dưới chế độ cộng sản: những lần đốt sách, đổi tiền, bắt bớ …làm điêu đứng cả nước. Ðiều đáng chú ý là bản thân Nguyễn Hiến Lê không bị bắt bớ đâày ải nhưng bổn phận một người cầm bút khiêán ông chính thức, công khai xác nhận lỗi lầm của mình và dành cuối đời cho việc ghi lại những sự việc mà ông cho rằng rồi ra đảng cộng sản Việt Nam phải chịu trách nhiệm về sự suy thoái của cả dân tộc. 

Trong khi ấy, cuốn Hồi Ký Một Người Mất Ngày Tháng xuất bản năm 1991, sau khi tác giả ra khỏi Việt nam, chỉ đầy những bịa đặt, giả trá nhắm thổi phồng tác giả. 

Vo õPhiến cũng bào chữa thêm rằng Nhã Ca cũng "non nớt như 90% người miền Nam, theo ước lượng của ông Nguyễn Hiến Lê" nhưng Võ Phiến quên rằng "90% người Miền Nam" không vu oán cho người khác hay tiếp tục vu oán cho người khác như Nhã Ca. Hơn thế nữa, Nhã Ca còn tiếp tục nguyền rủa miền Nam bằng cách đăng lại trên Hồi Ký Một Người Mất Ngày Tháng những bài báo hay qua phỏng vấn rằng Miền Nam là một miền đất mà đã "văn hóa tuột dốc, chịu khổ ải dưới (ảnh hưởng của Hoa Kỳ đến nỗi) …con gái trong nhà biến thành đĩ điếm và gái bao ngắn hạn…"(trang 518, sđd) 

Ðó là những tin tức sai hoàn toàn mà nhà văn Võ Phiến không thể ngó lơ được khi đã xếp nó vào Kyù, nhất là khi muốn dùng nó để bênh vực cho Giải Khăn Sô Cho Huế

Tôi chỉ cần đưa ra ba thí dụ điển hình: […]Thí dụ thứ hai là việc Nhã Ca tuyên bố với tờ The New York Times, đăng trên số ngày 19 tháng 11. 1973 là "chính phủ Sàigon có lúc đã tịch thu sách của bà" (The Sàigon government has on occasion seized books of her…"-trang 518, sđd, chữ in đậm là của người viết) 

Những lời dối trá loại này không những được đăng lại đầy đủ cùng nhiều lời mạt sát miền Nam khác mà lại còn được trích ra in ngay ngoài bìa cuốn Hồi Ký của Một Người Mất Ngày Tháing "…Về phía chính quyền miền Nam thời đó, mặc dù từng được giải thưởng Văn chương Quốc gia, bà vẫn bị chính quyền Sàigon đưa ra tòa nhiều lần vì các bài viêát chống lại họ" (Tom Hansson, nhật báo Svenka Dagbladet, ngày 19. 4. 1987, đăng lại trên Hồi Ký Môät Nguời Mất Ngày Thawing, trang 529) 

Những lời vu cáo này cũng lại được xuất hiện như một lời quảng cáo cho một cuốn khác mới xuất bản đây, cũng ngoài bìa sau (Chớp Mắt Một Thời). 

Là một công chức làm tới chức Chánh sở tại Bộ Thông Tin trước 1975, là một người trong giới nhà văn, nhà văn Võ Phiến cắt nghĩa ra sao về những sự man trá này trong một cuốn mà ông gọi là Ký? Oâng đọc không kỹ hai cuốn ký mà ông phê bình hay ông đồng ý với Nhã Ca? Nếu ông đồng ý thì chứng cớ đâu (cuốn sách nào của Nhã Ca bị tịch thu và tác giả chúng ra tòa —nhiều lần- vì viết bài chốâng chính phủ Saigòn ngày nào…)? 

…Người ta dĩ nhiên không ngạc nhiên gì về thái độ của Nhã Ca, nhưng sự thiếu sót của nhà văn Võ Phiếân có thể làm người ta sửng sốt. Chính vì sự thiếu sót này mà Võ Phiến phải băn khoăn về "sự rủi ro" nào trong cuốn hồi ký thứ nhất…(Tạp Bút Không Phải Là Phê Bình Văn Học) 

Qua chỉ một đoạn ngắn trên, người đọc có thể nhìn thấu cái dã tâm của Kiều Phong là cố tình vu oán về một vâán đề rất nhậy cảm (cộng sản) để khích động những người nào không có dịp đọc bài phê bình của tôi. Nếu nói đến Nhã Ca, t ại sao Kiều Phong không dám nhắc đến phâàn chính trong đoạn náy là sự sử dụng văn chương để tiêáp tục lừa dối dư luận, để tự đánh bóng mình, để che lấp cho thái độ vong ân của Nhã Ca với Miền Nam? Là một người dân miêàn Nam, Kiều Phong giải thích ra sao về những câu này trong lời đề tựa cuốn "Giaiû Khăn Sô Cho Huế"; 

-…Công trình ấy không biêát từ đâu, nhưng dù do đâu đi nữa , thì cái tội ác tàn phá một thành phố lich sử là Huế, chính thế hệ chúng ta, thời đại chúng ta phải chịu trách nhiêäm… 

"Chúng ta" này là ai? Tại sao "chúng ta" phải "chịu trách nhiệm" về tội ác Cộng Sản? Tại sao Nhã Ca không biết "từ đâu " (!). Tại sao Nhã Ca tiếp tục vu khống miền Nam tịch thu sách và đưa bà ta ra tòa? Tại sao chánh sở thông tin Võ Phiến biết rõ đó là những sự bịa đặt trắng trợn mà khi viết sách về Văn Học Miền Nam vẫn im lặng, lại còn che chở cho? Tại sao Kiều Phong không dám viết -dù một chữ- để bào chữa cho Nhã Ca- về những nghi vấn này? Câu trả lời này, tôi đã có và lần này để chứng minh tôi sẽ dùng tài liệu của Trần Dạ Từ (chồng Nhã Ca) và của chính…Kiều Phong đã được xuất bản! "Tiêàn bối" Kiều Phong đừng có sốt ruột, đời còn dài, thế nào cũng được xem tài liệu này trước khi…nhắm mắt. Lúc ấy thì không còn kêu ca, khóc mếu, mách cáo với độc giả là tôi dùng "tài liệu" của …hai tên Viêät côäng nữa nhé! Tương tự, Kiều Phong cắt xén chữ nghĩa của Ðặng Văn Nhâm để gán ghép cho Ðặng Văn Nhâm tội "chửi người chiến binh Việt Nam Cộng Hòa" (nguyên văn của Kiều Phong. ) Mang tiếng là một nhà văn, tại sao Kiều Phong không trả lời thẳng vào những bài Ðặng Văn Nhâm đã viết (Bài Học Làm Ngươiø Dành Cho Kiều Phong; Thi Họa, Thư Họa và Thú Chơi Chữ Khác Nhau Như Thế Nào?…); tại sao Kiều Phong không dám trích hết nguyên văn để độc giả xét đoán mà lại phải cắt xén? Vì nếu không, Kiều Phong sẽ phải dẫn ra những câu mà Ðặng Văn Nhâm viết về thái độ hào hùng của tướng Phan Trọng Chinh, về âm mưu dùng bạch phiến để phá hoại miền Nam (qua lời thuật của một nhân chứng)… Nêáu dở trò hạ tiện chụp mũ kiểu này, Kiều Phong sẽ phải cắt nghĩa ra sao về việc nhà văn Võ Phiến dùng định nghĩa về Ký của-bọn-Cộng-Sản như tôi đã dẫn? ! Miền Nam không đủ chữ à?!ø 

II. TƯ CÁCH VÀ VĂN PHONG CỦA Kiều Phong (LÊ TẤT ÐIỀU) 

Sau khi đã bàn về mục đích chính của Kiều Phong là bênh vực Võ Phiến, nay lại xem Kiều Phong dùng cách nào để mong đạt được mục đích này. Dùng chữ "tư cách" với Kiều Phong quả là dùng nhầm chữ. Tôi đưa hai thí dụ: thí dụ thứ nhất là về vấn đề "Trưởng Uûy Ban Nhà Văn Nữ". Tuy là cựu Tổng Thư Ký đầu tiên của Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại, Lê Tất Ðiều không hề làm việc nên không ngờ Văn Bút Quốc Tế có Uûy Ban này: 

-…Suôt mấy triều đại, cô đều là quan Trưởng Uûy Ban Phụ Nữ (Mẹ kiếp! Hội Văn Bút mà lại có Uûy Ban Phụ Nữ…Mà có Uûy Ban Phụ Nữ sao lại không có Uûy Ban Ðàn Oâng"…, "Uûy Ban Ghế Tơ"…) 

(Chuyên Cô Bé Nhiều Ảo Giác)

Sau bài trả lời của tôi, Kiều Phong biết là hố nặng nên lập tức …trở mặt, cung kính gọi tôi là "trưởng Uûy Ban Nhà Văn Nữ" mà không dám dở giọng đàn hặc nữa. Dù thế, Kiều Phong cứ ỉm đi, không hề xin lỗi tôi hay độc giả. Thí dụ thứ hai là nghiễm nhiên vu cáo Viên Linh "đào ngũ". Trước 1975, Kiều Phong là biên tập viên của tờ báo quân đội Tiền Tuyến, có lúc trực thuộc dưới quyền Viên Linh. Viên Linh giải ngũ năm 1973, việc ấy Kiều Phong không thể nào không biết được. Những người trong giới bấy giờ cùng với Viên Linh và Kiều Phong như Hà Huyền Chi, Du Tử Lê, Tô Thùy Yên…là những người cầm bút trong giới quân đội nay đang có mặt tại My.õ Thậm chí, chủ nhiệm Hà Thượng Nhân và chủ bút Phan Lạc Phúc đều còn sống , tại sao Kiều Phong dám dựng đứùng một chuyện như vậy? Nếu Kiều Phong quả có "tư cách", Kiều Phong trả lời độc giả ra sao về hai thí dụ này? Càng không may mắn hơn cho Kiều Phong là sau khi chàng đem chuyện VBVNHN vào và vừa chính thức ra măët đứng sang phía "nhà văn" Sơn Tùng, nhà thơ Hà Huyền Chi (cựu cố vâán VBVNHN) cho công bố một bài viết kèm tài liệu (Văn Dĩ Tải Ðạo-Ðâu Là Nhân Cách và Lương Tri của Người Cầm Bút) trong đó nhóm Sơn Tùng đã cắt xén thêm thăét vào một lá thư ngỏ Hà Huyêàn Chi trả lời Viên Linh. Không những thế, còn in thành sách, "banù lấy tiền" (theo lời Hà Huyền Chi), và phổ biến công khai sự man trá ngoài sức tưởng tượng của loài người biết cầm bút (cũng lời Hà Huyền Chi). Cựu Tổng Thư Ký Lê Tất Ðiêàu trả lời ra sao về sự thật hãi hùng ngoài sức tưởng tượng của loài người biêát cầm bút này? Nhà văn Võ Phiêán, người từng viết tựa ca ngợi ngỏ lời biết ơn kẻ cầm đâàu việc bịa đặt man trá này, nay cũng trả lời ra sao ? Liêäu sự thật hãi hùng này có đủ để "đánh thức chút thiên lương khuất lấp nơi mình" (Tựa cho cuôán Ký của Nguyễn Hữu Nghĩa, Võ Phiến, 1.11.1988)? Tôi không tin rằng chúng ta- thuộc loài người biết cầm bút- mà lại có thể tiếp tục im lăëng trước những trò mà nhà thơ Hà Huyền Chi đã gọi là "mượn dao giêát người, tẩm độc chữ nghĩa, và bạo hành văn chương" mà còn có thể huê dạng bàn tới tư cách và văn chương người khác. Liệu phải có bao nhiêu chiếc "quan tài" (lời Hà Huyền Chi) của anh em mới đủ để nhà văn Võ Phiến (và Lê Tất Ðiêàu) chịu thú nhận là đã bị cho vào xiếc? ** 

Bởi thế, sau khi tôi đã chứng minh bằng tài liệu, nhân chứng là Kiêàu Phong đã tự chứng minh là không đủ kiến thức qua những thí dụ ngớ ngẩn trong bài Chơi Chữ, không đủ liêm sỉ để nhận là mình sai (việc Trưởng UyÛ Ban Nhà Văn Nữ), vu khống người khác (Việc Viên Linh), cắt xén để chụp mũ (việc Ðặng Văn Nhâm), lôi con cái tôi lên báo mà vẫn lên giọng quang quác dậy bảo người khác (mượn chữ Kiều Phong) về văn chương, nhân nghĩa bằng một thứ văn phong hết sức bẩn thỉu, đê tiện, tôi xin hoàn trả câu này lại cho Kiều Phong: 

-…Chao ôi! Văn chương văn hóa Việt Nam có tội tình gì mà nẩy nòi ra một đứa có thể tưởng là người khác dốt…một cách dốt nát, ngu đần, thối tha đến thế …(Chơi Chữ, Kiều Phong) 

Xin quý báo và độc giả Con Ong chớ tưởng là tôi bịa ra để gieo tiếng dữ cho Kiều Phong : tôi chép nguyên văn một câu -trong nhiều câu- của một tác giả từng được nhà văn Võ Phiến khen là "tiêu biểu cho cái ý nghĩa tốt đẹp nhất của cuộc ra đi vừa qua" (Ký, trang 1941). Cái "tiêu biểu cho cái ý nghĩa tốt đẹp nhất của cuộc ra đi vừa qua" âáy đã có lúc viết sách để cướp công nhà văn (Trung Tá Hải Quân) Phan Lạc Tiêáp của Uøy Ban Báo Nguy Giúp Người Vượt Biển, đã chính mình hay a tòng với bọn bất lương để lôi đời riêng, con cái của nhiều nhà văn khác lên baó, đã cầm bút viết nhiều điều gian trá, mà quan trọng hơn hết là đã sử dụng một thứ chữ nghĩa cực kỳ thô bỉ làm xấu hổ luôn tới sáu cuốn sách văn học miền Nam của nhà văn Võ Phiến mới xuất bản, mà Kiều Phong đang hết sức ra công bênh vực. Kiều Phong không hiểu là càng viết man trá, bẩn thỉu chừng nào càng…hại Võ Phiến chừng đó sao?! 

III-TÀI ÐÁNH HỎA MÙ CỦA KẺ ÐÀO NGŨ, BỎ QUÔÁC CA LÊ TẤT ÐIỀU 

Như đã nói, trọng tâm của những bài viết của Kiều Phong không phải là Văn Bút Việt nam Hải Ngoại, cũng không phải những tác phẩm của Ðăëng Văn Nhâm hay Viên Linh. Mà là bài phê bình Võ Phiến của tôi như đã nói trên. Trung Uùy Lê Tất Ðiêàu không hiểu đánh trận ra sao trước khi cậy cục về ngồi ở tòa soạn Tiền Tuyêán nhưng tài đánh hỏa mù của chàng xem ra rất giỏi. Khi bị lôi việc đào ngũ ra, chàng biết chàng không chối được bèn lập tức chỉ sang nhà hàng xóm: kia kìa, hắn cũng đào ngũ như tôi vậy! Nhưng chàng không tóm được ai "bỏ quốc ca" như mình nên đành chịu và hy vọng độc giả (nhất là những anh quân nhân ở tổ ong sẽ quên đi). Khi bị phê bình là viết hạ cấp quá, chàng cũng nhanh nhâåu phân bua: "ấy, hắn viết còn ghê hơn tôi." Ngoạn mục nhất là màn đòi quyền trả lời trên tơ øCon Ong: tờ Con Ong là tờ báo địa phương, cách nhà chàng chắc chừng vài phút lái xe. Khi chàng cần tấn công người khác, chàng chọn một tờ báo ở xa đã từng vu khống họ mà không cho họ quyền phản bác. Khi chàng thấy bài phản bác của họ xuất hiện trên tờ Con Ong thì chàng bèn "gãi gáy", kêu gọi "các anh quân nhân" cho trả lời. Thế sao hơn nửa năm nay không thấy chàng góp cho tý mật cho các anh quân nhân? Hay có biến mới hớt ha hớt hải chạy vù vù đến, xin nép vào tổ ong. Còn cái ổ kiến lửa mà chàng khúm núm nhờ vả, hóa ra không phải là một ổ kiến lửa, chỉ là kiêán cỏ kiến hôi, nên không bảo vệ được chàng chăng?! Nghĩa là chàng Kiều Phong còn dở trò khôn lỏi: đưa bài mình đăng ở một tờ báo không cho người ta quyền trả lời nhưng lại khóc mếu đòi quyền trả lời ở những tờ báo đứng đắn khác! Chàng tưởng đám "con ong cái kiến" không biết cái võ khôn lỏi này của chàng chăng? 

Kiều Phong sẽ không thể tiếp tục lường gat dư luận bằng những bài viết tương tự, tiếp tục lôi kéo những người vô can như Viên Linh, Ðặng Văn Nhâm hay con cái tôi, tiếp tục tránh né, không dám trả lời những vâán đề chung quanh viêäc Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại hay kiến thức hạn hẹp của Kiều Phong… khi không đủ bản lĩnh để bút chiến với tôi về những sai lầm trong sáu cuốn phê bình của nhà văn Võ Phiến. Nếu cần, Kiều Phong cứ viết hẳn từng bài, đặt vấn đề thẳng với Viên Linh, với Ðặng Văn Nhâm, với cả…con cái tôi nữa để họ có thể chính thưcù lên tiếng. (Riêng vấn đề VBVNHN, tôi sẳn sàng cung cấp tài liệu cho cựu Tổng Thư Ký Lê Tất Ðiều để tranh luận với tôi về việc này sau khi Lê Tất Ðiều chứng tỏ không biết gì về tổ chức này cả). 

Dĩ nhiên cho tới nay, độc giả cũng có thể nhìn thấy đám hỏa mù của Kiều Phong không thể che đậy những vấn đề đặt ra về sáu cuốn sách phê bình văn học miêàn Nam của nhà văn Võ Phiến như ngụy chứng để kết luận Vũ Hoàng Chương chê thơ Ðinh Hùng, lôi đời riêng Nguyễn Thị Hoàng (và Kim Lefèvre) ra dè bỉu, lấp liếm về chuyện Nhã Ca tiếp tục vu oán cho chính phủ Miền Nam, không đề cập đến việc Túy Hồng dùng văn chương như một phương tiện để sỉ nhục người Bắc…và quan trọng hơn hết thảy là đã gạt hầu hêát các nhà thơ tên tuổi của miền Nam ra khỏi phần viết về "Thơ" như Tuệ Mai, Cung Trầm Tưởng, Hà Huyền Chi, Du Tử Lê…mà lại đem những ngươiø hoặc chỉ có một bài thơ hay không xứng đáng bằng những nhà thơ đã dẫn. Sự thiếu sót trầm trọng này không thể vì danh tiếng hay sự nghiệp cuả tác giả Võ Phiêán mà bỏ qua được. Ðó là chưa kể đến những nghi vấn có liên quan đến chính trị khi ông phê bình một số nhà thơ nhà văn khác, những nghi vấn bắt buộc phải được đăt ra khi chính Võ Phiến khi phê bình đã viết rất nhiều về thời thế mà các nhà văn này sinh trưởng và sáng tác (thời không cộng sản) và về mục đích, là viêtá về một nền văn học bị trù dập

Sự ấu trĩ đến khôi hài của Kiều Phong (Lê Tất Ðiều) khi cố gắng băèng mọi giá —kể cả cái giá chôn vùi luôn tên tuổi của mình bằng những bài viết thâäm phần dơ bẩn- là chứng cớ rằng quả thật Văn Học Miền Nam cần một sự phê bình chính xác hơn. 

Bởi thế, dù thô bỉ, dù gian trá, không hẳn là loạt bài của Kiều Phong không hữu ích: nó sẽ là chứng cớ rằng môät nhà văn không thể viết chỉ để dương danh tên tuổi hèn mọn của mình bằng cách tưởng là bảo vệ những nhà phê bình đã cho mình một chỗ ngồi ở đại sảnh văn chương. Quyền lực của nhà phê bình thật ra rất giới hạn vì cái đại sảnh văn chương ấy có một thứ trật tự riêng, thứ trật tự căn cứ trên văn phong và tác phẩm của một nhà văn, chứ không ở sự khéo léo giới thiệu hay luồn lách của nhà phê bình. Cho nên, loạt bài của Kiều Phong cũng là những tài liệu vô cùng cần thiết để CÔNG CHÚNG (và các nhà phê bình văn hocï) thẩm định giá trị và quyết định vị trí của nhà văn Lê Tất Ðiều trong đại sảnh văn chương ấy, đúng hai mươi lăm năm sau ngày ông rời Việt Nam. 

Vị trí đó, e rằng chỉ là một góc tối tăm phía ngoài đại sảnh, nơi ông ngửa chiếc mũ "tiêu biêu cho ý nghĩa tốt đẹp nhất của cuộc ra đi vừa qua" (do Võ Phiến hì hục đội cho ông), để nhận đồng bạc trắc ẩn của những (cựu) đồng nghiệp làm phúc cho một nhà văn đã rơi xuống vực thẳm của sự sa đọa chữ nghĩa./. 

Nguyễn Tà Cúc
** Tôi cũng muốn nhân dịp này cảm ơn nhà thơ Hà Huyền Chi đã chính thưcù lên tiếng , dù đó là bổn phận của một người cầm bút lương thiện :"…xét ra việc tôi bị Nguyễn Tà Cúc chửi oan cũng còn là quá nhẹ. Tôi đáng bị chửi nhiều hơn nữa. Vì không" thấy" trong trường hợp này quả là một trọng tội. Xét ra hội viên Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại cũng còn may thật là may, để không bị lèo lái bởi những kẻ chỉ nên cầm một thứ gì khác hơn là cầm bút…" Tôi cũng "tạ lỗi" là tôi đã không gửi bức thư bịa đặt ấy cho ông khi châát vấn ông về việc này. Tại sao một người vốn rất cẩn thận như tôi mà lại có thể thiếu sót một cách râát tắc trách như vậy? Tôi tin là …ông Trời xui khiến như thế: nếu nhà thơ Hà Huyền Chi biết rõ việc này cách đây năm năm, lời đính chính của ông chắc chắn chìm vào đám hỏa mù lúc ấy. Bây giờ giới nhà văn và cộng đồng người Việt sẽ có đủ dữ kiện và thời gian để suy xét về những "hội viên" - đã dùng VBVNHN để "sang đoạt chữ nghĩa, trắng trợn vu khống, bị nhét vào mồm những chữ ngoài ý muốn…" ( bài đã dẫn, Hà Huyền Chi) .