Để theo dõi tin tức bình luận sinh hoạt nữ trí và văn học,
văn học và đại chúng, mời đọc:

NGƯỜI MỚI

Diễn Đàn Văn Học và Phụ Nữ - Nguyễn Tà Cúc chủ trương.

HỒ SƠ VĂN BÚT
Nguyễn Tà Cúc
California, ngày 25, tháng chạp, 1999

Thưa các bạn, các Tiên sinh,

Kèm theo là Thư Ngỏ của nhà báo Ðặng Văn Nhâm trả lời ông (Kiều Phong) Lê Tất Ðiều. Xin gửi cho quý bạn đọc để rộng đường dư luận. Với quý báo, tôi có kèm thêm văn thư của chủ tịch VBVNHN Ðăëng Văn Nhâm, hai văn thư mới nhất từ Văn Bút Quốc Tế gửi tới Ðặng Văn Nhâm và Minh Ðức Hoài Trinh, thông báo rằng nếu không có những tiến bộ chắc chắn, họ sẽ chính thức giải tán Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại tại Ðại Hội Ðồng năm 2001.Với tôi, tôi không ngạc nhiên: Văn Bút Quốc Tế không thể làm khác hơn sau khi những cố gắng của họ bị nhóm Nguyễn Hữu Nghĩa, Minh Ðức Hoài Trinh xem thường và sau khi nhóm này đem luật sư đòi kiện họ (!). Ðể rõ ràng hơn, tôi cũng gửi kèm "Phúc Trình Edinburgh" của cựu chủ tịch Trần Thanh Hiệp, đại diện VBQT. Trong bản phúc trình này, luật sư Trần Thanh Hiệp đã quy rõ trách nhiệm cho nhóm Nguyễn Hữu Nghĩa và Minh Ðức Hoài Trinh. Khi tôi gửi những chứng liệu này tới quý bạn, quý Tiên sinh và quý chủ nhiệm chủ bút, tôi không gửi tới như một sự phân bua rằng "phe tôi không có lỗi". Thời gian và tài liệu sẽ quyết định trách nhiệm của những hội viên (phá hoại ) VBVNHN. Là tổng thư ký-có thể là sau cùng-của VBVNHN, tôi có bổn phận cung cấp đầy đủ tài liệu để việc quyết định này được chính xác và dễ dàng hơn.

Cho đến nay, vấn đề VBVNHN vẫn còn là một sự khó hiểu với nhiều người. Lê Tất Ðiều là thí dụ điển hình của sự thiếu thông tin ấy: là tổng thư ký đầu tiên của VBVNHN, ông Ðiều không hề biết VBQT có một ủy ban gọi là Uûy Ban Nhà Văn Nữ. Là một hội viên, ông Ðiều đứng ngoài việc chung khi tổ chức này lâm nạn, chỉ trở lại sử dụng nó vào một việc rất riêng tư: bôi nhọ tôi (tổng thư ký), nhà báo Ðặng Văn Nhâm (chủ tịch) và nhà thơ Viên Linh (cựu chủ tịch) nhắm bênh vực nhà văn Võ Phiến khi tôi chứng minh rằng nhà văn Võ Phiến không phải là một người phê bình văn học.

Nhưng vấn đề VBVNHN sẽ không có gì khó hiểu nếu chúng ta có thể đặt câu hỏi này: tại sao Nguyễn Hũu Nghĩa -một người mà thân thế đang dính liền với tướng cộng sản Nguyễn Chí Thanh- lại tấn công nhằm triệt hạ toàn những người (quốc gia) lãnh đạo những đoàn thể uy tín trong cộng đồng như Hà Thúc Sinh (sáng lập phong trào Hưng Ca), Võ Kỳ Ðiền, Trang Châu, Viên Linh, Trần Thanh Hiệp (Văn Bút VNHN)…? Những cuô.c tấn công này không xẩy ra chỉ từ 1995 khi nhà thơ Viên Linh cố gắng chấn chỉnh VBVNHN, chúng đã xẩy ra nhiều năm trước đó. Luận cứ cho rằng "hai bên vu khống mạ lỵ lẫn nhau" như của Lê Tất Ðiều rõ ràng sẽ đổ ngay nếu người ta nhìn lại quá trình hoạt động của Nguyễn Hữu Nghĩa, từ năm 1988, từ việc đoạt phong trào Hưng Ca, từ cuộc trưng cầu ý kiến xem có nên bỏ quốc ca để thay bằng một bài cộng đồng ca (phải chăng là sẽ thay bằng một bài "hưng ca" của chính Nguyễn Hữu Nghĩa?!) đến âm mưu đoạt VBVNHN. Không nên quên rằng những hội viên VBVNHN thuộc nhóm Nguyễn Hữu Nghĩa cũng là những hội viên nòng cốt của Hưng Ca: Trương Sỹ Lương, Nguyên Hương…Ðây là một sự tổ chức, mưu toan âm thầm mà rất quy mô, gài người vào hai tổ chức (chống cộng) Hưng Ca và VBVNHN từ 1988 trên toàn thế giới (Canada, Pháp, Uc, Hoa Kỳ, Nhật…) để sửa soạn "đánh lớn" nếu âm mưu không thành. Hưng Ca, trong tay Nguyễn Hữu Nghĩa, chính là cái bàn đạp để "tổng tấn công" VBVNHN. Người ta lại càng không thể bỏ qua những cuộc "rút lui" thầm lặng của nhiều hội viên, nhất là những hội viên bị tấn công như Võ Kỳ Ðiền (tổng thư ký , ban chấp hành Trung Ương, nhiệm kỳ Trang Châu 91-93), của Trần Hồng Văn, cựu chủ tịch TT Nam Hoa Kỳ (bị thay thế bởi Trương Sỹ Lương) và những cuộc tháo thân cũng thầm lặng không kém như sự rút lui ra khỏi TT Ontario của các cựu chủ tịch của TT này: Nguyễn Ngọc Ngạn, Trà Lũ, Phan Ni Tấn, Nguyên Nghĩa….Nghĩa là VBVNHN tiêu hao dần dần, sẽ không còn đủ hội viên lương thiện để chống lại âm mưu chiếm trọn của Nguyễn Hữu Nghĩa một khi xẩy ra. Câu hỏi đó dẫn đến một thực tế mà chúng ta cũng có thể nhìn thấy trước mắt, qua "Lá Thư Ngỏ" của Lê Tất Ðiều: cái -gọi-là -văn-chương đã có lúc tưởng che khuất được sự thật. "Tưởng như" vì những người làm chuyện vu khống, tàn hại anh em này và những kẻ a tòng đồng lõa cũng mang tiếng là nhà văn nhà thơ nhà báo (Nguyễn Hữu Nghĩa, Trường Sơn Lê Xuân Nhị, Lê Thị Ý, Tuệ Nga…) Chưa kể còn là những nhà văn nhà thơ nhà báo từng được các nhà văn nổi tiếng khác đem tâm huyết, đời văn ra cầu chứng cho (như trường hợp nhà văn Võ Phiến và Nguyễn Hữu Nghĩa).

Nếu nói đến tình trạng VBVNHN, tại sao Lê Tất Ðiều không dám nói rõ cho độc giả biết ông từng là tổng thư ký của hội? Tại sao ông Ðiều không giải thích về việc các cựu chủ tịch của VBVNHN như Trần Thanh Hiêäp, Trang Châu, Viên Linh đều hỗ trợ hoặc có mặt trong cuộc họp tại Santa Ana (mà kết quả là Ðặng Văn Nhâm được bàu làm chủ tịch) mà không hề hỗ trợ bà Minh Ðức Hoài Trinh nếu quả thật cựu chủ tịch Viên Linh làm sai việc hội, nhất là khi ông Ðiều la bài hải lên là bà Minh Ðức Hoài Trinh tùng có công "cứu " Văn Bút. Nếu công bà to thế, tại sao các cựu chủ tịch không công nhận bà, các hội viên không bàu cho bà? Oâng Ðiều còn lâu mới dám động đến những việc này vì ông như …Từ Thức lạc ở San Diego, có biết gì mà dẫn chứng, có nắm vững được điều lệ nội quy mà phán đoán được ai đúng ai sai? Oâng Ðiều tuyệt nhiên không dám nhắc đến việc đánh fax rơi phá hoại gia đình Võ Kỳ Ðiền; càng không dám nhắc đến bản quyết nghị vu khống cựu chủ tịch Viên Linh có tên và/hay chữ ký của Cao Xuân Huy, Trường Sơn Lê Xuân Nhị, Tuệ Nga, Trương Sỹ Lương, Nguyễn Hữu Nghĩa, Sơn Tùng, Nguyên Hương; những bài viết vô cùng bẩn thỉu về Trương Anh Thụy, về Nguyễn Thị Ngọc Dung, về nhiều người khác, về tôi… trên tờ Làng Văn. Ông chỉ đưa ra được mỗi một chuyện "phe kia" "vu khôáng" Nguyễn Hữu Nghĩa là con rơi của đại tướng cộng sản Nguyễn Chí Thanh mà ông không dám nói rõ là "phe kia" có những người ngoài hội như Ðại Tá Nguyễn Tử Ðóa và nhà thơ Hà thượng Nhân. Hay tin này lại do chính người nhà Nguyễn Hữu Nghĩa tiết lộ ra! Hóa ra ông Ðiều khinh thường độc giả và cộng đồng người Việt đến nỗi ông tưởng những bài viết đầy tin tức sai trái như của ông cũng vẫn được họ đọc và không phản đối? Ông Lê Tất Ðiều càng không dám nói đến những văn thư của VBQT yêu cầu nhóm Nguyêãn Hữu Nghĩa và Minh Ðức Hoài Trinh phải về nhóm tại Santa Ana dưới sự tổ chức của chủ tịch xử lý thường vụ Viên Linh hay những văn thư mà VB Quốc Tế chính thức đòi hỏi nhóm Nguyễn Hữu Nghĩa và Minh Ðức Hoài Trinh ngưng vu khống trong khi chờ đợi họ biểu quyết!

Sâu xa hơn, ông Ðiều còn cố tình dấu diếm một sự kiện cực kỳ quan trọng, sẽ gây thiệt hại rất nhiều cho lập luận của ông là "giữa hai trò vu cáo chụp mũ…" : tôi muốn nhắc đến việc Nguyễn Hữu Nghĩa chửi bới xấc láo (chữ của ông Ðiều) cụ Bùi Văn Bảo hết sức tàn nhẫn vào khoảng năm 1985. Cho rằng chuyêän Hưng Ca, chuyện VBVNHN xẩy ra vì hội viên "vu cáo chụp mũ lẫn nhau" thì may ra có người tin nhưng một người như cụ Bùi Văn Bảo thì làm gì có chuyện "tranh chấp, vu cáo" với Nguyễn Hữu Nghĩa mà vẫn bị dày đạp như vậy? Oâng Ðiêàu hẳn cũng không quên rằng cụ Bùi Văn Bảo không phải là hậu sinh như bọn tôi và ông Ðiều. Cụ lại có con đàn cháu đống, có người con là …một anh đàn ông nổi tiếng chua ngoa (Bùi Bảo Trúc). Thế mà Nguyễn Hữu Nghĩa vẫn dám tấn công ào ạt bằng những loại chữ nghĩa hạ tiện nhất. Ông Bùi Bảo Trúc có dám lên tiếng về người đàn ông láo xược Nguyễn Hữu Nghĩa hay không là chuyện của gia đình người ta, nhưng là bạn văn rồi lại là bạn đồng môn, đáng lẽ phải "bênh" thân phụ của bạn mình, thì ông Ðiều im như thóc, cấm có dám nho nhoe đến nửa lời! (Vì hơn ai hêát, ông dư hiểu rằng cái kiểu thế cô, lại không bao giờ làm việc chung nghĩa là không hề hy sinh cho ai, không có đồng đội, bạn hữu sẵn sàng xả thân bênh vực…như ông mà đụng vào Nguyễn Hữu Nghĩa thì chưa chắc ông đã còn cái "quần xà loỏng" như kỳ ông đánh chác với Tú Rua.)

Vả, ông chỉ dùng VBVNHN như một cái bung xung cốt để bênh nhà văn Võ Phiến. Ngoài hậu quả lớn nhất la khả năng phê bình của nhà văn Võ Phiến đã bị chứng minh là thiếu sót, ông Ðiều còn e rằng nếu tôi tiếp tục viết, nhất là viết về VBVNHN, những sự liên hệ giữa nhà văn Võ Phiến và nhóm Làng Văn sẽ bị độc giả (chứ không phải tôi) đặt dấu hỏi: tại sao tên nhà văn Võ Phiến vẫn có trong danh mục những người côäng tác với tờ Làng Văn? Tại sao cuốn viết về nhà văn Võ Phiến của Nguyễn Hưng Quốc lại có hình bìa là một tấm ảnh của Võ Phiến do Nguyễn Hữu Nghĩa chụp? Tại sao cuốn Thơ Thẩn của nhà văn Võ Phiến lại có môät tranh phụ bản của ông Nguyễn Nhật Tân, bố vợ Nguyễn Hữu Nghĩa đồng thời cũng là chức sắc trong TT Ontario nhiệm kỳ mới nhất? Hai cuốn sách này đều xuâát bản trong vòng hai năm nay sau khi những hành động bất lương của Nguyễn Hữu Nghĩa đã được VB Quốc Tế rồi Nguyễn Ngọc Ngạn chứng minh! Tại sao nhà văn Võ Phiến viết sai một cách rất "khả nghi" về nhà thơ Vũ Hoàng Chương, cựu chủ tịch Văn Bút Việt Nam (mà Võ Phiến từng là hội viên) như tôi đã chứng minh trong bài phê bình sáu tập của nhà văn Võ Phiêán. Tại sao nhà văn Võ Phiến phê bình nhà thơ Vũ Hoàng Chương là "tỷ mẩn tiểu xảo", kết luâ.n là Vũ Hoàng Chương "chê thơ Ðinh Hùng" (nghĩa là trực tiếp bôi xấu tư cách Vũ Hoàng Chương vì theo Võ Phiến dẫn ra, Vũ Hoàng Chương chê thơ (em rể) Ðinh Hùng trong buổi tưởng niệm nhà thơ này!) khi cùng lúc ca ngợi một người đã có những hành động bất lương như Nguyễn Hữu Nghĩa và tiếp tục giao hảo với họ? Tại sao nhà văn Võ Phiến im lặng hay tiếp tục im lặng trước những chứng cớ này nếu như ông thành thực không nghiên cứu kỹ về việc Vũ Hoàng Chương? Ở trường hợp của một tác giả khác, vấn đề này có thể được bỏ qua, nhưng ở trường hợp Võ Phiến sự việc không giản dị như vậy. Vì chính ông viết rất rõ trong "Lời Nói Ðầu" của Sáu Tập phê bình Văn học Miền Nam:

-…Chúng tôi vẫn cho rằng nhận định về một tác giả là nhận định về một tâm hồn, chứ không phải về một kỹ thuật, một chủ đề, một tư tưởng. Phân tích cái khéo cái vụng cái hay cái dở của một bài thơ một cuốn truyện cũng là việc tài tình; nhưng tôi chỉ muốn chú trọng đến phong cách, đến tâm hồn của tác giả. Cái đó nó là một, qua mọi tác phẩm… (Võ Phiến, trang 503, sđd- chữ in đậm là do NTC).

Chính vì chủ trương này của nhà văn Võ Phiến mà người ta có quyền đặt những câu hỏi trên. Vì trừ khi một tác giả tự phản mình một cách cố ý, nhà văn Võ Phiến sẽ quyết định ra sao về trường hợp tác- giả- Nguyễn- Hữu- Nghĩa, người mà cho đêán nay không còn có thể chối cãi được về những thủ đoạn vô cùng bất lương mà thâm độc nhằm triệt hạ những người làm việc chung? Nếu những câu hỏi này được đặt ra, sự nghiệp "đồ sộ" và tư cách của nhà văn Võ Phiến cũng trực tiếp bị ảnh hưởng. Ðó là lý do tại sao Lê Tất Ðiều phải ra sức nhắc nhở độc giả về "nhân cách" của Võ Phiến. Lê Tất Ðiều quên rằng nhân cách của một con người sẽ được quyết định không bằng những lời nói suông mà bằng chính hành động và ở trường hợp một nhà văn, bằng chữ viết. Cách viết không có dẫn chứng của Lê Tất Ðiều đủ cho thấy Lê Tất Ðiều tránh né những câu hỏi trên. Vì nếu viết có suy luận, dẫn chứng ông Ðiều sẽ không thể lôi việc VBVNHN vào. Không những thế, ông Ðiều sẽ phải cắt nghĩa ra sao về những sai lầm của Võ Phiến chỉ riêng về vấn đề Vũ Hoàng Chương? Nếu ông gọi sự phê bình đứng đắn chính xác, đầy đủ tài liệu của tôi về nhà văn Võ Phiến là "xấc láo" thì ông sẽ phải dùng chữ gì cho sự phê bình sai lầm nặng nề, cắt xén tài liệu để ngụy chứng của nhà văn còn sống, nhỏ tuổi hơn, Võ Phiến dành cho nhà thơ Vũ Hoàng Chương, đã khuất? Oâng Ðiều sẽ gọi nhà văn Võ Phiến là "một người đàn ông xấc láo", "vừa chửi vừa ca" chăng?!

Rồi ngoài vấn đề Vũ Hoàng Chương, còn là vấn đề Nhã Ca. Tôi sẽ không nói đến chuyêän Nhã Ca "ăn cắp" thơ dịch Kinh Thánh (mà tôi chứng minh trong Nhà Văn Như Người Hướng Dẫn Dư Luận) tại đây. Tôi chỉ sẽ nói đến việc Nhã Ca vu cáo chính phủ Miền Nam đưa bà ta ra tòa, tịch thu tác phẩm của bà ta vì bà ta "chống" lại chính phủ Miền Nam trong quyển Hồi Ký Một Người Mất Ngày Tháng (xuất bản năm 1991) mà nhà văn Võ Phiến đã không thấy nhắc tới, trái lại còn dùng để bào chữa cho quyển ký Giải Khăn Sô Cho Hueá (xuất bản 1969). Như vậy, cũng hệt như trường hợp Nguyễn Hữu Nghĩa, nhà văn Võ Phiến sẽ giải thích ra sao về những trò gian trá của Nhã Ca, về điều mà ông gọi là "là một, qua mọi tác phẩm"!? Rồi ngay tại đây, Võ Phiến sẽ giải thích ra sao về những chuyện mà ông Ðiều vu khống tôi, các hội viên và chức sắc của TT Tây Nam Hoa Kỳ và nhà báo Ðặng Văn Nhâm; chưa kể đem đời riêng, con cái tôi lên báo? Cái "tâm hồn, tác phẩm" của Lê Tất Ðiều mà cụ Võ từng ca ngợi rằng :"Theo dõi sự nghiệp trước tác của Ðiều, từ tác phẩm này sang tác phẩm khác, người ta có cảm tưởng tất cả nối tiếp nhau như những xúc cảm không ngừng của một tấm lòng mến thương bao la, như bản trường ca của tình nhân ái…" (Ký, trang 1938) sẽ có là một với bài Kiều Phong viết mới đây không? Và nếu không, như mọi người đã thấy rõ, thì cụ Võ sẽ phải làm gì? Không lẽ tôi lại "xấc láo" đêán nỗi hạ bút mà mỉa cụ Võ là "cụ đã bị cả Lê Tất Ðiều cho vào xiếc, chứ chẳng phải chỉ có mỗi Nguyễn Hữu Nghĩa"?

Nói như thế không có nghĩa là chúng ta hẹp hòi, sợ hãi đến nỗi không dám khen ai. Khi quyển Thư Về Bloomington, Illinois của Lê Tất Ðiều phát hành, tôi có những nhận xét tốt đẹp về cuốn sách này, dù như đã nói trong "Lá Thư Ngỏ Gửi Kiều Phong", tôi có nói rõ là những nhận xét tốt đẹp này sẽ được so sánh, kiểm chứng lại -với những tài liệu chưa công bỻ- về hoạt động về văn chương, về việc chung của tác giả trước và sau 1975 xem có xứng đáng không, để xem là chúng ta có nên đổi Thư Về Bloomington, Illinois thành Thư Về Bloomingdale, New York (tên của một cửa hàng sang trọng, bán đủ những thứ phấn son trang điềm cho quý cô.) Cho nên, trong văn chương, không thể có vấn đề bè cánh, phe đảng để dở trò "khỉ đột văn nghệ". Nhất là khi chúng ta đang viết về một nền văn chương đang bị trù dập. Tôi không đặt vấn đề này với…nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng hay nhà văn Nguyễn Thị Hoàng chẳng hạn vì họ chưa bao giờ phê bình ai cả, họ không viết bài dậy dỗ, sướt mướt "thương nhà mỏi miệng cái gia gia". Nhưng với những nhà văn từng cổ võ cho sự thật, từng viết sách về sự bôi nhọ như Lê Tất Ðiều (Thư Về Bloomington, Illinois), từng có ý thức như Võ Phiến khi viết :"…Sách này viết về một nền văn học bị xóa bỏ…"(-trang 504, sđd) thì không thể nhân danh văn chương mà cổ võ cho những điều đi ngược lại tôn chỉ viêát văn của mình, mà sẽ tránh được sự phê bình của các nhà văn khác.

Dù gì đi nữa thì ông Ðiều cũng phải công nhận rằng : ít ra tôi công khai viết ra những nhận xét (không khen ngợi) về tác phẩm của một người còn sống, lại nhiều thanh thế, phương tiện hơn để trả lời tôi và dư luận. Tôi không cần dè bỉu "cậu nhóc ấy, anh già kia…" Vì viết như thế nghĩa là không hiểu mình đang làm gì với chữ nghĩa của mình cả, vì tôi không đánh "dưới vòng eo", không viết sai, không chê bôi nhầm lẫn những người hoặc thất thế, hoặc không có mặt tại đây, hoặc đã khuất. Nêáu chúng ta quá thương xót cụ Võ mà …lờ đi, thì ai thương xót người đã khuâát là Vũ Hoàng Chương và Ðinh Hùng? Ai thương xót cả một miền Bắc bị Túy Hôàng đem ra xỉ mạ (và Võ Phiến ngó lơ). Oâng Ðiều quê quán cũng ngoài Bắc đấy nhưng có thể bây giờ ông thành công dân Mỹ nên ông quên béng đi chăng: dám ai lỡ dại (chữ của Kiều Phong) hỏi ông về miền Bắc sẽ được ông trả lời ngay là …Oregon (phía Bắc của California). Ai thương xotù những người như Nguyễn Thị Hoàng, còn ở lại Việt Nam, không có phương tiện để lên tiếng tự vệ khi nhà văn Võ Phiến nhắc đến đời riêng của bà? Trong lĩnh vực phê bình văn chương, chỉ có vấn đề đúng hay sai, không thể có vấn đề đưa tuổi tác ra dọa nhau. Nếu nhà văn Võ Phiến thực tâm nhầm lẫn, không cố tình ngụy chứng như đã vô tình phạm phải thì việc lên tiếng, nếu có, phải là của nhà văn Võ Phiến , không phải của ông Ðiều (Ðộc giả không cần biết đến ý kiến một chiều của ông Ðiều.) Và nếu nhà văn Võ Phiến lên tiếng, là lên tiếng với độc giả, với Văn Học Miền Nam, với tổ tiên, đất nước, với vong hồn Vũ Hoàng Chương (và Ðinh Hùng), với Nguyễn Thị Hoàng, với Kim Lefevre …chứ không phải với tôi.

Riêng trường hợp Văn Bút VNHN, các nhà văn như Võ Phiến và Lê Tất Ðiều sẽ không bao giờ thoát được một câu hỏi khác: là hội viên của Văn Bút Việt Nam trước 1975, họ đã làm gì được cho tổ chức này, ngoài sự bỏ rơi nó và quan trọng hơn, cộng tác rồi sau này im lặng trước những hành động bất lương của Nguyễn Hữu Nghĩa? Câu hỏi đó, dù muốn dù không, sẽ được đặt ra. Không phải chỉ vì sự an nguy của tổ chức này, mà để thêm dữ kiện để bàn về những hoạt động chung của cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản. Kinh nghiệm VBVNHN rồi cũng sẽ chứng tỏ một điều: chưa chắc là nhà văn tên tuổi là đã có bản lĩnh chính trị hay biết làm việc chung: cứ xem cái gương Lê Tất Ðiều ký tán thành việc "bỏ quốc ca" do Nguyễn Hữu Nghĩa đầu têu, và việc nhà văn Võ Phiến bị cho "vào xiếc" (chữ của tôi) khi "biết ơn" (chữ Võ Phiến) Nguyễn Hữu Nghĩa thì biết! Cho nên Kiều Phong quả không biết người biết ta khi vu vạ cho tôi rằng tôi than phiền là không ai bênh bạn tôi: tôi không cần nhờ ai bênh bạn tôi, nhất là cỡ như Kiều Phong. Ðược Kiều Phong bênh sảng (như bênh cụ Võ) mới đây thì chỉ có mà chết tốt! Ðáng lẽ Kiều Phong phải …thông minh-như lời khen của cụ Võ- mà về khuyên cụ Võ " cải táng" nhữõng lời khen NHNghĩa, kẻo đời sau hậu sinh lại đinh ninh là cụ Võ cũng "biết ơn" (NHNghĩa muôn năm. Toàn dân biết ơn NHNghĩa) cả những trò đê tiện như đánh fax rơi, vu khống, viết bài dơ dáy tấn công nhiều phụ nữ trên Làng Văn… thì bỏ mạng sa tràng cả đám!

Riêng tôi, tờ Làng Văn và một tờ báo địa phương đã ròng rã trong nhiều năm đem đời riêng và gia đình tôi lên báo họ để bới móc… y hệt như cái võ của (Kiều Phong) Lê Tất Ðiêàu mới đây. Chủ nhiệm của hai tờ báo này đều là phụ nữ, tại sao họ lại cứ tấn công những phụ nữ khác? Vì cuôäc đời họ "lỡ làng" ngay từ khi đầu xanh mới chớm, vì tình duyên ngang trái, "khi người yêu không đến" nên cứ phải bước đi …từng bước, từng bước, tùng bước nữa mà bến hạnh phúc vẫn còn xa tít tắp nên hóa ra hận đời, hận người, ghét lây cả đến những phụ nữ may mắn được quý ông chiều chuộng, quý hóa chăng? Hay vì muốn mang tiếng là nhà văn, nhà báo mà rốt cục người ta vẫn nhầm Nguyên Hương là tên một hiệu bán…giò chả chăng?! Cho nên tôi muốn trình bày cho ông Ðiều biết thêm về lòng trắc ẩn của một nhà văn mà tôi đã thường viết tới, mà ôâng Ðiều đã nhắc lại khi viết bài công kích tôi. Tôi sẽ cho ông Ðiều một thí-dụ-điển-hình ngay đây để ông Ðiêàu hiểu thực rõ tôi muốn nói gì, để may ra một lần trong đời ông, ông "ngộ" ra được lòng trắc ẩn? cái đức tính vô cùng cần thiết ở một nhà văn- không phải chỉ là những lời hoa mỹ, những điệu bộ huê dạng để phô trương sự nhân ái khi mình là người ngoại cuôäc. Ðôi khi lòng trắc ẩn ấy còn kèm cả sự can đảm khiến người ta phải tự kềm chế, phải hy sinh chính mình khi người ta làm việc chung. Khác với Lê Tất Ðiều, Nguyêãn Hữu Nghĩa, Trường Sơn Lê Xuân Nhị và Co., tôi không tin rằng một ngón đòn "sát thủ" nhất thời tuy gây điêu đứng cho địch thủ nhưng khiến di hại cho gia đình, vợ chồng, con cái, thân hữu họ là phải làm được bằng mọi giá. Quý ông Lê Tất Ðiêàu và Co. nghĩ tôi nói ngoa chăng? Không đâu, tôi có trong tay một tài liệu với thủ bút của cựu chủ tịch VBVNHN Nguyễn Ngọc Ngạn viết về chuyện riêng của gia đình Nguyễn Hữu Nghĩa do ông này gửi cho tôi hơn một năm nay mà tôi vẫn không sử dụng, dù nếu tôi có sử dụng thì cũng không ai có thể trách tôi được. Quý ông vẫn còn ngờ là tôi dọa già dọa non chăng? Vậy xin dẫn chứng vài đoạn:

-…Lý do tôi giúp tờ Làng Văn chặt chẽ là vì sự xúc đôäng tình cảm của tôi khi tạm trú tại nhà Nguyễn Hữu Nghĩa. Ngày ấy, 12 năm trước, bà Nguyên Hương còn đi làm full time, chỉ có mình Nghĩa ở nhà. Buôåi chiều về, bà nấu cơm vội vã rồi xuống nhà ngồi đọc bài, đánh máy tới nửa đêm. Hai đứa con mới hơn 10 tuổi lủi thủi trên lầu, gần như cha mẹ không có thì giờ ngó đến. Ở sở làm, hễ lúc nào rảnh rỗi, bà đều phone về hỏi Nghĩa về tờ Làng Văn. Tôi thấy bà quá vất vả mà Nguyễn Hữu Nghĩa thì lúc nào cũng lăm le bỏ vợ […] Nghĩa thố lộ với tôi ý định bỏ bà Nguyên Hương để lấy cô XXX bên Uùc…Nghĩa quả quyết đây không phải là chuyện qua đường, Nghĩa không thể sôáng với bà Nguyên Hương được nữa, dứt khoát sẽ lấy XXX! Tôi bùi ngùi hỏi :"Còn tờ Làng Văn thì sao?" Nghĩa tha thiết bảo tôi:"Tôi để tờ báo lại cho bà Hương. Ông ở lại đây, cố gắng giúp bà ấy. Tờ báo đang lên, đừng để đi xuống!"…Nghĩa còn cho biết, hai thành phố Sidney và Melbourne đã có nhiều báo. Nghĩa sẽ đem XXX qua Queensland, ở giữa nước Úc, làm tờ báo mới! […]Rồi Nguyễn Hữu Nghĩa đi Uùc…Nghĩa không được mời, nhưng xin Nhất Giang báo Chiêu Dương cái vé máy bay để đi chung… Ngày ấy, tờ Chiêu Dương của Nhất Giang đang bị đánh tơi bời…Nhưng Nguyễn Hữu Nghĩa phù thịnh, lại nghe lời đàn bà, nên họp báo tuyên bố "Nhất Giang nuôi Việt cộng trong nhà," mặc dù Nghĩa qua Úùc bằng tiền của Nhất Giang! Nhất Giang giận lắm, viết thư cho tôi và cho bà Nguyên Hương […]…Tôi nhìn bà tội nghiệp vì bà đâu có ngờ chồng bà hứa hẹn với người ta mà không giữ lời, nên XXX mới giận,…! Tôi kéo Nghĩa xuống basement và dặn nhỏ:"... Nếu không thì sẽ lòi ra vụ XXX!" Nguyễn Hữu Nghĩa bảo tôi:"Không lòi ra được đâu, bởi nó cũng phải bảo vệ cho chính nó chứ!"… [Oâng Ngạn còn sống ở Canada và không chỉ riêng tôi mới có đọc bài viết này (tôi tin như thế)]

Ðây chỉ là một đoạn nhỏ, còn nhiều đoạn khác cũng rùng rợn không kém. Một người chân lấm mê mê như Nguyễn Hữu Nghĩa mà cả gan (mượn chữ Kiều Phong) bới móc, bịa đặt về đời riêng ngưòi khác, vu vạ cho họ những thứ tội lỗi tày đình nhất trên đời: hiếp dâm, bỏ con, bỏ chồng, lấy chặn tiền của anh em còn ở lại…thì tôi viết câu "cụ Võ bị cho vào xiếc" đâu có gì quá đáng mà Kiều Phong phải hì hục viết một bài ngớ ngẩn không kém để bênh! Giả như tôi cũng thuộc một loại như quý ông Lê Tất Ðiều vu cáo tôi "không chăm sóc con cái, bỏ thì giờ bênh YYY…", tôi đã có thể trích bài của NNNgạn (cộng tác viên thân tín của hai vợ chồng Nguyễn Hữu Nghĩa) để hỏi lại ông Ðiều về những kẻ "chân mình thì lấm mê mê, lại còn cầm đuốc đi rê chân… mình" (Tôi không nói đến "chân tôi" dù nó lấm hay sạch vì tôi chả bao giờ chòng ghẹo đến đời tư ai cả!) Hà hà. Huống chi tôi lại là một người phải "vừa làm cha, vừa làm mẹ" cho các con tôi. Huống chi nếu nam -nhi -Lê -Tất- Ðiều biết gánh vác trách nhiệm của mình đến nơi đến chốn, đảm nhận công việc viết bài về VBVNHN và những trách nhiệm như Tổng Thư Ký, Trưởng Uûy Ban Văn Nghệ Sĩ Bị Cầm Tù thì làm gì một người "gái góa" như tôi phải "bỏ bê con cái" như Kiều Phong "tố cáo" mà "lãnh việc triều đình"?!

Chính vì lòng trắc ẩn ấy mà tôi tin Ðặng Văn Nhâm đã không hoan hỷ gì khi phải nhắc đến sự thật về đời riêng của ông Ðiều. Nhưng "sinh sự thì sự sinh": ông Ðiều vô cớ tấn công, vu khống nhà báo Ðặng Văn Nhâm trong một bài báo lôi đời riêng của Nguyêãn Tà Cúc ra bịa đặt, dè bỉu thì hậu quả tất nhiên là tư cách của ông Ðiều phải được "quan sát" cho đâày đủ. Vì người đầu tiên không thể phán xét đời riêng người khác, người đầu tiên không thể gán cho người khác những ý tình thâàm kín…phải là ông Ðiêàu. Vì cũng chính ông là người đầu tiên phải nghiệm ra rằng con người không phải là những "kẻ tình nguyêän" * muốn nhận oan trái, dở dang. Những ma đưa lối quỷ dẫn đường khi "quay trong gió lốc"* ấy đã phải trả bằng những "đêm dài một đời"* đau đớn không riêng cho mình mà cho gia đình mình. "Những giọt mực"* nào sẽ đủ để ghi lại những đau đớn ấy sau khi gia đình và bản thân đã chịu…ngưng bắn vào ngày thứ 492* (hay ngày thứ 1000, 2000)? Cũng bởi lòng trắc ẩn mà tôi hy vọng rằng qua "Thư về San Diego, California" (nhại Thư Về Bloomington, Illinois*) của Ðặng Văn Nhâm kỳ này, ông Ðiều sẽ hiểu được -dù chỉ một lần qua sự khổ tâm của chính ông và những người liên hệ- sự khổ tâm gấp bội của những nạn nhân (đa số là hội viên VBVNHN), của gia đình họ (vì khác với trường hợp ông Ðiều, họ bị vu cáo)… đã bị nhóm Nguyễn Hữu Nghĩa dầy đạp ròng rã trong bao nhiêu năm nay (thậm chí có khi gia đình đến chỗ tan nát), không phải một lần, trong một số báo, mà nhiều lần, trong nhiều tờ báo… để chớ bao giờ tấn công đời riêng người khác như ông đã làm với tôi, và quan trọng hơn, đừng lẫn lộn việc riêng và việc chung. Ðó là cái lý do lớn nhất đã làm nhiều việc chung tan nát, như việc Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại. Cho nên, trong văn thư gửi tới hội viên của TT Tây Nam Hoa Kỳ, tôi đã nói rõ là số phận đáng buồn của VBVNHN ngày nay phần nào là trách nhiệm của chủ tịch Minh Ðức Hoài Trinh, người nhiều lần lật lọng, man trá -lần sau cùng trước sự chứng kiến của cả nhà báo Ðỗ Ngọc Yến trong Thư Ký Ðoàn tại cuộc họp tại trụ sở tờ nhật báo người Việt- , và cựu tổng thư ký Lê tất Ðiêàu, người mới đây vừa tung ra một bài viết rập khuôn những trò vu khống, tấn công đời riêng với cùng một luận điệu của nhóm Nguyễn Hữu Nghĩa. ( * tên những tác phẩm của Lê Tất Ðiều)

Cách đây mười mấy năm, ông Ðiều làm thơ cảm khái "ta làm gì cho hết nửa đời sau" (ký Cao Tần). Tôi quả không biết ông Ðiều định làm gì cho hêát nửa đời sau, nhưng hy vọng rằng ông chớ có nhập nhằng việc chung với việc riêng để đi bênh người khác hay định nhẩy ra lập "cương lĩnh" chống cái nghiệp đoàn "gái góa lo việc triều đình" của chúng tôi. Hay tốt hơn hết, xin ông …đừng làm gì nữa, rồi đời sau cũng hết sạch sành sanh, ông ạ. Có múa may lắm-như lần này- cũng chỉ khổ sinh linh vô tội (cái sinh -linh -vô -tội này có cả cụ Võ Phiến đấy!)

Nếu VBVNHN có bị loại ra khỏi VBQT, ít nhất những hội viên như tôi có thể nói được rằng: chúng tôi đã cố gắng hết sức và không giao Ủy Ban Văn Nghệ Sĩ Bị Cầm Tù và VBVNHN vào tay Nguyễn Hữu Nghĩa, người đang chờ DNA kiểm nghiệm xem có phải là con ruột của tướng Cộng sản Nguyễn Chí Thanh (trích lời đương sự). Chúng tôi cũng giữ được tấm lòng và ngòi bút chúng tôi trong sạch trong hơn bốn năm qua, chứ chẳng phải như (Kiều Phong) Lê Tất Ðiều vừa xuâát hiện đã lấm lem chữ nghĩa. Rồi số phận VBVNHN có ra sao, cũng là tùy ở lòng trời, chứ không còn tùy ở lòng người, nhất là trong số này lại có những lòng người tối mù mù như cựu tổng thư ký Lê Tất Ðiều./.

Nguyễn Tà Cúc


VĂN BÚT VIỆT NAM HẢI NGOẠI

Ðan Quốc ngày 13.12.99

Thân gửi toàn thể hội viên VBVNHN

Thưa quý văn hữu,

Như quý văn hữu đã biết, trong hai năm liên tiếp, 1998 và 1999, tôi đã nhiều lần đích thân sang Cali., tìm gặp bà MÐ Hoài Trinh, để thưc hiện việc thống nhất VBVNHN. Nhưng lần nào cũng vậy, sau khi đã ký thông cáo chung, và thỏa hiêäp gửi cho VBQT rồi, cuối cùng bà MÐ Hoài Trinh vẫn cố tìm cách lật ngược vấn đề. Lần chót, ngày 15.5.99, bà còn thông báo ủy quyền cho một gười đàn bà khác tên Ngọc anh.

Tuy đã ủy quyền cho người khác, nhưng không bao lâu sau, khoảng giữa tháng 10.99 bà lại viết thơ (không để ngày) cho tôi đề nghị bàu ban chấp hành thống nhất không được quá tháng 11.99. Trước hành động phi lý và trái điều lệ của VBVNHN, tôi đã hồi âm yêu cầu bà MÐ Hoài Trinh phải thông cáo chấm dứt sự ủy quyền, trước khi nói đêán chuyện tổ chức bàu cử. Vì một người không thể nào vừa ủy quyền cho người khác lại vừa tự mình sử dụng quyền hành đã ủy nhiệm ấy. Hơn thế nữa, chiếu điều lệ, muốn tổ chức bàu cử phải thông báo cho toàn thể hội viên trước ba tháng, và phải thành lập ban tổ chức bàu cử, và ban tu chính điều lệ vv…Cá nhân tôi và bà MÐ Hoài Trinh không thể tự quyền làm việc thay cho ban tổ chức bàu cử được.

Sau thơ đó, bà MÐ Hoài Trinh đã im lặng luôn cho đến nay. Vì thế, ngày 11.11.99, tôi đã phải gởi thơ tường trình đầy đủ chi tiết trung thực về hiện trạng của VBVNHN cho ôông Terry Carlbom, TTK/VBQT biết. Do đó mà có thơ hồi âm của VBQT, đề ngày 13.12.99 đính kèm luôn cả thơ của VBQT gửi cho bà MÐ Hoài Trinh, để quý văn hữu tường lãm, và nếu có thể cho tôi và BCH được lãnh hội cao kiến.

Thân chào quý văn hữu,

TM Ban chấp hành VBVNHN
Chủ Tịch Ðặng Văn Nhâm

*President: Ðặng Văn Nhâm *Vice President: Trương Anh Thụy, Hiếu Ðệ, Hồ Trường An, Lê Văn Tùng *General Secretary: Nguyễn Tà Cúc *Treasurer: Từ Ngọc Phong

+++++

INTERNATIONAL PEN
FOUNDED 1921

HOMERO ARIDJIS International President
TERRY CARLBOM International Secretary
JAN HONOUT International Treasurer
JANE SPENDER Administration Secretary


13th December 1999

Mr Dang Van Nham,
Hallandsparken 150,
2630 Taastrup,
Denmark

Mr Dang Van Nham,

Thank you for your letter of 11th November, informing me of recent developments in the search for a unified Vietnamese writers Abroad PEN Centre and the lifting of the state of dormancy of that Centre. I was extremely dismayed to read that once again progress towards this desired goal has come to a halt.

I should like to clarify for all members of the dormant Centre the situation of the Centre withing International PEN as it now is, and the undoubted result if no solution of the internal disputes is reached. Let me recapitulate.

The Resolution passed at the Assembly of Delegates in Edinburgh in 1997 declaring the Vietnamese Writers Abroad Centre to be dormant was not taken lightly. It clearly pointed to a quick settlement of the internal disputes in the Centre, something greatly desired by International PEN as a whole - the community of PEN very much misses the presence of the Centre, not least because of the important functions that every Pen Centre carries out in accordance with our Charter.

It is now two years since the state of dormancy was declared, and if an early settlement is not soon reached - that is, if we cannot reliably inform the Assembly of Delegates in Moscow, in May 2000, that the problem is well on the way to solution ? I am quite sure that the Centre will be dissolved at the Assembly of Delegates in Manila in 2001, in order to clear the way for a fresh start among the Vietnamese writing community.

I believe that the time for recriminations is long past, and am convinced that only a serious attempt to look forward in the search for a solution will produce the result we all wish for. Please be assured of the good offices of myself and the Secretariat in your efforts towards reaching this result ? we will be glad to hear from you with your positive and constructive suggestions on how this can be achieved.

Meanwhile, may I remind you that being in a state of dormancy amounts to a temporary non-existance. The final paragraph of the Edinburgh Resolution stated that the Assembly of Delegates ‘Declares that until such differences are properly settled according to the rules mentioned above and in the spirit of the International PEN Charter the Vietnamese Writers Abroad Centre shall be considered as dormant and will not be able to have any further relations with or participation in International PEN.’ While the Centre is dormant, the parties to the dispute and their supporters may not use the Pen name on their letterheads in any external communication, nor may they in any way give themselves out as representing a PEN Centre or as representing International PEN. I should be grateful if you would make this clear to the chapters and members of the dormant Centre.

I have written to Madame Minh Duc Hoai Trinh today in the same terms, and enclose a copy of my letter to her for your information.

With best wishes, and in the hope that active steps will be taken to resolve these problems,

Yours sincerely,

Terry Carlbom
International Secretary


INTERNATIONAL PEN
FOUNDED 1921

HOMERO ARIDJIS International President
TERRY CARLBOM International Secretary
JAN HONOUT International Treasurer
JANE SPENDER Administration Secretary


 


13th December 1999

Madame Minh Duc Hoai Trinh,
14741 Purdy Street,
Midway City, CA 92655,
USA

Fax 00 1 714 418 1028

Dear Madame Minh Duc Hoai Trinh,

I have received a letter from Mr Dang Van Nham informing me of recent developments in the search for a unified Vietnamese Writers Abroad PEN Centre and the lifting of the state of dormancy of that Centre. I understand that you have delegated the word of the negotiations to Madame Ngoc Anh.

I was extremely dismayed to read that once again progress towards this desired goal has come to a halt. I should like to clarify for all members of the dormant Centre the situation of the Centre withing International PEN as it now is, and the undoubted result if no solution of the internal disputes is reached. Let me recapitulate.

The Resolution passed at the Assembly of Delegates in Edinburgh in 1997 declaring the Vietnamese Writers Abroad Centre to be dormant was not taken lightly. It clearly pointed to a quick settlement of the internal disputes in the Centre, something greatly desired by International PEN as a whole - the community of PEN very much misses the presence of the Centre, not least because of the important functions that every Pen Centre carries out in accordance with our Charter.

It is now two years since the state of dormancy was declared, and if an early settlement is not soon reached - that is, if we cannot reliably inform the Assembly of Delegates in Moscow, in May 2000, that the problem is well on the way to solution ? I am quite sure that the Centre will be dissolved at the Assembly of Delegates in Manila in 2001, in order to clear the way for a fresh start among the Vietnamese writing community.

I believe that the time for recriminations is long past, and am convinced that only a serious attempt to look forward in the search for a solution will produce the result we all wish for. Please be assured of the good offices of myself and the Secretariat in your efforts towards reaching this result ? we will be glad to hear from you with your positive and constructive suggestions on how this can be achieved.

Meanwhile, may I remind you that being in a state of dormancy amounts to a temporary non-existance. The final paragraph of the Edinburgh Resolution stated that the Assembly of Delegates ‘Declares that until such differences are properly settled according to the rules mentioned above and in the spirit of the International PEN Charter the Vietnamese Writers Abroad Centre shall be considered as dormant and will not be able to have any further relations with or participation in International PEN.’ While the Centre is dormant, the parties to the dispute and their supporters may not use the Pen name on their letterheads in any external communication, nor may they in any way give themselves out as representing a PEN Centre or as representing International PEN. I should be grateful if you would make this clear to the chapters and memebers of the dormant Centre.

I should be grateful if you would discuss this letter with Madame Ngoc Anh, and look forward to hearing from both yourself and her with your suggestions and proposals for progress.

I have written to Mr. Dang Van Nham today in the same terms, and enclose a copy of my letter to him for your information.

With best wishes, and in the hope that active steps will be taken to resolve these problems,

Yours sincerely,

Terry Carlbom
International Secretary