Để theo dõi tin tức bình luận sinh hoạt nữ trí và văn học,
văn học và đại chúng, mời đọc:

NGƯỜI MỚI

Diễn Đàn Văn Học và Phụ Nữ - Nguyễn Tà Cúc chủ trương.

TỪ MỘT GÓC CALIFORNIA

KHI CÁC NHÀ VĂN NÓI DỐI
Nguyễn Tà Cúc


I. KHI SỰ THỰC BỊ ÁM SÁT TRÊN ÐƯỜNG MÒN HỒ CHÍ MINH

Bằng khẩu hiệu "giải phóng quê hương khỏi quân xâm lược Mỹ và bọn bù nhìn Ngụy," Hồ Chí Minh và chính quyền côäng sản miền Bắc đã đẩy quân xuống miền Nam. Nhưng chỉ mới chưa đầy 50 năm sau, đã có những tài liệu lịch sử cho thấy ngược lại. Trong một bài báo tựa đề "Peacetime Mileage on War Route" (David Lamb ) đăng trên tờ Los Angeles Times, ngày Thứ Năm, 20.7.2000 về dự án 400 triệu mỹ kim để biến đường mòn Hồ Chí Minh thành xa lộ Hồ Chí Minh, đã viết râát rõ như sau: 

-...Hanoi long maintained that the war against the Saigon regime was fought by indigenous Viet Cong guerrilas, not North Vietnamese soldiers, and that Hanoi's direct support of the Viet Cong was in response to the landing of the first U.S. combat troops, in Danang on March 8, 1965. But the history of the trail- which is the history of the war itself- indicates that Hanoi's battles plans were drawn a full 10 years before the arrival of the first two Marine battalions [...] On May 19, 1955, Ho Chi Minh's 65th birthday, Maj. Vo Bam, a defense supply specialist, was instructed to find a supply route south.... 

(Từ lâu nay Hà Nội vẫn duy trì rằng cuộc chiến chống lại chính phủ Miền Nam đã được tham chiêán bởi quân du kích Việt Cộng tại địa phương, chứ không phải bởi quân đội BắcViệt, và sự giúp đỡ trực tiếp của Hà Nội cho Viêät Cộng là để đáp ứng lại việc nhóm quân tác chiến Mỹ đầu tiên đổ bộ lên Ðà Nẵng ngày 8 tháng ba, 1965. Nhưng lịch sử của đường mòn (Hồ Chí Minh) mà cũng là lịch sử của cuộc chiến này - cho thấy Hà Nội đã dự bị cho cuộc chiến ááy cả mười năm trước sự đổ bộ của hai tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiêán (Mỹ.)[...] Vào ngày 19 tháng 5, năm 1955, sinh nhật thứ 65 của Hồ Chí Minh, Thiếu Tá Võ Bam, người chuyên về tiếp tế chiến phẩm, được chỉ thị tìm một con đường tiếp tế xuôi nam ...) 

Người ta cũng đặc biệt chú ý đến một đoạn ngắn liên quan đến nhà văn Lê Minh Khuê, người từng được chính phủ cộng sản Việt Nam gửi ra ngoại quốc để cổ võ cho sự "hòa giải" một chiều qua cuốn The Other Side of Heaven, một tuyển tập có truyện ngắn tham dự của các nhà văn Việt Nam trong và ngoài nước với các nhà văn Hoa Kỳ. 

-...Ho Chi Minh trail,...will remain entwined in the myths and realities of war- in the relentless U.S. bombing[...] in the kinship that bonded people who lived and worked on the trail, sometimes for years at a stretch, and found in their communal hardship an inexplicable romanticism and contentment. 

"I loved everyone with a passionate love," wrote Le Minh Khue, 51, a Hanoi novelist who, as a teenager, spent five years on the trail repairing bombed roads. Of her feelings and her fellow workers and the southbound boy soldiers everyone called the "Hanoi men," she wrote that it was a love "that only someone that stood on that hill in those moments could understand fully. That was the love of the people in smoke and fire, the people of war." 

(Ðường mòn Hồ Chí Minh..., sẽ mãi mãi được bện chằng chịt vào những huyêàn thoại và những dữ kiện có thực của chiêán tranh- trong những cuộc dội bom tàn nhẫn của Hoa Kỳ,[...] trong tình đồng đội đã buộc chặt những người đã sôáng và làm việc trong con đuờng mòn này, có khi trải nhiều năm trong một lần (công tác), và tìm thấy trong sự khó khăn chung một thứ lãng mạn không thể giải thích được và một sự mãn nguyện...

"Tôi yêu mọi người với cái tình mê đắm," Lê Minh Khuê, một nhà văn Hà Nội, 51 tuổi, từng bỏ ra năm năm của tuổi thiếu niên trong đường mòn HCM với phần vụ là sửa chữa lại những khúc đường bị dội bom, viết như vậy. Về tình cảm mà bà dành cho đồng đội và những bộ đội trên đường xuôi Nam mọi người gọi là "đoàn trai Hà Nội", bà viết rằng đó là một thứ tình yêu mà chỉ có người nào đã đứng trên ngọn đồi ấy vào đúng giây phút ấy mới có thể hiểu đến tận cùng. Ðó là tình yêu của người trong khói lửa, người của chiến tranh...") 

Cũng theo bài báo trên, 20 ngàn lính bộ đội và đồng chí của họ từ miền Bắc đã chêát dọc theo đường mòn HCM. Và mới vào năm 1968, đã có tới 150 ngàn bộ đội 
Bắc Việt xâm nhập được vào Miền Nam bằng lô'i này. Ðọc những tin tức ấy, người ta không khỏi liên tưởng đến một vài đoạn khác trong cuốn "Ðêm Giữa Ban Ngày" của nhà văn Vũ Thư Hiên, một đảng viên Cộng sản sau bị cầm tù và được xem là một trong những nhà văn Miền Bắc rất được các bạn ta như nhóm Người Việt, Thế Kỷ 21, đài phát thanh VNCR...ra rả cổ võ và không từ một cơ hội nào là không đăng những lời vàng ngọc của bạn ta lên báo, kể cả một câu xách mé "cũng có văn học Việt Nam hải ngoại nữa à? " làm một nhà văn bình thường rất lịch sự như Phạm Xuân Ðài không chịu nổi phải rón rén có vài lời bàn La Sát. Ðoạn ấy được viết và ghi thêm dưới dạng chú thích như sau: 

-...Trong công tác phóng viên tôi đã đến khu tự trị Việt Bắc và Khu mỏ nhiêàu lần. Trở về tôi kể lại cho cha tôi những gì tôi thấy. Nghe chuyện dân vùng núi Việt Bắc không được phép kiếm củi trong những khu rừng quê hương, nay đã trở thành khu vực đóng quân của Trung Quốc, những người thợ mỏ muốn đi tắt qua phần đất đã được giao cho Trung Quốc (1) bị bộ đội Trung Quốc xua đuổi...(trang 230,sđd) [...] Oâng Hoàng Văn Hoan viết về sự kiện Hoa quân nhâäp Việt như sau:"từ năm 1965 đến năm 1970...theo yêu cầu của Hồ Chủ Tịch và Trung Ương Ðảng lao động Việt Nam, Mao chủ tịch và Trung Ương Ðảng côäng sản Trung Quốc đã phái hơn ba mươi vạn bộ đội Trung Quốc..." vào Việt Nam (Giọt Nước Trong Biển Cả, tr. 345, Hoàng Văn Hoan) Ta có thể tin vào con số mà Hoàng Văn Hoan đưa ra. Trong giai đoạn quân Trung quốc vào Viêät Nam ông còn là ủy viên Bộ Chính Trị, ông không thể không biết những việc lớn như việc này...(trang 231, sđd) 

Tệ hại hơn: 

-... Nguyễn Chí Thanh, người nắm thực quyền trong quân đội hồi ấy, đã đặt Cục đồ bản của Trung Quốc in bản đồ 1/1000 là thứ bản đồ dùng cho pháo binh 'Ðó là bí mật quốc gia, không một nước nào tự guyện trao cho nước khác. Sao nó ngu thế? Sao nó bậy thế!', ông bực bội kêu lên...(trang 231, sđd) 

Nghĩa là những bộ đội như nhà văn Lê Minh Khuê thay vì ở lại Bắc Việt chống quân Trung quốc được Hồ Chí Minh "mời' vào rôài mượn cớ mà chiếm đất, cấm dân Việt Nam đi lại ngay trên đất nước Việt Nam ...lại ù té vượt Trường Sơn, đòi giải phóng chúng ta! Khốn thay cho cái thân phận bị lừa! Nhưng xem ra không chỉ có các nhà văn miền Bắc mới bị lừa: các nhà văn Miền Nam đã phải bỏ chạy ra hải ngoại cũng bị lừa nữa. Thế mới oan trái kiểu Thị Màu chứ. Bằng cớ là vào năm 1995, tám nhà văn trong số có cả Võ Phiến, Nguyễn Mộng Giác (chủ trương tờ Văn Học)...đùng đùng góp truyện với các nhà văn Việt Nam (không có một nhà văn nào trước 75 của miền Nam có truyện được chọn) và một số nhà văn Mỹ để cho ra đời cuốn The Other Side of Heaven: Postwar Fiction by Vietnamese &American Writers. Chữ "hòa giải" (reconcilation) được nhắc đến nhiều lần trong cuốn này kể cả trong bài Tựa của Wayne Karlin (người chịu trách nhiệm nặng nhất) , 

Trước khi nói chuyện "hòa giải", nếu đã tự nhận là nhà văn, phải đủ trách nhiệm để giải quyết những vấn đề như mở cổng tam quan đón quân ngoại quốc vào chỉ để thực hiêän cái âm mưu chiếm nốt Miền Nam cho chủ nghĩa cộng sản; dấm dúi mang vũ khí đào hầm, đào đường như những tên đạo chích hạng bét để tấn công người lương thiện mà bây giờ lại coi thường độc giả (và lịch sử) đến nỗi tuyên bố ba hoa chích chòe về nỗi lòng "mê đắm" và "người của chiến tranh" như Lê Minh Khuê đã làm. 

Thế thì tình yêu của những người dân Miền Nam-và cả miền Bắc nữa- không bằng lòng với chế độ cộng sản thì sao? Cái "chiến tranh" áp đặt lên nhân dân hai miền Nam Bắc có nên tiểu thuyết hóa nó như một thứ lãng- mạn- ky-ø tình- vương- mùi- thuốc- súng, xuân -này- em- không -về, nếu -mai -không -nở -em -không -biết- xuân- về -hay -chưa -vì -còn-bận- đào- hầm- trên- đuờng -mòn -Hồ Chí Minh không? Căn cứ trên những tài liệu của tờ Los Angeles Times và của cả chính người cộng sản Vũ Thư Hiên, thì thứ tình-yêu-trong-khói-lửa ấy hóa ra chỉ là một thứ tình yêu của những kẻ "xâm lược và bị xâm lược" không hơn không kém. Những nhà văn như nhà văn Lê Minh Khuê cho đến nay vẫn chưa có lời chính thức về sự xâm lược này, cứ làm như dân Miền Nam "mời" những người như Lê Minh Khuê vào để "giải phóng" họ! Khi nói về lòng yêu say đắm (passionate love) của bà trong năm năm chung vai satù cánh với những người lính Hà Nội (Hanoi men) trên đường xâm nhập Miền Nam hẳn Lê Minh Khuê không bao giờ nghĩ tới những người phụ nữ Miền Nam mất chôàng, máát người yêu, mất tình yêu say đắm của họ (không kém gì cái say đắm của bà) chỉ vì những người như Lê Minh Khuê. Xa xôi hơn, trong khi Lê Minh Khuê còn sống, còn cơ hôäi để LẠI viết sai lịch sử, bao nhiêu người đàn bà khác ở cả hai miền Nam Báéc đã bỏ thân trên đường mòn Hồ Chí Minh hay biển Ðông? Cho nên, sự "giải phóng Miền Nam" và những tình cảm lãng mạn trên những ngọn đồi khói lửa dọc đường mòn HCM thật ra chỉ là một thứ "huyền thoại" của những kẻ bị lừa. 

Dĩ nhiên người ta không thể đòi hỏi quá nhiều ở những nhà văn như Lê Minh Khuê. Nhưng người ta có quyền đòi hỏi ở những nhà văn Miền Nam chạy ra hải ngoại để lánh nạn cộng sản như Võ Phiến, Nguyễn Mộng Giác- nhất là khi những nhà văn này đang sống ở một nơi có tự do hoàn toàn- sự thành thực là cái tính chất căn bản đầu tiên làm nên một nhà văn. Các nhà văn này nghĩ sao về những vấn đề như vụ đường mòn Hồ Chí Minh (qua lời nhà văn Lê Minh Khuê thì họ là những "thánh tử đạo" cho tình yêu, tình người đầy lãng mạn trong khói lửa để giải phóng Miền Nam), như vụ trung tâm Joiner bấy lâu nay vẫn vô tình "mời mọc" một chiêàu các nhà văn Miền Bắc, như vụ các nhà văn Miền Nam không vô tình nhưng chỉ vì sợ "lỡ chuyến tàu đêm" đã bỏ mặc sự thực và các nhà văn Miền Nam còn ở lại đang còn bị cấm sinh hoạt...để trịnh trọng đeo cái mão "hòa giải" ? 

Chính vì sự thành thực ấy mà những sự "hợp tác", hòa giải (dối trá) để xuất hiêän những cuốn như cuốn "The Other Side of Heaven" là sự khánh kiệt của tinh thần tôn trọng sự thực. 

Nhưng đúng ra, "The Other Side of Heaven" chỉ là kết quả của sự vận động trong nhiều năm, khởi đi từ nhà văn Nhật Tiến. Nhật Tiến là nhà văn miền Nam đầu tiên ra mặt cổ võ cho sự "hòa hợp hòa giải" một chiều của cộng sản: 

-...Tuy nhiên, tôi vẫn tin rằng trong tương lai, tình hình sẽ khác đi. Bằng lương tri và tình tự dân tộc, những người cầm bút cả trong lẫn ngoài nước sẽ phá vỡ được mọi hàng rào, mọi định kiến, mọi trở lực để cùng nhau tìm về cội nguồn dân tộc, biết đặt quyền lợi của dân tộc cũng như quyền lợi tinh thần của thế hệ tiếp nối lên trên mọi vướng mắc của quá khứ cũng như của hận thuø...( Trả lời phỏng vấn,Văn Học , số 100, 8.1994) 

Chỉ non nửa năm sau , trong một bức thư trả lời Nhật Tiến, Nguyễn Chí Thiện đã phản bác những lý luận (nếu tạm coi là lý luận) xác địch chủ ý "hòa hợp hòa giải" hết sức ngây thơ này như sau: 

-...Khi người trong nước nghe một số người Việt ở ngoài nước kêu gọi hòa hợp hòa giải, dùng chính khẩu hiệu cộng sản đã dùng mòn trơ ra , thời ai cũng hiểu là hòa hợp hòa giải với nhà nước cộng sản, chứ không ai hiểu lẩn thẩn là hòa hợp hòa giải giữa Bắc 75, Bắc 54, giữa người đi từ Vũng Tàu, đi từ Hải Phòng, hòa hợp với Hoàng Minh Chính, Dương Thu Hương, Nguyễn Hộ, Nguyễn Chí Thiện!...(Dân Chúng, 30.11.1995). 

Nhưng cái cảm tưởng ngây thơ nếu người ta có về Nhật Tiến sẽ không tồn tại lâu hơn khi đọc kỹ lại phần ông ta ngay trước đó định loại thế nào là văn học Việt Nam hải ngoại và trong nước : 

-...Tất cả bốn tác giả kể trên, tuy có tác phẩm ấn hành lần đầu tiên ở hải ngoại, nhưng họ hiện đang sống trong nước....; do đó tác phẩm nháát thiết phải được xếp loại là thuôäc dòng văn chương hải ngoại [...] Rồi gần đây, tại TP HCM, nhà xuất bản Trẻ vừa cho phát hành tập thơ "Loài Chim Di Trú" của Thu Lâm, một tác giả hiện đang sống ở Canada. Mặc dù nội dung tập thơ không đề cập gì tới lĩnh vực chính trị, chỉ mang nặng tình tự dân tộc,...nó phải được xếp loại trong dòng văn học ở trong nước.

Như thế, yếu tố địa lý (tác giả ở trong nước hay ngoài nước) đã trở nên không đứng vững một khi đem dùng làm tiêu chuâån để quy định một tác phẩm thuộc dòng văn chương nào...(báo đã dẫn).

Nhật Tiến vô tình để lộ ra một điều vốn là thâm ý của nhà câàm quyền cộng sản: những tác phẩm xuất bản ở Viêät Nam cho tới nay của những tác giả ngoài Việt Nam hoặc là "không đề cập gì tới lĩnh vực chính trị" hoặc là phải có lợi cho họ. Vì cũng cho tới nay, đừng nói tới chuyện in ấn trong nước, đã có bao nhiêu tác phẩm của những nhà văn Miền Nam (hãy cứ nói tới nhà văn Miền Nam-mục tiêu bị trù dập - trước đã) được cho đọc công khai chứ đừng nói phổ biến ở Việt Nam? 

Sau nữa, quan trọng hơn, người đọc bình thường không thể biết nhưng môät nhà văn Miền Nam như Nhật Tiến chắc chắn phải biết chính cộng sản đã dùng cái võ "yếu tố địa ly'" này để đào một đường mòn Hồ Chí Minh khác vào văn học Miền Nam cách đây mấy chục năm cùng lúc với con đường Hồ Chí Minh đang được đào lén lút ở Trường Sơn. Ðó là trường hợp của những người cộng sản hay đảng viên cộng sản đã tập kết ra Bắc hoặc ở ngoài Bắc bỗng biến thành thành phần chủ yếu của "văn học giải phóng" Miền Nam như Trần Bạch Ðằng thành Hưởng Triều, Lư u Hữu Phước thành Huỳnh Minh Siêng ...Từ một nước có thể chế hẳn hòi, có chính phủ đàng hoàng, có tự do thực sự, Việt Nam Cộng Hòa bỗng trở thành một "vùng bị tạm chiếm." (chữ của cộng sản và các ông trí thức khuynh tả lập lại như con vẹt. Trong các ông này, nếu như tôi nhớ không lầm, có cả nhà phê bình Ðặng Tiến ở bên Pháp. Gớm, sao mà cái chữ "Tiến" này nó lại ...gian truân đến thế không biết! ) Sau này các nhà văn nhà thơ như Tô Thùy Yên, Viên Linh, Thanh Tâm Tuyêàn, Mai Thảo, Vũ Khắc Khoan...và hầu như toàn thể những người viết cùng với họ ở "vùng bị tạm chiếm" ấy đều bị gạt ra khỏi những cuốn sách viết về "văn học giải phóng" do các người cộng sản viết sau 1975 dù họ mới chính là những người đại diện cho nền văn học ấy. Ngẫu nhiên hay cố ý mà Nhật Tiến áp dụng lại cái võ này của cộng sản? Câu trả lời là việc Nhật Tiến nay đi đi về về để "đánh đu với tinh", với hồ ly ở Việt Nam, làm một thứ hàng thần hạng bét. Sáu năm sau khi Nhật Tiến tuyên bố những câu trên, những người cầm bút có lương tri và tình tự dân tộc như nhà văn Miền Bắc Dương Thu Hương ra khỏi Hội Nhà Văn, dệt vải kiếm ăn, viết bài chống lại; nhà thơ miền Nam (Thượng Tọa) Tuệ Sỹ chính thức kết án nhà cầm quyền cộng sản đã biến Việt Nam thành một bãi rác khổng lồ. Nêáu người ta nhìn kỹ, trong bãi rác khổng lồ ấy ắt có nhà văn Nhật Tiến chạy từ hải ngoại về, ngồi chồm chỗm ở một góc. 

II. KHI "YÊU NHAU NÓI DỐI CHO NHAU"

Mới đây, lại có tin Trung Tâm Joiner (nơi đã bảo trợ cuốn The Other Side of Heaven) đã rục rịch mời hai nhà văn Việt Nam là Hoàng Ngọc Hiến và Nguyễn Huệ Chi vào một ban "Nghiên Cứu Người Di Dân Việt Nam hải ngoại"! Các cộng đồng Việt Nam đang hết sức chống lại dự tính này: không có gì khôi hài hơn là thuê những tên sát nhân để nghiên cứu xem trước khi chết, nạn nhân đã dẫy dụa, đau đớn như thế nào! Không hiểu sự việc này rồi đi đến đâu nhưng tôi có cảm tưởng rằng ai nghiên cứu về "nhà văn" Việt Nam Hải ngoại chắc chắn sẽ không thoát khỏi cái âán tượng này: có những "nhà văn" sa*u7861?n sàng "đánh" anh em bằng những thứ "văn phong" đê hạ, bằng những thủ đoạn bẩn thỉu nhất khi không được khen hay còn dở trò rỉ tai, chuyền độc nhưng không bao giờ dám đương đầu với những vấn đề sống chết của đa số như vấn đề Trung tâm Joiner bây giờ, thậm chí còn hợp tác (The Other Side of Haeven) và ỉm luôn cho nhau. Nhà văn Lê Minh Khuê 'nói dối" vì bị che mắt đàng trước, vì còn cái bóng của nhà nước cộng sản như cái bóng của thần chết chờn vờn sau lưng. Nhưng tệ hơn Lê Minh Khuê nữa là những nhà văn miền Nam cam tâm nói dối để bảo vệ cái danh hão của mình và đồng bọn. 

Thí dụ điển hình cho sự "yêu nhau nói dối ối à cho nhau" đó là trường hợp nhà văn Lê Tất Ðiều (còn có bút hiệu Kiều Phong, Cao Tần). Lê Tất Ðiều hoàn toàn im lặng về những vấn đề này dù lúc nào ông cũng sẵn sàng "cầu viện" đến những người lính miền Nam, người tù miền Nam (HO). Trường hợp Lê Tất Ðiều là một trường hợp rất đặc biệt. Người đọc sẽ phải cắt nghĩa ra sao về sự mâu thuẫn giữa những đoạn mà ông viết rất chí thành về chính nghĩa của miền Nam, về người lính Miền Nam với sự im lặng khác thường trước những vâán đề vô cùng quan trọng nêu trên? Hay thứ văn phong tấn công cá nhân vô cùng đê tiện trong một loạt bài mới đây chỉ để nhắm bênh vực Võ Phiến về những sai lầm trong sáu cuốn sách Văn học Miền Nam, về việc ông đòi bỏ quốc ca, về việc ông và Võ Phiến là hội viên của Văn Bút Việt Nam trước 75 mà sau 75 còn khen ngợi, về hùa với một người đang úp úp mở mở tự nhận là con trai của tướng côäng sản Nguyễn Chí Thanh? Nhất là khi tin tức này được Hà Thượng Nhân, chủ nhiệm tờ Tiền Tuyến, và đại tá Nguyễn Tử Ðóa công bố qua sự xác nhận của chính ông bố vợ của Nguyễn Hữu Nghĩa. Quan trọng hơn, cái loa Kiều Phong vẫn chưa giải thích được sự xuất hiện của Võ Phiến trong The Other Side of Heaven, một sự "hòa hợp" nối dài từ Nhật Tiến. 

Ðể cắt nghĩa cho những sự mâu thuẫn rất khó hiểu gần như là phi lý ấy, người đọc cần xem lại toàn bộ tác phâåm của ông, nhất là những tác phẩm viết sau 1975. Một trong những tác phẩm để lộ con người thật của tác giả là cuốn Thơ Cao Tần. Cuốn này được xem như tiêu biểu cho cái "tinh thần tỵ nạn" mà nhà văn Võ Phiến hết lời ca ngợi trong lời Tựa "...Và trên chừng âáy nét tâm trạng của chính mình là một khí phách hào hùng, dù là cái hào hùng của người lâm vào mạt lộ..." Tiếc thay, Võ Phiến chỉ đúng có một nửa. Bên cạnh cái khí phách hào hùng âáy là những câu thơ tương phản rõ rệt : 

...Em điếm rẻ tiền hành nghề Gò Vấp  
Anh tìm vui hoang em hát cải lương  
Oâm nhau dửng dưng rời nhau hấp tấp  
Lòng vẫn chung mang nỗi sợ sa trường...(Chiều Bát Phố)

Khi ấy, chưa mất nước, lại là trung úy -dù là trung úy ...lính kiêång ngồi ở tòa soạn Tiền Tuyến- mà chàng đã sợ sa trường rồi à!? Thế thì cái khí phách hào hùng của người chưa mạt lộ chàng để ở đâu? Chắc cũng ở... Gò Vấp?! Tinh thâàn khiếp nhược âáy được bâày hàng một cách hết sức thê thảm trong bài "Ta làm gì cho hết nửa đời sau?" sau khi chàng đã ...đào ngũ, sau khi bỏ của chạy lấy người trước anh em, với những câu bất hủ: 

"Chuyện binh lửa anh em chừng cũng ớn. Dọn tinh thần: cưa nhẹ đỡ ba chai...Năm tráng sĩ bị mười chai quất gục. Ðời tha hương coi bộ vẫn êm đêàm....Kẻ thức tỉnh ngu ngơ nhìn nắng mới: "Ta làm gì cho hết nửa đời sau?..." 

Trước 75, chàng Lê Tất Ðiều vừa ...ôm em điếm vừa run câàm cập (không phải vì sợ phu nhân hay lính kiểm tục bắt gặp) mà vì sợ... sa trường. Sau 75, không có "ánh mắt hỏa châu", không có AK 47, chàng vẫn "ớn chuyện binh lửa", vẫn "không biết làm gì cho hết nửa đời sau" ! Và để cho chắc ăn, chàng bèn "suy bụng ta ra bụng ...mình" là từ em điếm cho tới các anh em lính cũ khác cũng sợ sa trường, ớn binh lửa như chàng! 

Càng không lạ gì khi Lê Tất Ðiều cho đến nay vẫn im lặng trước thái độ hòa hợp hòa giải của Nhật Tiến hay sự cộng tác -vô tình hay cố ý?-với Hội Nhà Văn (gồm toàn đảng viên cộng sản) của Võ Phiến: 

"...Ông sẽ mở ra nghìn lò cải tạo  
Lùa cả nước vào học tập yêu thương

Và: 

"Cuộc chiến cũ sẽ coi là tiền kiêáp..." (Mai Mốt Anh Về, sđd) 

Ơ hay, "cả nuớc" chúng tôi có hận thù gì ai mà phải vào học tập yêu thương? Ðâu có thua gì lập luận cò môài "quên hận thù" mà Nhật Tiến (và sau này của cả nhà văn Mai Kim Ngọc trong ban chủ biên tờ Văn Học) đã bị Nguyễn Chí Thiện đả cho mấy chùy trí mạng trong bài trả lời đã dẫn. Nguyễn Chí Thiện là người viêát miền Bắc. Hoàng Hải Thủy, một người viết miền Nam, không có may mắn "đi trước" như Cao Tần, bị cộng sản giam nhiều năm tù , cũng tuyên bố "không bao giờ cuộc chiêán cũ lại có thể coi là tiền kiếp..." trong một bài đăng trên tờ Người Việt, CA. Như thế nghĩa là Bắc Nam đã rất đoàn kết, đã cùng không nhá được cái món tiết canh "hoà hợp, quên hận thù" còn tanh máùu anh em này. 

Ðọc từng bài hay từng phần của tác giả Lê Tất Ðiều- kiêm Cao Tần- kiêm Kiều Phong, người ta không thể nhìn thâáy những mâu thuẫn này. Nhưng chỉ cần đọc toàn bộ hay đọc kỹ một tác phẩm, người ta sẽ nhận ra ngay: cứ một lời "tráng sĩ vung kiê'm hề, một đi không trở lại" thì lại có dăm bẩy câu "lòng vẫn mang nỗi sợ sa trường" (Thơ Cao Tần). Cứ một bài ca ngợi người lính Việt Nam Cộng Hòa thì ngay bên cạnh có một bài dìm ... Phan Lạc Tiếp (và cả bà PLT) đến nơi đến chốn (Thư Về Bloomington, Illinois). May là trung tá Hải Quân Phan Lacï Tiếp ..biết lội chứ là Ðịa Phương quân hay bộ binh thì bị dìm kiểu đó ắt phải chết đuối từ khuya. Cứ một bài khóc mếu tả tình tả cảnh khích động anh em HO về sự hy sinh của họ, lại có một bài sỉ nhục công khai cả một binh chủng: 

-...một câu thơ...vô nghĩa như thế, phải là một thi sĩ gốc sĩ quan Dù mới có can đảm viết xuống giâáy ...(Kiều Phong, trích Saigòn Nhỏ) 

Người đọc không khỏi sửng sôát trước sự xúc phạm tới binh chủng Nhẩy Dù một cách rất nghiễm nhiên trên. Sự xúc phạm ấy có tính toán vì Kiều Phong còn phân biệt rõ "...gốc sĩ quan Duø". Các gốc sĩ quan Dù -từ chuâån úy tới đại tươnùg - được Kiêàu Phong chỉ đích danh nghĩ gì về lời nhục mạ này, về tờ báo đã cho đăng lời nhục mạ này? Binh chủng Nhẩy Dù sở dĩ nổi tiếng là môät binh chủng thiện chiến chính vì sự can đảm của họ. Nay Kiều Phong đưa sự can đảm ấy ra, gán ghép, vu cáo nó vào một chuyêän hoàn toàn không dính dáng gì đến binh chủng Nhẩy Dù là để biến nó thành môät sự lố bịch. Tôi khỏi cần "bảo hoàng hơn vua" vì ai cũng dư biết rằng trong khi Kiều Phong múa gậy vườn... Gò Vấp thì binh sĩ và sĩ quan gốc Dù đang đổ máu ở sa trươnøg, cái sa trường mà bạn ta vẫn sợ chêát khiếp dù ngay cả trong khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên ở xóm Bình Khang, cách nơi binh lửa ít nhất vài chục dặm- đường- chim- bay nếu nói theo kiểu không quân và mấy chục hải lý nếu nói theo kiểu ...ca sĩ gốc Hải quân Anh Khoa (người rất nổi tiếng với bài Hoa Biển.) Phải chăng mấy chục năm nay, được Võ Phiến và vài nhà văn khác dung túng, được tự tung tự tác nhờ thể chế tự do ở Miền Nam, Kiều Phong tưởng bở rằng chàng có thể viết lách vô cùng láo lếu, hỗn xược, nghĩa là ngang nhiên bước qua những khu vực bát khả xâm phạm mà binh sĩ (và sĩ quan Dù ) không dám ...nổ súng chăng? Này bạn ta Kiều Phong, ai cũng có quyền nói tới hai chữ can đảm chứ bạn đã từng có thành tích chết nhát bị bắt tận tay day tận mặt ở Gò Vấp thì không nên nhắc tới hai chữ này kẻo mâáy cuốn tự điển tiếng Việt chúng đi trình cẩm về cái tội bạo hành chữ nghĩa. Bạn ta cũng không nên đụng vào binh chủng Nhẩy Dù làm gì mà có ngày ra ngõ gặp ...Nhẩy Dù là phiền cho bạn lắm đấy. Nói theo kiểu thi sĩ gốc sĩ quan Dù Mậu Binh (Hà Huyền Chi) thì: 

Kiê`u Phong chẳng lượng sức mình  
Khi không gãi ngứa Mậu Binh cũng liều  
Cao Tần sức vóc bi nhiêu  
Cộng thêm võ bẩn Tốt Ðiều thử coi

(Chưa học làm người) 

Trò ngu xuẩn vôán lười lại bẩn  
Nói, không làm mà vẫn tranh công  
Quốc Ca đòi bỏ không xong  
Cao Tần bể mặt, Kiều Phong mạt thời  
Vẫn lẻo mép, dựa hơi, xách đôäng  
Lính gì ngươi, chống cộng gì ngươi  
Mượn dăm khẩu hiệu lòe người  
Cái tâm biển lận, cái đời nhỏ nhen

(Cưỡng Lý Ðoạt Từ) 

Cứ một bài viết về cái xấu trên Chân Dung Bác Hồ (ký Kiều Phong) thì lập tức có ngay cả chục bài khác lôi đời riêng nhiều tác giả khác lên tấn công bằng thứ chữ nghĩa rùng rợn mà ngay cả với tội đồ dân tộc như Bác Hồ, chàng cũng không dùng đến. Trong khi ấy, quần hùng quần tà tuy không nói ra nhưng đều biết rõ tại sao mười máy năm nay, tuy San Diego không có lụt mà chàng đã phải trốn biệt, phải "lên núi." Ấy là vì chưa hai năm mươi, chưa có bia mộ mà chàng đã bị một cái bia miệng khổng lồ như lá bùa Lỗ Ban yểm ngay trên trán. Nếu muốn cho chàng "cất đầu chẳng lên" thì không cần phải là xạ thủ đại liên, nhắm mắt mà bắn cũng trúng cái bia miệng chàng đang đeo trên người cho tới ngày chàng đem nó xuống tuyêàn đài, chôn dưới bia mộ. Khác với thời kỳ trước 1975 khi Kiều Phong còn có đồng đảng dung dưỡng cho những trò nhảm nhí, những người viết mà Kiều Phong lỡ dại động vào đều trả đũa đích đáng. Mậu Binh tung ra 33 bài thơ: 

Lấy nước ...thải mà soi dung mạo  
Tội cho ngươi nhà giáo, nhà banh  
Hậu phương múa bút thâäp thành  
Thấy nguy đào ngũ chuồn nhanh gián ngày  
Viết dơ dáy vào tay cự phách  
Chửi lèm bèm lãng nhách vô song  
Nhổ rồi lại liếm như không  
Vu oan, tá họa Kiều Phong hơn người.

(Tốt Ðiều Mộ Khúc) 

Còn một số tác giả khác, những người được Kiều Phong có "hảo tâm" chú ý tới bằng những bài viết về con cái, về y phục, về nhan sắc, thậm chí cả về những người bạn của họ, người ta có thể "lâ'y răng đổi răng; lấy mắt đổi mắt" bằng cách lôi đời riêng của quý bạn ra. Kiều Phong nghĩ họ dọa chăng? Ðể dẫn chứng, xin đưa một thí dụ điển hình trích trong tập bản thảo của Thế Phong, tựa đề "Thư Viết ở Sàigon," 1999. Nghe nói tập bản thảo này vừa được xuất bản tại Hoa Kỳ thì không hiểu trong ấn bản chính thức tác giả có giữ đoạn mà tôi sẽ trích ra không, nhưng đây là nguyên văn (1): 

...Có một buổi, UUU, tôi, Hoàng cùng đi ăn cơm tây bụi (ở thành phố nay mở nhiều tiêäm cơm tây rẻ tiền lại ngon). Hoàng hỏi:

-Mày làm thế nào lại có con gái với TTT? Vợ mày không biết sao?

UUU đành phải kể: Quen với TTT song hành với việc cưới NNN chính thức. Chính NNN đã lui tới thăm nom...(trang 29, bản thảo-Trong bản thảo có viết rõ tên các nhân vâ.t. Trong trường hợp đặc biệt này, tôi xin mạn phép-và cáo lỗi- tác giả để được không dùng tên thật của họ.) 

Nhưng không ai đã làm như Kiều Phong. Việc TTT-bạn thiết của Kiều Phong ở tòa soạn Sóng Thần - có con với ai, trong trường hợp éo le nào ...không phải là chuyện bất cứ nhà văn nào cần lưu tâm tới khi phải tranh luận về nhưnõg vấn đề văn học. Nhưng nay tôi viết ra cốt để Kiều Phong thấy chớ có bao giờ bới móc đời riêng của bạn hữu người khác vì mai sau nếu có bao gìơ, vô phúc mà ở lần khác, với người khác...thì bạn hữu của Kiều Phong có râát nhiều hy vọng bị chết oan vì người ta có thể dùng như môät thứ tài liệu để hỏi lại Kiều Phong rằng: "bạn của tôi như thế còn bạn (TTT) của bạn thì sao?!" Những chuyện "ở trong chăn mới biết chăn có ...người " này không phải cứ tự xưng là đại văn hào, đại thi bá, đại chủ nhiêäm mà bá tánh không dám khều ra đâu. Kiều Phong còn làm một việc thập phần hèn nhát là lôi người hôn phối cũ của bạn tôi lên báo trong khi người phụ nữ này không phải trong văn giới, không có cách nào tự bảo vệ họ được. Ðây không còn là cái thời kỳ "vàng son" của quý bạn để quý bạn lại dở trò phe đảng mà tàn hại người khác vì sẽ có những người cầm bút, những cựu quân nhân, những tờ báo ...đã rất sẵn sàng dậy quý bạn vài bài học về việc "yêu già, kính...phụ nữ": 

Ðem cả vợ làm khiên đỡ đạn  
Chơi hoa rồi rao bán cả cành  
Khoe chi cái võ lưu manh  
Ngậm chi chữ máu hôi tanh phun người

(Mậu Binh, Một Nòi Tiểu Nhân) 

Xưa nay, để tránh chuyện "dây với hủi", người ta thường im lặng. Nhưng im lặng lâu quá, hủi sẽ lan tràn đầy trong anh em (mượn lời Nguyễn Mạnh Côn.) Nhất là thứ hủi (phong) kinh niên. Vậy chỉ có mỗi một cách: lôi hủi ra xát xà phòng cẩn thâän. 

Cho nên, càng lúc càng có nhiều dấu hiệu cho thấy rằng sự mong mỏi, kỳ vọng vào một số nhà văn (Miền Nam) tăm tiếng nào đó là vô ích, cả về văn chương lẫn thái độ chính trị. Sở dĩ có những mâu thuẫn như đã xẩy ra trong trường hợp Lê Tất Ðiều vì họ có tăm tiếng trong một thời gian chưa bị thử thách, vì họ chưa thực sự nếm mùi binh lửa. Ra tới hải ngoại, lần đầu tiên phải đối phó với một hoàn cảnh địa lý rộng lớn nơi những triều đình như ở Saigòn không còn tác dụng nữa, phải sáng tác đúng với tinh thần sáng tác mà độc giả muốn thâáy ở các nhà văn nổi tiếng ngoại quốc... một số nhà văn này đành phải sống gủi ăn nhờ vào cái hào quang sót lại trước 1975. Một số nhà văn khác vì tình riêng (như Võ Phiến với Nguyễn Mộng Giác, người có sách xuất bản ở Việt Nam hay như Lê Tất Ðiều với Nhật Tiến, người kêu gọi "hòa giải" vô điều kiện vói chính phủ cộng sản) và không đủ đởm lược để tham dự vào những chuyện chung đã nhắm mắt làm ngơ trước sự hợp tác với cộng sản nhân danh dân tộc và văn chương hay hoạt động bằng cửa hậu, bằng những bài viết nhắm ca ngợi thời vàng son cũ hay "rỉ tai", chuyền độc để hại một tác giả khác. Kiếp này mà không học được bài học nào thì nói tới kiếp trước làm chi?! Ðể kiếp sau lại vất vả ...tháo chạy như kiếp này rồi ngồi xuông mà thơ với thâån nữa à?! Nhưng có lẽ Cao Tần hiểu mình hơn ai hết. Khi ông viết :"Ta làm gì cho hết nửa đời sau" quả là đã có tài tiên tri cho cái nửa đời sau rất là vô tích sự của ông. 

III- CHIẾU CẠP ÐIỀU hay CHIẾU RÁCH?

Ở đây sầu đã tan tành  
Người đi chưa đủ về quanh chiếu ngồi

(thơ Viên Linh) 

Tiếc là những người chúng ta chờ đợi để về quanh chiếu ngồi thì đã qua đời trong tù cộng sản (Vũ Hoàng Chương, Nguyễn Mạnh Côn, Hồ Hữu Tường...) hay không thể ra khỏi nước. Chỉ còn lại những kẻ "chiến thắng" chễm chệ đoiâá mặt với người ngoại quốc và những người "bại trận" (Võ Phiến, Nguyễn Mộng Giác...) tình nguyện khép nép ngồi ghé vào một góc chiếu do những tổ chức như trung tâm Joiner trải ra với cái tên "The Other Side of Heaven." Ðứng chầu rìa bên cạnh là người-không-biết-làm-gì-cho-hết-nửa-đời-sau Lê Tất Ðiều với dăm bẩy lọ mực đen thui, sẵn sàng vẩy lung tung vào bất cứ nhà văn nào đặt dấu hỏi về cái chiếu rách này. Với người Việt Nam, có lẽ nên đổi tên lại cái chiếu này là "Bản Mặt Bên Kia của Ðịa Ngục" thì đúng hơn: môät "địa ngục" nơi sự thực bị đày xuống sau khi đã bị ám sát ở đường mòn Hồ Chí Minh./. 

Nguyễn tà cúc
Chú thích: 

1- Khi tôi trích đoạn viết về đời riêng bạn hữu của Lê tất Ðiều, tôi không tán thành hay cổ võ cho những lối viết đó. Sở dĩ tôi nhắc đến là để cho Lê Tất Ðiều biết rằng những loại viêát không dính dáng gi đến văn chương của bạn ta như lôi con caiù, đời riêng người khác lên báo rất dễ bị quật lại bằng nhũng đòn sát thủ. Ở trừơng hợp (Kiều Phong) Lê Tất Ðiều, bạn ta đã bị trúng những đòn sát thủ như bài "Bài Học Làm Người Dành Cho Lê Tâát Ðiều" (Ðặng Văn Nhâm) nói tới việc Lê Tất Ðiều đã làm một việc ám muôäi khiến phải "lên núi" từ hơn mười năm nay , hay 33 bài thơ (Hà Huyền Chi), có bài nói tới hiện tượng "cùng đắp chiếu văn chương" để xỉ mạ cả nước và những "giai thoại" có liên quan đến những người bạn thiết của Lê Tất Ðiều đang toan tính "cùng đắp chiếu văn chương" với người cộng sản Việt Nam.