Để theo dõi tin tức bình luận sinh hoạt nữ trí và văn học,
văn học và đại chúng, mời đọc:

NGƯỜI MỚI

Diễn Đàn Văn Học và Phụ Nữ - Nguyễn Tà Cúc chủ trương.

KHÁI HƯNG và Các Nhân Vật NỮ
Nguyễn Tà Cúc

Tờ Gia Định Báo, tờ báo đầu tiên của Việt Nam bằng chữ quốc ngữ phát hành vào ngày 15 tháng 4 năm 1865 và đóng cửa vào khoảng tháng 10, 1909, "nhằm phổ biến trong giới dân bản xứ tất cả những tin tức đáng cho họ lưu ý và cho họ có một kiến thức về những vấn đề mới có liên quan đến văn hóa và những vấn đề canh nông" (trích thư của G. Roze, Thống Đốc Nam kỳ gửi cho bộ trưởng Bộ Thuộc Địa Pháp- Gia Định báo, Duy Vân, trang 43-44, Nguồn Việt xuâát bản, Uùc Châu, 1986).

Phải gần 20 năm sau mới có một tờ báo phụ nữ phát hành tại Sàigòn do một phụ nữ -bà Nguyêãn Đức Nhuâ.n- làm chủ nhiệm:

-.Ngày hôm nay, Phụ nữ tân văn ra đời, là non sông thêm một tay thợ điểm tô, xã hội thêm một người lo công viêäc, trên trường văn trận bút thêm một đội binh đàn bà mà trong bạn buồng khuê cửa các chúng ta, cũng có một cơ quan để cùng nhau phấn đấu với đời đây!

Thân thế phụ nữ ở trong nước ta ngày nay quyết không phải như là hồi trước, lấy khuê môn làm cửa ngục cho đàn bà, mà việc gánh vác non sông không phải là phần việc con gái.

(Chương trình của bổn báo, bà Nguyễn Đức Nhuận, Phụ Nữ Tân Văn số 1 ngày 2.5.1929, trang 5- Trích lại trong 13 Năm tranh luận văn học, Giáo sư Thanh Lãng, tập II, nhà xuất bản Văn Học in lại, Sàigòn, 1995)

Mục Văn Học của Phụ nữ tân văn do nhà văn Phan Khôi đảm đương. Chính vì sự chủ trương này mà đã có những loạt bài về phụ nữ như phỏng vâán "Các danh nhân trong nước đối với vấn đề phụ nữ". Riêng Phan Khôi viết những bài khảo cứu hay tiểu luận như: "Theo tục ngữ phong dao xét về sự sinh hoạt của phụ nữ chúng ta" hay " Chữ Trinh" và "Chữ quôác ngữ ở Nam Kỳ với thế lực của phụ nưõ".

Trong khi ấy, ngoài Bắc mãi đến tháng 3 năm 1933, nhóm Tự lực Văn Đoàn mới chính thức thành lập, công bố trên tờ Phong Hóa số 87 chủ trương 10 điều (thật ra chỉ có 9 vì điêàu thứ mười chỉ để bổ sung cho chín điều trên) như "Soạn hay dịch những cuốn sách có tư tưởng xã hội. Chú ý làm cho người và cho xã hội ngày môät hay hơn lên" (điều 2) hay "Trọng tự do cá nhân" (điều 7).

Tự Lực Văn Đoàn với những nhà văn nổi tiếng và những sáng kiến táo bạo của họ cả về xã hội lẫn văn chương dĩ nhiên gây tiếng vang và ảnh hưởng rộng lớn mà Phụ Nữ tân văn không thể nào so sánh nổi. Nhưng hai tờ báo tiên phong, một trong Nam, một ngoài Bắc, giống nhau ở một chỗ: họ có hai nhà văn phái nam muốn nâng cao nữ trí và muôán cải tiê'n đời sống phụ nữ. Đó là Phan Khôi và Khái Hưng. Nhưng khác với Phan Khôi, Khái Hưng không viết luận thuyết mà viết tiểu thuyết. Đời viết văn của ông tuy được xếp chung với nhóm Tự Lực Văn Đoàn về khuynh hướng cải cách xã hôäi nhưng ông hoàn toàn đứng riêng một chỗ, là chỗ các nhân vật trong những tác phẩm chính của ông đều là phụ nữ (Lan trong Hô`n Bướm Mơ Tiên, Mai trong Nửa Chừng Xuân, Hiền trong Trống Mái, Hôàng trong Thoát Ly, Lan trong Đẹp, Nga trong Gia Đình, bà Aùn Ba trong Thừa Tự.)

Ngay từ đầu và cho đêán nay, hai cuôán tiểu thuyêát vẫn được nhắc đến sóng đôi là Đoạn Tuyêät của Nhất Linh và Nửa Chừng Xuân của Khái Hưng dù Nửa Chừng Xuân được xuâát bản hơn môät năm trước Đoạn Tuyệt (1935). Tuy nhóm Tự Lực Văn Đoàn và nhà xuất bản Đời Nay quây quần bởi nhưnõg nhà văn hay người thân của Nhâ't Linh, người sáng lâ.p Tự Lực Văn Đoàn đã không dấu diếm sự tương quan chăët chẽ giữa hai người cả về lý tươnûg lâãn văn chương qua lời đề tặng trên cuốn Đoạn Tuyệt " Tặng KHÁI HƯNG, tác giả Nửa Chừng Xuân nhà văn cùng một quan niệm với tôi về xã hội hiện thời, tặng các thanh niên nam nữ đã từng chịu những nỗi khắt khe của cuộc đời xung đột mới, cuõ."

Với Đoạn TuyệtLạnh Lùng, Nhất Linh đương nhiên là người tiên phong đại diện cho sự đòi giải phóng phụ nữ tại miêàn Bắc. Nhưng người sẽ quan tâm đêán nữ giới lại là Khái Hưng mà Nửa Chừng Xuân chỉ là tác phâåm đầu tiên trong nhiều tác phẩm khác.

Ở đây sẽ không bàn đến gía trị văn chương hay cách kết cấu của chúng. Ở đây chỉ bàn đến chủ ý của tác giả trong xã hội, trong tình cảnh dân trí Việt Nam thời bấy giờ.

Ngay trong trong quãng đời viết đâàu tiên, Khái Hưng đã có bốn tác phâåm mà nhân vật nữ là nhân vật chính để mở đầu cho đăc điểm của văn chương của ông: phụ nữ nếu không đóng vai chính thì cũng là những vai phụ cần thiêát để tác giả mô tả xã hôäi và bày tỏ quan niêäm của ông về những vâán đề liên quan đến xã hội ấy, nhất là về vấn đề phụ nữ. Về nhân vật chính, Khái Hưng có hai loại phụ nữ khác hẳn nhau hoàn toàn, môät như Cúc Hoa, môät kia như Tào thị.

I. NHỮNG CÚC HOA

Khái Hưng là con trưởng ông tuần phủ Trần Mỹ, học cả nho học lẫn tây học (tú tài ban triết học). Nhiều tuổi hơn Nháát Linh, Khái Hưng cộng tác trước đó với Văn Học của Dương Bá Trác, làm chủ bút cho tờ Phong Hoá của Phạm Hữu Ninh và trở thành một trong những cột trụ chính của Tự Lực Văn Đoàn khi hợp tác với Nháát Linh (và Hoàng Đạo, Thạch Lam.) làm tờ Phong Hóa mới, rồi tờ Ngày Nay. Nhóm Tự lực Văn Đoàn đa số có bằng cấp nhưng không ra làm quan. Nhất Linh du học về, dậy ở tư thục Thăng Long với Khái Hưng. Riêng Khái Hưng, thân sinh làm tuần phủ, nhạc phụ là tổng đốc thì muốn làm ông phán, ông huyện cũng dễ dàng thôi), Hoàng Đạo tốt nghiệp Cao đẳng Luật nhưng chỉ làm tham tá lục sự ở tòa án.

Vì có căn bản Hán học, cái nhìn của Khái Hưng không cực đoan. Cô Mai trong Nửa Chừng Xuân không có những cử chỉ quá quắt như cô Loan của Nhất Linh. Bốn cuốn tiểu thuyết quan trọng nhất, nổi tiếng nhâát xuất bản liên tiếp trong vòng 4 năm, từ Hồn Bướm Mơ Tiên (1932), Nửa Chừng Xuân (1933), Tiêu Sơn Tráng Sĩ (1934) cho tới Trô'ng Mái (1935) đều có nhân vật nữ chính với những cá tính giống như nhau: hy sinh, lý tưởng, mạnh mẽ cả về thể chất lẫn tinh thâàn và đi trước thời đại họ đương sống.

Không phải là một sự tình cờ mà Khái Hưng dựng những truyện này vào nhưnõg hoàn cảnh, môi trường khác hẳn nhau mà đều đại diện cho những môi trường điêån hình có người phụ nữ sinh sống, lại tiêu biểu cho hoàn cảnh đặc biệt lúc bấy giờ

Hồn Bướm Mơ Tiên, Lan đi tu, không phải vì tháát tình mà vì "đã tiêm nhiễm những tư tưởng cao thượng của Phật giáo" (trang 111) Cho nên, khi găëp Ngọc, cái tình cảm luyến ái với một người khác phái mới thực sự thử thách cái ảnh hưởng ấy. Cuô.c giằng co giữa đời và đạo xẩy ra ngay trong chùa Long Giáng là nơi Lan quy y. Ở Nửa Chừng Xuân, Mai có con với Lôäc nhưng tự trong lòng đã biê't đứa con ấy là kéát quả của tình yêu chứ không phải của một cuôäc hôn nhân chính thức theo lẽ thông thường :

-.Không em không có lỗi gì hết. Chính anh mới là người có tội đối với em. Anh đã làm hại một đòi em, môät đời thanh niên của em. Anh dôái em. Anh lừa em. Cái người mà anh nhận là mẹ, không phải là mẹ anh.

Mai ngắt lời:

-Em biết rồi, em biêát cả rồi, em biết đã lâu. Nhưng điều â'y không có hề gì.

Lộc hoảng hô't:

-Không hề gì à? Em biết từ bao giờ?

-Trước khi em làm vợ anh.

Lôäc kinh hãi:

-Em biết mà em bằng lòng lâ'y anh, bằng lòng lấy anh một cách không chính đáng?

(trang 112-113, sđd)

Nghĩa là cô Mai của Nửa Chừng Xuân còn đi xa hơn cả: đứa con sinh ra có thể không được thừa nhận và như diễn tiến sau này, đứa con ấy đã lấy họ mẹ của Mai. Cổ võ tự do cá nhân nhưng chỉ có Khái Hưng mới đưa cái thực tế này vào tiểu thuyết. Và bởi thế, Nửa Chừng Xuân mới trở thành gần gũi với nguòi đọc hơn. Nửa Chừng Xuân không phải dựa vào những lô' mở hết sức bâ't thường để nhân vật nữ chính có cách thoát như Đoạn Tuyê.t của Nhất Linh (và Cô Giáo Minh của Nguyễn Công Hoan).

Nửa Chừng Xuân xuất bản vào thời kỳ mà những cuộc vận động để cải cách xã hội và nâng cao giá trị phụ nữ đến lúc sôi nổi nhâát. Tình trạng phụ nữ được chú ý đến nỗi khi Phụ Nữ tân văn gửi câu hỏi tới các "danh nhân trong nước" (bđd) đã được sự đáp ứng hết lòng bằng những bài trả lời, bài góp ý của Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng, Phạm Quỳnh, Trâ`n Trọng Kim. Ấy là không kể Phan Khôi. Nửa Chừng Xuân càng được chú ý hơn trong hoàn cảnh này bỏi lẽ Lô.c-nhân vật nam, ngừơi yêu của Mai -là môät thanh niên được coi là trí thức, có học và xuất thân từ môät gia đình quan cách, giàu có. Như Ngọc của Hô`n Buớm Mơ Tiên là sinh viên trường Canh Nông. Rất trái với Thân của Đoạn Tuyê.t. Những người đàn ông này đáng lẽ phải là những người đầu tiên nhận ra sự báát công vói phụ nữ. Nhưng trên thực tế lúc bấy giờ, đa số vẫn chưa nhìn thấu được cái gánh nặng mà người yêu hay người vợ sẽ phải chịu. Tình yêu của họ vẫn là những tình yêu vì mình hơn vì người. Khái Hưng có lẽ là nhà văn thâm hiêåu tâm tính của phụ nữ, nhất là của những người đàn bà xem ra khác thường mà ông đã phô bày qua Lan và Mai. Với những ngừơi đàn bà này, một tình yêu có thể nuôi dươnõg được họ trong cả một đời dù cô độc hay lẻ đôi. Vũ Ngọc Phan, một nhà phê bình tăm tiêáng hình như đã không chú ý đến cái chủ ý này của tác giả vì đã phán đoán Hồn Bướm Mơ Tiên Nửa Chừng Xuân trên hành động của Ngọc và của Lôäc mà quên rằng trọng điểm của chúng là tính ý, suy nghĩ và cảm xúc của hai nhân vật nữ chính:

-.còn Ngọc, một sinh viên trường Cao Đẳng, một người Tây học, lại si tình đến nỗi quyết chí theo đuổi chú tiểu Lan để tra cho ra là gái, mà lại có thể có tư tưởng viển vông ấy giữa lúc tình yêu đang bồng bột thì kể cũng là điều laï...
(Nhà Văn Hiện Đại - Phê Bình Văn học, Vũ Ngọc Phan, trang 829)

-.Mai vẫn còn thiết tha yêu Lộc, Lộc vẫn còn yêu Mai một cách cuồng dại, hai người lại có với nhau được môät đứa con trai, thì sự ở xa nhau mà vẫn yêu nhau trong tâm trí có thể thực hành được không.Quyết là họ không thể xa nhau được [...] Lộc đang làm tri huyện, nếu chàng muôán "đem hết tài trí nghị lực ra làm viê.c cho đời", thì còn gì dễ bằng, hà tâát chàng phải đi tìm con đường khác? [...] Vì tác giả không muốn có sự tái hợp âáy, để ái tình hai người được cao thượng, nên cái tình yêu của họ hóa ra thứ tình yêu lý tưởng, chẳng khác nào tình yêu của Ngọc với "chú tiểu" Lan ở Hồn Bướm Mơ Tiên.(trang 830-831, sđd)

Chính vì thế mà Vũ Ngọc Phan hẳn quên rằng trong vòng tám trang cuối của Nửa Chừng Xuân, Mai đã cắt nghĩa cho Lộc (và cho cả độc giả) những lý do khiêán hai người không thể tái hợp được:

-.Em yêu anh mà em cứ nơm nớp sợ hãi người vợ cả, mà lúc nào em cũng tưởng tới sự chia đôi tình ái với người ta thì sự ấy càng đau khổ bă`ng mấy mươi sự cách biê't nhau.Nếu em bằng lòng lấy lẽ anh tức là em cướp chồng của người ta.Muốn hưởng hạnh phúc ta phải đường hoàng yêu hau. Vậy thì xum họp mà làm gì? Thà cách biê't hẳn nhau, thà ở xa hẳn nhau có hơn không? (trang 305, sđd)

Trong tiểu thuyết của Khái Hưng, phụ nữ hầu như bao giờ cũng giữ phần chủ động. Và bởi thế, cái mà Vũ Ngọc Phan gọi là "lý tưởng", "người ở thế gian này không thể nào có được" (trang 829, sđd) không đúng, giản dị chỉ vì khác với đàn ông (điển hình là Lộc) mà tâm lý đa số là phải có người yêu bên cạnh để duy trì tình ái, đàn bà tuy được xem là lệ thuộc vào cảm xúc hơn vẫn có thể lý luận như Mai đã lý luâän để sống với một thứ hạnh phúc khác không làm tổn hại đêán ai:

- .phỏng lương tâm chúng ta có được yên, có để chúng ta an nhàn mà hưởng sung sứơng chăng? Hãy nói anh đã. Một ngày kia, nhớ tới cụ Aùn, nhớ tới vợ anh, con anh mà cho dâãu anh không yêu nữa anh khỏi sao không hối hận, đau đớn khổ sở. Mà em, lúc bây giờ em nhận thấy rằng chính em đã làm cho anh phải hối hận đau đớn khổ sở thì em càng hối hâ.n đau đớn khổ sở gấp mấy? [...] Ngày nay mới có hai người chịu khổ là anh và em. Nếu ta đi trốn.mà ta làm cho biết bao nhiêu người vì ta bị khổ lây.

- Ờ này! Sao hai ta lẩn thẩn lại cứ quanh quẩn mãi trong vòng ái ân, trong sự xum họp nhỉ. Ta không yêu nhau ở ngoài sự xum họp được ư? (trang 306, 307, 308, 309, sđd)

Cũng trên thực tế, nhiều người đàn bà trên thế gian này đã vâãn chung thủy khi chôàng họ phải xa nhà, phải theo đuôåi viêäc chung mà vắng nhà, mà bị cầm tù, mà có khi bị xử chết nữa. Giữa Mai và họ chỉ khác nhau ở một điểm: Mai tự nhận Lộc là chồng để mà chung thủy chứ không câàn đến người ngoài, kể cả người ngoài ấy là thân mẫu Lộc.

Viết cách đây gâàn 70 năm, tám trang cuối đó quả đã là những dòng gâàn như tuyệt hảo về tâm lý tự giải phóng của một người đàn bà. Cái lý luận ấy cho đến bây giờ vẫn còn có thể áp dụng được vào nhiều trường hợp . Sự "đường hoàng yêu nhau" là cái phẩm giá mà người đàn bà phải giữ, phải trả giá cho tình yêu mình. Chịu một kiếp chồng chung trong chế độ đa thê ở thập niên ba mươi, bốn mươi của Khái Hưng hay chia sẻ một người đàn ông núp dưới những bộ cánh "ngang trái, ái tình lớn" ở thời đại này cũng chỉ là một sự mất phẩm giá không thể chối cãi được. Người ta không thể cố tình nhầm lẫn sự phóng túng về tình dục với tình yêu. Ở thời đại này, càng không thể bào chữa bởi lẽ người đàn ba økhông những đã có nhiều cơ hội hơn để sống một đời mình muốn mà còn phải đủ hiểu biết để tôn trọng phẩm giá của một người đàn bà khác.

Cái lý luận ấy sẽ được Khái Hưng nhắc lại trong một hoàn cảnh khác, càng rõ ràng hơn trong Thoát Ly, chuyện một người con gái bị dì ghẻ đầy đọa:

-.nay suy đi nghĩ lại, nàng mới thấy sự thoát ly không dễ dàng, giản dị như nàng tưởng hay như những nhà tiêåu thuyêát lãng mạn tưởng tượng ra. Chi bằng không thoát ly nữa mà cứ coi như mình đã thoát ly rồi...Nàng nhớ một lần Nga đọc cho nàng nghe câu tư tưởng của một nhà hiền triết nào đó: "Có một linh hồn tự do thì dù sống trong ngục thất, sống trong địa ngục, mình vẫn coi như không bị giam hãm, xiềng xích" của tư tưởng ấy trước kia nàng không lưu ý đến, nhưng nay nàng thấy có một nghĩa rõ rệt và sâu xa. Huống hồ trong cái ngục thất của gia đình nàng còn có cái mà nàng yêu được: làm việc, còn có người mà nàng yêu được: cha nàng .(trang 213-214, sđd)

và:

-.Nàng đã nhận thấy, đã hiểu rõ rằng chỉ khi nào chính mình quả quyêát để cho mình yên thân thì mình mới yên thân. Sự bình tĩnh của tâm hồn không ai có thể cho mình, cũng không ai có thể cướp của mình được.(trang 216, sđd)

Sang đêán Tiêu Sơn Tráng Sĩ, hai trong bốn nhân vâät chính cũng là phụ nữ. Người thứ nhất, Nhị nương cũng là tay kiếm cung ngang dọc, cùng người yêu Trần Quang Ngọc mưu tính chống Tây sơn, gác lại chuyện thành duyên. Người thứ hai, Trương Quỳnh Như, giỏi thơ phú câàm ca, yêu Phạm Thái, tự tử khi bị ép duyên. Trương Quỳnh Như chết, Phạm Thái hóa cuồng. Bối cảnh tranh chiến cuối thời Tây sơn cũng là cái hoàn cảnh biến động thực sự lúc bấy giờ: Nguyễn Bá Học và các đồng chí Việt Nam Quốc Dân Đảng lên đoạn đầu đài, số còn lại rút vào bóng tối hay lánh nạn sang Trung Hoa và các đảng phái chính trị được thành lập (kể cả của Hồ Chí Minh) để chống Pháp. Ở Tiêu Sơn tráng sĩ, vai trò quan trọng của người phụ nữ trong việc nâng đỡ tinh thần người đàn ông, giúp họ làm nên viêäc lớn lại được chứng minh qua thí dụ Phạm Thái. Khác với Nhị Nương vừa xinh đẹp, vừa giỏi cả văn lẫn võ, Trương Quỳnh Như chỉ là một cô gái con nhà khuê các có nhan sắc (con gái Kiến Xuyên hầu, quan trâán thủ Lạng Sơn và em gái của Thanh Xuyên hầu). Tình yêu tiêu cực của Trương Quỳnh Như rút rỉa hết cái chí ngang tàng, cái đời phục nghĩa của Phạm Thái:

-.Và chẳng bao lâu, hai người yêu nhau, say mê nhau, thư từ, văn thơ trao đổi xướng họa với nhau. Lúc âáy còn đâu là chí phấn đấu, còn đâu là tình khuyến khích! (Tiêu sơn tráng sĩ, trang 380)

Cái chết của Trương Quỳnh Như khi thắt cổ tự ải vì bị ép duyên thì cũng là caiù chết của Phạm Thái, cái chết của một thứ "chí lớn" chỉ đủ để "đựng đầy hai con mắt mỹ nhân" (trang 420, sđd):

-..Người ấy là Phạm Thái, cựu quân sư của Nguyễn Đoàn, phó đảng trưởng kiêm chức quân sư của đảng Tiêu Sơn. Người ấy đã bao phen xông pha trong rừng gươm dáo, nay chỉ còn là một kẻ tầm thường không còn một chút nghị lực để phấn đấu.(trang 412, sđd)

Ngược lại, đoạn đối đáp cuôái cùng của Nhị Nương và Quang Ngọc ở hồi kết cục không khác gì đoạn kết liêãu Nửa Chừng Xuân;

-.Nhị Nương kìm cương ngụa, hỏi vói một câu:

-Nhỡ không hội ngộ?

-Cũng chẳng sao. Vì linh hồn chúng ta bao giờ cũng ở bên nhau [...] Mà khi ta có việc đáng thi hành ngay, ta đã tưởng trông thấy cái gật biểu đồng tình của bạn ta rồi. Vậy thì chúng ta có ở xa nhau đâu? Tình bằng hữu của chúng ta đã thành một sự thiêng liêng.

Nhị Nương chắp tay vái:

-Vâng, tình bằng hữu của đôi ta!

Rồi nàng rẽ cương quay đi.(trang 418-419, sđd)

Người ta không khỏi liên tưởng đến Nguyễn Thái Học và cô Giang, cùng hoạt động và cùng chêát cho lý tưởng của họ chỉ gâàn ba năm trước khi Tiêu Sơn tráng sĩ xuất bản. Cái chết của cô Giang, bằng chính khẩu súng của mình, là một cái chết dữ dội như những hoạt động bên cạnh Nguyễn Thái Học.

Những nhân vật nữ này đại diện cho mẫu phụ nữ coi như lý tưởng của Khái Hưng; thông minh, có học kể cả nho học và sự mạnh mẽ về cả thể chất (Hiền của Trống Mái) lẫn tinh thần (Mai của Nửa Chừng Xuân, Lan của Hồn Bướm Mơ Tiên, Nhị nương của Tiêu Sơn Tráng sĩ.). Những phụ nữ này với sự độc lập về tinh thần và dám sống theo ý họ sẽ là lớp phụ nữ đầu tiên của một thế hệ rồi ra sẽ phải đương đầu với một thời kỳ lịch sử nhiều biến chuyển về xã hội và tang thương về lịch sử. Họ là những người sẽ đi tiên phong để sửa đổi một xã hội điêu đứng về nạn quan liêu ở trên, mục nát vì nạn cường hào ác bá ở dưới mà những người vô tình hay cố ý tiếp tay nhiều nhất lại cũng là những người đôàng phái với họ. Bởi thế, Khái Hưng lại có một số tiểu thuyết mà nhân vật nữ chính là tiêu biểu cho lớp phụ nữ này.

II-NHỮNG TÀO THỊ

Trong ba truyện dài kế tiếp, Gia Đình (1935), Thừa Tự (1936) và Thoát Ly (1936), cả những nhân vật chính và đông đảo nhân vật phụ là phụ nữ.

Trong Gia Đình, có ba đôi vợ chồng với ba cách sống, ba chí hướng khác hẳn nhau. Phụng, Nga và Bảo là con gái một ông quan Aùn. Phụng lấy Viết, một ông tri huyện với đủ mọi chước làm tiền đám dân đen. Nga lấy An, chỉ mới đậu Tú Tài. Tham tiếng bà quan, Nga dở đủ thứ mánh khóe đàn bà, đẩy An trở lại học luật. Nga thành công khi An làm theo ý mình nhưng gia đình sinh ra lủng củng vì An ngán ngẩm cảnh bóc lột kẻ dưới, luôn lọt người trên. Chỉ có Bảo và Hạc thoát ra khỏi đời sống rữa mục này bằng cách lập đồn điền, tự lực cánh sinh và tìm nguồn vui ở sự giúp đỡ dân quê chung quanh.

Sang đến Thừa Tưï và Thoát Ly, một thảm cảnh khác bày ra vì nạn mẹ ghẻ con chồng. Hai anh em Trình và Khoa vì ham số tiền "thừa tự" mà bà Aùn Ba nhử đâm ra nghi kî lẫn nhau, suýt nữa tan tành huynh đệ. Ở Thoát Ly, Hồng ốm nặng rồi qua đời sau khi đã bị mẹ ghẻ là bà Phán Trinh tìm đủ mọi cách hãm hại, từ việc xui bẩy chồng bắt Hôàng bỏ học, đẩy chồng vào chỗ ghét bỏ Hồng đến lập mưu để Hồng không thể có ai đến cưới vì mang tiếng hư hỏng:

-.Trươcù kia, cũng có lần ông bênh con, bênh không phải vì yêu con mà vì thấy vợ vô lý quá. Nhưng làm thế chẳng ích gì cho ai: Hồng càng bị ghét, nhà càng ầm ĩ, ông càng khổ sở vì nỗi bị vợ dằn văët suốt ngày đêm. Dần dần ông hiểu tới sự lặng thinh của sự trung lập.Rồi chẳng bao lâu, ông phán bỏ cái địa vị trung lập mà vào hẳn phe vợ.(trang 136-137, Thoát Ly)

Ba tác phẩm này là ba bản án nặng nề cho cái xã hôäi ruỗng nát, chà đạp lên quyền tự do cá nhân, nhất là quyền được sống có phẩm giá của những cô gái có học hay muốn được đi học. Khái Hưng đã cực tả được tâm lý, toan tính và những thói rất xấu của phụ nữ để đạt được ý mình như lấn lướt chồng đến nỗi họ phải đầu hàng để yên thân, phải lao thân vào chỗ quan trường, phải hành hạ cả con ruột của họ.Những bóng lọng của một thơiø sơn son thếp vàng với "võng anh đi trước, võng nàng theo sau" với những phụ nữ cúi mặt khuất phục những hủ tục, với những người đàn bà hành hạ người cùng phái với mình để thỏa cái tính ganh tî, độc ác, nhỏ nhen, tham lam trong khi dân lành rên rỉ dưới nạn cường hào ác bá, bán con cấn nợ do chồng họ-những ông quan ngồi chễm chệ ở mọi nơi- tác oai tác quái nhưng rất sợ vợ hoặc nhắm máét nghe lời vợ .đều có đầy đủ trong những tác phẩm này:

-.Không biết bà phán Trinh có sợ bà không, nhưng chẳng bao lâu chính bà phải sợ bà phán. Bà này xui xiểm chồng, bắt ép chồng nói xấu ông phủ với ông đại lý mà bà biết là một người rất đa nghi và rất thích ăn lễ. Ông phán nghe theo, thuật lại với ông đại một câu phàn nàn hỗn xược cảu ông phủ. Mấy hôm sau, ông đại lớn tiếng cự ông phủ ở ngay trước mắt dân sự đông đảo.(trang 71, Thoát Ly)

Muốn thay đổi cái xã hội ấy, chỉ có cách thay đổi những người đàn bà như các bà Aùn, bà Phán, bà Huyện mà sự tư lợi, mà thói quen ăn trên ngồi trốc đã làm cho xã hội càng lúc càng sa đọa. Với những người đàn bà này, ra làm quan không phải để giúp dân mà chỉ để có tiếng làm "bà" và có cơ hội đục khoét để sinh lời cho bõ những lúc thiếu thốn hay đua giàu vói chị em. Những ngươiø đàn ông sinh trưởng trong những gia đình với những người mẹ người vợ như thế khó tránh được trở thành những kẻ nhu nhược, ích kỷ và thậm chí, yếu đuối như Lộc, như ông phán Trinh, như An.

Ngoài những tác phẩm ấy, Khái Hưng còn viết về những vấn đề muôn thủa liên quan đêán phụ nữ và nghệ thuật. Điển hình là Đẹp. Đẹp là câu chuyện của một họa sĩ kết duyên với con gái của người bạn mình, nhỏ tuôåi hơn nhiều và trước khi lấy nhau, nàng vẫn phải gọi chàng là "chú". Đây không chỉ giản dị là một mối tình mà người nữ đem lòng yêu một người lớn tuôåi hơn mình. Bởi thế, không phải tự nhiên Khái Hưng lại dựng nhân vật -chu ùNam- là một họa sĩ.

Mối tình khác thường (chú cháu) của Lan và Nam chỉ để làm nền cho một vấn đề sâu xa hơn: với các người sáng tạo, liệu tình yêu buổi đầu- dù tình yêu ấy phải vượt qua những cổ lệ thông thường, gần như cấm kî - khi biến sang hôn nhân liệu có còn giữ được những cảm xúc mới mẻ, dồi dào để người ta tiếp tục sáng tác? Hay cái vòng thê tróc tử phọc sẽ làm người ta cùn mằn và giết luôn cả tình yêu đó đi? Liệu nguồn cảm hứng-người yêu- sẽ còn nguyên vẹn ("Trong một giây cái hy vọng lớn lao hiện ra, rõ rệt, to tát: Lan sẽ mãi mãi là nguồn cảm hứng của chàng, khi Lan đã là vợ chàng cũng như khi Lan hãy là hôn thê của chàng" trang 82, Đẹp) hay sẽ biến thành một "bà sư tử ghen lồng lên" (Đẹp, trang 97) hoăëc một người vợ chịu đựng, cái chịu đựng chỉ làm người chồng bẳn gắt thêm, vì sự ràng buộc vô hình trói chặt?

-.Mà dẫu cho chúng ta thành thực yêu nhau nữa, thiết tưởng chúng ta cũng nên vì nghệ thuật mà hy sinh ái tình của chúng ta. Ràng buộc một nghệ sĩ vào trong gia đình tức cũng như đem cây đa mà trồng vào môät chiêác châäu sứ. Cây sẽ cằn cỗi, không nẩy nở được mà cái chậu sứ có khi bị nứt vỡ.(trang 79, Đẹp)

Đó là câu Nam nói với Lan chỉ một ngày trước khi nhờ anh hỏi Lan cho mình. Và ngay lập tức, chỉ sau vài tháng ngắn ngủi, sự lo sợ của Nam biến thành sự thật: Lan trở nên ghen tuông vô cớ và nếu không có Trinh- người bạn gái bị nghi ngờ-đủ thông minh để tỏ cho Nam biết không phải cô cháu nào cũng yêu ông chú, bạn của bố mình, thì chưa biết cuộc hôn nhân của Lan và Nam có tồn tại được không.

Khái Hưng, một nhà văn tinh tế mà mỗi tác phẩm là một câu hỏi về đời sống (Trôáng mái, Tiêu Sơn Tráng sĩ, Nửa Chừng Xuân.) không chọn Đẹp để làm tên cho cuốn truyện một cách vô cớ: ông chọn Đẹp để nói về cái đẹp của nghệ thuật, một cái đẹp trừu tượng lấy cảm hứùng rất nhiều ở một cái đẹp cụ thể khác (người đàn bà) nhưng liệu hai cái đẹp này có sống chung nổi, song song bên cạnh nhau không? Câu trả lời là không.

III. VẦN ĐỀ PHỤ NỮ THỜI KHÁI HƯNG

Không phải là một sự vô tình mà tất cả các nhân vật chính của Khái Hưng dù tốt đẹp hay xấu xa, đều là phụ nữ. Càng không phải là vô tình mà những nhân vật nữ tốt đẹp như Mai, như Nhị nương, như Bảo, như Lan .lại là những người đứng bên cạnh hay đằng sau để thúc đẩy, khuyến khích người yêu, người chôàng của họ để làm việc xã hội hay dấn thân cả vào những việc nguy hiểm cho bản thân chỉ để hy sinh, mưu cầu hạnh phúc chung cho mọi người. Sự không vô tình này càng được xác nhận bởi thứ nhất Khái Hưng thuộc Tự lực văn đoàn, nhóm nhà văn chủ trương thay đổi xã hội mà trước hết, phải thay đổi số phận phụ nữ. Thứ hai, Khái Hưng không là một nhà văn chỉ có sáng tác. Oâng còn hoạt động chống Pháp (bị bắt đi an trí ở Vụ Bản, Ninh Bình) rôài sau đó chống lại cộng sản và trả giá bằng chính cái chết thê thảm của mình khi người cộng sản thủ tiêu ông năm 1947:

-.Gia đình tôi dạo ấy ở 80 phố Quan Thánh. Căn nhà hai tầng có vườn bao bọc, trước là tòa soạn tờ Ngày Nay, tờ Chủ Nhật và sau này tờ Việt Nam cơ quan tranh đấu của Việt Nam Quốc dân đảng. Hồi hè năm 46 Việt Nam phải hạ bảng. Các đảng viên cao cấp lánh sang Trung Hoa. Riêng ba tôi thuộc thành phần những người ở lại bí mật phụ trách bộ Tuyên huấn của đảng với bí danh Trần Lâm. Còn một chuyện chắc ít người được biết là trong thời kỳ đó ngoài việc hoạt động cho đảng, ba tôi dự tính mở tờ Thòi Phong, một tờ báo hoàn toàn có tính cách văn nghệ cùng với một đồng chí trẻ tuổi-anh Bảng (người phụ trách Chuyện lẩn thẩn" trong tờ Việt Nam ký tên Chàng lẩn thẩn-sau này khi chiến tranh bùng nổ anh bị bắt ở Bắc Ninh). Dù trong tình hình gay go đến như vậy ba tôi vẫn cùng anh Bảng say sưa hoạch định tương lai cho tờ báo. Hai người mươnù một tòa nhà ở phố Thái Phiên mời cụ Phan Khôi lại bàn soạn. Qua câu chuyện của những người lớn đó (lẽ tất nhiên tôi chỉ đựơc nghe lỏm) thì tờ báo sẽ ra mắt độc giả vào khoảng tháng giêng năm 1947. Tiếc thay dự tính ấy chẳng bao giờ thành được.

(Ba Tôi, Trần Khánh Triệu (1) , Văn số 22, ngày 15.11.1964- trích lại trên Tự Lực Văn Đoàn-Con Người và Văn Chương)

Việc Khái Hưng tham gia Quốc Dân Đảng và từng phải đương đầu với cộng sản dược đảng viên kỳ cựu Hoàng Văn Đào ghi lại trong cuốn Việt Nam Quốc Dân Đảng-Lịch Sử Đấu Tranh Cận Đại 1927-1954 như sau:

-.Bởi lý do trên, vào thượng tuần tháng 7 năm 1946, chiếu nhu cầu đảng vụ, Trung ương đanûn bộ Q. D. Đ. được tổ chức lại gồm [.] Khái Hưng, [.] Phan Khôi, Hồng Vân [.]

Đến ngày 20 tháng 10.1946, ông Hồ Chí Minh về tới Hải Phòng, truyền đơn phản đối họ Hồ đuực giải khắp mọi nơi. Thừa đêm khuya, công an C.S. đến vây tòa báo "Việt Nam" ở số 80 phố Quan Thánh. Trong tòa báo đêm ấy hiện diện có gia đình Khái Hưng, Phan Khôi, Nguyễn Mộng Công, Nguyễn Xuân Tùng, Vũ Đình Trí tức Vũ Hoằng, Hưng Việt, Hồ Lễ cùng một số ấn công. Thâáy công an C.S. đến vây đòi khám xét, Khái Hưng ra lệnh đóng chặt cửa, rồi rút hết lên lâàu. Đập phá cửa không đuọc, công an C.S. nổ súng bắn lên, trên lầu tức thời cũng bắn xuống.(trang 318-319, sđd)

Khái Hưng có cả kinh nghiệm của một người chịu thảm kịch mẹ ghẻ con chồng ( "sinh trưởng trong môät gia đình quan lại nhưng ngay tự tấm bé theo lời mẹ tôi thuật lại, ba tôi đã phải chịu cảnh hành hạ của dì ghẻ khắc nghiệt. Phải chăng vì phải chịu đựng hoàn cảnh âáy ba tôi đã có kinh nghiệm sống để viết nên hai cuốn Thoát Ly và Thừa Tưï?.-trang 150, sđd); nhưng cũng lại là người may mắn được người vợ giúp đỡ (như một số các đồng chí, bạn hữu) để có thể dồn héát nỗ lực vào việc viêát và tham gia cách mạng. Đó cũng là lý do giải thích các nhân vật nữ tốt đẹp của Khái Hưng đều học ít nhiều chữ nho và những ông tú như thân phụ của Mai hay quan Kiêán Xuyên hầu, thân phụ của Trương Quỳnh Như đều là những nhà nho có tiết tháo:

-.Đến đây tôi cảm thâáy có bổn phận nói về mẹ tôi một đoạn vì chính nhờ mẹ tôi mà ba tôi mới khỏi lo nghĩ về sinh kế để có thể sáng tác nhiều văn phẩm như vậy. Mẹ tôi tên thật là Lê Thị Hòa, biệt hiệu Nhã Khanh, con của một vị thượng thư đậu cử nhân triều Nguyễn.Mẹ tôi viết chữ nho rất đẹp, tính tình đoan trang ít nói, hiểu rộng về Hán học.(trang 152, sđd)

Không có sự nâng đỡ tinh thần rất cần thiết này, người đàn ông -như chính bản thân Khái Hưng- sẽ máát một phần nương tựa rất lớn. Cũng vì kinh nghiệm bản thân mà Khái Hưng đặt trách nhiêäm hêát sức nặng vào người phụ nữ: họ là cái sức đâåy người một người đàn ông do dự ra chỗ hành động. Nhưng họ cũng là người dìm người đàn ông và thế giới chung quanh vào chỗ trầm luân nêáu không ý thức được bổn phận với xã hội.

Ở cuối đời, Khái Hưng càng tỏ rõ sự muốn thay đổi xã hội đang nô lệ Pháp và cùng lúc chống lại những người cộng sản lúc bấy giờ bằng văn chương:

-.Khái Hưng bộc bạch nhũng suy tư mà anh đã có sau khi có cuộc nói chuyện trước. Anh nói :

".Cuộc cách mạng đã dọn chỗ cho môät trào lưu mới về văn nghệ. Văn hóa cứu quốc nay đóng vai trò văn chương ca tụng để (tô) điểm tòa kiến trúc mới là chế độ cộng sản. Tôi nghe chừng chúng ta, vì chống báng chế độ, chúng ta phải sáng tạo những giá trị mới, làm một thứ "văn chương sáng giá" như lời của anh. Phải có giá trị mới thắng họ được."

(Khái Hưng, Người thứ nhất muốn làm nguyên soái của "văn chương sáng giá", Hồ Hữu Tường, Văn số 22, ngày 15.11.1964 - Trích lại trong Tự Lực Văn Đoàn-Con Người và Văn Chương, trang 171, xuâát bản tại Sàigòn năm 1989)

Các nhân vật câáp tiến của Khái Hưng thuộc giai cấp tiểu tư sản, cái giai cấp sẽ không bao giờ sống sót được với người cộng sản nếu như không trực tiếp tham gia và lãnh đạo cuộc đấu tranh chống Pháp và chống lại người cộng sản. Như Phan Khôi (2), người cổ võ giải phóng phụ nữ, sẽ cùng chịu chung số phận với Khái Hưng.

Xa hơn nữa, Khái Hưng nhìn thâáy một mối nguy khác. Tác phẩm cuối của Khái Hưng, Băn Khoăn (1942), bầy tỏ tình trạng đáng ngại của giới trí thức mới, xuất thân Tây học thời bấy giờ, một lớp người sa đọa khác. Thay chỗ cho những cô vợ lẽ nàng hầu, những người chồng chính thức là những người tình qua đường, tay đôi, tay ba, tha hồ chung chạ. Kế chỗ cho những ông quan nhũng lạm là những người làm giàu bằng đủ mọi cách. Đó là sự báo động, chứ không là một sự tương phản giữa một tác phẩm có những nhân vật sôáng không lý tưởng, vô định với một tác giả dấn thân hẳn vào một cuộc sống nguy hiểm nhưng có mục đích. Tình trạng vô trách nhiệm này của giới trí thức đã được một tác giả khác nói đến mười năm trước đó ở một khía cạnh khác:

-.Đôái với các vấn đề xã hội quan hệ, như phụ nữ giải phóng, như lao động giải phóng, như bót giờ làm tăng tiền lương, nếu có người nghiên cứu cho xác thật, dựa vào luật tiêán hóa của lịch sử và nền móng kinh tế, là những việc hiển nhiên không chôái cãi được, rồi kêt luâän phải đổi chế độ gia đình cho phụ nữ , phải bớt giờ làm cho lao động, thì bọn hưởng quyền lọi thuở giờ, với bọn trí thức tôi mọi nọ hô lên là cấp tiến, là cách mạng đặng làm kinh hôàn mất vía bọn trung nhân và bọn lao động cùng phụ nữ chưa giác ngộ.

Cái thái độ khả ố ấy, cái bọn trí thức lường gạt ấy, cần phải vạch măt chỉ tên cho quần chúng thấy rõ ràng. Nếu không thì trên con đường tiến hóa của nhân loại, không thể bước tới được một bước nào hết. Luôn dịp đây, tôi xin nói thêm rằng: một cái ý kiến chi là hũu ích cho nhân loại bị áp bức, tức là lao động vói phụ nữ, thì thế nào cũng chọi với bọn trí thức tôi mọi của mááy người đi áp bức kẻ khác."

(Nguyễn Thị Chính (3) Trả Lời bài Vấn Đề Phụ Nữ Giải Phóng với Nhân Sinh Quan, Phụ Nữ Tân Văn bộ 4, số 162, ngày 4.8.1932, trang 9 - Trích lại từ "13 Năm Tranh Luâän Văn Học", tâäp III, trang 147)

Nửa thế kỷ sau khi người cộng sản giết Khái Hưng, họ đã làm cho người phụ nữ Việt trở thành một thứ nô lệ không công cho nhà nước. Những tuyên ngôn "bình đẳng, bình quyền" chỉ là một thứ giải thưởng hứa hẹn không bao giờ trao. Người đàn bà vừa phải ra trận cầm súng, vừa phải cáng đáng việc nhà. Cho đến bây giờ, những chức cao nhất của nhà nước đa số vẫn năèm trong tay đàn ông. Người cộng sản lại không thể bảo vệ họ bởi hai thứ tai họa truyền kiếp: phụ nữ Viêä Nam bị băét cóc đưa sang Trung Hoa và tình trạng đói khổ khiến nạn mãi dâm, nhâát là mãi dâm với trẻ em trở nên trầm trọng.

Ở miền Nam, chiến tranh cũng làm chậm lại những nỗ lực cải tiến đời sống phụ nữ. Có thể nói, sau Tự Lực Văn Đoàn, đã không có nhóm nhà văn nào đặc biêät chú trọng vào nữ giới, coi họ như điều kiện cần thiết để xây dựng gia đình và một xã hội tiến bộ; sau Phụ Nữ tân văn đã không có tờ báo nào do phụ nữ làm chủ nhiệm mà quy tụ dược những nhà văn tăm tiếng; sau Phan Khôi, đã không có nhà văn nào bênh vực cho quyền bình đẳng của họ một cách hết sức tha thiết; sau Khái Hưng, đã không có nhà văn nào đặt hầu như toàn thể tác phẩm mình vào những nhân vật nữ.

Đáng suy nghĩ hơn, là một vài nhà văn được hâáp thụ những tư tưởng mới, được tự do, lại viết những câu rất làm độc giả kinh ngạc về sự thiếu tiến bộ của chúng:

-.Em cho người đàn bà nào đã lập gia đình mà còn bỏ gia đình để làm việc xã hội là người đàn bà dại dột và tội lỗi. Vì xã hôi chưa thiếu đàn ông, chưa cần đến họ. Các nhà tư tuửng truớc kia đặt vấn đề nam nữ bình quyền quả có những khối óc u tối. Em là đàn bà, em xét trong mình em, thấy những kỳ kinh nguyệt, những thời gian thai nghén, thậm chí đến vị trí nằm ở dưới người đàn ông trong cuộc giao hợp-vị trí thuận lợi cũng như sự chứa đựng- đều chứng tỏ người đàn bà chỉ có sứ mạng nuôi nâáng, giữ gìn, nên không thể giành quyền lãnh đạo xã hội của người đàn ông, mà đôäng tác nào cũng nói lên sự công phá tiến tới .

(Tình Cao Thượng, Nguyễn Mạnh Côn, trang 102, in lại ở Hoa Kỳ, không rõ nhà xuất bản)

-.Nếu không đứng về phương diện văn hóa mà chỉ xét hạnh phúc của bạn gái thì tôi thấy phụ nữ nên giữ nhiệm vụ khuyến khích hơn là sáng tác nghệ phâåm.Cho nên tôi không đồng ý vói nữ sĩ Hợp Phố khi bà nói như vầy với nữ sinh trường Trung học Nguyễn Đình Chiểu ở Mỹ Tho, trong một cuộc triển lãm sách báo do trường tổ chức:

- Các em thấy không? Trong giới văn nghệ, chị em chúng mình chiếm một địa vị khiêm tốn quá. Các em sau này rán lên nhé?

Rán mà làm chi? "Sáng tác" nhưnõg em nhỏ mụ mẫm.rồi trong khi em ngủ, đọc tiểu thuyết chăúng thú hơn là bước vào cái ghề kỳ cục bạc bẽo là nghề viết văn, vò đầu nặn óc để "đẻ" ra những trang mà chỉ sáu tháng sau, đọc là muốn xé vụn, liệng hết vào giỏ rác ư? Rõ là môät lời xui dại!

(Nghề Viết văn, Nguyễn Hiến Lê, trang 58-59, in lần đầu năm 1955, tái bản tại Sàigon năm 1968. In lại ở Hoa Kỳ, không rõ nhà xuất bản và năm in)

Những ý kiến xem ra cố chấp, bảo thủ một cách hẹp hòi này thật ra có thể giải thích được vì người ta -như Nguyễn Mạnh Côn- vẫn nhầm lẫn rằng chỉ có người đàn ông mới có thể "công phá, tiến tới, lãnh đạo xã hôäi" vì người đàn ông không có bổn phận nuôi dưỡng con cái như người đàn bà. Lịch sử đã chứng minh khả năng sinh nở hay nuôi dưỡng chăm sóc con cái không phải là yếu tố quyết định về việc tham gia những công việc xã hội. Như tướng Bùi Thị Xuân chẳng hạn. Một lý do quan trọng hơn, là cả Nguyễn Hiến Lê và Nguyễn Mạnh Côn đều không phải là những người thực sự hay trực tiêáp tham dự vào thời kháng chiến chống Pháp rôàI chống cộng sản như Khái Hưng, như Nhất Linh, như Hoàng Đạo, như Phan Khôi.Không ở trong những môi trường thuận tiệân để có thể chứng kiến khả năng này của phụ nữ thì sự nghi ngờ là đương nhiên thôi. Còn nói sang lãnh vực văn chương, từ 54 cho tới 75, tuy Miền Nam có một số nhà văn nữ nhưng sự nghiệp của họ đã không có tính cách tiên phong như Phụ Nữ tân văn mà văn chương cũng chưa vượt được nam giới thời bấy giờ, đủ để phải kính nể hơn.

Tuy thế, những lời ấy viết ra ở những năm cuối của thâäp niên 50, 60. Còn có lời khác viết ngay ở cuôái thiên niên kỷ này:

-.Mãi vẫn còn phải tìm hiểu thêm viết thêm, còn lâu mới đủ sáng tỏ mọi điều: các vua Hùng có hay không có? Mỗi vua sống được mấy trăm năm? Vú bà triệu Aåu đích thực dài mááy thước? ..v v và vv..

(Võ Phiến trả lời tờ Văn Học trong "Phỏng vấn nhà văn Võ Phiến về bộ sách "Văn Học Miền Nam", bđd, trang 19, số 169, tháng 5.2000)

Nhà văn Võ Phiến tuy không sở trường về phê bình văn học như sáu cuốn sách viết về Văn học Miền Nam của ông đã chứng tỏ nhưng không thể vô ý hay ít chữ đến nỗi bắt chước người đô hộ Tàu sỉ nhục một vị anh hùng dân tộc băèng cái chữ xách mé "Triệu âåu" (Thuỏ mới lên Trung Học, học sinh ở Hà Nội và sau này ở Sài gòn , đều được dậy rằng phải gọi vị nữ anh thư dân tộc này là Bà Triệu, phải tránh chữ Triêäu ẩu là chữ bọn Tàu dùng để bôi xâáu bà). Chưa kể còn làm người đọc khựng lại vì cái chất thô lỗ khi nói (hay viết?) ra được cái câu phỉ báng ở trên: "Vú bà Triệu ẩu đích thực dài mấy thước?" Nhà văn Võ Phiến có cần phải biết đích thực về cái chi tiết này để đánh giá công nghiệp cứu nước của bà Triệu không? Dĩ nhiên là không. Đó chỉ là cái tâm lý coi thường phụ nữ mà trong một lúc xuất kỳ bất ý, Võ Phiến đã để lộ ra. Cái tâm lý ấy không thể thiệt hại đến những thành quả đạt được của nữ giới, song là một thứ thí dụ điển hình của sự chậm tiến về tư tưởng của môt số người cầm bút đối với nữ giới, khi nói đến Nữ giới.

Bao giờ thì văn học sử lại được chứng kiến môät cuộc chấn động khác mà phụ nữ là tâm điểm của những vòng sóng tỏa ra, lan ra từ văn học cho tới xã hội? Cuộc chiến tranh chống Pháp, chôáng hâäu quả của một nền khoa bảng không còn hợp thời tạo ra những người lãnh đạo hèn kém đã gây ra cuộc chấn động ở thập niên ba mươi. Phải chăng ở thập niên 70 rồi 80 và 90, chúng ta đã bỏ lỡ cái cơ hội để tạo một cuộc chấn động khác khi chống lại đảng cộng sản và những hậu quả cũng kinh khủng không kém của chế độ này? Chúng ta không có tài lãnh đạo, thiếu ý thức kết hợp hay giản dị vì chính chúng ta không quan tâm đến?

Một tác giả có lẽ thành công nhất khi sống được cái lý tưởng trong tác phẩm của họ. Nguòi ta vẫn nhắc đến Nửa Chừng Xuân và bài thơ Tình Tuyệt Vọng (dịch Sonnet d'Arvers của nhà thơ Alexis Félix Arvers, 1806-1850) nhưng Khái Hưng đã sống đúng cuộc đời của một tráng sĩ như những tráng sĩ của đảng Tiêu Sơn. /.

Nguyễn Tà Cúc.
CHÚ THÍCH:

1. Trần Khánh Triệu tên thật là Nguyễn Tường Triệu, con ruột của Nhất Linh sau thành con nuôi của Khái Hưng (Khái Hưng tên thật là Trần Khánh Giư)

2. Phan Khôi -theo Hoàng Văn Đào trong cuốn Việt Nam Quốc Dân Đảng- là chủ tịch tượng trưng cho Tỉnh Đảng Bộ Quảng Nam của VNQDĐ năm 1946.

3. Bà Nguyêãn Thị Chính là người viết cuốn "Critique de la question feminine" (Phê bình vâán đề phụ nữ) mà Phan Khôi nhắc đến trong bài " Vấn đề giải phóng phụ nữ và nhân sinh quan" đăng trên Phụ nữ tân văn số 160, ngày 21.7.1932. Đoạn trên trích trong bài bà trả lời Phan Khôi, có tựa là " Nguyễn Thị Chính trả lời bài Vấn đề phụ nữ giải phóng với nhân sinh quan" (bđd).