Để theo dõi tin tức bình luận sinh hoạt nữ trí và văn học,
văn học và đại chúng, mời đọc:

NGƯỜI MỚI

Diễn Đàn Văn Học và Phụ Nữ - Nguyễn Tà Cúc chủ trương.

Nhà Văn Như Người Hướng Dẫn Dư Luận
Nguyễn Tà Cúc
Phần 2 : TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ VẮN 

Những bài nhận định như của tờ Văn Học về VBVNHN luôn luôn dẫn tôi đến một suy nghĩ duy nhất: tôn chỉ và hành động của những nhà văn được coi như là những nhà văn tạo thành văn học Việt Nam hải ngoại. Cho đến nay, đa số những nhà văn chính đại diện cho văn học VN ngoài nước vẫn là những nhà văn hoặc là có tên tuổi trước 1975 hoặc là có nhiều tác phẩm sau 1975 mà những tác phẩm này dính líu trục tiếp đến kinh nghiệm của họ trước và sau thời chiến. Tôi không đặc biệt nhắc đến các nhà văn chỉ viết sau này tại hải ngoại trừ phi họ viết những bài bàn luận có liên quan đến những vấn đề của người Việt tî nạn. Hầu hết nhưnõg người viết mới này chưa có người nào tạo được một sắc thái riêng, độc đáo, nổi bật lập tức ngay khi bắt đầu viết như những Thanh Tâm Tuyền, Tô Thùy Yên, Lê Tất Điều, Viên Linh...Nói như thế chỉ có nghĩa là người đọc vẫn phaiû chờ cho đến khi họ có những tác phẩm rực rỡ hơn, đạt được trình độ nghệ thuật khả dĩ làm người đọc nhận ra ngay và nhớ đuợc họ. Những nhà văn tiêu biểu của văn học VN ngoài nước mà tôi đã nhắc ở trên cho đến nay vẫn là những người hướng dẫn hay có ảnh hưởng trực tiếp đến nền văn học này. Họ đều có tác phẩm xuất bản dù đều đặn hay không. Quan trọng hơn, họ lại là chủ nhiệm chủ bút của những tờ báo văn học, nghĩa là họ có phương tiện phổ biến chủ trương của họ và những cây viết mớiï. Tại Hoa Kỳ có thể kể tờ Văn Học Nghệ Thuật với hai nhà văn Võ Phiến và Lê Tất Điều, tờ Văn với chủ nhiệm quá cố Mai Thảo và nay giao cho ông Nguyễn Xuân Hoàng, tờ Thế Kỷ 21 với nhà thơ Đỗ Quý Toàn và nhà văn Phạm Xuân Đài, tờ Thời Tập rồi Khởi Hành với nhà thơ Viên Linh. Về nhật báo có ông Đỗ Ngọc Yến và nhà thơ Đỗ Quý Toàn, có Việt Báo Kinh Tế với hai nhà thơ Trần Dạ Từ và Nhã Ca. 

Tờ Văn Học tuy nay được chủ trương bởi một lớp nhà văn không cũ lắm như Nguyenâã Mộng Giác và một lớp nhà văn mới Hoàng Khởi Phong, Trịnh Y Thư , Cao Xuân Huy...nhưng không nên quên rằng Văn Học là hậu thân của tờ Văn Học Nghệ Thuật khi tái bản lần hai với chủ nhiệm là Võ Phiến và chủ bút Lê Tất Điều. 

Tại sao cần chú ý đến sự kiện này? Vì không ai có thể phủ nhận rằng trong khi các nhà văn miền Bắc thui chột tài hoa trong thời gian dài thì những nhà văn miền Nam có cơ hội để phát triển tài văn của họ. Không phải là điều tình cờ hay đáng ngạc nhiên mà chính những nhà văn xuất thân từ miền Bắc và rất nổi tiếng bây giờ như nhà văn Dương Thu Hương đã chính thức thổ lộ rằng trong khi cacù cô bạn gái vào miền Nam lùng mua các thứ "linh tinh" thì Dương Thu Hương lại lùng sacùh miền Nam mà đọc. Một số tác giả miền Nam còn có phán đoán rằng tác phẩm của Dương Thu hương là "phó sản của văn học miền Nam" ( Viên Linh) hay "...Dương Thu Hương, Phạm Thị Hoài...cái lúc được nhất của họ là cái lúc họ ở gần chúng ta nhất...Tôi không nghĩ mình nói vậy là hơi quá, nhưng tôi nghĩ một phần như vậy là vì họ đã bắt chước cái cách viết tiểu thuyết, cách viết truyện ngắn của những nhà văn miền Nam Việt Nam trước năm 1975..." (Mai Thảo, Văn, tháng 2-1998). Cho nên sự bàn cãi hay cố gắng phủ nhận ảnh hưởng của nền văn học của miền Nam giai đoạn 54-75, ở cả trong nước lẫn ngoài nước là điều vô ích.

Bởi thế, hành động của những nhà văn mà tôi đã dẫn chắc chắn được sựï chú ý không riêng của văn giới mà còn của công chúng. Trong tinh thần ấy, bản tin sai lầm về VBVNHN trên tờ Văn Học không thể được bỏ qua vì bản tin ấy đã chỉ đích danh một người cầm bút nổi tiếng của miền Nam (nhà thơ Viên Linh). Càng không thể bỏ qua được vì yếu tố chính trị: ông Viên Linh là cựu chủ tịch của VBVNHN, một hội nhiều lần tố cáo sự đàn áp của chính quyền VN bây giờ với các nhà văn trong nước, vận động thế giới chống lại sự đàn áp này, đã được thành lập trước 1975, là đại diện của người cầm bút miền Nam trước 75 và nay lại đại diện cho cả nước Việt Nam dù miền Nam đã không còn là một quốc gia nữa. 

Một tạp chí văn chương như tờ Văn Học mới đây làm một số đặc biệt , công phu, cẩn thận về nhà văn Võ Phiến (cũng một nhà văn cột trụ của miền Nam) mà sao lại có thể khinh xuất đến nỗi mắc phải những lỗi trầm trọng như vậy? Hoàn cảnh nào khiến một hội như VBVNHN bị tàn phá đến nỗi một cựu chủ tịch bị vu khống nhiều điều tàn tệ, một cựu chủ tịch khác nhiều lần phải lên tiếng về sự bạo hành thô bạo của một số đại biểu của hội? Tại sao văn chương, văn học hải ngoại lại có lúc hỗn loạn, quân hồi vô phèng đến nỗi xuất hiện những hiện tượng như thế, kể cả hiện tượng XXXX -và- YYYYY mà ông Nguyễn Văn gọi là"thập bát ban văn nghệ" đã xuất hiện cách đây mười hai năm mà coi mòi chỉ có tăng chứ không có giảm? Liệu đến bao giờ thì sinh linh trăm họ có quyền sống an vui như cũ? Đến bao giờ thì chúng ta có quyền "tự do đi lại" mà không bị phục kích bằng những bài thơ dở ...khóc dở cười và bị tóm vào chụp ảnh chung với các mầm...già văn nghệ? 

Để trả lời câu hỏi ấy một cách công bằng, người ta sẽ phải tìm hiểu thái độ và cách hành xử của những người cầm bút mà tôi đã nêu trên, kể cả những người chủ trương tờ Văn Học, nhất là khi có rắc rối, có can qua (chứ không phải trong lúc "thái bình ba trăm năm cũ"). 

Sau đó, sẽ xét tới hậu quả của những thái độ và hành xử này. 

I-Nhà Văn NguyễnMộng Giác và tờ Văn Học Nghệ Thuật.

Các bạn ta thường kêu là tôi viết sao hay lạc đề, hay quẹo vào các ngõ ngách quá. Nếu không tưởng-như-lạc-đề thì tôi lắm khi không dẫn chứng được. Tôi phải quẹo vào cái ngõ Văn Học Nghệ Thuật này để chứng minh điều tôi nói là khi Văn Học đăng bản tin ấy về Văn Bút, Văn Học quên là việc gì cũng có nguồn cơn của nó qua kinh nghiệm của chính ông chủ báo Nguyễn Mộng Giác, cái kinh nghiệm mà chính ông NMGiác đã kêu là "kinh nghiệm buồn nhất trong đời viết văn" của ông. Trên kia, tôi đã õnói rằng Văn Học là hậu thân của Văn Học Nghệ Thuật (bộ mới). "Sự cố" gì đã xảy ra giữa chủ nhiệm Võ Phiến, chủ bút Lê Tất Điều của Văn Học Nghệ Thuật, bộ mới và Nguyễn Mộng Giác của Văn Học? 

Tờ VHNT, bộ mới tái xuất bản số 1 tháng 5, 1985. Trang đầu tiên là "thư Chủ Nhiệm" của Võ Phiến. Cuối trang ghi rõ "bài vở xin đề: Võ Phiến". Bìa sau có tên chủ nhiệm Võ Phiến, chủ bút Lê Tất Điều, thư ký tòa soạn Nguyễn Mộng Giác, trị sự và kỹ thuật Trần Đình Long, phụ trách phát hành Cơ sở xuất bản Người Việt. Chín tháng sau, VHNT đột ngột đình bản, biến thành Văn Học (VH) phát hành số 1 vào tháng 2, 1986. Nửa trang 1 của tờ VH này là thư từ giã của chủ nhiệm VHNT "...Sau cuộc giải phẫu tim, tôi đã cố gắng tiếp tục. Tuy nhiên qua một thời gian hơn nửa năm, sức khỏe không hồi phục mà lại thêm suy đồi, tôi nhận mình không còn điều kiện để làm chu tất công viêäc khó khăn hiện nay và đành phụ lòng quý vị một lần nữa..." (Võ Phiến). Nửa trang dưới là " Thư của Ban Chủ Biên Tạp Chí Văn Học" giới thiệu Ban Chủ Biên, gồm có: Phạm Quốc Bảo, Quyên Di, Võ Đình, Nguyễn Mộng Giác, Nguyễn Đức Lập, Định Nguyên, Vô Ngã, Nguyễn Tất Nhiên, Hoàng Khởi Phong, Bùi Vĩnh Phúc, Vũ Huy Quang, Nhật Tiến , Nguyễn Bá Trạc, Kiệt Tấn, Hồ Trường An. Lần này thay vì Võ Phiến, Nguyễn Mộng Giác "phụ trách bài vở và điều hành chung". Và trị sự là ông Võ Thắng Tiết (nhà Văn Nghệ). Vắng mặt một cách rất khả nghi là nhà văn Lê Tất Điều (và Võ Phiến). Oâng Võ Phiến kêu là sức khỏe "suy đồi", không kham nổi phần chủ nhiệm, chẳng nhẽ cũng không thể ngồi chơi xơi nước trong ban chủ trương? Nhất là khi tờ Văn Học cam kết trong cùng "thư của Ban Chủ Biên" là họ sẽ theo đuổi chủ trương như nhà văn Võ Phiến đã vạch ra...? Còn ông Lê Tất Điều, không thấy nại cớ "phượng thể bất an" như các cô nương hay dỗi nhưng vẫn hoàn toàn biến mất trên tờ VH. 

Lý do của sự vắng mặt đầy khả nghi này được trình bày rất cặn kẽ hơn 3 năm sau trong tờ Văn Học số 45, tháng 11, 1989 bởi ông Nguyễn mộng Giác. Dưới tựa đề " Nhìn Lại Một Chặng Đường", ông Giác kể lể sự tình trong gần năm trang giấy đặc kín chữ. Hóa ra, tờ Văn Học Nghệ Thuật bộ mới ra đời là công hoàn toàn của ông Giác: 

-{...} Tôi thạo việc xếp chữ , sửa bài và in báo, thích hợp với vai trò thư ký tòa soạn[....] tôi nhận cú điện thoại của anh bạn bảo trợ, cho biết vì lý do riêng anh quyết định không bỏ tiền làm báo nữa. Mọi người được tin, chưng hửng, không biết tính sao....Tôi liều, hứa với nhà văn Võ Phiến và anh Lê tất Điều là sẽ tự xoay sở để báo ra đúng hạn như đã quảng cáo. Tôi mới ở trại tî nạn qua chưa lâu, nhu cầu đời sống chưa nhiều, ăn ở sao cũng được, nên tôi nghĩ tiền làm báo thuê hằng tháng đủ để trả tiền in tạp chí văn chương...Văn Học Nghệ Thuật bộ mới tục bản sau ba năm đình bản trong tình huống như vậy. Trừ những vất vả tài chánh do một mình tôi phải đương đầu..." .(bđd) 

Người đọc đọc đến đây phải nhận là hai ông Võ Phiến và Lê Tất Điều chỉ có cái chức...hàm chủ báo. Vì mọi khoản ông Giác lo hết, kể cả cái khoản tối quan trọng là khoản tiền. Thế mà không giản dị: 

-... Tờ VHNT bộ mới ra đời chưa đầy một năm thì chính tôi lại bị làm mục tiêu của một chiến dịch chụp mũ, chửi bới, do tậïp 1 của bộ trường thiên Mùa Biển Động. Không khí tranh luận trên báo chí lúc đó đôi khi đi quá cái tiêu chuẩn khách quan ôn tồn cần có của văn chương. Nhà văn Võ Phiến và nhà văn Lê Tất Điều e ngại cho tờ báo, muốn tôi thôi làm thư ký tòa soạn. Đây là kỷ niệm buồn nhất trong đời viết văn của tôi. Một lần nữa, tôi bị đẩy vào cái thế chẳng đặngđừng". Cái thế chẳng đặng đừng này là cái thế gì ? Hay là thế "hồi mã thương": -...Văn Học Nghệ Thuật đình bản và Văn Học số 1 ra đời...(bđd). 

Tôi vẫn nghe đồn ông Lê Tất Điều lấy bút hiệu Kiều Phong cho nó có vẻ kiếm hiệp. Không hiểu Kiều-Phong- kiếm-hiệp công lực ra sao nhưng Kiều Phong Lê tất Điều lần này theo Nguyễn Mộng Giác lại "e ngại", e lệ như "hai Kiều e lệ nép vào dưới hoa" đúng với cái bút hiệu tiền định là "Kiều" Phong. 

Nhưng đàn ông như cụ Lê Tất Điều, vốn không son phấn, sao lại tranh làm "kiều" với các chị tôi? Đáng lẽ phải là Ám Phong hay Độc Phong mới phải chứ. Hèn chi mà cái bút hiệu này nó ám vào người, nó làm ông e ngại chăng? Nhưng chính về sự e lệ này mà người đọc thấy những lời than vãn của ông Giác không ổn. Ông Giác có "lộn" không đó? Sao lại là "kỷ niệm buồn nhất trong đời viết văn" của ông nhỉ? Đáng lẽ phải là "kỷ niệm vui nhất" mới phải chứ? Thay vì hai Kiều kia cho ông "thôi" việc, ông lại đổi ngược thế cờ, ông "lấy" lại tờ báo, ông cho hai người tên tuổi lẫy lừng hơn ông nhiều "thôi" việc, về vườn. Không những thế, ông còn công khai viết ra là họ nhát gan tới mức nào, chưa chi đã e ngại, đã định nhẩy ra ngoài lề đứng để mình ông chết đứng, để ông bị "chụp mũ, chửi bới" mà họ không hề có phản ứng gì cả. Trước đó, khi bị cú "hồi mã thương" mất báo, họ lại còn viết lời giói thiệu chí tình cho ông. Điểm quan trọng nhất mà ông Giác muốn nói rõ hơn là không có hai cái ông chết nhát này, tờ Văn Học vẫn sống hùng sống mạnh sôáng lâu. Bằng cớ là ba năm sau, ông đang ngồi viết ra cái "trường thiên" từ-VHNT-đến-VH đây. Hà Hà. Ông hẳn "can đảm" hơn hai Kiều là cái chắc vì khi VHNT đổi sang VH, ông Võ Phiến có dám động đến "nguồn cơn" dẫn đến sự ra đi của ông và Lê Tất Điều đâu? 

Nhưng những người ngoài cuộc như chúng ta, nghĩ sao? Nếu chúng ta nhận viết về "hai mươi năm văn học hải ngoại tổng quan" (mượn lời tựa một cuốn sách của nhà văn Võ Phiến), chúng ta sẽ phán đoán ra sao? Chúng ta có thể theo lời ông Giác mà kết luận rằng hai ông Võ Phiến và LTĐiều sợ Tú Rua (là người chỉ trích ông Giác kịch liệt nhất) hơn.sợ vợ hay sao mà không dám để ông Giác dùng tờ VHNT đánh một trận cho Tú Rua tởn đi? Dĩ nhiên là không rồi. Oâng Giác có thể rất thành thực khi viết "Nhiìn Lại Một Chặng Đường" nhưng nhiều dữ kiện đã xẩy ra mâu thuẫn với lời kể và nhận xét của ông. Trước hết, Võ Phiến không phải là người chưa thấy ma đã khóc thét. Lê Tất Điều lại là người từng viết xung sát trước 75, cũng là ngườiø ra mặt xung sát với Tú Rua khi ông này tấn công cụ Hoàng Văn Chí thì chắc chắn không thuộc loại "Kiều .Phong e ngại núp vào bình bông" rồi. 

Ông Giác không nói rõ hơn là có một đoạn trong cuốn Mùa Biển Động, Tập 1 làmbất bình nhiều người: đó là đoạn nhân vật Lãng, một quân nhân thuộc binh chủng Nhẩy Dù có những "suy nghĩ" và "hành động"rất .khó nghe:

-[...] Lãng thất vọng não nề, oán trách bọn làm phim lưu nmanh chuyên dụ dỗ con ít vào những cuộc thanh toán hấp dẫn. [...] Một ông bạn nhậu mới quen ở quán rượu Đông Hà biêáu xâu tai người phơi khô cho Lãng làm bùa. Hắn hứa lần sau., hắn sẽ biếu cho một cái mật Việt Cộng.[...] (như các banï của Lãng trả tiền rượu bằng cách bỏ lọt trái lựu đạn vào đáy cốc). (Mùa Biển Động, Tập 1, trang 134, Văn Nghệ xb, Hoa Kỳ, 1986). 

Chính cái đoạn văn này làm nhiều người công phẫn, nhất là anh em Nhẩy Dù và quân nhân miêàn Nam. Theo tôi, đoạn văn trên không xác thực ở hai chỗ : tâm lý nhân vật (Lãng) và bối cảnh của vụ đeo tai người (Việt Cộng). Cho nhân vật Lãng thất vọng khi ra trận không được đương đầu mặt- đối-măët với quân lính Cộng Sản vì bị phim ảnh Tây Phương đầu độc bởi những màn đấu súng là nhảm. Cuộc chiến quốc-cộng âm ỷ ngay từ 1954, đã có nhiều trận đánh trước khi cuộc tấn công vào Tất Mậu Thân ngày 31 tháng giêng năm 1968. Một trong những trận đánh đó là trận Aáp Bắc (1.1.1963). Trong khi sửa soạn cho những cuộc đánh lớn, miền Bắc đã tâán công bằng những cuộc xâm nhập qua đường mòn Hồ Chí Minh và những cuộc thủ tiêu, ám sát rùng rợn những nhân viên chính phủ địa phương miền Nam. Từ năm 1959 đến năm 1961, số nhân viên bị ám sát này tăng vọt từ 1200 người một năm tới 4000 người một năm ( Vietnam, A Hstory, Stanley Karnow, trang 254-255, nhà Viking thuộc Penguin xb tại Hoa Kỳ. 1983). Dĩ nhiên con số này không kể tới những người bị thủ tiêu vì bị phía cộng Sản nghi ngờ là hợp tác với chính phủ miền Nam. Rồi Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam ra đời tháng 12, 1960. Cả miền Nam bao trùm trong không khí chiến tranh có thể nói ngay từ đầu những năm 60. Ai cũng nhận ra được đây là một kiểu đánh du kích đợi ngày tổng tấn công, nuốt trọn. Nhân vật Lãng theo như ông Giác, còn trẻ, có tham dự trậân đánh Mậu Thân tại Huế năm 1968. Cho là anh ta 21 tuổi khi vào lính miền Nam ( vì Lãng có anh chị còn ở tuổi đại học) thì tính đến 1968, anh ta phải ra đời vào khoảng 1945-1948. Những người này bây giờ khoảng 51-54 tuổi. Nhớ lại xem, có bao giờ một người Việt Nam ở vào tuổi này mà lại có ấn tượng là ra trận để đấu súng như ông Giác đã diễn tả qua Lãng không?! 

Rồi tới phần làm cho ông Giác trở thành "mục tiêu" của chiến dich chửi bới "đi quá cái tiêu chuẩn khách quan ôn tồn cần có của văn chương". Đó là phần người lính nhẩy dù đeo tai VC, trả tiền rượu bằng cách bỏ lựu đạn vào cốc rượu.Tôi sẽ không nói đến điều mà ông Giác có thể bào chữa là những việc đại loại như thế có xẩy ra thực. Dù cho là có thực đi chăng nữa, nhưng là một người viết văn, khi ông Giác làm cho người đọc tưởng lầm rằng TẦT CẢ người lính Nhẩy Dù miền Nam ĐỀU cắt tai VC, ĐỀU đeo tai VC một cách thích thú rất bệnh hoạn, ĐỀU có những hành động bệ rạc như quît tiền của người dân, hay ĐỀU rất hung hãn như ĐỀU bỏ lựu đan vào cốc rượu (nhỡ lựu đạn nổ thì bao nhiêu NGƯỜI DẤN chết oan?)... thì đó là lỗi của tác giả, của ông Giác chứ không phải của người đọc, của những người quá lời rủa xả ông. Cái tâm lý bệnh hoạn này chỉ là trường hợp đặc biệt, không phải là điển hình. Không diễn tả được điều rất quan trọng này, làm cho người đọc tưởng lầm những điều tàn tệ như thế là chuyêän thươnøg về một binh chủng từng phải chịu những tổn hại nặng nề để đánh những trận lớn, về một quân đội từng phải hy sinh bằng cả cuộc đời và nhân phẩm của họ, của gia đình họ (tử trận hoặc sau 1975, vào tù), thì không thể kêu là bị "chửi bới, chụp mũ"õ được khi bị chỉ trích, phê bình.

Một đoạn văn như thế hẳn làm người chủ trương Võ Phiến và nhất là người phụ tá Lê Tất Điều suy nghĩ. Ông Giác không nói rõ thêm nên người ta không hiểu Võ Phiến và Lê Tất Điều "e ngại" ra sao, thế nào nhưng có một điều rất rõ ràng, tờ Văn Học Nghệ Thuật do hai người này CHỦ TRƯƠNG không thể đi ngược lại tôn chỉ của họ mà chính ông Giacù khi nhận lại tờ Văn Học đã lập lại ngay trên tờ Văn Học số 1. Việc gì đã xẩy ra đến nỗi Võ Phiến và Lê Tất Điều muốn cho Nguyễn Mộng Giác không còn làm tổng thư ký của Văn Học Nghệ Thuật dù công ông Giác rất lớn? Cho đến nay, cũng không ai biết vì hai người này không bao giờ chính thức lên tiếng về bài viết này cả.

Tôi không phải là hai Kiều này nên không thể võ đoán là hai Kiều nghĩ gì. Nhưng là một người đọc, tôi có cảm tưởng là ông Giacù không nên viết ra về việc này một cách rất "chậm trễ" như thế. Đanùg lẽ ông Giác phải viết ra ngay từ lúc Văn Học Nghệ Thuật đóng cửa. Vẫn tiếp tục để độc giả tưởng lầm rằng tờ Văn Học vẫn theo chủ- trương -của- Võ- Phiến cho tới ba năm sau mới báo cho họ biết bằng một bài viết không có mấy phần tử tế gì về người chủ trương này thì quả có hơi thiếu thành thực vơiù độc giả và tàn nhẫn với Võ Tiên sinh(và Lê Tiên sinh). Sự cố tình chậm trễ này của ông Giác được chứng minh một cách rõ ràng hơn bằng lá "thư Tòa Soạn" (tháng 5, 1987) khi ông mở đầu lời kêu gọi tăng giá tờ Văn Học bằng những câu sau đây :

-Kể từ số 1 Văn Học Nghệ Thuật bộ mới ra ngày 1.5.1985 cho đến Văn Học số 15 vừøa qua, Ban Chủ Biên và Quản Lý chúng tôi đã vui buồn vơiù các bạn đọc được tròn hai năm. Văn Học số 16 các bạn đang cầm trên tay là số đầu của năm thứ ba.(VH, số 16).

Trên thực tế, không đúng như lời ông Giác viết vì "ban chủ biên" của tờ VHNT không phải là ban chủ biên của tờ Văn Học. Tờ VHNT số 1 (và số 6) không hề thấy có danh sách của Ban Chủ Biên trong khi tờ Văn Học ra mắt số 1 là có ngay ban chủ biên dài dằng dặc như tôi đã dẫn chứng. Nói ban chủ biên là cho vui thế thôi chứ cái quan trọng ở đây là hai người chủ trương VHNT đã ra khỏi Văn Học rồi. 

Đó không phải là lần duy nhất ông Nguyễn Mộng Giác bị "đẩy vào thế chẳng đặng đừng". Tờ Văn Học số 78, tháng 10.1992 có đăng bài của họa sĩ Võ Đình, viết về cuộc triển lãm tranh êm-mà-không-đẹp (chữ của VĐ) đánh dấu "35 năm cầm bút" (cầm cọ?) của ông tại Montreal ngày 27 tháng 6, 1992. Cuộc "đánh dấu " này bị phản đối dữ dội vì những lý do không dính gì đến Võ Đình khiến ông viết bài trên, có đoạn : 

-...Đặc biệt, chú tiếc cho nhà văn Nguyễn Mộng Giác , người chú đã đích thân mời qua nói chuyện. Những trục trặc xẩy ra, ông Nguyễn quyết định không đến phòng triển lãm, không nói chuyện ở Đêm Trầm Hương...

(trang 85, số đã dẫn) 

Hóa ra lần này đến phiên bạn ta NM Giác...e ngại nép vào mấy bức tranh của Võ Đình, chứ không dám lộ diện! Trong khi bạn ta quyết định...biến mất thì oái oăm thay chính VBVNHN mà lúc đó chủ tịch là nhà thơ Trang Châu ra văn thư xác định quyền tự do phát biểu, tự do bầy tỏ tư tưởng. Chủ tịch trung tâm Tây Nam Hoa kỳ bấy giờ là nhà thơ Viên Linh cũng đã không chịu chiều lòng Nguyễn Hữu Nghĩa để ra "quyết nghị" phản đối cuộc triển lãm của Võ Đình dù nhiều lần Nguyễn Hữu Nghĩa gọi điện thoại sang đề nghị. Trong khi một số phải "chấp nhận trong tinh thần cảm thông và nhẫn nhục: họ sẽ không tham dự các buổi sinh hoạt..." (bđd) thì hội viên VBVNHN có thái độ công khai và chính thức. Hậu quả đầu tiên xẩy ra cho họ là bức fax rơi (ngày 17.8.1992) gửi từ Làng Văn nhắm phá hoại gia đình Tổng thư ký VBVNHN Võ Kỳ Điền. Đâu phải là một sự tình cờ mà VK Điền bị đánh fax rơi ngay thời gian đó? Sau đó tới lượt Trang Châu và người sau này đứng ra nói lên điều công nghĩa để sửa đổi VBVNHN: nhà thơ Viên Linh và tất cả những người không đồng ý với "phe Sơn Tùng". Tôi là một người được nhóm Nguyễn Hữu Nghĩa và vài mợ chủ báo chú ý đặc biệt vì những tài liệu và bài viết chứng minh rõ ràng sự man trá, độc ác của họ. Trong khi ngay cả những người trong cuộc như Võ Đình, Hoàng Bắc, rồi cả NM Giác chỉ viết bài "cảm khái"(VĐ) hay "ca ngợi" tình nghĩa bạn bè (NTHB)ø, hay nói bóng nói gió (NMG) thì hội viên VBVNHN đã có những hành động tích cực. Cho nên, tôi nhắc lại, nhóm Văn Học trước khi bàn chuyện hàng xóm nên coi lại chữ nghĩa của mình để đừng "chụp mũ, mạ lî" những người ít nhất là can đảm hơn các bạn ta. Tưởng tượng Võ và Lê tiên sinh lại viết bài công bố rằng " tại sao chúng tôi đóng cửa VHNT và ...từ luôn Nguyễn Mộng Giác" hay "Làm thế nào để cho tổng thư ký thôi việc mà mình không bị thôi việc trước"... vv và vv thì bảo đảm sẽ lôi thôi to. Chưa biết mèo nào cắn mỉu nào đây. Nhưng chắc chắn thế naò cũng có một tờ "văn học" nhiếc cho là "hai phe chụp mũ, chửi bới nhau". Tưởng tượng bây giờ, những hội viên VBVNHN như tôi đọc bài phỉ báng chúng tôi trên tờ Văn Học cũng lập tức gươm gươm giáo giáo mà dứ trước mặt các bạn ta là "viết có mỗi một bản tin còn không xong, thế mà cũng cả gan viết...trường thiên tiểu thuyết, viết bài tham luận về tình hình đất nước..." thì mọi sự đi đến đâu? Thì Võ Phiến và Lê Tất Điều còn là nhà văn và tôi còn là hội viên của một hội của người cầm bút như VBVNHN nữa không? 

Khi tôi dẫn chứng trường hợp Võ Phiến, Lê Tất Điều và Nguyễn Mộng Giác với tờ Văn Học, tôi muốn dùng thí dụ này để chứng minh rằng tám năm sau các việc "can qua" này xẩy ra, ông Giác (và tờ Văn Học) vẫn viết một chiều về việc của họ, về việc của người (việc VBVNHN). Nghĩa là chiều của người có báo. 

Chúng ta có thể không đồng ý với nhau nhưng chúng ta không thể viết không có tài liệu. Nếu tôi là các ông Văn Học, thì khi chuyện vu khống nhà thơ Viên Linh xẩy ra, dù Cao xuân Huy không còn giữ chức gì của Văn Học, tôi cũng phải "giải oan" cho người khác bằng cách cho đăng cả bản quyết nghị và văn thư của VBQT (bây giò cũng chua muộn đâu!). 

Rồi dù tôi không có kiếm như Hà Thúc Sinh, tôi cũng dùng dao gọt xu hào, xu xu mà cắt đứt liên lạc với Cao Xuân Huy nếu anh ta không có lời giải thích hay xin lỗi chính thức. Chứ không đời nào tôi im lặng như các anh Văn Học đã làm. (Nếu các anh từng có thái độ thì gửi cho tôi, tôi sẽ phổ biến hộ cho. Mà nếu các anh có thái độ, thì làm sao các anh dám viết là "hai phe" mạ lî, chửi bới lẫn nhau? Hai phe nào?) Làm sao mà các anh gặp nhau đeo râu đội mão bàn chuyện văn chương, đất nước mà né được cái chuyện tầy trời do cựu tổng thư ký của các anh có can dự vào nhỉ? 

II- Tờ Phụ Nữ Việt.

Đáng lẽ tôi không nhắc đến tờ Phụ Nữ Việt trong một bài viết về một vấn đề văn học như VBVNHN, về một tờ báo văn chương như tờ Văn Học. Làm như thế là sỉ nhục họ. Tôi xin thành kính tạ lỗi với hội viên VBVNHN và ban chủ trương tờ VH trước. Vì sao? Vì tờ Phụ Nữ Việt chỉ là một tờ báo tạp nham. Mang tiếng là tờ báo phụ nữ do phụ nữ điều hành mà không có một cây bút phụ nữ nào cho đàng hoàng, toàn là trông cậy vào các cây viết (phụ nam) như giáo sư Nguyễn Sỹ Tế , nhà văn Thảo Trường.Tờ này chỉ là sự tiếp nối của các cô nữ sinh làm báo học đường. Nhưng văn nghệ học đường không cách nào đồng hóa với văn chương được. Cho nên mới xuất hiện trên Phụ nữ Việt cái loại văn chương chị-em, chợ-búa, và ông -chồng-nhà-văn- đa- sư-ï của- tôi-phán -thế -này-thế-kia vv và vv. Tôi không phủ nhận sự cố gắng của họ. Khi một người bạn tôi giới thiệu tôi với tờ báo này cách đây mấy năm, tôi đã viết thư- như tôi đã viết thư cho nhiều tổ chức mà tôi cho là có cố gắng- thành thực "cổ võ" sự cố gắng này cùng là đề nghị một số điều liên quan đến những vấn đề phụ nữ. Nhưng sự "cố gắng" của các chị em chủ trương tờ Phụ Nữ Việt cũng "không đủ" qua một sự kiện tôi sẽ trình bày sau đây. 

Như tôi đã nói, tôi không rõ chữ Hán nên tôi không rõ lắm về chữ "kiều" trong bút hiệu của ông Kiều Phong. Chắc phải sắm sửa trà rượu đến vấn cụ cử Trần Lam Giang, người vừa mới phải cắt nghĩa một cách rất kiên nhẫn cho ông Vũ Lụïc Thủy và các mợ của tờ Phụ Nữ Việt- may quá, tý nữa viết nhầm là cacù-mợ-Trưng- vương của tờ Phụ Nữ Việt thì tan xác sớm- về chữ Châu Khê trên tờ Khởi Hành. Chả là ông Vũ Lục Thủy học hành ấm ớ thế nào mà dám hạ bút chê ông Viên Linh viết sai chữ "Châu Khê" . Theo ông Thủy thì phải viết là"Trâu Khê" mới không là.dốt (nguyên văn của cụ đồ Thủy). Nhưng cái vốn chữ Hán của ông đồ Thủy nông lắm (thủy này hẳn là thuỷ ở máng nước hay ở đuờng mương vốn vẫn là nơi ra đời của những chú lăng quăng chứ không phải ở đại dương). Ban chủ biên tờ Phụ Nữ Việt thì nấu cái gì hẳn phải nhừ tan tinh ra như ninh chân giò, nhưng nấu chữ thì chưa chín nên hớ hênh cho đăng ngay, may ra lại được mang tiếng bác học với cụ đồ Thủy. Cụ đồ Thủy không biết là viết Châu Khê cũng vẫn đúng như cụ cử Giang đã giảng. "Châu" với "Trâu" thì trường hợp này vẫn là một chữ, dù là xê ê xê hay tê ê tê. Chứ không khác như "..Ả hớ hênh, ả để đồ ra. Đồ trông thấy đồ ngâm ngay tức khắc." Bây giờ mọi việc lỡ làng cả, ăn làm sao nói làm sao với độc giả bây giờ? Đúng là: "Đồ.đăng rồi, đồ đứng tần ngần. Đồ nọ trách đồ kia thêm .đẹp mặt! " (mượn thơ của cụ đồ Vĩnh Tường). 

Mà đây không phải là lần tiên các chị Phụ Nữ Việt" hớ hênh đâu đấy nhé: ngay số ra mắt Phụ nữ Việt, đã có một bài in nguyên một chữ lồ lộ chỉ cái .phái tính của ban biên tập. Khiến cho khi khám phá ra thì các chị tôi phải lập tức sai người tịch thu ngay lại những tờ báo báo hại này. Nhân lần hớ hênh lần thứ hai này, tôi xin nhại cụ đồ Hiếu Khanh, tặng cụ đồ Thủy và tờ Phụ nữ Việt vài câu :

Tôi van thaỳ đừng tập tọng .xê ê xê, tê ê tê 
Thôi tôi lạy thày trăm lạy, thày xếp bút nghiên thày đi về.

Mà cũng lạ! Năm nào, tháng nào "cũng vào cuối thu, lá ngoài đường bắt đầu rơi nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc" thì tờ Phụ Nữ Việt cũng bắt đầu dây vào những chuyện lôi thôi. Tôi vẫn còn nhớ năm mà bài của cụ Hoàng Hải Thủy phạm húy Hai Bà Trưng khiến các chị tôi ở Trung Vương cứ ồn cả lên. Tờ Phụ Nữ Việt cũng hớ hênh khuân ngay vào đăng làm xẩy ra một cuộc "khủng long đại chiến đại bàng", lôi cả việc nhiều chị tôi không học Trưng Vương mà cũng là chức sắc hay hội viên như bà Nguyễn Thị Thanh Bình, chủ trương tờ PNV. Họ chữa là cái tên của hội là "Aùi Hữu" mà. Thế có uôång không? Sao không mời các "anh tôi" vốn rất "ái hưũ" với các "chị tôi" vào hội? Tưởng tượng ban chấp hành hội Aùi Hữu Trưng Vương mà lại có .cụ Bùi Bảo Trúc làm Trưởng Ban Trật tự, cụ Ngô Vương Toại là Hội trưởng, cụ luật sư Nguyễn Thế Toàn làm Trưởng Ban Aåm Thực (nhưng chớ mời cụ Ngạn vào ban MC) thì còn gì.lẫm liệt hơn nữa? Các hội kia kể như là thần phục hết. Không hiểu ngày này sang năm, tờ PNV có lại vấp vào biến cố gì nữa không? 

Mong răèng từ nay các chị chủ trương Phụ Nũ Việt, xem ra cũng là những người có tâm huyết với làng baó bổ chứ không phải với làng .báng bổ, thập phần cẩn thận hơn mà chớ có "Mải mê việc nước" để đến nỗi "hớ hênh của nhà":đã mang tiếng làm chủ báo thì không phaiû chữ tacù đánh chữ tộ mà rồi đổ được mãi cho tác giả viết sai. Họ viết sai đã đành mà mình không đủ kiến thức hay sự câån trọng để kiểm laiï những câu xỉ mạ người khác thì đúng là không nên làm báo rồi. Không đủ sức làm báo cũng không có gì đáng xấu hổ! Không cứ gì mà lại phải viết văn làm thơ mới là góp được phần vào việc phô truơng và giữ gìn văn hóa dân tộc. Ở trường hợp các chị Phụ Nữ Việt và các cô ca sĩ-người mẫu-văn sĩ-thi sĩ mà ông Nguyễn Văn và ông Nhẫn đã nhắc ở trên thì còn.ngược lại mới đúng: không làm văn chương là bảo vệ văn chương đấy! Nên để tiền mà mua măng khô về ninh hay mua son phấn để làm đẹp thêm các ông "ái hữu" đi bên cạnh! Văn chương chứ có phải thức ăn đâu mà các chị tưởng nhầm là có thể "giả" y hệt như "ốc giả ba ba" hay "giả cầy" được.

Sau khi cụ cử Trần lam Giang chỉ rõ sự nhầm lẫn của ông đồ Thủy thì ông Đồ Thủy (và tờ Phụ Nữ Việt) làm gì? Đâu phải là cứ mạt sát người ta mờ mịt đi mà đến lúc có chứng cớ là sai lầm, vẫn im thin thít? Cái tội của các bạn đối với những người bị các bạn "mạ lî" là đã đành nhưng cái tội lớn hơn là đối với độc giả của các bạn, với những danh từ hoa mỹ mà các bạn tự đặt cho các bạn như trong trường hợp này, Văn Học và Phụ Nữ Việt. Có thứ "văn học" nào lại có những lời không thực? Có "phụ nữ Việt" nào lại "nặc nô"â đến nỗi cho đăng những câu xỉ vả người ta bằng những chữ như "ngu dốt", lại tấn công người khác mà không dám chỉ đích danh họ ra?ø Văn hóa tạo thành một người phụ nữ Việt, những cái công dung ngôn hạnh mà chúng ta thường nói đến phải được áp dụng mỗi ngày. Có thế may ra mới làm được việc lớn như văn chương, như văn hóa. Tôi thường được nghe sự bào chữa rất ngây ngô của vài "tác giả", vài anh chủ báo là hễ mình viết sai về người khác mà người đó không lên tiếng thì mình không có quyền trả lời! Cái lý luận này non lắm: thế nhỡ người đó đã qua đời hoặc là người không đọc tiếng Việt thì mình không nợ người ta -VÀ ĐỘC GIẢ- một lời xin lỗi à? Tôi hiểu các bạn không học báo chí nhưng đâu cần học báo chí mới biết những đạo lý căn bản đó của người viết, người làm báo? Thế các bạn không đọc báo ngoại quốc họ hay có những phần cáo lỗi từ cả tờ báo lẫn tác giả như :".số trước chúng tôi có cho đăng bài như thế, như thế.Nhưng nay người được nhắc (hay độc giả) gửi tài liệu tới và chúng tôi thấy chúng tôi quả đã có nhầm. Vậy xin CÁO LỖI CÙNG ÔNG MỖ VÀ ĐỘC GIẢ. CHÚNG TÔI CŨNG THÀNH THỰC XIN LÔÃI NẾU CÓ SỰ NHỮNG BUỒN PHIỀN NÀO GẤY RA BỞI SỰ NHẨM LẪN NÀY." Nếu không, họ cũng trả lòi cẩn thận :"sau khi chúng tôi đã kiểm lại tài liệu và nhân chứng, vẫn giũ lập trường của chúng tôi.". 

Trong một bài trước, tôi đã nói đến việc một ông linh mục cố tình lấy chữ của tôi, cho đăng ngay trên Thời Luận là nơi đã đăng bài của tôi ngay trước đó! Tôi có "báo cáo " cho chủ nhiệm Đỗ Tiến Đức biết về sự thể này bằng một bức thư cẩn thận. Ông linh mục này nhất định im lìm. Anh ĐTĐức khuyên tôi nên "bỏ qua". Tôi "bỏ qua" để kiếp sau đòi nợ nhiều hơn. Đó là phần của tôi. Nhưng trên nguyên tắc , anh ĐTĐức phải làm bổn phận của một người chủ nhiệm là cáo lỗi với độc giả và tác giả bị "ăn cắp" (là tôi) trên Thời Luận, chứ không thể cũng im lìm như ông linh mục đã phạm phải điều răn của Chúa này được. Làm như thế, ai mà còn muốn đăng bài trên Thời Luận? Có gì bảo đảm là ông linh mục này lại không .táy máy cầm nhầm văn chương của các tác giả khác một lần nữa? 

Rồi ngoài trách nhiệm của những người chủ báo như anh Đức, ông Giác và chủ nhiệm chủ bút tờ Phụ Nữ Việt, còn là trách nhiệm của những người trong ban biên tập hay hợp tác với hai tờ báo này. Các bạn nghĩ sao về những lời"mạ lî", những lời tường thuật sai lầm để xỉ mạ người khác đã xuất hiện trên những tờ báo mà các bạn đã cộng tác? Những người khả kính, có bài đăng thường trực (như giáo sư Nguyễn Sỹ Tế) sẽ có thái độ gì nếu tờ Phụ Nữ Việt im lặng hay không có thái độ thích đáng về lỗi lầm của họ? Hay vì không phải danh dự của mình, không phải anh em ruột rà gì của mình nên mình không xót? Một người đồng nghiệp bên cạnh mình đây mà mình không xót thì xót sao được tới bao nhiêu dân lành con đỏ xa xôi khác.

[Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7]