Để theo dõi tin tức bình luận sinh hoạt nữ trí và văn học,
văn học và đại chúng, mời đọc:

NGƯỜI MỚI

Diễn Đàn Văn Học và Phụ Nữ - Nguyễn Tà Cúc chủ trương.

Nhà Văn Như Người Hướng Dẫn Dư Luận
Nguyễn Tà Cúc
[Phần 1]

Tôi mới nhận được copy bài tạp ghi đăng trên tờ Văn Học số tháng 9 năm 1997. Tuy tác giả là ông Nguyễn Quốc Trụ nhưng phần viết về Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại (VBVNHN) lại có hai chữ "văn học" viết tắt trong ngoặc đơn. Cho nên bài viết này của tôi sẽ không gửi riêng tới ông NQTrụ mà gửi chung cho ban chủ trương tờ Văn Học.

Trong phần viết về VBVNHN của tờ Văn Học có những câu mà tôi cho là không đúng vì không có tài liệu dẫn chứng mà lại thiếu trách nhiệm với độc giả và những người liên hệ vì sự sai sót thiếu dẫn chứng ấy. Xin trích ra vài câu: "...ông Viên Linh cựu chủ tịch VBVNHN người không công nhận tư cách chủ tịch của ông Sơn Tùng và đứng ra triệu tập một đại hội khác tại Santa Ana tìm người kế vị mình..." "... vấn đề còn lại là liệu hai phe có thể giải quyết các bất đồng để phục hồi sinh hoạt và danh dự cho VBVNHN hay không?

Chắc chắn trong những ngày tháng sắp tới , mức độ chửi bới, chụp mũ, mạ lị nhau của hai phe sẽ ác liệt hơn, bên này đổ lỗi cho bên kia là kẻ chịu trách nhiệm tạo ra hình phạt nghiêm khắc của VBQT. Văn Bút đã thành văng bút, và không bao lâu nữa, thành văng mạng...". Nào là "Việc phải đến đã đến! Những người cầm bút thực sự lắc đầu thở dài nhưng biết làm gì hơn. Nhìn vào các trung tâm Văn Bút mọc như nấm khắp nơi, thử tìm cho ra vaì người cầm bút thực sự có uy tín để được các bạn văn trên thế giới kiêng nể quý trọng? Khi đất không lành thì chim không đậu và trở thành chỗ trú cho những kẻ ưa chuyện náo hoạt sính dùng văn. Vì sao đất không lành? Xin dành câu trả lời cho các bạn văn xa gần."

(Tạp Ghi, Việc Phải Đến Đã Đến -VH- trang 134 và 135, Văn Học số 137, tháng 9.1997).

Như tôi đã viết nhiều lần, khi viết những dòng này, tôi không có ý thuyết phục các ông Văn Học. Vì sự thực không cần thuyết phục. Nhất là một chuyện không đơn giản như chuyện VBVNHN. Tình trạng và nhân sự của VBVNHN đã có những dấu hiệu chẳng lành cách đây nhiều năm. Ầy tôi đang viết bài chứng minh về cái sự chẳng lành cách-đây- nhiều-năm này, sẽ cho các bạn đọc khi tôi viết xong. Một hai bài dăm bẩy trang...không thể cắt nghĩa đến ngọn ngành hay đòi hỏi người ngoài VBVNHN hiểu ngay lập tức, nói chi đến chuyện thuyết phục? Trùm văn nghệ như nhà văn Võ Phiến mà cách đây mười năm còn bị Nguyễn Hữu Nghĩa cho vào xiếc, còn đề tựa cho cuốn "Ký", (một cuốn rất tầm thường của NHNghĩa, căng phồng những lời màu mè riêu cua) bằng những lời bi ai như "đánh động vào thiên lương của người đọc, (người đọc) mang ơn..." thì đủ hiểu NH Nghĩa lợi hại biết chừng nào. Không hiểu khi nhà thơ Viên Linh bị NHNghĩa cầm đầu nhóm thảo quyết nghị vu khống thì có đánh động được cái "thiên lương" của ai mà lên tiếng cho ông ta không?!

Nhưng mỗi khi tôi đọc những bài mà tôi nghĩ là không đúng về VBVNHN, thì vì là một hội viên, lại là một Trưởng Uûy Ban của nhiệm kỳ Đặng Văn Nhâm, tôi tự cho tôi cái bổn phận phải gửi đến những người-thực-sự-cầm-bút (như các ông Văn Học) nhận định của tôi căn cứ trên sự quan sát và sưu tầm chứng cớ, văn từ...để vấn đề VBVNHN được sáng tỏ hơn. Sự sáng tỏ hơn này càng cần thiết cho độc giả Văn Học là những người không có cơ hội kiểm chứng bản tin Văn Học.

PHẨN MỘT: VỀ BẢN TIN TRÊN TỜ VẮN HỌC

I-Viết Tin Sai Lầm

Tuy có rất nhiều điều sai trong bản tin này, tôi chỉ dẫn một đoạn để làm thí dụ:

-[...] Năm đại biểu đã được mời lên phát biểu trước Đại Hội Đồng, gồm: ông Alexander Bloch tổng Thư Ký VBQT, ông Trần Thanh Hiệp người được VBQT ủy nhiệm đứng ra hòa giải hai phe và thấtbại, ông Sơn Tùng người được bàu làm chủ tịch VBVNHN tại Houston, ông Viên Linh cựu chủ tịch người không công nhận tư cách chủ tịch của ông Sơn Tùng và đứng ra triệu tập một đại hội khác tại Santa Ana tìm người kế vị mình, bà Trương Anh Thụy phó chủ tịch của VBVNHN đắc cử trong đại hội ở Santa Ana...(bđd)

Chỉ có một đoạn nhỏ xíu này mà đã có sai nhiều điều trầm trọng, bỏ qua cái lỗi viết sai tên Tổng Thư ký VBQT Blokh (chứ không phải Bloch). Theo bản tin này thì ông Sơn Tùng được bàu làm chủ tịch VBVNHN và ông Viên Linh (chỉ mỗi ông Viên Linh thôi) không công nhận tư cách chủ tịch của ông Sơn Tùng, bèn đứng ra triệu tập đại hội để tìm người kế vị mình. Trên thực tế, ôngViên Linh không phải là người duy nhất không công nhận chức chủ tịch của ông Sơn Tùng. Người đầu tiên và có thẩm quyền để làm điều đó đầu tiên là luật sư cựu chủ tịch Trần Thanh Hiệp. Ông TT Hiệp còn nhân danh chủ tịch Ủy Ban Đặc Cử trực thuộc VBQT công nhận một điều trái lại, là ông Sơn Tùng không bao giờ là chủ tịch. Qua những bài viết và văn thư của ông thì ông Viên Linh vẫn là chủ tịch (xử lý thường vụ) và là người có đủ thẩm quyền chiếu theo điều lệ và nội quy của cả VBVNHN lẫn VBQT để triệu tập một Đại Hội (tại Santa Ana) để bàu người kế nhiệm, chứ không phải "kế vị" Các bạn ta có văn học sao lại nhầm thế được nhỉ (hay là... văng học đấy?!). Tôi sẽ xin dẫn vài văn thư tiêu biểu:

Thưa văn hữu chủ tịch,

Tôi xin phép được nhắc lại rằng cả hai bên đã chấp nhận trở lại nguyên trạng trước ngày 25-11-1995 để, trên cơ sở bản Điều Lệ 1989-1993, tìm giải pháp chấm dứt cuộc tranh chấp, văn hữu không ra tranh cử , chỉ tiếp tục hoạt động với tư cách xử lý thường vụ cho đến khi bàu được ban Chấp Hành mới thì sẽ rút lui...

(Cựu chủ Tịch TT Hiệp gửi chủ tịch xử lý thường vụ Viên Linh, Paris, ngày 29-4-1997).

-...Nhưng về mặt thực tế, tôi không chống lại, nhất là từ hai tháng nay văn hữu đã không đưa ra giải pháp của Ban Chấp Hành xử lý thường vụ...

(CCT TT Hiệp gửi CT xltv Viên Linh, Paris, ngày 1-11-1997)

-...Nhưng để tránh ngộ nhận, tôi thấy cần bác bỏ ý kiến rằng tôi đã "đề cử văn hữu Viên Linh xử lý thường vụ..." Đã từng tòng học tại viện chính trị học Paris, chắc văn hữu đã rõ những nguyên tắc cổ truyền của công pháp ( của nước Pháp, nhưng tôi cho rằng ở đâu cũng vậy thôi) về chức năng xử lý thường vụ đương nhiên. Một khi cả hai bên tranh chấp chịu trở lại nguyên trạng truớc ngày 25.11.95 và không thương lượng được với nhau về thể thức bàu lại Ban Chấp Hành mới thì đương nhiên người chủ tịch Ban Chấp Hành có quyền vì có nhiệm vụ quy chiếu điều lệ thực hiện việc bàu cử này...Nhưng tôi xin lưu ý văn hữu điều tối quan trọïng là chính vai trò xử lý thường vụ này lại là yếu tố liên tục làm cơ sở pháp lý cho việc bình thường hóa quan hệ giữa VBVNHN với VBQT...

(CCT TT Hiệp gửi chủ tịch TT Miền Đông Hà Bỉnh Trung- chữ in đậm hay gạch dưới là của NTC).

Khi dùng chữ kế vị , các ông Văn Học đã không đếm xỉa gì đến nội quy điều lệ của cái hội các ông đang chỉ trích (không có hội viên nào có quyêàn triệu tập Đại Hội bất thường kể cả chủ tịch, trong trường hợp này là CT xltv Viên Linh) mà còn công khai miệt thị đa số hội viên đã không ngại tốn kém gửi đại biểu từ Uùc, từ Canada...về bàu người đại diện họ, chứ chẳng phải để bàu ai "kế vị" ai như cái tài viết tiểu thuyết của các bạn ta VH.

Nếu các bạn ta cho rằng ông Hiệp bênh ông Viên Linh thì nên đọc tiếp vài văn thư của VBQT xác nhận thiện chí và vai trò xử lý thường vụ của cựu chủ tịch Viên Linh và phản ứng của họ trước thái độ ngoan cố của nhóm Sơn Tùng (hy vọng rằng các bạn VH sẽ không...bịa thêm vài bản tin hãi hùng nữa):

-...Nous croyons que la convacations d'une Assemblée pour l'election d'un nouveau comité Executif est la bonne solution et qu'il vous fait l'accepter. Nous tenons à remercier Vien Linh pour son retrait, qui permet d'aboutir en ce compromis souhaité et prenons note du fait que l'occasion de l'Assemblé il se limitera à l'expedition des affairs courantes...

(Thư của Tổng thư ký Blokh gửi hai ông Viên Linh và Sơn Tùng ngày 29.10.1996).

[...Chúng tôi tin rằng việc triệu tập một Đại Hội đồng để bàu một Ban Chấp Hành mới là một giải pháp tốt đẹp mà các bạn phải chấp nhận. Chúng tôi lại phải cám ơn Viên Linh về sự thoái nhượng của ông ta đã cho phép dẫn đến thỏa hiệp mong ước trên và ghi nhận rằng ông sẽ tự giới hạn vào việc xử lý thường vụ ở Đại Hội ]

Hơn thế nữa, VBQT còn yêu cầu ông Sơn Tùng và nhóm ông ta phải về dự cuộc họp tại Santa Ana do chủ tịch xử lý thường vụ Viên Linh triệu tập:

-...We fail to understand how the calling of a meeting to elect a new boad can be contrary to a democratic constitution. In any case, Mr.Vien Linh will not be a candidate for re-election if our information is correct. We can therefore only urge you to participate in that meeting and in the vote that conclude it. If you and your friends carry the election, it will be our pleasure to welcome you at Edinburgh..."

Tại sao nhóm NH Nghĩa không về dự phiên họp này mà sau đó kéo lên Washington DC họp lèo tèo vài mạng để khai sinh ra ban chấp hành què quặt của bà Minh Đức Hoài Trinh? Tôi gọi là "què quặt" vì có hơn nửa chức sắc của bà Trinh đã có tên trong bản quyết nghị vu khống ông Viên Linh. Thế thì "lành mạnh" sao được mà không gọi là "què"?! Họ không về vì họ biết họ sẽ không thắng được khi sự gian dối và ngoan cố của họ đã quá rõ ràng với hội viên.

II-Thiếu Trách Nhiệm với Độc Giả - Không Có Khả Năng Hành Nghề.

Sau khi cung cấp cho độc giả những tin tức và lời bàn trời ơi đất hỡi như vậy, tờ Văn Học lập tức ban cho hội viên VBVNHN một bản án văn học như tôi đã dẫn.

Chưa đến Tết mà các ông Văn Học đã hành nghề bói Kiêàu rồi à?! Nếu chúng ta không thể tin tưởng vào lời đổ lỗi-nếu-có-của hai phe liên hệ thì hãy nghe nhận định của Cựu chủ tịch Trần Thanh Hiệp chính thức quy trách nhiệm và tố cáo nhóm Nguyễn Hữu Nghĩa, Sơn Tùng đã vi phạm Hiến Chương VBQT và làm cho VBVNHN rơi vào tình trạng "ngưng hoạt động" (dormant) bằng sự tấn công các hội viên VBVNHN và cả VBQT bằng lời nói và chữ viết:

-{...} Chẳng những nhắm mắt bưng tai trước những lời khuyên đứng đắn, phe ông Sơn Tùng còn leo thang tranh chấp , dùng "luật sư" gây chuyện với VBQT và nhất là gửi văn thư ngày 27-6-1997 đả kích bừa bãi Chủ Tịch và Tổng Thư Ký VBQT. Đó là giot nước làm tràn ly và đã đưa VBVNHN tới quyết định nghiệt ngã ngày 11-8-97...Phe ông Sơn Tùng gieo gió thì phải gặt bão đã đành. Nhưng ông còn kéo theo cả đa số mới của các thành viên VBVNHN mà ban chấp hành vừa mới được bàu ngày 5-7-1997 phải cam chịu một biện pháp kỷ luật mặc dù họ vô can...{...}Phe ông Sơn Tùng đứng đầu là ông Nguyễn Hữu Nghĩa với sự hỗ trợ của các ông Phạm Quang Trình, Trần Văn Ngô, Hoài Việt, bà Minh Đúc Hoài Trinh đã có những hành động khủng bố bằng lời nói đối với VBQT cũng như với cá nhân tôi, bắt VBQT phải trả tiền chuộc bằng sự công nhận cho phe ST có chính thống (legitimacy) Sự thảm bại của âm mưu này đã quá rõ rệt như quyết nghị ngày 11-8-1997 đã cho thấy.{...} Xin mọi người đừng tiếp tục cuộc tranh chấp "được ăn cả ngã về không" này kiểu phe ông Sơn Tùng vô trách nhiệm vì nếu như thế thì việc xóa tên VBVNHN trong VBQT không phải là hoang đường mà là mối nguy trước mắt...

( Phúc Trình Edinburgh, Cựu chủ tịch VBVNHN và cưụ chủ tịch Uûy Ban Đặc Cử, VBQT Trần Thanh Hiệp, Paris ngày 14-8-1997).

Ông TTHiệp còn viết mấy bài nữa như thư gửi cho ông Từ Nguyên có câu "...Tôi cứ nghĩ rằng dù có thiếu thủy chung không cần biết đến công khó người đã lập ra Trung Tâm mà hiện ông là chủ tịch thì ít ra ông cũng không thể cạn tàu ráo máng đến mức dày xéo lên Hiến Chương Văn Bút, tiếp tay cho hành động phỉ báng mạ lî xúc phạm thô bạo danh dự nhân phẩm người đó."

(TTHiệp gửi chủ tịch TT Aâu Châu Từ Nguyên, ngày 9-10-97).

Đây là đoạn cuối của bức thư ông Hiệp "đòi hỏi" ông Từ Nguyên phải cho công bố những bản văn mà ông Nguyễn Hữu Nghĩa đã bịa ra là do chính ông Hiệp viết để vu cho ông Hiệp tội thông đồng với Tổng Thư Ký VBQT Blokh.

Độc giả đọc đến đây dư hiểu tại sao chúng tôi không cần phải "đổ lỗi" cho nhóm Sơn Tùng như tờ Văn Học tiên đoán kiểu "hiệp sĩ mù nghe gió kiếm": có lỗi rành rành ra đấy, cần gì phải đổ cho nó hao âm đức?

Sau nữa, nhận xét " ...Nhìn vào các trung tâm Văn Bút mọc lên như nâám thử tìm cho ra vài người cầm bút thực sự có uy tín để được các bạn văn trên thế giới kiêng nể quý trọng..." là một nhận xét rất hấp tấp. Thế ngoài những "trung tâm Văn Bút " mà các bạn ta đang nhăn mũi chê bôi, thử nhìn ra ngoài, nhìn ngay vào tờ Văn Học xem có mấy nhà văn VN được ngoại quốc "kính trọng" ở cái nghĩa của các anh VH? Ngoại quốc mấy ai biết đến Phan Khôi, Tản Đà, Đinh Hùng, Võ Phiến, Lê Tất Điều, Viên Linh, Tô Thùy Yên? Nhưng đâu có nghĩa là văn chương họ thua ngoại quốc. Trái lại là đằng khác. Riêng về VBVNHN, để phân tích vấn đề này, tôi sẽ dẫn chứng lời một nhà thơ kỳ cựu của chúng ta mà tôi bảo đảm rằng các anh Văn Học đều phải biết: đó là nhà thơ Nguyên Sa. Trong một tờ Hồn Việt phát hành sau khi Nguyên Sa chết, ông Ngọc Hoài Phương có viết một bài, nhắc đến chi tiết là nhà thơ Nguyên Sa tha thiết muốn ông Ngọc Hoài Phương ra nắm chức chủ tịch hay Tổng thư Ký Văn Bút VNHN. Hà hà, đọc đến đây thì các bạn Văn Học ...té lăn cù chưa? Ông Ngọc Hoài Phương là người quen tôi, bà NH Phuơng cũng rất lịch sự với tôi ,nhưng là hội viên Văn Bút, tôi bắt buộc phải nói rằng trên nguyên tắc, tôi không đồng ý với nhà thơ Nguyên Sa. Tôi nói trên nguyên tắc là vì Văn Bút VNHN muốn lấy lại thanh danh, muốn là một tổ chức xứng đáng đại diện cho Việt Nam thì không riêng gì ông NH Phuơng mà các bạn ta văn học cũng không đủ tư cách văn chương để làm chủ tịch... Nhưng nếu không, lấy ai làm việc? Ông làm thơ cũng được nhưng ông là một ký giả nhiều hơn là một nhà thơ. Nhưng trên thực tế, không phải là Nguyên Sa không biết điều đó. Các bạn văn học không nên quên rằng ngay từ đầu, ngay từ khi VBVNHN thành lập, những nhà văn từng là cựu hội viên, từng mũ áo xênh xang nhận bổng lộc triều đình ra ngoại quốc họp các đại hội VBQT trước 75 (như nhà văn Võ Phiến) đã không hề tham dự, hay góp phần vào VBVNHN ngay từ những năm đầu tiên của tổ chức này tại hải ngoại. Họ còn yên lặng khi hội viên của VBVNHN (nghĩa là của VBVN) bị nhóm Làng Văn vu khống, tàn hại. Không tin cứ giơ những tờ Làng Văn mà bên trong đăng đầy những bản tin vu khống với thứ chữ nghĩa đê hạ xỉ mạ, tấn công các nhà văn khác: ngay trang đầu tiên mơ ra là tên nhà văn Võ Phiến nằm ngay trong phần những nhà văn "cộng tác". Đó là lý do tại sao tôi không bao giờ "trông cậy" gì vào các người-cầm-bút-thực-sự-có-uy-tín, từng-là-cựu-hội-viên của Văn Bút Việt Nam này cả. Họ có tham dự, có chịu vì lương tâm của một người cầm bút mà góp phần với anh em, là bổn phận (với người còn ơ lại, với dân tộc) của họ. Những chiến sĩ vô danh của VBVNHN không có bổn phận gì phải trải thảm "rước" họ vào cả. Một người từng đi dự các Đại Hội Đồng VBQT, có mặt những tác giả như Arthur Miller...thì tôi tin ông biết việc Ngọc Hoài Phương làm chủ tịch cho Trung Tâm VB Việt Nam HN phải là điều gần như khôi hài rồi. Nhưng nếu không, lấy ai làm việc? Tôi không bằng lòng cái thái độ rất là nông nổi của các bạn: trong bao nhiêu năm nay, ai đóng niên liễm, hoạt động để duy trì Trung Tâm Việt Nam tại VBQT? Ai bỏ tiền túi đi dự và trả các tốn phí để tranh đấu cho anh em còn lại? Chắc chắn là hội viên VBVNHN rồi chứ gì? Các bạn ám chỉ ai là "những kẻ ưa chuyện náo hoạt sính dùng văn" ? Yêu cầu các bạn chỉ đích danh những người các bạn muốn phê bình để họ lên tiếng và những người vô can như các chiến sĩ vô danh của VBVNHN khỏi mang tiếng oan.

III- Thái Độ Tiêu Cực của tờ Văn Học.

Trong bản tin này, các bạn ta Văn Học mếu máo kỹ lắm : "những người cầm bút thực sự lắc đầu thở dài nhưng biết làm gì hơn" và "khi đất không lành thì chim không đậu..." vv và vv. Ơ hay, sao lại không biết làm gì hơn nhỉ? Không riêng gì hội viên VBVHN mà cộng đồng và nhất là độc giả Văn Học (những người phải trả 4 tỳ một tờ) rất muốn biết tại sao ông Cao Xuân Huy, người-cầm-bút-thực-sự đã hai lần giữ chức Tổng Thư Ký của tờ Văn Học trên dưới năm năm, một trong những người từng được giao trọng trách "duy trì, phát triển" tờ Văn Học (người kia là Hoàng Khởi Phong) lại có tên trong bản quyết nghị vu khống ông Viên Linh lấy tiền của Uûy Ban Văn Nghệ Sĩ Bị Cầm Tù, VBQT? Quyết nghị này làm tại Houston ngày 24-2-1996, có tên ông Cao Xuân Huy do Cao Mî Nhân đại diện (phụ bản đính kèm)? Quyết nghị này được dịch ra và gửi lên cho VBQT. Sau đó VBQT có văn thư chính thức phủ nhận hoàn toàn chuyện vu khống này. Những chuyện nhỏ nhặt có thể bỏ qua, nhưng chuyện vu khống một ông cựu chủ tịch VBVNHN thì có nên bỏ qua rồi vênh váo viết kiểu "cá mè một lứa" như "hai phe mạ lî nhau"...chăng? Thật là hên cho các ông Văn Học lắm đấy nhé: cái bài xỉ vả hội viên VBVNHN là "văng bút văng mạng" này, quý hóa thay, lại được xuất hiện tháng 9 -1997. Chứ khoảng năm 94 thì "văng bút, văng mạng " cả đám Văn Học từ Nguyễn Mộng Giác cho tới Hoàng Khởi Phong, Trịnh Y Thư, Nguyễn Xuân Hoàng, Mai Kim Ngọcï, Thạch Hãn, Châu Văn Thọ...vì (cựu) Tổng Thư Ký Văn Học Cao Xuân Huy laiï ký tên "mạ lî" một đồng nghiệp khác (tôi nói là "đồng nghiệp" đấy nhé, đừng có tưởng bở là đồng ...bạn!). Bao nhiêu "người thực sự cầm bút" đã phải "lắc đầu thở dài" trước những trò ...man di của cựu tổng thư ký Văn Học Cao Xuân Huy? Và sựï im lăëng của các ông Văn Học? Cái thái độ mã thượng còm "lắc đầu thở dài nhưng biết làm gì hơn" nghe ra hơi khó tin. Sao "không biết làm gì hơn " nhỉ? Độc giả Văn Học sẽ rất hoan nghênh nếu các ông mở cuộc phỏng vấn ngay...cựu Tổng Thư Ký Văn Học Cao Xuân Huy với chủ đề như sau: "tại sao anh lại để Cao Mî Nhân đại diện anh có tên trong bản quyết nghị vu khống cựu chủ tịch Viên Linh? Anh có biết là VBQT đã bác bỏ lời vu khống này không? Nếu có, anh nghĩ sao? Anh có thấy cần chính thức xin lỗi ông Vien Linh không? Tại sao anh mặt mũi cũng không đêán nỗi tối om om mà anh lại đi làm trò này? Nếu không thì chứng cớ đây, là một người thực-sự-cầm-bút, anh nghĩ gì về hậu quả của hành động của anh? Đứa nào làm tiền (blackmail) anh chăng? Hay anh được ...trả một sốâ tiền rất lớn?!..." Tôi bảo đảm không những Văn Học có công soi sáng vào vấn đề tối om om này của ông cựu Tổng Thư Ký của báo mình mà còn thành công rực rỡ về tài chánh vì báo sẽ chạy như tôm tươi. Vì ai cũng muốn biết lý do mà cựu Tổng Thư Ký của tờ Văn Học lại làm một việc rất văng bút và văng mạng này.

Nôäi cái sự một phe Sơn Tùng xúm nhau vào ký quyết nghị vu khống toàn những chuyện động trời cho một ông cựu chủ tịch VBVNHN mà sau đó nhất định không có quyết nghị xin lỗi dù VBQT có văn thư phủ nhận thì làm sao có nổi cái chuyện "giải quyết các bất đồng " như các ông đang nghiêm mặt đặt "vấn đề còn lại là" vv...và vv...?

Còn cái câu "xin dành câu trả lời cho các bạn văn xa gần" cũng không ổn và không đúng tôn chỉ nghề nghiệp, văn học chút nào: sao lại đưa ra một nhận xét khơi khơi không dựa trên chứng cớ nào cả rồi mời người ta trả lời thi làm thế nào mà trả lời đây? Cho đến nay tôi vẫn ngạc nhiên là rất nhiều bạn ta không bỏ lỡ cơ hội nào mà không đề cập đến tình trạng VBVNHN bằng nhiều bài báo khóc mếu lo lắng, xỉ mạ hội viên và chức sắc của hội này nhưng các bạn ta vẫn nhất định không chịu cho đăng những tin tức liên quan đến VBVNHN. Điển hình là văn thư của bà Leedom- Ackerman minh oan cho ông Viên Linh và những văn thư của VBQT yêu cầu nhóm Sơn Tùng về dự ĐH Santa Ana do chủ tich XLTV triệu tập hay những văn thư ủng hộ tán thành nỗ lực của chủ tịch Đặng văn Nhâm hòng thống nhất VB...Tôi không dám dậy các bạn Văn Hocï làm báo nhưng chẳng nhẽ các bạn lại không biết phân biệt thế nào là tin tức như những bản thông cáo, văn thư ...với những bài nhận định vô căn cứ như bài đã dẫn trên báo các bạn? Một trong những bổn phận của báo chí là thông tin mà. Đăng đi để độc giả biết sự thực ra sao mà "trả lời" chớ. Tại sao các bạn không cho đăng mà các bạn cứ cưỡng bức độc giả phải đọc những lời bàn vô căn cứ của các bạn? Tracùh nhiêm của các bạn đối với độc giả, những người bỏ tiền ra mua báo để báo các bạn sống sotù, chứ chưa nói tới với hội viên VBVNHN, bắt buộc các bạn phải cẩn thận hơn nhiều. Và trách nhiệm đầu tiên là không được gạn lọc tin tức theo ý các bạn để xuyên tạc sự thực. Đã viết nhảm thế mà còn có can đảm hạch họe về việc đất-có-lành hay không, giời ạ! Aáy thế mà tôi có nhiếc cho là...quân chụp mũ, chửi bới, mạ lî (mượn lời Văn Học) đâu? Chả trách gì mà cứ phải than vãn về "danh dự". Tôi còn tin rằng nhờ có cuộc can qua này mà VBVNHN sau cùng mới có cái danh dự mà một tổ chức như nó phải có. "Danh dự" ở đâu mà "phục hồi" khi có đại biểu tha hồ tung hoành, vu khống, bôi bẩn các hội viên khác? Trong khi nhiều người-cầm bút- thưcï sự bỏ của chạy lấy người như cựu chủ tịch VBVNHN Nguyễn Ngọc Ngạn, Trà Lũ...vẫn có những hội viên khác ỏ lại. Ở lại để chấn chỉnh nội bộ. Không những bênh vực các hội viên khác, họ còn lên tiếng cho các người không là hội viên nhu Phạm Duy, Hà Thúc Sinh, Bùi Văn Bảo...Các anh Văn Học không đếm xỉa gì đến họ là chuyện của các anh nhưng chớ có bao giờ hạ bút hậm hực nhắc đến cái "danh dự" mà các anh chưa bao giờ đóng góp tý gì để bảo vệ. Không nên quên rằng chỉ có một "phe" VBVNHN mới bị nhóm Nguyễn Hữu Nghĩa đánh cho tàn tệ. Bạn văn của các anh là Hoàng Bắc, rồi nhạc sỹ Phạm Duy (người mà các anh đã làm cho một số đặc biệt đấy) rồi thân phụ của anh Bùi Bảo Trúc, cộng tác viên của các anh đấy. Khi các anh Văn Học nói đến đất người khác không lành thì nên nhớ rằng đất của các anh cũng "độc" ghê lắm: không "độc" mà hai tiên sinh lẫy lừng như Võ Phiến và Lê Tất Điều phải cắp bảng hiệu VHNT lủi thủi ra đi à? May là hai ông này thuộc loại "chim" hiền, chim gõ mõ...Phật, chứ gặp đám kên kên văn nghệ như Nguyễn Hưũ Nghĩa và đồng bọn thì "kinh nghiệm trong đời viết văn" của ông Giác chắc là phải buồn thảm, ê chề hơn nhiều.

Các anh cũng chê chúng tôi là "mạ lî, chửi bới"...nhưng những hội viên như tôi chưa nói sai về ai bao giờ, chưa có tên vào một bản vu khống ai như Cao Xuân Huy, chưa chụp mũ người khác là "trao lại sự hận thù" như Mai Kim Ngọc, chưa ám chỉ ai là "gái đĩ già mồm" như các anh. Việc gì mà phải ám chỉ nhỉ? Sao không có can đảm nêu đích danh "gái đĩ" ấy ra? Nhỡ người ta ...tưởng nhầm là văn hũu Hoàng Bắc thì có phải là khốn đốn không? Nếu xem việc VBVNHN là quan trọng thì không nên áp dụng cái kiểu đứng dựa hàng dậu mà nói chõ sang nhà hàng xóm như thế với các tin tức thu thập được không nhờ tài liệu mà nhờ "nghe hơi nồi chõ".

IV- Những- Con- Tương- Cận- Với Tờ Văn Học.

Cái thái độ "nghe hơi nồi chõ " này không phải chỉ có nhóm Văn Học mới có. Từ khi việc VBVNHN xẩy ra, tôi được đọc rất nhiều bài bàn tán kịch liệt mà không có tác giả nào liên lạc với văn phòng chủ tịch xử lý thường vụ Viên Linh để hoặc là đặt câu hỏi hoặc là lấy tài liệu trước khi viết. Hai người tắc trách nhất trong những tác giả này là nhà thơ Hà Huyền Chi và nhà văn Nguyễn Thiếu Nhẫn.

Nhân danh là một nhà thơ chống cộng, ông Hà Huyền Chi viết nhiều bài, làm nhiều thơ sỉ nhục ông Viên Linh và hội viên một cách vô căn cứ. Ở trường hợp Hà Huyền Chi lại càng không tha được vì tôi đã gửi cho ông ấy rất nhiều tài liệu về VBVNHN và có nhắc cho ông ta biết về bức thư đã bị nhóm Làng Văn thêm thắt vào thấy đăng trên cuốn Kỷ Yếu của nhóm này. Đến nay, ông Hà Huyền Chi vẫn im như thóc. Thế là thế nào? Nhưng có lẽ việc làm "danh tiếng" nhất của Hà Huyền Chi là tuy mang tiếng là cố vấn cho VBVNHN, ông không hề nghiên cứu bản Điều Lệ một cách đứng đắn. Thế mà ông lại viết bài chê trách ông Viên Linh dựa trên một bài báo của một người không phải hội viên mà người này cũng không có tài liệu đầy đủ. Ông Hà Huyền Chi giải thích sự ly kỳ này là vì "lười"! Tôi không hiểu ngày xưa khi ông HHChi đi lính thì không biết ông có "lười" như thế không? Hay chính vì cái sự "lười" của các quan kiểu này mà chúng ta phải chạy sang đây...đánh nhau tiếp về việc Văn Bút?

Trường hợp bạn ta Nguyễn Thiếu Nhẫn cũng khôi hài không kém. Ngày xưa, tôi vẫn xem ông Nhẫn là một gười viết có lòng. Nhưng sau này khi ông viết bài lảm nhảm về VBVNHN (ký tên là Lão Móc) thì tôi thấy một lần nữa, một người "có lòng" chưa đủ. Để cho công bằng tôi tìm đọc thêm tác phẩm và nhiêuà bài viết của NTNhẫn xem sao. Tôi lại càng tin là tôi không lầm. Năm 1990, trong "Thay Lời Tựa" của cuốn "Người Đàn Bà Mang Thai Trên Biển Đông", ông Nhẫn tỏ ra ông chưa phải là một người viết văn: ông kêu khổ kêu sở rằng "...tôi một nhà văn chống Cộng đã gặp khó khăn khi in sách của mình" ?! Tưởng là ông bị dọa nạt như các nhà văn ở Việt Nam? Không đâu, chỉ vì chả ai in cho ông cả! Sau khi ông chửiû vung tàn tán những tên "kẻ sĩ thời đại lại tranh nhau in sách của Việt Cộng" (mà không in sách của ông? Hẳn thế?), ông cảm ơn ông Nguyễn Kim Bảng là người đã "tiếp tay vào việc in và phát hành" do ông Nhẫn "yêu cầu". Làm gì mà khổ thế, ông Nhẫn ơi. Đã đành "văn mình, vợ người" nhưng cần gì viết ra những câu cay cú chỉ vì người ta từ chối in sách cho mình? Thế thì ông có khá gì hơn họ đâu? Rồi phaiû đích thân mở miệng "yêu cầu" người khác in sách cho mình. Thuyền quyên còn không thể hạ mình làm thế, huống gì quân tử như ông Nhẫn? In được thì tốt, không thì thôi, cần gì phải rối lên như cái đèn cù ngược gió. Bao nhiêu người in sách mà mâáy người đã là nhà văn? Mà đâu phải cứ là nhà-văn-chống-cộng thì cả nước có bổn phận phải in ấn cho ông? Còn giá trị văn chương nữa chứ. Có ai dư tiền để in một cuốn sách mà họ nghĩ sẽ lỗ chỏng gọng ra đâu? Kiểu con buôn đó là tự nhiên thôi, nói nặng họ làm gì? Có thấy Đại Học Máu (Hà Thúc Sinh) không? Một cuốn dầy cộm như thế mà vẫn có người in, người mua đấy. Lại tái bản những hai ba lần. Cho nên tôi không còn ngạc nhiên khi đọc lại những bài mà ông Lão Móc NTNhẫn viết về VBVNHN.

Tôi được đọc ít nhất là hai bài đăng trên tờ Việt Nam Nhật Báo của bà Quỳnh Thi (San Jose) . Bài mà tôi dẫn ra đây tiếc là tôi không giữ lại nên không thể đề rõ ngày tháng và nguyên văn. Nhưng tôi tin những lời tôi viết lại là đúng với tinh thần bài viết của ông Nhẫn. Như thường lệ, ông Nhẫn vẫn còn sống tại San Jose, sẽ có toàn quyền đính chính, kể cả về bút hiệu Lão Móc. Bài này xuất hiện ngay sau khi Đại Hội VBVNHN nhóm Kỳ V Nối Tiếp tại Santa Ana nhằm thống nhất mà tôi đã nói ở trên. Trước ngày hopï chỉ có vài ngày, ông Đỗ Đức Hậu (hội trưởng hội Luật) đột ngột đổi ý, không cho ban tổ chưcù mượn trụ sở. Ông kêu là có một người từ một tờ báo- tại Litle Saigon- gọi lại dọa sẽ biểu tình để phản đối hội Aùi Hữu Luật Khoa nếu để cho Việt Cộng mượn trụ sở vì theo tờ báo này, "Văn Bút của ông Viên Linh là Việt Cộng" vv và vv. Sau đó, hội này gửi một văn thư chính thức tới cho VBVNHN nhắc lại lời từ chối này nhưng dĩ nhiên lý do nêu ra không phải cùng với một lý do với ông Hậu! Ông Viên Linh bắt buộc phải trình bày về lý do (thực sự) đã khiến ông phải thay đổi địa điểm họp một cách bất ngờ, khiến cho hai Trung Tâm.đi lạc, suýt nữa là đi luôn! Ông Lão Móc NTNhẫn ngồi ở San Jose, chỉ nghe hơi nồi chõ, bèn bù lu bù loa trên báo là làm gì có chuyện ông Đỗ Đức Hậu nhát như .Võ Phiến và Lê Tất Điều (hai Tiên sinh này nhát về việc gì, xin xem hồi sau sẽ rõ) mà phải đổi ý vào phút chót như ông Viên Linh công bố. Hiện còn bản sao lá thư ông Hậu xin hủy bỏ việc đã đồng ý cho ông Viên Linh mượn trụ sở. Thư này đã trình cho Đại Hội xem.

Người từ một tòa báo mà ông Hậu không dám cho biết danh tánh chính là bà Hoàng Dược Thảo, chủ tờ Saigòn Nhỏ. Trong một bài báo ký tên Đào Nương, bà này đã công nhận là người "gọi điện thoại cho các vị luật gia không nên cho quí văn hữu mượn phòng họp" (Phiếm Dị, trang 67). Các tiên sinh hẳn không biết bà chủ báo này là ai. Tôi xin dẫn một vài dòng của bà này để các Tiên sinh "xem văn biết người" : ".còn khó hơn đi tìm chỗ tắm hơi lậu,.họp nhau bí mật như lén vợ đi tìm nhà thổ, còn hơn xin giấy phép lập nhà điếm lậu." (trích Saigòn Nhỏ.) Bà HDThảo nay còn là chức sắc của bà Trinh, cùng với bà Nguyên Hương. Có lẽ vì gần mực thì đen cho nên gần gái -.- già mồm nên chỉ thấy. nhà thổ, nhà điếm lậu chăng!? Cho đến nay, cũng không ai hiểu lý do nào khiến ông Viên Linh trở thành mục tiêu để bà HDThảo tấn công bằng nhiều bài báo với cái lối chữ nghĩa "thoắt trông nhờn nhợt màu da" ấy . Nhà thơ Viên Linh bị tấn công thì dĩ nhiên các người bạn của ông ta cũng bị lôi lên Saigon Nhỏ. Nhưng chả ai bận lòng với cái loại "Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi" này cả (Các bạn Bắc Kỳ chớ có nói ngọng "tr" ra "ch" làm tôi phạm vào cái tên hèm của người chưa quá cố đấy nhé vì bà Thảo hồi còn là con người, à quên con gái, thì tên bố mẹ đặt cho là Châu).

Tôi là nhân chứng trong việc này lại là người địa phương nên có thể bảo đảm với ông Nhẫn rằng riêng về việc Văn Bút, ông Hậu đã không vẻ vang gì mà nhiều chuyện khác ông ta cũng không vẻ vang gì hơn. Bằng cớ là ông Hậu..dám phong chức Luật Gia cho bà Nguyễn Minh Nguyệt (Tổng Thư ký Hội Aùi Hữu Luật Khoa và hình như kiêm Hội Trưởng Hội Nữ Sinh Trưng Vương tại Nam CA), một người chưa hề là luật sư trước 75 ở Việt Nam hay ở Mỹ. Muốn xin cái danh sách luật sư đoàn này không khó lắm đâu: ở đây thì thiếu gì luật sư và .luật sư đoàn. Việc bà Minh Nguyệt khi ra ứng cử Ban Đại Diện Cộng Đồng Nam CA, tự phong cho mình chức "luật gia" trong tiểu sử là một việc rùng rợn rồi. Nhưng đến khi ông luật sư Đỗ Đức Hậu xác nhận cái việc làm rùng rợn này bằng một văn thư ký ngày 18 tháng 1, 1998 để chúc mừng Tân Chủ Tịch Đại Diện Cộng Đồng Miền Nam, CA có đoạn viết nguyên văn: " .chúng tôi cũng xin đặc biệt gửi lời chúc mừng đến :- Chị Nguyễn Minh Nguyệt, Luật Gia kiêm Tổng thơ Ký, và cựu Thẩm Phán Nguyễn Văn Vân, Hội viên, HAHLKVN." thì quả ông Hậu làm cho thiên ha ï- nhất là các bạn đồng nghiệp áo đen - thảy đều kinh hồn táng đởm. Bà Minh Nguyệt chưa đậu luật sư (hay đậu rồi mà tôi không biết vì danh sách luật sư đoàn ở VN không có tên bà Nguyệt mà cũng không thấy bà bố cáo là bà tốt nghiệp tại Mỹ năm nào, ở đâu) hay đã dự vào những việc soạn thảo và thông qua những đạo luật nào tại Mỹ, thế thì căn cứ vào đâu mà ông Hậu .ấn cái nhãn hiệu "luật gia" vào bà Nguyệt? Chẳng hiểu trước đó bà Minh Nguyetä đã viết được mấy bài biên khảo về luật nào mà chức của bà. to thế? To hơn cả những thủ lãnh luật sư đoàn, những luật sư rất nổi tiếng của chúng ta. Không hiểu bà có dự vào việc soạn thảo luật "người cày không có ruộng" ở Việt Nam hay "luật gia thì không cần tham dự vào việc làm luật hay không cần hiểu biết, có tài về lãnh vực luật" ở đây chăng? Tôi lại saün sàng cho bà Nguyệt và ông Hậu đưa chứng cớ để tôi đính chính. Liều đến thế là cùng!

Sau đó, ông Nhẫn "đánh hôi" đến một cô ca sĩ vì cô này (không những hát đã không có mấy phần xuất sắc mà còn) nói năng lung tung rồi tự tiện mời một cô bạn ca sĩ khác lên chiếm sân khấu, tra tấn anh em hết bằng hát hỏng rồi lại bằng thơ thẩn trong ngày họp mặt của hội viên Văn Bút tổ chức ngày hôm sau tại nhà hàng Aùnh Hồng. Trong khi đó nhiều hội viên khác, nhất là nhiều hội viên từ xa đến, không có dịp lên sân khấu.

Trước khi tôi có lời bàn về lời dè bỉu của bạn ta Nguyễn Thiếu Nhẫn, tôi muốn nhân danh một người có mặt hôm đó "tường trình" tự sự để đối chiếu với phần này của bài viết của ông Nhẫn. Nói của đáng tội, ông Nhẫn nói rất đúng: cô này quả có nhăng nhố. Dám lên phát ngôn phát biểu linh tinh, rồi cô kia lại dám đọc thơ mình trước các quan ngự sử thì quả là liều thật, liều không kém gì bà "luật gia" Minh Nguyệt! Các quan chưa thương xót ai bao giờ: thơ văn khi dở thì sổ toẹt chứ không phải tuyển lựa ca sĩ để mủi lòng mà cho an ủi 11 điểm 75 được. Nhưng tôi cho rằng những chuyện nhỏ nhặt đó không đáng cho lên báo. Chuyện đáng cho lên báo là buổi họpï VBVNHN đã có ai tham dự, đã làm được gì.Một cuộc họp có đa số trung tâm về tham dự, có cả đại diện Uûy Ban đặc cử của Văn Bút Quốc Tế (nhà thơ Trang Châu) thì chắc chắn phải có chuyện để viết chứ .

Những người không hay đi quan hôn tang tế như tôi vẫn tiếc chưa được nghe thi sĩ Lưu Nguyễn (TT Quebec) ngâm thơ xem giọng chàng có phải sát phạt như lúc cầm chịch về việc điều lệ chỉ mới trước đó có 24 giờ. Anh Nguyễn Ngọc Bích, cựu chủ tịch TT Miền Đông, nhờ kêu nài là phải ra phi trường ngay nên được ưu tiên lên hát, châmä chân tý nữa là đâu có được thấy ánh đèn màu. Nghệ sĩ Thái Lâm bao nhiêu đàn tranh, đàn cò, đàn sến, đàn violon, đàn gáo.mang đi, cuôái cùng chỉ đánh được mỗi một bản đàn bàu. Nhiều bạn ta khác tha hồ về nhà mà hậm hực nhé. Tôi cũng muốn nhân dịp này để nói rõ cho những người như ông Nhẫn hiểu rõ hơn về thái độ im lặng cuả anh em hội viên. Họ đã im lặng trước nhiều chuyện. Từ chuyện các nhân-đồng (chữ cuả tờ Người Việt chỉ nhân sĩ cộng đồng) ra khuyến nghị bố lếu bố láo cho đến chuyện các cô ca sĩ lên nói nhăng nói cuội mà ông Nhẫn đã nhắc. Đâu phải chỉ có mình ông Nhẫn mới thấy những chuyện đó là lố bịch? Tôi không nói ngoa để bênh các bạn tôi đâu: khi một trong hai cô ca sĩ bắt đầu "đọc thơ" thì phu nhân cuả một giáo sư nổi tiếng ngồi cạnh tôi phán ngay "gớm, sao mà .lâu thế. Bao giờ mới xong đây, hả giời, cho người ta ăn cho nó yên thân?" Phu nhân này không có gì để.ghen, để dìm cô ca sĩ này vì thời thanh xuân bà vốn nổi tiếng là một trong những "Hà Nội Tứ Kiều" Tôi lại xin mở ngoặc ra đây để chú thích là chữ "kiều" này đồng nghĩa với chữ "kiều"của ông Kiều Phong. Chứ không phải Hà Nội Tứ Kiều là Hà Nội có bốn cái cầu: cầu Thê Húc, cầu Long Biên, cầu Gỗ và cầu Giấy đâu đấy nhé. Dù thế, chúng tôi vẫn rất là lịch sự. Chúng tôi vẫn kính cẩn ngồi yên, vẫn gọi là thơ (ơ hay, thế cô ấy có .ca cải lương hay hát bội đâu nào), vẫn vỗ tay hoan nghênh nhiệt liệt.mừng bài thơ chấm dứt dù trong lòng rất hồi hộp là lại phải nghe thêm một bài nữa nếu mợ ca sĩ này quen thói nghề nghiệp "xin cảm ơn quý vị. Thể theo lời yêu cầu của quý vị, xin trình bày một bản nữa." thì đúng là.văng mạng cả đám. Thế mà chúng tôi đã có được tha đâu (hu hu hu). Khi bế mạc, cô này còn đi một vòng, thấy bàn nào có ông bà đại thi sĩ hay văn sĩ thì lập tức xà vào ngồi (âu yếm) bên cạnh chụp hình. Có nhiều chàng và nàng vô phúc đứng lớ ngớ cũng bị cô ta kéo dàn ra chụp vài tấm cẩn thận. Để làm gì? Để mai kia, về chiều, thay vì "nghiêng bình phấn mốc mà dồi má nheo" thì cho in .hồi ký để dọa anh em chứ còn để làm gì nữa! Tôi hỏi thật ông Nhẫn: thế nếu ông có mặt tối hôm đó thì ông làm gì các cô nào?! Nhẩy lên sân khấu quát nạt đang khi các cô bẹo hình bẹo dạng, uốn éo thơ thẩn hát hỏng à? Dắt tay lá chuối lôi các cô xuống sau khi háy cho mấy cái xiêu đình đổ quán à? Hay lập tưcù lục "bài Biểu Sĩ Phu" ra tặng các cô đoạn cuối :"Thân sỹ chúng tôi. Bất thăng nguýt nguýt lườm lườm chi chí, cẩn trần "chửi" dĩ văn" (Nhân- đồng chúng tôi. Không ngớt nguýt lườm thậm tệ, kính cẩn bày lời văn để chửi - Chơi Chữ, Lãng Nhân, trang 253) à?

Ngoài tai nạn này ra, phải nói là buổi văn nghệ ngày hôm đó được coi như rất tốt đẹp, rất văn vẻ. Những ông tài tử lại hát rất hay. Hầu như không ai ngâm thơ của mình cả. Toàn là ngâm thơ của bạn bè hay của một bạn ta mới gặp. Giáo sư Nguyễn Sỹ Tế lên đọc một đoạn thơ hùng hồn, xuất sắc. Tôi không dám nhận xét gì về giọng thơ tiếng Tây của cụ Tế vì tôi mù chữ Tây bác học mà. Môät tài tử khác lên hát Quan Họ Bắc Ninh rất hay, rất đáng làm đào lẳng cho đoàn Kim Chung. Còn tôi, tôi làm gì à? Dĩ nhiên tôi không làm gì cả. Như thường lệ, tôi chỉ ngồi đó cung kính như Thị Kính, nghiêm chỉnh như lúc Lan cắt đứt giây chuông. (Nhưng qua tai nạn này, tôi đã định bụng là tôi sẽ về tập hút thuốc lá Ba Con Năm, thuốc lào Lý Bá. Vừa được mang tiếng văn minh tiền tiến, vừa có thể thoát hiểm mưu sinh, viện cớ ra ngoài mỗi khi có bạn ta hầm hầm lên bắt nghe thơ dở ẹc của họ.) Tôi không thấy ông Nhẫn cho đôäc giả biết về những sự việc đúng là trang trọng này, đúng là một buổi văn nghệ của những người cầm bút. Chỉ thấy ông khai thác, hô hoán lên về cái tai nạn do những người không phải là hội viên gây ra mà ban tổ chức không cách nào tiên liệu được. Tiện có cái micro nắm chặt trong tay thì họ cưỡng ép anh em nghe những câu tuyên bố ngớ ngẩn (như ông Nhẫn đã nhắc), nghe thơ ...của họ. Cái bả văn chương vốn rất dễ mê hoặc lòng người. Một "nhà văn" như Nguyễn Thiếu Nhẫn từng rên rỉ về việc sách mình không có ai in giúp thì phải hiểu rõ hơn ai hết thẩy. Đã cùng nòi...biểu diễn, sao không biết thương người đôàng...bệnh nhỉ?!

Điểm chính ở đây là một nhà văn như ông Nhẫn, phụ trách phần xã luận của một tờ nhật báo lớn mà khi tường thuật về VBVNHN trong tình cảnh dầu sôi lửa bỏng này mà laiï toàn viết nhũng lời võ đoán dựa trên những tin không chính xác hay những chuyện bên lề không dính dáng gì đến buổi ĐH Văn Bút? Xem ra cái ý thức của một người tự nhận là nhà văn như ông này cũng không khá gì hơn cô ca sĩ mà ông đánh hôi trong bài. Có lẽ vì thế mà ông cũng có bút hiệu tiền định là "Thiếu" (chữ)õ "Nhẫn". Người viết phải có chữ nhẫn và lòng nhân. Biết chữ nhẫn mà im lặng trước những việc không đáng, để dành thì giờ vào những việc đáng hơn. Có lòng nhân để khỏi dùng chữ nghĩa của mình tàn sát những người thua kém hơn. Vì mình có thần công đại bác mà các mợ này một cái súng cà là rỉ cũng không có. Tôi và ông Nhẫn là người dù gì cũng không đến nỗi mù chữ, lại để tâm trau luyện, học hỏi mà viết thì không nên hành hạ những người không có chút hiểu biết nào. Nếu họ viết bằng ông Nhẫn, họ đã được mời viết xã luận dậy bảo cả nước. Nếu họ hiểu biết, họ đã không dám đăng đàn nói nhăng nói cuội. Nếu họ có ý thức chỉ của một người "bình thường" thì dù có được mời, họ đã tự động nhường sân khấu cho hội viên ngồi chật Ánh Hồng ngày hôm đó.

Cũng như ông Nhẫn, khi ông tha thiết muốn tác phẩm của ông được bày biện với đời, các mợ này cũng muốn "khoe" cái ...tam tài của họ: tài hát hỏng, tài viết lách, tài bày hàng trước công chúng. Phải là nhà văn, nhà thơ mới hiểu được rằng văn chương không đồng nghĩa với ánh đèn sân khấu, với những cuộc tụ họp xập xình, những cuộc ra-mắt-sách hay in sách để bày hàng lộ liễu. Người cầm bút luôn luôn cô độc và chỉ có họ mới hiểu tại sao Phocion (cùng thời với thuyết gia Demosthenes) khi được người ta vỗ tay lại hỏi lại như sau:" Có phải (vì) tôi vừa mới nói điều gì xuẩn ngốc chăng?".

Ông Nhẫn sẽ đỡ sốt ruột, đỡ phải tốn thì giờ bình phẩm về các mợ này nếu như ông hiểu được thế giới ta bà luôn luôn có những trò ấy lập đi lập lại. Ngày nào còn con người, ngày đó còn có những dục vọng rất trần tục, chẳng có gì là mới. Bằng cớ là cách đây gần 12 năm, tờ Văn Học (lại tờ Văn Học!) có đang một bản tin trong mục "Thời Sự Văn Học Nghệ Thuật" như sau:

-...XXXX vừa cho ra mắt tập truyện YYYYY, như vậy đương nhiên là nhà văn. XXXX còn làm thơ đăng báo, như vậy là thi sĩ. Cô còn làm người mẫu râát ăn ảnh, rất sexy, hình mẫu in ở bìa và cuối sách đã làm bằng chứng về độ ăn ảnh của mình. Chưa hết, người thơ người văn người mẫu còn kiêm thêm nghề ca sĩ, cho đầy đủ thập bát ban văn nghệ! Sinh hoạt "văn học" trở nên náo nhiệt kèn trống, vui ra phết!

(Văn Học số 19, 8.87, trang 138).

Sở dĩ tôi không trích nguyên cái tên của cô "văn sĩ-thi sĩ-ca sĩ-người mẫu" mà ông Nguyễn Văn của Văn Học đã trân trọng viết rõ ra, hay tôi cũng không bao giờ viết tên những người mà tôi cho là một thứ hậu quả chứ không phải nguyên nhân, vì tôi muốn chứng minh cho ông Nhẫn thấy rằng chỉ cần điền vào một cái tên khác như ZZZZ và SSSSS thay cho XXXX và YYYYY là muôn năm sau vẫn hợp thời, hợp cảnh nhố nhăng.

Việc Văn Bút là chuyêän của nhà văn, không nên dè bỉu linh tinh làm gì cho tốn giấy mực. Chẳng lẽ ông Nhẫn cũng không biết việc nào quan trọng, việc nào không? Nếu tôi nhớ không lầm thì hình như ông Nhẫn cũng đã viết nhiều câu khen ngợi ông Ngạn nhiệt liệt về việc ông Ngạn vừa là một văn sĩ vừa là MC nổi tiếng. Không hiểu sau khi chuyện Thúy Nga 40 nổ ra, ông Nhẫn còn khen nổi ông Ngạn nữa không? Các cụ ta thế mà ý tứ lắm đấy: các cụ chỉ làm thơ cho ả đào hát chứ các cụ không vừa làm nhà thơ vừa làm ả đào bao giờ. Nhưng ít nhất, qua việc này, chúng tôi đã ghi nhớ tên ông Nhẫn, chúng tôi đã "viết tên anh trên láù trên hoa, viết tên anh trong trái tim chúng tôi" để kỳ tới long trọng mơiø Nguyễn Tiên Sinh làm Trưởng Ủy Ban Trật Tự cho VBVNHN. Nếu có tên nào ký quyết nghị vu khống anh em hay các cậu các mợ rình rình vồ lấy micro sắp sửa làm khổ ba nghìn thế giới thì nhờ cụ Nhẫn can thiệp cho bằng cách ứng khẩu đọc ngay một bài thơ kiểu:

Làm thơ mười bảy chữ
Lên đọc...mười tám lần
Nêáu làm thơ muôn chữ
Khổ thân (chúng tôi)!

(nhại một bài thơ trong Chơi Chữ, trang 222).

Tôi sẽ trở lại việc nội bộ của VBVNHN trong một bài khác. Trong bài này tôi chỉ nói đến những kiểu tường thuật không chính xác như của tờ Văn Học và loạt bài của ông Nhẫn dễ dàng làm cho người đọc tưởng lầm rằng VBVNHN thực sự tàn tệ như thế và những người trong vị trí lãnh đạo của VBVNHN không biết rõ nhược điểm của hội để mà sửa chữa. Hoặc là những cố gắng sửa chữa này đã gặp phải những trở ngại nào. "Văn chương nào phải là toa thuốc. Chớ có khuyên xằng chết bỏ bu." Tôi không có ý nói cạnh nói khóe gì ông lang Mai Kim Ngọc, người trong nhóm chủ trương tờ Văn Học bây giờ, nhưng văn chương không phải là những bài phê phán tiêu cực vô trách nhiệm. Tự nhận là tạp chí văn học như tờ Văn Học thì càng không thể vấp vào những lỗi rất sơ đẳng ấy được. Tự nhận là nhũng người-cầm-bút- thực-sự thì càng không nên khuyên xằng. Đâu có phải vì chết bỏ bu những người khác chứ bu mình vẫn sống nhăn mà muốn "khuyên tròn" hay "khuyên méo" gì cũng được? Những câu viết sai lầm, cái thái độ tiêu cực này nếu xuất hiện ở những tờ báo lá cải, lá bàng, lá vối thì đã không có gì ngạc nhiên, đã không làm tôi mất thì giờ phân tích.

[Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7]