Để theo dõi tin tức bình luận sinh hoạt nữ trí và văn học,
văn học và đại chúng, mời đọc:

NGƯỜI MỚI

Diễn Đàn Văn Học và Phụ Nữ - Nguyễn Tà Cúc chủ trương.

TỪ MỘT GÓC CALIFORNIA
HỘI CHỢ SÁCH 1 (BOOKFAIR 1)
Tại Little Saigon, Nam California
NGUYỄN TÀ CÚC
Suốt một tháng tám, Little Saigon tràn ngập quảng cáo về "Hội Chợ Sách Năm Thứ Nhất".

Từ sự gợi ý của họa sĩ Etcetera, ban tổ chức gồm Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Mỹ (VAALA), Mimi Studio, Kicon và WWViet. Các đài phát thanh như VNCR có nhiều cuộc phỏng vấn, loan báo. Dở tờ Người Việt, người ta thấy bốn trang quảng cáo (không kể hàng ngày quảng cáo ngay trên trang 1 của tờ báo) . Trong kỳ quảng cáo đặc biệt 4 trang, trang đầu về địa điểm, những cơ quan chính đứng ra bảo trợ, chương trình chung; trang hai đăng bài tổng hợp những ý kiến, phát biểu của một số nhà xuất bản, tác giả và cũng như nhân sự đảm trách ba cuộc hội luận văn, thơ, xuất bản với chủ đề "Con Đường Sáng Tạo", một phần ba của trang này đăng ảnh những tác giả tham dự như nhà văn Phạm Xuân Đài (trông già hơn tác giả ở ngoài, rất nhiều), Hoàng Mai Đạt (cười tươi nhất), Võ Thắng Tiết của nhà Văn Nghệ (mặt đăm chiêu như đang tính toán cộng trừ nhân chia xem lời lỗ bao nhiêu), nhà thơ Du Tử Lê (đẹp trai hơn... chính tác giả ở ngoài, rất nhiều), nhà văn Trần Mộng Tú (không giống ở ngoài tý nào)...Nhưng đáng kể nhất là nhà văn Bùi Bích Hà, trông cứ như tài tử Trịnh Phối Phối cách đây nhiều năm (chứ không phải như Trịnh Phối Phối mới đóng Long Tàng Hổ Phục). Trang ba đăng tin tức về đại hội âm nhạc chấm dứt hội sách và ngày giờ các tác giả có mặt ký sách tặng và bán sách. Theo danh sách này có 20 tác giả tham dự, nửa nam, nửa nữ... từ các tác giả có tiếng như Hà Huyền Chi, Ngô Thế Vinh, Nguyễn Mộng Giác... đến những tác giả ...giả. Trang bốn là tin tức về cuộc triển lãm "Graphic Design" với chủ đề "the Mix" (sự tổng hợp).

Bắt đầu từ ngày chủ nhật 19, báo chí ở địa phương có đăng những bài tường thuật về Hội Sách này. Tờ Viễn Đông Kinh Tế hăng nhất, cho đăng ngay trang đầu: "Tuần đầu thành công rực rỡ mở màn một sinh hoạt chữ nghĩa và nghệ thuật mới. Tuần này sẽ sinh động hơn" (số 1374, 21.8.2001); "Các nhà văn Bùi Bích Hà, Trần Diệu Hằng...đã tham dự cuộc tọa đàm văn học nhiều hào hứng trong dịp hội chợ sách vừa qua..."(số 1375, 22.8.2001); "Hội Chợ Sách Little Saigon: tương lai và những hy vọng của cộng đồng người Việt Nam" (tựa một bài viết của Huy Thục, số 1375). Tờ Người Việt nói hộ người tham dự:"...Ai tham dự buổi hội luận văn học này cũng nhận rằng đây là một hình thức trao đổi mới mẻ...anh Lê Nguyên Phương, đã có công nghiên cứu kỹ những vấn đề văn học sẽ đặt ra, đọc kỹ những cuốn sách sẽ đề cập tới, và nhất là cố gắng đặt câu hỏi trong dạng những câu chuyện bình thường không quá chuyên môn giúp người tham dự theo dõi một cách dễ dàng thích thú câu chuyện diễn tiến..." (số 5735, 20.8.2001) và không hiểu tại sao lại có kèm câu "dằn mặt" này: "... Trừ những người có tâm địa hẹp hòi cục bộ, cả cộng đồng người Việt tî nạn tại đây-và cả cơ quan ngôn luận của người Mỹ và và chính quyền địa phương nữa-hân hoan chào đón một công tác đầy ý nghĩa của lớp trẻ, cùng hết lòng hỗ trợ thiện tâm thiện ý của thế hệ đang lên, đang chuẩn bị những lớp thích đáng để thay thế cho lớp đàn anh thuộc thế hệ di dân thứ nhất. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho cộng đồng Việt Nam hải ngoại"

Tôi gọi là một câu "dằn mặt" vì nếu có người nào khác ý kiến với bài viết trên là lập tức bị chụp mũ "có tâm địa hẹp hòi, cục bộ..."chăng? Ông chủ bút của tờ Người Việt ở đâu, Bến Hải hay Cà Mau, mà không tự-kiểm duyệt cái câu lãng xẹt này đi? Hay vì người đứng ra "nói đầu tiên" ở Hội Chợ Sách Lần 1 này lại là ông chủ nhiệm công ty Người Việt Đỗ Ngọc Yến nên các bạn ta phải ...đe nẹt toàn dân trước cho chắc ăn?! Những câu này nghe rất chướng tai vì nó xúc phạm quá lộ liễu tới quyền tự do phát biểu của người khác. Nói theo kiểu dân tộc bản xứ "You can not have the cake AND eat it, too", người ta không thể vừa muốn cáng đáng việc chung vừa không cho người khác quyền phê bình (khen hay chê hậu xét) khi làm việc việc cộng đồng. Đáng lẽ ra còn phải có sự kêu gọi góp ý để tránh những sai lầm, nếu có.

Tôi viết bài này thứ nhất là trong tinh thần ấy, thứ hai đây là một bài thường lệ nằm trong loạt bài "Từ Một Góc California". Tất cả những dữ kiện, tài liệu tôi dùng để viết bài này hoặc là do chính tôi đi quan sát và ghi nhận hay căn cứ trên những bài tường thuật của báo chí địa phương.

BUỒI NÓI CHUYỆN VỀ VẮN - Ngày 18 tháng 8, năm 2001<

1/ Sân khấu và cách xếp đặt chỗ ngồi:

Ngay trên cao, sau lưng năm tác giả tham dự là một hàng chữ rất lớn :"Mạn Đàm Văn Học". Trên sân khấu có sáu chiếc ghế. Ông điều hợp viên Nguyên Phương (tổng thư ký hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Mỹ [VAALA] theo tài liệu của Huy Thục, Viễn Đông Kinh Tế, số ra ngày 24.8.2001) chiếm một trong sáu chiếc ghế ấy. Khi ông Nguyên Phương bắt đầu chương trình, ông xuống đứng phía dưới. Bởi thế có một chiếc ghế trống (lù lù) trên sân khấu. Cái ghế trống này gây ra hai cái bất tiện. Thứ nhất, ghế trống thường là biểu tượng cho người vắng mặt. Như chiếc ghế trống là biểu tượng cho những văn nghệ sĩ bị cầm tù khi Văn Bút Quốc Tế nhóm Đại Hội Đồng. Hay để tưởng niệm một người đã qua đời khi nhóm của họ họp lại trước công chúng. Thứ hai, sân khấu không đủ chỗ cho nên nhà văn Trần Diệu Hằng bị ngồi ở mép sân khấu, quay ngang, nghĩa là không đối mặt với khán giả. Mỗi lần trả lời, lại phải xoay mặt. Trong khi cái ghế trống ấy VẪN chiếm một chỗ RẦT TỐT trên sân khấu. Tại sao ông Nguyên Phương phải "trèo" lên đó?! Cứ đứng dưới ngay từ đầu thì đã sao? Còn không thì phải nhận thấy ngay cái bất tiện ấy mà cho lấy ngay cái ghế trống đi chứ.

2/ Điều hợp viên, thuyết trình viên, hay phỏng vấn viên kiêm bình luận viên?

Ông Nguyên Phương mang tiếng là điều hợp viên nhưng ông làm tất cả mọi điều trên, trừ cái trách nhiệm lớn nhất là "điều hợp". Cũng trong quảng cáo của trang hai do chính người của ban tổ chức "tổng hợp" , thì "...Cả ba buổi hội luận không có chiếc bàn chữ nhật làm biên giới giữa tham luận viên và cử tọa. Hình thức tương tự như một talkshow...". Trong buổi phỏng vấn cũng tối thứ sáu trước đó, chỉ một ngày trước buổi "mạn đàm" (hình như) ông Etcetera Quang Trường còn tuyên bố mạnh mẽ hơn nữa "...Không có chuyện người ngồi trên nói cho người ngồi dưới nghe như thày giáo giảng cho học trò..."

Nhung trên thực tế, không hề có chuyện cử tọa được nói chuyện với các nhà văn. Thay vì chiếc bàn chữ nhật thì là chính ông Nguyên Phương làm biên giới! Cái biên giới này còn ghê hơn cái bức tường Bá Linh nữa! Vì suốt hai giờ đồng hồ, cử tọa không ai ...xé rào, nhảy tường mà hỏi được một câu! Nói cho đúng, đây là một cuộc phỏng vấn mà câu hỏi do ông ta chọn. Dẫn đến những sự bình luận, rồi thuyết trình từ những khám phá linh tinh, nhận định lung tung ...chỉ của RIÊNG ông Nguyên Phương. Nếu ông Nguyên Phương là một nhà phê bình văn học giỏi, đưa ra được những chuyện làm người nghe thích thú thì còn trúng lô an ủi. Đằng này, ông Nguyên Phương không đủ cái bản lĩnh để làm việc này. Nên biến thành một cuộc "hội luận" cứng nhắc vì cả tác giả lẫn khán giả đều bị đặt vào thế thụ động : Tác giả CHÆ có thể trả lời những thắc mắc của ông Nguyên Phương đặt ra và chỉ định người trả lời, y chang một cuộc hỏi cung. May là ông còn có một lô "bùa" mà ông soạn trước và câàm đọc dài dòng. Nếu không, chắc độc giả còn khốn đốn hơn nữa! Các khán giả CHÆ có thể ngồi nghe mà không thể phản ứng (như chèng đéc ôi, sao mà Nguyễn Mộng Giác lại so sánh vua Quang Trung với ...cộng sản?! Hay" trí huệ , mỹ huệ" nghe thì hay lắm, nhưng tác giả Trần Diệu Hằng áp dụng những "mỹ ý" này vào tác phẩm cách nào? Có chứng cớ là đã áp dụng được không qua nhân vật, qua tác phẩm? Bùi Bích Hà là một nhà văn hết sức tích cực về vấn đề phụ nữ thì khi sáng tác những sự quan tâm ấy ảnh hưởng cụ thể ra sao? vv và vv...)

Kèm theo là một vài thí dụ cụ thể để độc giả thấy người viết đã căn cứ nhận xét "không bản lĩnh, không chuyên môn" trên dữ kiện nào. Thí dụ thứ nhất là câu hỏi về cách sáng tạo nhân vật. Một người có bản lãnh, có khả năng chuyên môn sẽ không nhận những câu trả lời rời rạc của từng tác giả rồi ngoan ngoãn đút vào túi như ông Nguyên Phương đã làm. Khi nhà văn Nguyễn Mộng Giác nhắc đến hai bộ Mùa Biển ĐộngSông Côn Mùa Lũ, nếu ông Nguyên Phương nghiên cứu kỹ hơn, đọc nhiều hơn, để ý nhiều hơn... thì bắt buộc sẽ phải hỏi cho đến nơi đến chốn về việc hai bộ này có cùng một cốt truyện, một cách kết câáu, những nhân vật hầu như giống hệt nhau. Không những thế, có một việc xẩy ra Y HỆT từng chi tiết một cả trong hai tác phẩm: chuyện một người lính cắt tai phe kia và xâu lại đeo trên người làm cho người cha già hêát sức đau khổ và tháát vọng vv và vv.... Như vậy, Nguyễn Mộng Giác không đủ sức sáng tạo để đến nỗi tự "lấy trộm" của chính tác phẩm mình hay có hậu ý gì? Và hậu ý ấy ra sao khi so sánh với nhân vật cắt tai người khác - trong Mùa Biển Động- là một người lính Nhẩy dù Miền Nam? Tại sao lại không cho người lính Miền Bắc làm những trò man rợ mà lại là một người lính Miền Nam? Sự liên hệ giữa hai tác phẩm ấy ra sao? Sáng tác với hay không với chủ ý chính trị? Ở đây, để khỏi chiếm quá nhiều thì giờ của buổi hội luận và của các tác giả khác, chúng ta sẽ không xét đoán cái chủ ý chính trị ấy đúng hay sai. Chúng ta chỉ muốn tìm hiểu (đến nơi đến chốn) xem tại sao, cái gì ...dẫn tới những sự trùng hợp biến hai bộ truyện thành mỗi một bộ, hay/và cái hậu ý chính trị ấy. Nguyễn Mộng Giác không thể từ chối cái hậu ý chính trị này vì chính ông tiết lộ ngay lúc ấy rằng ông viết Sông Côn Mùa Lũ là để so sánh sự phá (hoại)/xây dựng của người cộng sản với sự phá (hoại)/xây dựng của vua Quang Trung (Nguyễn Huệ.)

Thứ hai, ở một câu hỏi khác, về thói quen sáng tác, có người đã nghe những câu trả lời này rồi, mà lại còn được biết nhiều hơn nữa. Trong một bài phỏng vấn trước đây, nhà văn Nguyễn Mộng Giác còn nói rất rõ là ông ở thuê nhà cùng với mấy gia đình khác (Hoàng Khởi Phong, Cao Xuân Huy.) nên để cho tĩnh tâm, ông mua "food to go" và ra công viên ngồi viết cho đến khi phải đi làm. Như thế, cái tình trạng "lưu vong" có ảnh hưởng đến Nguyễn Môäng Giác (viết ở công viên). Nếu khán giả được góp ý kiến thì có người sẽ nói đến những điều cần nói: các người viết trung niên của chúng ta sang đây (lưu vong) bị sự mưu sinh ảnh hưởng rất lớn đến việc sáng tác của họ. Viên Linh từng đặt giả thuyết về sự tồn tại của tờ Văn" hãy tưởng tượng Mai Thảo 40, 50 tuổi và có vợ con..." (Trả Lời Phỏng vấn, Văn Học, số 101, 9.94) Ngay trong số người có mặt, anh X (một người xứng đáng được gọi là thi sĩ) khi tôi hỏi sao gần đây không thấy thơ anh trên Khởi Hành đã trả lời rằng anh phải lo cho gia đình nữa (anh X có gia đình ngay bên cạnh, đang nỗ lực lo cho người con đi học). Không riêng gì tác giả mà các tạp chí văn học đều chịu chung một số phận. Trừ tờ Khởi Hành xuất bản đều đặn mỗi tháng và người chủ nhiệm/chủ bút Viên Linh hoàn toàn sống về nghề viết, nghề báo; các tờ như Văn Học, Văn, Việt, Hợp Lưu vẫn là sự hợp tác của một nhóm hay/và người chủ nhiệm, chủ bút phải sinh sống bằng nghề khác. Tờ Văn Học nhiều lần phải thay đổi chủ bút/chủ nhiệm từ Nguyễn Mộng Giác, Hoàng Khởi Phong, Cao Xuân Huy tới Trịnh Y Thư và mới đây cái vòng tròn luẩn quẩn này mới có cơ chấm dứt vì người lập nó, Nguyễn Mộng Giác, nay đã ổn định công ăn việc làm sau hơn 15 năm định cư tại đây. Còn tờ Văn thì gần đây vẫn thấy có những số hai-tháng-môät thay vì một số mỗi tháng. Nghĩa là thay vì mười hai số giảm đi còn tám.

Còn những câu hỏi khác do ông Nguyên Phuơng đặt ra đều có những câu trả lời gần như khuôn mẫu từ các tác giả: sáng tác không do sự đặt hàng, sáng tạo nhân vâät không nhắm thỏa mãn thị hiêáu của người đọc...vv ...Sở dĩ có những câu trả lời nhàm chán, cái kiểu sứ-mệnh-văn-nghệ ấy là vì không có những câu hỏi xuất sắc để tác giả có thể trả lời xuất sắc hơn. Thí dụ người đến dự sẽ không thể biết nhiều hơn về Hoàng Mai Đạt, về Nguyễn Đức Lập qua những câu hỏi hời hợt ấy.

3/Về mặt "kỹ thuật", ông Nguyên Phương làm hỏng hoàn toàn. Có lần ông không để nhà văn Nguyêãn Đức Lập nói hết dù hai người nói nhiều hơn là Nguyễn Mộng Giác rồi Trần Diệu Hằng. Tôi quả thực không- hiểu -tại -sao môät buổi mạn đàm giữa tác giả và cử tọa lại có thể biêán thành một cuộc phỏng vấn một chiều suốt hai giờ đồng hồ. Chẳng lẽ ông Nguyên Phương lại dở đến nỗi không ngồi xuống tính toán xem mỗi câu hỏi tốn bao nhiêu phút?! Hỏi để cho vui thế thôi. Chứ không ai có thể dở đến nỗi đi ngược lại cái chủ trương (talkshow) đã công bố; thậm chí, còn có chủ ý đi ngược lại bằng cách soạn RẦT NHIỀU câu hỏi căn cứ trên một sự chuẩn bị kỹ lưỡng (dù sự chuẩn bị ấy không đi đến đâu). Rõ ràng là tờ Người Việt tường thuật sai:"...Gần một trăm người yêu văn chương đã hào hứng theo dõi cuộc hội thoại theo một hình thức rất mới trong sinh hoạt trí thức của người Việt Nam, trong đó không còn những bài thuyết trình dài lê thê mà là các trao đổi trung thực sống động giữa người điều hợp chương trình với đối tượng là các nhà văn được mời..." Sự thực là không tới gần 100 người, chỉ có dưới 60 người kể cả hai ba nhi đồng (nghĩa là chưa biết yêu văn chương và không có trí thức tý nào) [Tờ Viễn Đông ngày 24.8 cũng tường thuật đúng con số này: 60 người)] Và ông Nguyên Phương nói dài lê thê, lê thê, lại có nhà văn trả lời lê thê, lê thê không kém, chẳng có sinh động hào hứng gì sất, khiến được hơn nửa chương trình thì cái "xóm nhà lá" chỗ tôi ngồi gồm chủ nhiệm vẫn-còn-hơi-trẻ của một tạp chí văn học (văn học nhé!), một nhà thơ kiêm chủ nhiệm một tờ tuần báo văn học nghệ thuật (nghệ thuật nhé!) và một nhà thơ khác chịu không nổi cái sự "trời mùa đông lê thê, lên xe đến ngồi nghe, chưa bao giờ ...chán (boring!) thế" (nhại thơ Cung Trầm Tưởng) phải bỏ ra về sớm sau khi đã nhăn nhó nhiều lần về những câu trả lời chỉ trung thực sống động giữa người điều hợp chương trình Nguyên Phương và các tác giả được mời (bắt chước Người Việt). Còn "khán giả" như tôi thì chán-muốn-chết.

BUỒI NÓI CHUYỆN VỀ THƠ - Ngày 25 tháng 8, năm 2001<

Tôi không muốn đến đúng giờ, chỉ năm phút trước khi chấm dứt để từ giã một người bạn từ xa đến nên những ý kiến trong phần này là căn cứ vào một số bạn hữu đi dự hay bằng các bài tường thuật trên báo. Chỉ có nghe qua loa qua mấy người bạn là ngoài ông Ngu Yên tương đối nói được nhiều, số còn lại không thấy phát biểu gì nhiều. Số còn lại là Trần Mộng Tú, Nguyễn Hoàng Nam và một người nữa.

Chủ đề của buổi Thơ cũng là "Con Đường Sáng Tạo". Lần này tổ chức ở Mimi Studio. Cũng khoảng 60 người. Cô Thủy Tiên không vấp vào cái lỗi của ông Nguyên Phương, nhưng vì không có kiến thức về thơ nên cũng không "điều hợp" được. Ở phần đầu (rất ngắn), cô đặt cùng một câu hỏi cho bốn nhà thơ tham dự. Sau đó, cô chỉ làm cái việc giản dị là di chuyển cái micro tới những người đặt câu hỏi. Ngoài ra, không thể làm gì khác hơn. Thí dụ như khi Trần Mộng Tú phát biểu rằng "[nghiệp] thơ chọn Trần Mộng Tú chứ Trần Mộng Tú không chọn thơ" (theo bài tường thuật trên tờ Người Việt số ra ngày chủ nhật, 26.8.01) người điều hợp đã không đủ khả năng để "hỏi lại" cái tự-nhận-định này của một tác giả. Có thật như thế hay ngược lại, hay tác giả tưởng nhầm, tưởng...bở?! Căn cứ trên bằng cớ nào? Khán giả tham dự có đồng ý không? Nếu không, tại sao? Vì đã có những độc giả khác không chịu công nhận thơ Trần Mộng Tú hay (1):

-...Sau vài chục năm sống trên đất Mỹ mập mạp, bà Trần Mộng Tú có thể thấy phơi phới yêu đời, vừa chiên cá (bếp ga, lò điện, microwave?) vừa ca vọng cổ, "tiệc quê mình toàn rau đắng mắm nêm", và được ông Đỗ Quý Toàn người đồng điệu, vỗ tay khen bà là làm thơ tình như nói với một người. ..( Hợp Lưu số 36, 8&9.97, trang 78)

Tương tự, những độc giả khác như tôi cũng cảm thấy bài thơ dài thoòng mà Trần Mộng Tú làm để "họa" bài Ta Về của Tô Thùy Yên cũng rơi vào cùng một trường hợp. Bên cạnh những lời thơ "ác liệt" của Tô Thùy Yên, lời thơ của Trần Mộng Tú nhạt thếch. Nếu cửa tiệm thơ của Tô Thủy Yên đầy những sơn hào hải vị thì cửa tiệm thơ của Trần Mộng Tú "bày những chiếc bánh ôi" (mượn/vay/ câu thơ/ và/ cách đánh dấu của/ Du Tử /Lê). Cả bài thơ không chỉ là không hay, nó còn biến thành một sự khôi hài: quả là không "biết người mình, biết ta hàng xóm" một tý nào! Khi cái ta này là Tô Thùy Yên thì phải "tam thập lục kế, tẩu vi thượng sách" mới phải chứ, còn bày đặt chạy a thần phù tới đứng ngay bên cạnh làm gì cho mang họa?! Tôi không hiểu ai xui dại bạn ta Trần Mộng Tú để bỗng dưng có máu liều đến vậy: "họa" một bài thơ cỡ Ta Về là đã chơi dại rồi. Ầy lại còn "được" đăng song song để người đọc có dịp so sánh mình "nhạt thếch" đến bực nào thì quả là "điếc không sợ súng". Tại sao "ác liệt" và tại sao "nhạt thếch"? Có phải vì Tô Thùy Yên là nhà thơ mà Trần Mộng Tú muôn đời cũng chỉ là một nhà thơ làng nhàng chăng?

Hay vì ngoài cái căn bản là thơ Trần Mộng Tú không bao giờ có thể so sánh được với những Tô Thùy Yên ở tư tưởng, chữ nghĩa, mà còn vì ở hoàn cảnhsáng tạo (lại nằm trong chủ đề của buổi nói chuyện này): một thi sĩ thứ thiệt như Tô Thùy Yên trong hoàn cảnh sống chết của một thi sĩ (Tô Thùy Yên bị cầm tù vì là thi sĩ) thì dĩ nhiên thơ làm trong hoàn cảnh ấy (như bài Ta Về) phải khác những bài thơ của cô-em-hậu-phương Trần Mộng Tú, người sống rất tiện nghi ở hậu- phương- Hoa Kỳ, không hề biết đến cả bị cúp điện là gì chứ đừng nói đến đói và rét trong lúc bị biệt giam và trói cánh tiên. Trần Mộng Tú, bởi thế, từng làm một bài thơ bất hủ, đại khái là có một cô tiểu thư, chọn lấy một anh chàng thi sĩ nghèo mạt rệp nhưng vẫn hạnh phúc, nàng có tới một lô nhi đồng gì đó...Trong cái sự tưởng tượng này (nhà lợp bằng thơ, che mưa bằng thơ; bẩy tám nhi đồng lổm ngổm mà cả bố và mẹ chẳng làm gì cả, chỉ làm "thơ" xoành xoạch và sản xuất nhi đồng thôi!) có một cái gì rất giả dối có thể làm các bà mẹ khả kính, phải nuôi ăn và chạy ăn rồi bảo hiểm sức khỏe cho đàn con, tức giận.

Nếu không thì rất văn nghệ hiệu đoàn. Đọc thơ Trần Mộng Tú, người ta còn có cảm tưởng là tinh thần tác giả vẫn còn đứng lại ở cái thời văn nghệ hiệu đoàn đó. Vì trên thực tế, sự cùng khốn là nguyên nhân của nhiều bi kịch. Hạnh phúc trong bi kịch ấy là một thứ hạnh phúc được đãi lọc bằng sự thử thách qua cái giá phải trả bằng chính cảm xúc, đời sống của tác giả; nhất định không phải là thứ cảm xúc vẽ vời trong một thế giới giả tưởng nơi người ta không cần ăn mà vẫn sống và nhi đồng có thể ngủ ngoài trời, trong một căn nhà bị dột hay quấn tã bằng giấy có in thơ của bố mẹ mà không lăn ra chết tốt vì nhiễm lạnh hay nhiễm ...trùng.

Võ tiên sinh (2) đi
Trần lão nương (3) lại
Suy đi xét lại
Trần hại hơn ...nhiều.
(nhại thơ Trần Bình [4])
Chính những cảm xúc có thật, không phải giả tưởng, phân biệt các thi sĩ và người sử dụng văn vần. Một thi sĩ khác, Đỗ Phủ, có những bài kiệt tác về sự khốn đốn và điêu linh của con người gây ra bởi cảnh đao binh và cùng quẫn của đời sống. Ông làm bài Tự kinh phó Phụng Tiên huyện vịnh hoài khi nghe tin đứa con nhỏ gửi cho người khác nuôi bị chết đói ở Phụng Tiên. Thơ của Đỗ Phủ chắc chắn là phải hay hơn thơ của anh chàng thi sĩ nào đó trong thơ Trần Mộng Tú. Dù vậy cũng không cứu nổi con nhỏ khỏi chết đói. Ở phương diện này, hoàn cảnh sáng tạo giải nghĩa phần nào thắc mắc là gần ba mươi năm ở hải ngoại, chúng ta không có nhiều thi sĩ, không có nhiều thơ hay. Vì một đằng không có kinh nghiệm sống mà cứ viết về những thứ mình không kinh qua, đằng khác không chịu học hỏi, trau luyện để tìm hướng đi khác. Thơ của những người như Trần Mộng Tú là thí dụ điển hình của một loại "thơ" dễ dãi, đọc lên có vần bằng trắc xuôi tai, về những tình cảm áo trắng áo tím áo xanh của cái thời mới lớn mà các "tạp chí văn học" rất cần để trám cái lỗ hổng giữa những bài thơ (hiếm hoi) của thi sĩ và loại "thơ mới" sống sượng có điệu nhưng không có vần hay chẳng có vần có điệu gì sất.

Một vấn đề nữa mà nếu điều hợp viên của buổi hội luận Thơ đem được ra thì buổi nói chuyện hôm ấy chắc chắn sẽ đỡ tẻ nhạt. Đó là việc Trần Mộng Tú cách đây hai năm, viết thư cho Hợp Lưu phản đối bài Linda Mặt Ngang và mới đây cho Thế Kỷ 21 phản đối bài Người Thích Coi Vú với lý do là những sáng tạo loại này là "văng tục vào mặt" độc giả (bài trước) "bài bác Công Giáo một cách vô ý thức" (bài sau).

Trong lá thư viết cho Hợp Lưu, Trần Mộng Tú ra vẻ "ta đây", tỏ ý dè bỉu những người làm thơ kiểu này, trong nhóm này có cả Ngu Yên, Nguyễn Hoàng Nam là hai trong những tham luận viên có mặt cùng với Trần Mộng Tú ngày hôm ấy:

-...Cùng với Đỗ Kh. có Nguyễn Hoàng Nam, Ngu Yên v.v...đã viết những "cái gọi là thơ" tương tự như vậy. [...] Tôi chắc là những chữ thô tục trong bài "Linda Mặt Ngang" của Đỗ Kh. cùng lắm thì ở đời sống thường ngày có thể anh ta nói với năm ba người bạn trai thân ở một chỗ riêng tư nào đó với nhau [...] thì ít nhất chúng ta không phải đọc một bài "gọi là thơ" mà nếu đọc lên thành tiếng thì bẩn cả miệng, nếu đọc bằng mắt thì chẳng khác nào bị tác giả văng tục vào mặt, bị tác giả lăng nhục bằng chữ. [...] Tôi e rằng các ông Đỗ Kh., Nguyễn Hoàng Nam, Khế Iêm, Ngu Yên ...đã nhầm lẫn giữa sáng tạo và văng tục. [...] Trên phương diện một người cầm bút tôi thấy rất xấu hổ. Trên phương diện một độc giả tôi thấy rất tổn thương... (Hợp Lưu, số 33, tháng 2&3.97, trang 248 và 249)

Đỗ Kh. -tác giả Linda Mặt Ngang- đã lập tức trả lời, ám chỉ Trần Mộng Tú là ...vị thành niên:

-[...] Hợp Lưu, như được biết, không phải là cơ quan Đảng ủy, tiếng nói của phụ huynh hướng đạo sinh, bích báo trại hè của thanh niên thiện chí ...Trở lại sự tôn trọng người đọc (cả ngàn người), nó chỉ có thể có khi ta không coi họ là những kẻ vị thành niên. (Hợp Lưu, sđd, trang 250)

Họa sĩ Khánh Trường, chủ nhiệm Hợp Lưu, khi thấy đại nguyên soái bị tấn công cũng hè hụi viết một bài "phẩm bình thêm hoa" để bênh vực trong số Hợp Lưu 34. Kế đó, trong số đặc biệt Thanh và Tục, một tác giả khác đã chê cái kiểu lý luận "đạo đức" và tiện thể chê luôn thơ Trần Mộng Tú sát sàn sạt như sau:

-...Giờ đây, một bài tình Mộng Tú hay bài tình của bất cứ một ai có chút kỹ thuật thơ đều tương tợ, đọc lên nghe êm tai nhưng không thấy thú vị: chúng không nói thêm được một điều gì mới mẻ về tình yêu [...] Thời Nguyễn Du, các nhà nho muốn "thơm cả miệng" (TMT) không đọc truyện Kiều...Ông KT bảo, chỉ có những thằng điên mới chê thơ Trần Mộng Tú dở. May quá, nếu đúng vậy thì kẻ viết bài này đã mất trí... ngu! (Thương Nguyên, trang 80, số 36, 8&9.97).

Rõ ràng là một dịp "bỏ qua rất uổng" của người điều hợp để xem Trần Mộng Tú có bản lĩnh "khẩu chiến" với những người bị phê bình như Nguyễn Hoàng Nam và Ngu Yên sau khi đã chứng tỏ không có tài "bút chiến". Nếu có tài bút chiến, Trần Mộng Tú đã phải tiếp tục nói rõ hơn về quan điểm của mình thay vì "bỏ ...thơ chạy lấy người" ngay từ đầu. Đỗ Kh. là một tay đáo để và dĩ nhiên sẽ không im lặng trước cái lối chỉ trích như vậy.

Trong lá thư viết cho Thế Kỷ 21, người đọc nhận ra ngay lại cái tác phong "bà kiểm duyệt" nhân danh luân lý, tôn giáo, vân vân và vân vân. Không chỉ là "bà kiểm duyệt" mà còn là một bà "độc tài" thô bạo qua những chữ "bài bác Công Giáo một cách vô ý thức" và " Thế Kỷ 21 dám cho đăng..." (Thế Kỷ 21, số 143, 3.2001- chữ in đậm là do người viết bài này). Cái đó là sáng tác, ta sẽ nói đến chuyện chủ ý của tác giả sau. Thế Kỷ 21 ...sợ gì mà không dám cho đăng những sáng tác như vậy? Trần Mộng Tú nghĩ mình là ai mà dám đặt những câu hỏi với cách nói trịch thượng đó với các ông chủ bút của hai tạp chí văn học này? Cho đến nay, sau gần ba mươi năm làm ..."thơ", người ta đã có thể thấy chỗ đứng của Trần Mộng Tú ở đâu (hình như là gần nhà bếp) của cái đại sảnh văn chương thì càng không có tư cách gì mà "lập ngôn" cái kiểu này hết. Nếu gọi những sáng tác ấy là bài bác Công Giáo vô ý thức thì tín đồ Thiên chúa giáo Trần Mộng Tú nghĩ gì về những tin tức có thật, đăng đầy trên báo mới đây về những vụ kiện các linh mục đã lợi dụng chức vụ của họ để bạo hành tình dục những em thiếu niên? Chẳng lẽ khi những tờ nhật báo như tờ Los Angeles Times, tờ New York Times, tờ Wall Street Journal...đăng những tin này cùng với lời ta thán của phụ huynh những nạn nhân là hội đồng Giám Mục đã bao che cho những linh mục này để họ có thể tái phạm nhiều lần ở nhiều giáo phận khác nhau ...là dám cho đăng những tin tức bài bác Công Giaó vô ý thức?! Tác giả của Người Thích Nhìn Vú đặt vấn đề một cách chính xác khi trả lời Trần Mộng Tú như sau :"...Chẳng lẽ cấm người ta trình bày một kinh nghiệm qua hình thái nghệ thuật? ...Cái dân chủ mà người Việt mình đổ xương máu quá nhiều mà chẳng đạt được. Một dân tộc có một nền văn hóa Ấm-Dương như dân tộc Việt mà lại cứ độc chiều trong bất cứ vấn đề gì từ bao thế kỷ nay, có phải đó là nguyên nhân của những tang tóc triền miên...?"

Ơ hay, chúng ta đã cả nể, đã không ...cấm Trần Mộng Tú "sáng tác" những bài thơ nhạt thếch từ những kinh nghiệm giả dối, bịa đặt; hà cớ gì Trần Mộng Tú lại đòi kiểm duyệt những sáng tác lấy từ những kinh nghiệm mà Trần Mộng Tú không có như Linda Mặt NgangNgười Thích Nhìn Vú?! Và phải chăng đã đến lúc những nạn nhân thầm lặng như chúng ta nên lên tiếng để những người cầm bút biết rằng chúng ta rất lấy làm xấu hổ khi trí thông minh của độc giả, của chúng ta bị lăng nhục bởi những bài thơ văn nghệ hiệu đoàn rất vị thành niên, rất nhạt thếch kiểu Trần Mộng Tú chăng?

Cái nhầm lẫn của Trần Mộng Tú là đem những quy luật đạo đức áp đặt vào văn chương và "chụp mũ" tác giả (như đã chụp mũ Đỗ Kh.) là đời thật cũng như đời viết (nói tục với bạn bè như văng tục trong thơ ...) Khi nhận xét về thơ hay văn, người ta chỉ nên căn cứ vào giá trị văn chương -nghĩa là xem có phi văn chương-không. Không nên có lời bàn Mao Tôn Cương hay dự đoán về đời riêng tác giả. Vì người ta chỉ chê thơ Trần Mộng Tú nhạt thếch, chứ người ta không có quyền quyết đoán (như Trần Mộng Tú đã làm với Đỗ Kh.) là phải chăng tác giả cũng ...nhạt thếch nên "nhìn thơ biết người" chăng ?!

Đối ngược lại với loại thơ sống sượng, quá đáng. không thành công là thơ Trần Mộng Tú, thí dụ điển hình của một loại thơ rất "sạch sẽ", rất "phải chăng" , rất "...đạo đức" và cũng không thành công nốt.

Cho nên, chỉ trừ trường hợp của những thiên tài, người đọc mới là người quyết định "(nghiệp) thơ chọn tác giả" hay "tác giả chọn (nghiệp) thơ" qua sự sáng tạo (thơ) của một thi sĩ. Trong khi chờ đợi, độc giả bị lãnh đủ cái "nghiệp" phải đọc "thơ" của những nhà thơ làng nhàng. Và nghe các nhà thơ làng nhàng này nói làng nhàng về thơ trong các buổi hội luận cũng làng nhàng không kém.

NHẬN XÉT TỒNG KẾT

1/ Coi Chừng "Bổn Cũ Soạn Lại"!

Tóm lại, bắt chước bản quảng cáo của ban tổ chức Hội Sách 1 thì ít nhất hai trong ba điều hợp viên đã "chấp nhận" mà không vượt qua được "thử thách" về sự "điều hợp"! Về buổi Phát Hành và Xuất Bản, tôi không có mặt, cũng không có người bạn nào đi dự nên không có ý kiêán.

Tôi có cảm tưởng là từ đầu đến cuối, Hội Sách I chưa thoát ra khỏi cái "truyền thôáng" không được vẻ vang gì cho lắm đã có từ bao nhiêu năm nay. Mở đầu vẫn là những lời tự quảng cáo, trả lời phỏng vấn linh đình, hứa hẹn "thay đổi". Tiếp theo là những bài viết ca ngợi linh tinh. Kết thúc vẫn là những sai lầm cũ, có khi còn tệ hơn nữa như trường hợp ông Nguyên Phương. Rồi những bài báo nhắm mắt nhắm mũi ca tụng quá đáng, làm như là không ai nhìn thấy (hay không ai dám nhìn thấy) những việc bất ổn đã xẩy ra. Không thấy ai đặt câu hỏi chính thức về những việc bất ổn này. Cả hai tờ Viễn Đông Kinh Tế và Người Việt đều bỏ qua sự kiện trầm trọng này khi tường thuật:

-...cái khuyết điểm duy nhất mà cuộc mạn đàm văn học là thời lượng quá dài và vào phần chót, host của chương trình đi quá sâu vào phân tích nội dung tác phẩm ...(Huy Thục, Viễn Đông Kinh Tế, 25.8.2001)

Ông Huy Thục vô tình hay cố ý không biết đến cái khuyết điểm duy nhất của cuộc hội thảo này là việc ông Nguyên Phương nghiễm nhiên chiếm trọn chương trình? ! Hai giờ đồng hồ, nghĩa là 24 phút cho mỗi tác giả, không phải là một thời lượng quá dài nếu như họ được trực tiếp nói chuyện với khán giả như ban tổ chức đã hứa. Vì ông Nguyên Phương độc diễn mà lại không có khả năng nên mới hóa ra quá dài đấy thôi!

-...buổi hội luận chấm dứt mà không có phần đặt câu hỏi của người tham dự như đã dự định. Nếu có phần này, các ý tưởng bổ sung sẽ phong phú nội dung chương trình rất nhiều...(Người Việt, 20.8.2001)

Người viết bài này hẳn không theo dõi bốn trang quảng cáo đăng ngay trên báo nhà nên mới nói ngược: vai trò của ông Nguyên Phương mới là "bổ sung" cho những ý kiến do khán giả tham dự nêu ra chứ !

Còn ban tổ chức sẽ có lời gì với 60 người đến dự ngày hội thảo về Văn? Và với các tác giả có mặt? Phải chăng mọi sự sẽ lại được cho-vào-quên-lãng-một cách-rất-an-toàn như thường lệ? Lại có cái màn xin-quý-vị-niệm-tình-tha-thứ-như -thuờng-lệ? Thậm chí, ngay trên tờ Mimi News (tơ øbáo của Mimi Studio, một trong bốn tổ chức đứng ra làm Hội Sách 1 mới phát hành đây, tôi còn rất ...đau buồn mà phải đọc những dòng này trong cùng một bản tin đã có những câu quảng cáo về "talkshow, không có chiếc bàn chữ nhật làm biên giới..." mà tôi đã trích dẫn ở trên:

-...Thật vậy, người đi dự đã rất thích hai buổi mạn đàm về văn và về ngành xuất bản (số tháng 9.2001)

Ban tổ chức coi thường khán giả hay coi thường (sự cam kết của) chính mình hay cả hai mà viết những lời này một cách ...bình tĩnh như thế? Tôi tiếc là năm tác giả và gần 60 khán giả ngày mạn đàm về Văn đã không lập tức nhắc cho ông Nguyên Phương nhớ vai trò của người điều hợp và nếu cần, bỏ phòng hội luận ra ngoài để chứng tỏ những sự thất hứa trầm trọng như vậy sẽ không được dung thứ. (Tôi không có thái độ vì tôi đến chỉ để quan sát). Nếu có thái độ, Mimi Studio sẽ không có cách nào tiếp tục sự thất hứa này bằng những câu rất tắc trách như trên.

2/ Lại Cần Chiến Sĩ Vô Danh

Về mặt "thương mại" (marketing), gây sự chú ý để người ta tham dự đông đảo, đến mua sách...ban tổ chức tương đối thành công. "Tương đối" vì lần này, các nhà xuất bản và tác giả phần đông chỉ gửi sách đến nhờ bán chứ chưa chính thức hiện diện với từng chỗ riêng của họ. Nhưng về mặt "tạo cơ hội cho độc giả và tác giả gặp nhau" và các thứ khác, bởi thế, chưa thành công lắm. Khi ban tổ chức tự nhận là những người trẻ-ở-ngoại-quốc, tự công bố những mục đích các bạn theo đuổi trong đó có những việc như "thúc đẩy" và "tạo cơ hội" thì không thể có những sơ xuất rất căn bản đó được. Khi dùng chữ "thúc đẩy", nghĩa là các bạn cho rằng nó trì trệ, điều đó có thể đúng nhưng không thể "thúc đẩy" bằng một thứ trì trệ khác được.

Trước hết, thiện chí không phải là một thứ giấy phép để người ta làm những điều quá khả năng hay ngoài khả năng chuyên môn của mình. Muốn làm việc gì cho xuất sắc, phải có khả năng chuyên môn. Bởi thế, tổ chức nào cũng cần rất nhiều chiến sĩ vô danh. Sự đứng ra tổ chức sẽ mất hẳn ý nghĩa khi ban tổ chức kiêm luôn những công việc mà họ không làm được như đã thấy rất rõ ràng, không thể từ chối được trong lần này. Những câu tự quảng cáo như "...Hình thức tương tự như một talkshow Điều này khiến cho công việc của người điều hợp chương trình vất vả hơn. Nhưng cả ba điều hợp viên đều chấp nhận thử thách này..." hơi vô lý. Là ban tổ chức, họ có trách nhiệm phải tìm người làm được những công việc ấy. Đây không phải là một cuộc đánh bài, hên-xui-may-rủi mà gọi là "thử thách" được. Vả chăng, đó có thể là sự "thử thách" với ba điều hợp viên do ban tổ chức đưa ra, nhưng với người có khả năng thì ăn nhằm gì. Nghĩa là ta có nên tự ...đánh bóng mình bằng những cái võ rất tầm thường này không? Hay yên lặng và cố gắng chu toàn sự thử thách ấy càng nhiều càng tốt nếu vì bất cứ lý do gì không tìm được người thay thế? (Tôi quả thực hết sức, hết sức ngạc nhiên khi thấy cái loại "quảng cáo" này ...tái xuất hiện qua việc làm của những người [trẻ] tôi tưởng là đã miễn nhiễm với cái thói "đao to búa lớn" dính chặt ở đây từ 75.)

Sau nữa, người ta không thể và không nên nhân danh bất cứ điều tốt đẹp gì để yêu cầu sự tham dự người khác. Không ai có bổn phận phải giúp đỡ, tham dự, tiếp tay .cho bất cứ một đoàn thể, một tổ chức nào nhất là khi tổ chức ấy chưa chứng minh được là họ đủ khả năng để thực hiện những mục tiêu họ kêu gọi mà không bày tỏ thiện chí học hỏi trước (đây là tôi nói chung).

3/ Làm Sao để Tránh "Bổn Cũ Soạn Lại"?

Tôi sẽ lại nói thẳng vào vấn đề ở đây: nếu ban tổ chức mời một người không xứng đáng vào thành phần bảo trợ chính (major sponsors) hay những người không đủ khả năng chuyên môn làm tham luận viên (hay điều hợp viên), người ta (kể cả những tác giả khác) CÓ QUYỀN từ chối tham dự. Hay khi có việc xẩy ra như đã xẩy ra ở buổi hội thảo Văn, các tác giả và người tham dự CẨN lên tiếng công khai.

Bàn xa hơn, một trong những tệ nạn lớn nhất ở thế giới văn nghệ hải ngoại là sự có mặt của những người không xứng đáng, những người không có khả năng chuyên môn và những con ma văn nghệ. Vì sự cả nể, vì sự quen biết xa gần, vì cảm tình cá nhân, vì sợ hiểu lầm mà những người không có khả năng, nhiều "con ma" này đã được sắc phong "văn nghệ sĩ" từ chính những người trong giới chúng ta. Không tin, cứ dở các tạp chí văn học, các mạng lưới thông tin...sẽ thấy đầy dẫy những nhà thơ, nhà văn, "artist" (nghệ sĩ), những "songwriter" (người viết nhạc). Đó là lý do tại sao nhiều địa phương biến thành những bãi tha ma văn nghệ. Nếu không có thái độ hẳn hòi (như từ chối tham dự hay tích cực hơn, phản đối) chính chúng ta là người góp phần vào việc làm cho bãi tha ma này mênh mông hơn. Ngay tại đây, hầu như đã không có những cuộc sinh hoạt văn nghệ xứng đáng với danh nghĩa của nó (kể cả hai buổi hội luận về Thơ và Văn của Hội sách năm nay). Quanh đi quẩn lại là sự xuất hiện của những bộ mặt ấy hay nhân sự giới hạn vào vòng tròn của ban-tổ-chức. Chúng ta không thể một đằng chỉ trích, kêu gọi sửa đổi những tệ nạn (phe đảng, báo lá cải xỉ mạ người khác, các thi văn sĩ nửa mùa...) hay nhắm tới những mục đích có ý nghĩa như "sinh hoạt văn học" mà đằng khác lại chọn những người không có khả năng về "văn học"; hay đứng chung cùng một diễn đàn, một tổ chức, thậm chí còn tạo cơ hội cho nhũng người có "thành tích bất hảo" xuất hiện CÙNG với nhà thơ nhà văn được. Đó không chỉ là sự coi thường những tác giả xứng đáng khác mà còn coi thường cả người tham dự (như bao lâu nay đã coi thường) rằng người ta sẽ không có thái độ quyết liệt bằng cách từ chối tham dự hay sao?

Khi chúng ta nói đến "thống nhất trong quan điểm dị biệt" (của giới thanh niên) (lời ông Quang Trường, Viễn Đông Kinh tế, 22.8.2001) thì tôi xin đề nghị rằng chúng ta không kể đến những sự dị biệt như : sự sáng tác, phê bình có tài liệu về những vấn đề văn chương và sự dùng báo chí như một phương tiện để tấn công đời riêng người khác; những nhà thơ, nhà văn có thực tài và những kẻ vô danh hay một công việc làm nghiêm chỉnh và một công việc cẩu thả. Vì không có giới nào -thanh niên hay lão niên-lại có thể ""thống nhất" những "quan điểm dị biệt" kiểu này mà thực hiện được những mục tiêu chung.

Bởi thế, cái hiểu lầm lớn nhất ở đây, mà có người không nhận ra, là sự xuất sắc hay ngay thẳng không hề có quan điểm dị biệt. Những anh em thực sự có thiện chí, có thành tâm, có hay không có khả năng chuyên môn vẫn có thể họp nhau lại để hoạt động. Trường hợp Ủy Ban Báo Nguy Giúp Người Vượt Biển là một, Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại là hai (cho đến khi tổ chức này bị tràn ngập bởi những người có chủ ý tận diệt các hội viên khác để sử dụng hội vào việc riêng của họ và cũng bởi nhiều hội viên không xứng đáng), và bây giờ việc Nguyễn Hữu Luyện đưa Trung Tâm Joiner thuộc đại học Massachusett ra tòa là ba thí dụ điển hình. Sự kết hợp anh em để làm những việc rất "trừu tượng" như tranh đấu cho những người vắng mặt, cho sự thực (của một tập thể tî nạn) không phải là dễ dàng nhưng vẫn có người làm.

Không có tổ chức nào dương danh những sự tốt đẹp để làm tôn chỉ hoạt động mà lại có thể bỏ qua hay coi thường những vấn đề hết sức căn bản này. (Năm nay vấp vào những vấn đề hết sức căn bản ấy, năm tới rồi năm tới nữa ra sao? )

4/ Bản Lĩnh để Thay Đổi Tình Trạng Cũ và Thay Thế Thế Hệ Đi Trước

Dĩ nhiên là tôi mong ban tổ chức Hội Sách 1 thành công nhiều hơn nữa. Nên có bài tường thuật với tài liệu công bố hay đã đăng trên báo. Dù đối với tôi, Hội Sách chỉ là một sinh hoạt RẦT BÌNH THƯỜNG. Tôi không tin là nó có "gía trị văn hóa", "giá trị văn học", "bảo tồn văn hóa", "truyền thống"... như mấy cái câu đao to búa lớn tôi được đọc loáng thoáng trên báo. (Khiếp, mà tôi cũng chán cái anh có mặc cảm nhược tiểu -Huy Thục- dám viết trên báo Viễn Đông Kinh tế là anh ta "giật mình" khi xem poster do nhóm Graphic Design sáng tạo ra vì nếu không được giới thiệu thì người ta sẽ tưởng nhầm là của người Mỹ!)

Nếu quả thực muốn như thế, thì còn phải học hỏi nhiều hơn nữa, làm việc nhiều hơn nữa và không chỉ ở những cái như Hội Sách. Chứ còn bây giờ, Book Fair I cũng chưa xứng đáng với ngay cả cái câu "hình thức sinh hoạt văn hóa" mà tôi đọc trên quảng cáo của ban tổ chức. Hai buổi hội thảo thì khi thì vì điều hợp viên, khi thì vì tham luận viên mà không có cái gì mới mẻ được đem ra "sinh hoạt" cả. Nói gì đến "văn hóa", đến "trí thức"? Đâu có phải cứ dính vào "book" (sách) là lập tức trở thành văn hóa, trí thức đâu?! Quan trọng hơn, một vài cuộc nói chuyện về thơ văn chưa đủ để xác định tính cách "văn hóa". Dùng những "khẩu hiệu" này lại còn nói lên cái ám ảnh, cái mặc cảm "thiếu văn hóa" mà cộng đồng vẫn còn đang phải chịu đựng với những tờ báo lá cải chuyên tấn công đời riêng và những "chiến binh cuối tuần" (weekend warriors) đang mang tiếng lãnh đạo cộng đồng. Trầm trọng hơn, là sự "nhắm mắt bưng tai" hay sự đồng lõa của một số nhân vật quan trọng trong cộng đồng về những tệ nạn đã nói trên. Tôi sẽ bàn sâu xa hơn, chi tiết hơn về những sự đồng lõa kiểu này trong một bài khác. Sự "thiếu văn hóa"ấy không phải nhờ vài cuộc triển lãm sách, vài cuộc bàn luận về thơ văn mà biến đi được. Khi cho đăng những bài tường thuật không sát sự thực, khi không (dám) nói ra những điều bất ổn cần phải lưu ý, khi thổi phồng những việc làm hết sức bình thường như tổ chức một hội sách, chúng ta sẽ không giúp đỡ gì được cho những người trẻ này. Như chúng ta đã từng chưa sửa đổi được tình trạng "thiếu văn hóa" hiện nay.

Cho nên, nếu muốn có thay đổi, sự thay đổi ấy phải đến từ chính chúng ta bằng sự làm việc chuyên cần và ngay thẳng. Và nhất là sự học hỏi. Không phải là giới già không có những người chuyên cần và ngay thẳng để chúng ta học hỏi. Tôi là người đầu tiên có quyền mất tin tưởng vào một số người già trong giới viết lách, mang danh lãnh đạo côäng đồng văn nghệ vv và vv...Nhưng không phải ai cũng như họ. Cựu đại úy Biêät kích Dù Nguyễn Hữu Luyện, bị cầm tù ngoài Bắc hơn hai mươi năm, người lãnh đạo việc đưa Trung Tâm Joiner ra tòa, năm nay gần 70 tuổi. Nhà thơ Viên Linh, chủ nhiệm Khởi Hành, năm nay hơn 60. Nhà văn Phan Lạc Tiếp, người sáng lập "Uûy Ban Báo Nguy Giúp Người Vượt Biển" năm nay khoảng 70. Nhà văn Hà Thúc Sinh (sáng lập phong trào Hưng Ca), người cùng gia đình làm cuốn cẩm nang về nhân quyền cho các bạn trẻ tranh đấu "Red File: 50 Years of Violations of Human Rights in Communist Viet Nam" (một cuốn sách bằng Anh ngữ, năm nay sau khi bổ sung xong sẽ dầy hơn 900 trang nếu tôi nhớ đúng) cũng khoảng 55... Những người này hẳn ít xuất hiện (nhất là cùng những "con ma" văn nghệ) và tuyên bố nhăng cuội?!

Cho nên, nếu có điều gì tôi cầu mong là sự tiếp nối, liên lạc giữa hai giới già trẻ hay nói cho đúng hơn, người sinh trưởng ở Việt Nam và người sinh trưởng ở ngoại quốc. Nhưng không có nghĩa là cứ có chữ "trẻ" là lập tức người ta (nhất là "người già") phải ...truyền tâm ấn vô điều kiện cho các bạn. (Cũng như không phải người già nào cũng có tâm ấn để mà truyền!) Đó không phải là sự lãnh đạm hay ích kỷ của những người (già) có bản lãnh đi trước. Họ chỉ muốn chắc chắn rằng người trẻ đi sau tránh được những lỗi lầm họ có khi mắc phải trước đây và xứng đáng với sự tin cậy của họ. Để xứng đáng với sự tin cậy ấy của họ và của cả mọi người, chúng ta (giới trẻ hay vẫn còn trẻ) không có cách nào khác hơn là học hỏi, làm việc cho cẩn thận và xuất sắc. Vì thật ra, cuối cùng, cộng đồng này không chỉ có những "con ma"văn nghệ, những ông bà chủ tịch chuyên đao to búa lớn. Mà còn cái đa số thầm lặng cả gìa lẫn trẻ, đang làm việc chuyên cần và thầm lặng không kém./.

Nguyễn Tà Cúc
(hoàn chỉnh ngày 8.9.2001)
Chú Thích

(1) Có một tác giả nữa cũng chê thơ Trần Mộng Tú là sáo, rỗng qua bài thơ Trần Mộng Tú làm điếu Nguyễn Tất Nhiên khi nhà thơ này qua đời vì những lời thơ làm dáng sáng tạo (chủ đề của ban tổ chức đặt ra lần này) cho một cái chết bi thảm như thế quả là sai chỗ. Khi tìm lại được xuất xứ cũng như tên tác giả nói trên, phần này sẽ được bổ sung vào bài viết.

  1. Võ Phiến. Ông này cũng sính làm" thơ thẩn"(tựa một cuốn thơ của chính tác giả)
  2. Trần Mộng Tú
  3. Theo "Chơi Chữ" (Lãng Nhân, trang 38), Trần Bình làm bài thơ nhân nạn hoàng trùng cắn lúa ở Mỹ Đức và bệnh thổ tả hoành hành ở Chương Mỹ để biếm hai tổng đốc Hà Đông (một người là Vi, một người là Hoàng) có tiếng đục khoét của dân:
Hoàng-trùng đi
Vi-trùng lại
Suy đi xét lại
Vi hại hơn Hoàng
Phụ Lục:

Vừa hoàn chỉnh xong bài này thì tôi có dịp đọc một bài có tên là "Thù Hận và Tha Thứ" (Người Việt, trang C1,2, số 5767, 21.9.01) của Trần Mộng Tú. Bèn không khỏi có lời- bàn-Tà -Cúc. Sở dĩ có lời bàn vì trong bài khi viết về thảm họa mới đây khi Hoa Kỳ bị tấn công bằng nhóm khủng bố, Trần Mộng Tú đã viện dẫn các lời của Kinh Thánh và Phật, Lão giáo để dậy dỗ chúng sinh như sau:

-[...]Cuối cùng cái còn lại vẫn chỉ là một chữ "tâm" mà chúng ta khômg dùng tay mà giữ lại được...Chúng ta phải làm gì để cho cái thiện ở lại với con người. Để ngăn cho cái ác nhỏ không trưởng thành được. Điều này không dễ nhưng thử cố gắng xem. Thí dụ như khi bị cá nhân nói một lời lăng nhục, thì hãy mời người đó nghe câu chuyện của đức Phật sau đây:[...]Một phụ nữ đến hỏi Phật là tại sao ngài lại không trả lời những kẻ cố tình hạ nhục ngài? Thì Đức Phật đã hỏi lại người phụ nữ rằng: Tôi hỏi bà, nếu có ai đem cho bà một vật gì, mà bà không nhận thì vật ấy có thuộc về bà không?" Khi chúng ta không nhận những lời xấu, thì những lời đó sẽ trả lại cho người nói. Và lòng thù hận sẽ không có chỗ đứng.Cái ác sẽ không lớn lên được...

Chúng ta noi gương Phật: Trả cái ác lại cho người ác. Noi gương thánh Francis...để đem yêu thương vào nơi oán thù. Noi theo lời hướng dẫn của Lão Giáo: Hãy chấp nhận những cái gì đến. Cái gì rồi cũng qua đi...

Cái cảm tưởng đầu tiên khi đọc những lời kêu gọi tha thứ kiểu này là chỉ có linh hồn của những nạn nhân và gia đình của họ mới có quyền nói đến chuyện tha thứ và cũng chỉ có chủ tể sáng tạo, Trời, Thượng Đế mới có quyền quyết định tha thứ hay không trừng phạt. Là một người Việt, hẳn Trần Mộng Tú chưa quên cái thảm cảnh Biển Đông đã xẩy ra cho bao nhiều phụ nữ cùng phái với Trần Mộng Tú? Ngồi ở một chỗ yên lành với một gia đình còn nguyên vẹn để kêu gọi "tha thứ" có một cái gì bất nhẫn không thể tả được. Kêu gọi, dậy dỗ những người cha, người chồng, người anh, người em chứng kiến cảnh con gái, vợ, chị gái, em gái bị hãm hiếp nhiều lần trước mắt mọi người "tha thứ" là một điều bất nhân; kêu gọi những cô gái bị hãm hiếp trước mắt người yêu, chồng con của họ "tha thứ" là một điều xúc phạm vô ý thức và hết sức đạo đức giả tới sự bất hạnh của họ. Tương tự, kêu gọi năm ngàn gia đình nạn nhân trong vụ khủng bố này mà những cái chết là những cái chết vô cùng đau đớn "tha thứ"như Trần Mộng Tú- là lại "không biết người biết ta" một tý nào.

Ở riêng trường hợp Trần Mộng Tú, tôi còn muốn nói một điểm chính yếu này: không những Trần Mộng Tú không có quyền kêu gọi vì bản thân Trần Mộng Tú không là một nạn nhân mà còn vì chính Trần Mộng Tú KHÔNG áp dụng được những lời dậy dỗ ấy. Những bức thư hằn học, xỉ vả, chụp mũ các tác giả mà Trần Mộng Tú gửi tới cho hai tờ Hợp Lưu và Thế Kỷ 21 mà tôi đã dẫn là thí dụ điển hình cái tâm" rất đáng khả nghi của đương sự. Nếu quả thật như chính những lời Trần Mộng Tú viết ra, tại sao Trần Mộng Tú không "thắp một ngọn nến, cầu nguyện cho người xấu" (như ...Đỗ Kh., Nguyễn Hoàng Nam, Ngu Yên, Khế Yêm!) "trở nên tốt hơn" mà lại chụp mũ cho Đỗ Kh rồi chê bôi thơ của cả những tác giả không dính gì đến vụ này như Khế Yêm, Ngu Yên và Nguyễn Hoàng Nam (bài đd)? Sao Trần Mộng Tú lại nhận vơ là Đỗ Kh. lăng nhục mình để mà nhận, để coi như thuộc về mình rồi vật mình vật mẩy là "rất xấu hổ" và "rất tổn thương"(bđd)? Ầy là Trần Mộng Tú mới chỉ tưởng là bị tác giả (Đỗ Kh.) lăng nhục bằng chữ, bằng một bài thơ vô thưởng vô phạt mà đã tham sân si, đã phạm tới mấy điều răn như vậy, huống hồ gì bị lăng nhục bằng cách bị cướp đi mạng sống hay bị hãm hiếp giữa biển Đông?! Trước khi cạnh tranh bất hợp pháp với các nhà tu hành để dịch Kinh Thánh, để nói chuyện Kinh Phật, bạn ta Trần Mộng Tú nên để thì giờ suy ngẫm Kinh Thánh, thí dụ những giòng sau đây:

-Có sáu đều Đức Giê-hô-va ghét,
Và bảy đều ngài lấy làm gớm ghiếc
Con mắt kiêu ngạo, lưỡi dối trá,
Tay làm đổ huyết vô tội;
Lòng toan những mưu ác,
Chơn vội vàng chạy đến sự dữ,
Kẻ làm chứng gian và nói đều dối,
Cùng kẻ gieo sự tranh cạnh trong vòng anh em

(Kinh Thánh Tin Lành, Sách Châm Ngôn, 6:16-19)

Sau nữa, vì Trần Mộng Tú đã trích dẫn từ Kinh Thánh rồi kinh Phật, Lão giáo...thậm chí còn chú ở dưới là chính tác giả đã chuyển ngữ (nghĩa là dịch ) một số lời trích dẫn này thì tiện thể cũng xét xem là tác giả có quả thật hiểu một tý gì về những lời kinh này hay chỉ vác tự điển ra để dọa thiên hạ là ta ...hay chữ ngoại quốc. Đoạn bà Tú trích ra về lời Đức Phật khuyên một người đàn bà, tôi không thấy tác giả chú là trích ở đâu nhưng căn cứ theo một bản khác của Minh Chiếu trong Truyện Cổ Phật Giáo (1) thì câu truyện này không phải như vậy, do đó không có cùng ý nghĩa như bà Tú tùy tiện diễn nghĩa cho hợp với bài viết của mình. Để cho độc giả tiện xét đoán, tôi sẽ trích lại nguyên văn truyện này, trích lại từ cuốn "Phê Bình Những Luận Điệu Phản Trí Thức của Nhóm Giao Điểm-Trả lời các tác giả Nguyễn Kha, Trần Chung Ngọc và Trần Văn Kha" của Dương Ngọc Dũng, trang 60-61, nhà Lá Bồ Đề xuất bản tại, Chicago, Hoa Kỳ, 1997:

-...Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn đang an tọa trong tịnh xá Trúc Lâm, dùng đạo nhãn thấy dân ở nước Rô Na Ba Răn Ta đang chịu nhiều thống khổ dưới quyền thống trị của nhà cầm quyền Kê Hoa Đa,ø người Bà La Môn Giáo. Người ấy đã dùng bao thế lực trong tay, ép buộc dân chúng phải thờ Phạm Thiên và ngược đãi bắt bớ những người chống lại. Trước hành động bạo ác và bất công ấy, Đức Thế Tôn thương hại cho Kê Hoa Đà là một nhà trí thức mà hiện tại không có người hướng dẫn sáng suốt, tương lai không tránh khỏi ác báo trong ba đường. Bấy giờ Đức Thế Tôn thấy trong hàng đệ tử, chỉ có tôn giả Phú Lâu Na là người thiện duyên với Kê Hoa Đà và dân chúng xứ ấy nên sai đến đó để giáo hóa. Đức Thế Tôn biết rằng trên con đường truyền bá Chánh Pháp dắt người trở về con đường tươi sáng của đạo Từ Bi, Tôn Giả Phú Lâu Na sẽ gặp nhiều trở ngại thử thách của đối thủ. Bởi vậy cho nên Đức Thế Tôn gọi Tôn Giả Phú Lâu Na đến dậy rằng:

-Dân xứ ấy và Kê Hoa Đà độc ác lắm, ta sợ người không đủ can đảm để chịu đựng.

-Bạch Thế Tôn, con nguyện đem hết năng lực để hoàn thành sứ mạng.

-Nếu đến đó bị chửi mắng thì ngươi nghĩ sao?

-Con nghĩ : những lời chửi mắng kia cũng như những tặng phẩm. Nếu họ mang đến tặng cho con, con không nhận, họ sẽ mang về, và con nghĩ rằng: những người này còn hiền từ lắm, vì họ không nhận nước con.

-Nếu họ đem nhận nước ngươi?

-Con nghĩ rằng: họ chỉ là những người tối dạ, và chỉ nhận nước mà không lấy đá ném vào đầu con,

-Nếu họ dùng đá ném vào đầu ngươi?

-Con nghĩ rằng: họ rất tốt vì chỉ lấy đá ném vào đầu mà không dùng gậy đánh con.

-Nếu họ dùng gậy đập ngươi?

-Con nghĩ rằng: họ rất hiền từ vì chỉ dùng gậy đập mà mà không giam cầm, ngăn cản bước đường truyền đạo của con.

-Nếu họ giam cầm ngươi?

-Con nghĩ rằng những người ấy rất tử tế, vì họ giúp con có thời gian di dưỡng tinh thần để nung luyện thêm ý chí, mà không dùng gươm đâm chém con.

-Nếu họ dùng gươm đêm chém người?

-Con nghĩ rằng: họ rất tốt dạ, chỉ đâm chém con mà không giết chết con.

-Nếu họ giết chết ngươi?

-Bạch Thế tôn: con rất vui mừng, vì những người kia đã dùng tâm từ bi giúp con thoát khỏi thân giả tạm đau khổ này để chóng thành quả Vô Thượng Giác.

Đức Thế Tôn dạy: Hay thay! Hay thay! Phú Lâu Na, ngươi có một ý chí mạnh mẽ . Ngươi đã biết khinh thường thân mạng để phụng sự chân lý. Ngươi thật là một đệ tử trung kiên của ta, đáng thay ta đến xứ ấy truyền bá chánh pháp, hướng mọi người trở về con đường sáng đầy an lạc và giải thoát.

Tôi phải thú thực là tôi không biết nhiều về Phật Giáo. Kiến thức về đạo Phật của tôi vẫn còn giới hạn nhiều vào những Mục Kiền Liên, Thị Kính Thị Màu, chó ngao và cầu vòng...Dù vậy tôi nhận ra ngay có cái gì bất ổn trong đoạn mà bà Tú đẫn giải vì Đức Phật không thể nào tầm thường đến nỗi, tham sân si đến nỗi khuyên dậy người ta "không nhận" để vật ấy" không "thuộc" về mình nữa, để "vẫn "thuộc" về người muốn sỉ nhục... nghĩa là một hành động rất tiêu cực, nghĩa là không giải thoát được ai cả. Rõ ràng là Đức Phật không hề dậy chúng sinh "Trả cái ác lại cho người ác" ở cái nghĩa "hòn đá ném đi rồi hòn đá ném lại" như bà Tú nói phướn. Qua câu chuyện trên, bao nhiêu cái ác (mắng chửi, nhận nước, đánh bằng gậy, ném đá vào đầu, giam cầm, đâm chém, thậm chí giết chết...) đều được nhận hết.

Đây là cái sai lầm lớn nhất của những người toan tính sử dụng các tôn giáo vào mục đích của họ. Thiền sư Thích Nhất Hạnh mới đây cũng có lời kêu gọi tương tự. Sự kêu gọi của Thích Nhất Hạnh càng gây phẫn nộ vì kỳ này bạn ta bị bắt quả tang nói láo, dựng chuyện máy bay Mỹ phá hủy cả thành phố Bến Tre (2). Những người như Thích Nhất Hạnh, như Trần Mộng Tú không bao giờ có sự lương thiện hay am hiểu để lập lại hoàn toàn những bài giảng của Đức Phật khi viết những bài tiểu luận kêu gọi linh tinh. Vì nếu họ lập lại nguyên văn, họ sẽ không thể nào tiếp tục lừa được chúng sinh, nhất là những chúng sinh ngoại quốc rất lơ mơ lờ mờ-như tôi- về Phật Pháp. Thí dụ như ngay câu chuyện mà cả tôi và bà Tú đã cùng trích ra đây có khác gì câu chuyện của nhà cầm quyền Taliban ngay bây giờ không? Thay vì "Kê Hoa Đà người Ba la Môn giáo"thì là nhóm Taliban chủ trương Hồi Giáo quá khích. Thay vì "ép buộc dân chúng phải thờ Phạm Thiên" thì họ tróc nã những người không tuyệt đối theo họ, dù là cùng đạo Hồi. Mới đây họ đã phạm cái tội ác với cả nhân loại là dùng chất nổ phá hủy hai tượng Phật được tạc vào núi cách đây nhiều thế kỷ trước dù cộng đồng quốc tế nài nỉ họ thay đổi quyết định này. Thay vì "dân chịu nhiều thống khổ, ngược đãi bắt bớ" thì Taliban cấm chỉ đàn bà đi làm và trẻ gái đến trường học. Đàn bà chỉ được phép ra đường chạy việc vặt với sự tháp tùng của một người họ hàng phái nam. Phụ nữ phải che người bằng một tấm khăn choàng dài. Nếu cô ta để lộ dù chỉ một bàn tay, cô ta cũng có thể bị đánh đòn. Nếu một người đàn ông trong nhóm Taliban gặp trên đường phố một phụ nữ nào mà vừa mắt anh ta thì anh ta có quyền theo về nhà và đòi hỏi phải lấy anh ta. Không có chuyện từ chối, chống lại (3)

Chúng ta sẽ không nói sâu xa đến chủ trương từ bi của đạo Phật để khuyên dậy cho những người bị áp bức đó. Chúng ta hãy nói tới những điểm rất giống nhau của hai chế độ này cùng quyết định của Đức Phật và những câu trả lời của Tôn Giả Phú Lâu Na. Cái khác nhau mà chúng ta có thể nhìn thấy ngay là Đức Phật sai đệ tử của ngài đến Rô Na Ba Răn Ta để giáo hóa Kê Hoa Đà và dân xứ ấy. Thế thì tại sao đệ tử Thích Nhất Hạnh và người "dây máu ăn phần" Trần Mộng Tú không...lên đường sang A-Phú-Hãn mà giáo hóa nhóm Taliban và những giaó dân Hồi Giáo quá khích; cụ thể hơn kêu gọi bin Laden từ bỏ chủ trương khủng bố sẽ có cơ giết hại hàng triệu sinh linh với những cuộc tấn công vào những nơi đông dân lành, bằng vũ khi vi trùng...mà lại ngồi đây điềm nhiên tọa thị ở chỗ an toàn rồi dậy những người hiền lành bị tàn sát tha thứ? Tại sao các bạn ta không tình nguyện sang đó giúp đỡ những người tî nạn đang chạy tràn qua biên giới Pakistan? Thế giới này sở dĩ đầy loạn lạc chưa chắc vì người ta không biết tha thứ mà chắc chắn là vì những kẻ gian ác và những kẻ "làm chứng gian và nói đều dối." Tay họ làm đổ huyết kẻ vô tội khi họ cổ võ một thứ nhân nghĩa một chiều.

Nhưng dĩ nhiên các bạn ta không bao giờ dám trở lại Việt Nam hay sang A -Phú -Hãn vì các bạn ta dư biết rằng giờ này mà qua đó nói lảm nhảm những chuyện tha thứ kiểu này thì ...thăng thiên ngay lập tức, còn đâu mà thiền sư với chẳng lại nhà văn? Ba cái danh hão này chẳng có nghĩa lý gì với các chàng Taliban hết. Tượng Phật có biết nói, biết khuyên gì đâu mà cón bị phá xập, há gì một anh "thiền sư" chuyên thuyết nhân nghĩa ở những Rừng Phong, Rừng Hồng với một bà vãi (4) cũng nói láo không kém? Phụ nữ ở xứ này có tội gì đâu mà còn có thể bị đem gả cho bất cứ một anh phàm phu tục nào thì xá gì một bà chuyên viết lách lôi thôi? Rồi tới câu trả lời của Tôn giả Phú Lâu Na saün sàng chịu chết vì đó chính là sự "thành quả Vô Thượng Giác". Trả lại sự sỉ nhục không thôi, ai cũng làm được. Nhưng chỉ có Bồ Tát mới có thể đi đến những nơi địa ngục, những chỗ hung dữ , mới chịu đựng những lời sỉ nhục khởi đầu và kết thúc bằng cái chết trong tinh thần dọn mình, coi cái chết như sự giải thoát khỏi "thân giả tạm đau khổ" để "thành quả".

Cho nên, xin "nhà văn" Trần Mộng Tú trở lại với cái sở trường của bà là viết truyện, nghĩa là viết những cái không có thực trong đó tác giả tha hồ mà bịa ra những nhân vật, những tình tiết cho dù lố bịch đến đâu. Xin chớ làm khổ sinh linh trăm họ bằng những bài viết linh tinh liên quan đến đời thực với một cái tâm giả dối đã bày ra bằng chính hành động của tác giả. Cũng xin đừng lôi Kinh thành, Lão giáo, Phật giáo ra che đậy, làm dáng cho một cái tâm không bồ tát. Há chẳng phải xưa nay những kẻ yếu đuối, giả dối nhất vẫn saün sàng đem những lời kinh này để mê hoặc sinh linh đó sao? Lời kêu gọi "tha thứ của Trần Mộng Tú kèm những lời trích dẫn Kinh thánh, Phật giáo (do chính tác giả "chuyển ngữ")...làm tôi nhớ ngay đến đoạn đầu Kinh thánh:

-...Giê-hô-va Đức Chúa Trời bèn phán cùng rắn rằng: Vì mày đã làm như vậy, mầy sẽ bị rủa sả trong vòng các loài súc vật, các loài thú đồng, mày sẽ bò bằng bụng và ăn bụi đất trọn cả đời. Ta sẽ làm cho mầy cùng người nữ, dòng dõi mầy cùng dòng dõi người nữ nghịch thù nhau...(Sáng Thế Ký, 3:14-15, Kinh Thánh Tin Lành)

Các người nữ-kể cả người nữ Trần Mộng Tú- nên cẩn thận đấy! Bởi chưng có lúc sẽ bị sinh linh trăm họ nhận ra rằng mình không phải là người nữ như mình vẫn tưởng nhầm, mà chính ra chỉ là một thứ rắn ăn bụi đất trong Sáng Thế Ký./.

Chú Thích:

  1. Minh Chiếu, Truyện Cổ Phật Giáo (Phật Giáo Cổ Đại Cố Sự), phiên dịch từ Hán Văn, tập II, trang 104-106, Thành Hội Phật Giáo, 1992
  2. Lời vu cáo này đăng trên một bản quảng cáo về một buổi thuyết pháp của Nhất Hạnh, đăng trên tờ New York Times, 25.9.2001
  3. "...to the hundreds of thousands who have flooded the States Deparment with calls of protest, are furious at the way the Taliban have treated women ever since seizing power in 1996, imposing restrictions so bizarrely anachronistic, it was as if they had turned the hands of time back to the Middel Ages in one fell swoop. Over night, women were forbidden to work and girls were banned from school. The long body-covering veil known as the burka, which had once been optional, became mandatory. Women were allowed outside the house only to run errands, and even then they had to be accopanied by a close male relative. If a womens hand was visible, she risked a beating. If a member of the Taliban spied an unmarried woman on the street who struck his fancy, he could arrive at her house that day and announce his attention to marry her. Resistance would not be an option. "Its absolutely horrible what is going on there," said Eleanor Smeal, president of the Feminist Majority, one of the largest groups working to raise the awareness of the issue. "Its like something out of The Handmaids Tale." Or, as Madeleine Albright put it, This isnt culture, - its a crime. The laws have been disastrous for women. With so many widowed and orphaned war, the beggar women and children of Kabul have become notorious worldwide, appalling even the most jaded journalists. ..
(Accidental Angel, Vogue, 2001, trang 498- Chú của người viết: Bài này viết về bà Mary MacMakin, một phụ nữ Hoa Kỳ, người vừa bị chính quyền Taliban kết tội là làm gián điệp và trục xuất ra khỏi A-Phú-Hãn, nơi bà cư ngụ 35 năm nay. Bà MacMakin dĩ nhiên không làm gián điệp, bà chỉ là người đã cố gắng giúp phụ nữ và trẻ em xứ này thoát khỏi cảnh nghèo đói. Nhưng tổ chức của bà, PARSA-Physiotherapy and Rehabilitation in Support of Afghanistan sáng lập năm 1998, mang công ăn việc làm cho phụ nữ -nghĩa là chống lại luật pháp của Taliban cấm họ không được đi làm- nên bà bị trục xuất)

4. Bà vãi này là ni cô Chân Không, cộng sự viên đắc lực của Thích Nhất Hạnh. Bà vãi Chân Không nói láo việc gì, với ai, ở đâu, hồi nào...xin xem hồi sau sẽ rõ.