văn học và đại chúng, mời đọc: NGƯỜI MỚI Diễn Đàn Văn Học và Phụ Nữ - Nguyễn Tà Cúc chủ trương. |
Nguyễn Tà Cúc |
Nhã Ca là một người viết nổi tiếng của miền Nam đã đoạt giải về văn chương. Nhà văn Võ Phiến từng xưng tụng nhiều lần trong cuốn " Văn Học Miền Nam Tổng Quan" rằng Nhã Ca là một người cầm bút miền Nam " dấn thân lên án cộng sản" (trang 109), "dấn thân chính trị", "tố cáo cộng sản" (trang 214, 216), thậm chí có lúc xếp hạng Nhã Ca cùng với những người chống cộng như Phan Nhật Nam, Lê Tất Điều (trang 109, trang 213). Nhà phê bình Võ Phiến nói đúng nhưng chỉ đúng một phần rất, rất nhỏ. Cũng như đã nói, tôi không quan tâm mấy đến "giá trị văn chương" của các người cầm bút mà tôi nhắc đến trong bài này. Cái mà tôi chú tâm tới là thái độ, cách hành xử của họ khiến ảnh hưởng đến dân tộc văn chương như tôi đã trình bày rất rõ ở trên. Đôi khi nếu¼lỡ có một tî thì xem như tôi không cố ý và vô tình "làm quà" cho các Tiên sinh cầm bút đang phải đọc bài daiø này của tôi. A/ Tác Phong Văn Chương của bà Nhã Ca. Năm 1965, bà Nhã Ca cho phát hành thi phẩm đầu tiên có tên "Nhã Ca Mới" Không có tập thơ "Nhã Ca" nào trước đó, sao lại có "Nhã Ca Mới"? Người đọc có cảm tưởng rằng bà Nhã Ca muốn tự nhận cái "mới" này so với chương Nhã Ca (cũ) của vua Salomon trong Kinh Thánh căn cứ bằng bài viết của Lê Huy Oanh:"Chính Nhã Ca đã công khai nhìn nhận thơ nàng từng bắt cảm hứng từ những câu thơ¼của vua Salomon. Cũng như nàng đã từng gọi thơ của nàng là "Nhã Ca mới" (Văn, số 37 tháng 7.1985) Nhã Ca có thể làm thơ hay hay dở tùy-người-đối-diêän, nhưng khi Nhã Ca rập khuôn Kinh Thánh để làm bài "Đàn Bà Là Mặt Trời" thì độc giả có quyền thắc mắc về tư cách văn chương của tác giả. Đây không phải là một sự "chịu ảnh hưởng sâu đậm" như Lê Huy Oanh nhận xét mà là một sụ cố tình đánh lừa những độc giả nào không có cơ hội đọc bản dịch sách Nhã Ca của Cơ Đốc Giáo (vẫn gọi là Tin Lành). Hãy đọc lại cả Nhã Ca "cũ" lẫn "mới": - Nhã Ca:
- Kinh Thánh, Cựu Ước và Tân Ước, sách Nhã Ca của Sa-Lô-Môn, in và phát hành bởi Thánh Kinh Hội Mỹ Quốc, Nữu Ước, năm 1976 (Vietnammese Bible No. 43). Bản này tôi nghĩ là được in lại từ bản Kinh Thánh đã lưu hành tại Việt Nam, sử dụng bởi các giáo dân và nhà thờ Tin Lành trước 1975. 6:10 -Người nữ này là ai,
hiện ra như rạng đông,
- Nhã Ca:
- Kinh Thánh:
- Nhã Ca:
- Kinh Thánh:
- Nhã Ca:
- Kinh Thánh:
- Nhã Ca:
Kinh Thánh:
- Nhã Ca:
Kinh Thánh:
- Nhã Ca:
- Kinh Thánh:
- Nhã Ca:
- Kinh Thánh:
- Nhã Ca:
- Kinh Thánh:
- Nhã Ca:
- Kinh Thánh:
- Nhã Ca:
- Kinh Thánh:
- Nhã Ca:
- Kinh Thánh:
- Nhã Ca:
- Kinh Thánh:
(Chú của người viết: Tôi không còn nhớ đã đọc ở đâu một tài liệu rất chi tiết từ khi còn ở Việt Nam khoảng 1972, là bản Kinh Thánh do những nhà truyền đạo Tây phương mang tới Việt Nam đã được dich ra tiếng Việt lần đầu-một phần - bởi cụ Phan Khôi và những người miền Trung là nơi mà các nhà truyền đạo Cơ Đốc Giáo đặt chân trước hết khi tới Việt Nam. Trong tài liệu này, có cắt nghĩ rõ những chữ cổ miền Trung đã dùng trong Kinh Thánh (bản dịch) như : nương- long: cặp vú đàn bà; để vợ, để chồng: ly dị; rủa-sả: nguyền rủa¼ Sang đây, tôi nhớ cũng đọc một bài ngắn do cụ Phan Khôi viết giới thiệu qua loa về Kinh Thánh và đạo Cơ Đốc mà không tìm ra được tài liệu này khi viết, ngoàiø một doạn nhỏ cụ nhắc tới sách Nhã Ca của vua Salomon, đăng lại trong quyển "13 năm tranh luận văn học, quyển II" của Linh Mục Thanh Lãng. Tôi cũng biết có cố gắng để dịch lại Kinh Thánh cho đúng với nguyên bản hơn và dùng những chữ Việt tương đối phổ thông ở cả hai miền để tín hữu có thể hiểu thông suốt hơn, và cố gắng này đã có kết quả là bản Kinh Thánh mới hơn, khác hơn ngoài bản Kinh Thánh mà tôi đang có và đang dùng để trích dẫn được lưu dụng tại Hoa Kỳ bây giờ. Xin các Tiên sinh và các mục sư Tin Lành cùng các giáo sĩ Việt Nam chuyên nghiên cứu về Kinh Thánh chỉ giáo cho, thực là đa tạ). Tôi đối chiếu các câu thơ của Nhã Ca với thơ Nhã Ca của Salomon để các bạn ta thấy rằng người viết có quyền chịu ảnh hưởng sâu xa, có quyền mượn ý để khai triển, có quyền sử dụng cùng một ý tưởng, một hình ảnh với những nhà thơ đi trước. Nếu không, ai dám làm thơ nữa. Nhưng không thể làm như Nhã Ca đã làm trong trường hợp này là cố tình đảo lộn một vài chữ, ý để nhận vơ là của mình ("Đẹp như mặt trăng" đổi thành "đẹp như mặt trời" còn "tinh sạch như mặt trời" đảo thành "tinh khiêát trong như trăng" , "hiện ra như rạng đông" đảo thành "tinh khiết như bình minh", "mùa đông đã qua , bông hoa nở ra" thì đảo thành "bông hoa của mùa xuân") . Chính vì không có sự sáng tạo nên mấy câu thơ trên của Nhã Ca mất hẳn hình tượng dữ dội của nguyên bản, chứng tỏ rằng Nhã Ca chỉ rập khuôn mà không hiểu biết Kinh Thánh đủ để nhận ra rằng những chữ ba ta cố ý đảo lộn làm mất hẳn đi những ý nghĩa tiêu biểu. Tại sao lại "tinh sạch" như "mặt trời"? Mặt trời tượng trưng cho lửa cho sức nóng. Lửa và sức nóng vẫn là những phương cách được dùng để tẩy sự ô uế và sát trùng. (Hẳn các bạn nào, nhất là ở nhà quê, từng bị chó cắn ở VN chưa quên rằng các cụ vẫn lấy ngay một con dao nung nóng áp ngay lên chỗ bị cắn!). Hình phạt mà giáo hội Thiên Chúa Giáo xưa dùng để trừng phạt những người bị cáo là phù thủy là thiêu sống họ. Cho nên khi Nhã Ca chuyển" tinh sạch như mặt trời" thành "đẹp như mặt trời, tinh khiết như trăng" là¼hỏng rồi! Hình ảnh người nữ của Salomon "hiện ra " rực rỡ , huy hoàng như "rạng đông", "tinh sạch" thấu suốt, không thể ô uế là cái hình ảnh mà Nhã Ca không bắt chước được. Aáy là vì Nhã Ca ¼không biết mà "rập khuôn" câu sau, một câu rất quan trọng, hoàn tất hình ảnh người nữ này: Đáng sợ khác nào đạo quân giương cờ xí. Không chỉ "đẹp" như mặt trời, như mặt trăng mà còn mạnh mẽ, uy vệ như "một đạo quân giương cờ xí." Cách đây 25 năm, nếu quả thật Nhã Ca biết dùng nổi những chữ như "đôi vú" thì phải nhận là một "sáng tạo" lớn. Tiếc rằng cũng chỉ là một sự bắt chước rất vụng. Khi không còn bắt chước Kinh Thánh, Nhã Ca hoàn trở lại những lời thơ không có gì xuất sắc. Nhưng trầm trọng nhất là lấy chữ của người dịch Kinh Thánh. Nếu người đó có tên lại tình cờ là một ¼thi sĩ Việt Nam nổi tiếng đương thời thì bà Nhã Ca chắc không bao giờ đoạt nổi giải văn học của miền Nam! Trong thi ca, quan trọng nhất là ngôn ngữ (thi ca). Mỗi nhà thơ nôåi tiếng sẽ phải sáng tạo ra ngôn ngữ (thi ca) riêng của mình. Một nhacï sĩ cũng thế : Văn Cao có những chũ "lưu" như lưu xuân, lưu hương¼chẳng hạn. Trong bài thơ này, bà Nhã Ca lấy những chử đặc biệt của họ mà thay vào bằng chữ khác, lập tức mất ngay nhiều phần độc đáo. Những chữ đó là : người nữ, người nam, ái tình tôi¼Còn nhiều ý tưởng thì khỏi phải nói: rập khuôn như ái tình tôi, mật ong, sữa, rượu, trân châu, công chúa¼Nếu chẻ sợi tóc ra làm tư thì người đọc có thể nhắc đến hai con thú nai và sư tử cũng có trong Kinh Thánh và cũng được Nhã Ca lập lại? Sao lại không con hùm, con báo, con beo, con voi, con mèo chẳng hạn mà cứ phải các con vật đã được vua Salomon dùng?! Cách cấu trúc bài thơ của Nhã Ca cũng giống hệt bài Nhã Ca của vua Salomon: cũng là loại thơ tự do, cũng bắt đầu những câu bởi các chữ "Hỡi, Bởi"¼Sự "rập khuôn" này càng lộ liễu ở chỗ mọi chữ mà Nhã Ca "mượn" mà tôi dẫn ra, đều lấy từ bản dịch Kinh Thánh Cơ Đốc trước 1975, khác hoàn toàn với một bản dịch khác của bản dịch Thiên Chúa Giáo (Linh Mục Nguyễn Thế Thuấn, Thiên Chúa Giáo, dòng chúa Cứu Thế). Hãy để ba đoạn gần nhau sẽ thấy ngay: *Bản dịch Thiên Chúa Giáo (TCG): 1:7: " Xin đừng lay thức, xin đừng thức tỉnh tình yêu cho đến khi tình yêu muốn" *Bản dịch Cơ Đốc Giáo (CĐG): 1:7 Chớ kinh động, chớ
làm tỉnh thức ái tình ta
*Nhã Ca (Đàn Bà (ĐB) để chàng kinh hoàng nhận
ra tôi
*Bản dịch TCG: 2:11: Vì kìa: Đông đã
qua
*Bản dịch CĐG: 2:11 mùa đông đã qua,
*Bản của Nhã Ca (ĐB): Để những bông hoa của mùa xuân *Bản dịch TCG: 1:10 và cổ em, kiềng đeo * Bản dịch CĐG: 1:10 Cổ mình xinh với hột
trân châu
*Bản của Nhã Ca (ĐB): và từ biển trân châu cùng ngọc bích *Bãn dich TCG: 1:8 Nếu cô không biết, hỡi người đẹp nhất trong nữ giới *Bản dịch CĐG: 1:8 Hỡi người đẹp hơn hết trong các người nữ *Nhã Ca (ĐB): Chúng ta là những người nữ xinh đẹp Khi Nhã Ca lấy chữ của người khác (dù người này không có tên) chứ chưa nói tới việc lấy ý, đã là một việc làm không có mấy phần vẻ vang gì cho người tự nhận làm thơ, tức là làm việc sáng tạo. Nếu những bài thơ kiểu này mà được coi là ¼xuất chúng, là mới lạ, dám xuất hiện trên một tập thơ tự nhận là "Nhã Ca Mới" để đoạt giải thì đúng là hết sức coi thường độc giả (và vua Salomon), là cho rằng độc giả không biết đọc Kinh Thánh Tin Lành! Những bài thơ (bắt chước) còn lại của Nhã Ca trong tập thơ này không thể nào so sánh nổi với Nhã Ca của Salomon được hết. Hãy trích dẫn một đoạn Nhã Ca cũ: Vua Sa-lô-môn làm cho mình
một cái kiệu bằng gỗ Li-Ban
(Bản Kinh Thánh Cơ Đốc) Sở dĩ tôi dẫn bài thơ này, không phải để chê rằng Nhã Ca cố tình¼ăn cắp thơ dịch của người khác. Chuyện đó, nếu có, cũng không có gì quan trọng lắm đâu. Vì nếu chỉ xét trên mỗi một bài thơ này mà sổ toẹt cả những bài thơ khác của bà ta thì đúng là khe khắt quá. Có thể bà Nhã Ca không hiểu rằng người ta không thể lấy chữ lấy ý của người khác mà không ghi rõ xuất xứ hay để nguyên văn (ngay trong hay dưới bài thơ, trong ngoặc kép)! Nhưng sở dĩ tôi viết rất rõ về bài thơ này để dẫn tới điều tôi muốn viết ở đây: mỗi nhà văn sẽ phải chịu sự phán xét khắc nghiệt của độc giả. Một tập thơ có một bài thơ như vậy là đủ để người đọc đặt dấu hỏi về tác phong của tác giả và trong trường hợp này, cả những người cầm bút nào đã trao giải cho tập này. Khi chúng ta gào thét là tác phẩm của chúng ta không được sự chú ý của thế giới như nhà thơ Nguyên Sa đã làm thì phải tiên liệu là "Thế Giới" nghĩ sao về sự nghèo nàn của một tập thơ từng đoạt giải thưởng về thơ của chúng ta kiểu này? Còn tác phong của bà Nhã Ca với trận chiến như thế nào? Trong bài tựa "Viết Để Chịu Tội" cho cuốn "Giải Khăn Sô Cho Huế", hai năm sau cuộc tấn công bất ngờ Tết Mậu Thân của cộng sản vào miền Nam, nhà văn Nhã Ca đã viết nguyên văn như sau: -Có nhiều loạt súng đạn, nhiều loại tang tóc, đã nổ và đã tàn phá Huế. Công trình ấy không biết từ đâu, nhưng dù do đâu đi nữa, thì cái tôiä ác tàn phá một thành phố lịch sử là Huế, chính thế hệ chúng ta, thời đại chúng ta phải chịu trách nhiệm. Thế hệ chúng ta, cái thế hệ ưa dùng những danh từ phô trương đẹp đẽ nhất, không những chúng ta phải thắt một giải khăn sô cho Huế, cho quê hươngbị tàn phá , mà còn phải chịu tội với Huê, với quê hương nữa. Xin mời bạn, chúng ta cùng thắp đèn châm nhang, chịu tội với quê hương, với Huế" Tại sao bà Nhã Ca lại không biết từ đâu và dù do đâu? Từ, do đám lãnh đạo cộng sản đã đem quân vào tàn sát dân Huế và tàn phá thanøn phố lịch sử Huế chứ còn từ, do đâu nữa? Tại sao "chúng ta" phải chịu trách nhiệm cho hành động của cộng sản nhỉ? Cái tội ác tàn phá Huế, cái tội gây ra tang tóc này hóa ra theo lời nhà văn Nhã Ca thì "dù" cộng sản gây ra, chúng ta vẫn phải chịu trách nhiệm à? Cả cái tội tàn sát hơn ba ngàn dân Huế chẳng lẽ chúng ta cũng phải chịu trách nhiệm? Hãy đọc bài Huế Mậu Thân và Tôi" của cựu đại úy Nguyễn Thế Thiên, một người lính VNCH gốc Huế, đã cùng đồng đội đổ máu để cứu Huế: -[] Một loạt đạn nổ. Chết em. Đại úy. Tôi nhìn sững Dư. Tay trái ôm ngón tay út của bàn tay mặt đầy máu, ruột của Dư đổ ra lòng thòng. Dư ngã vật ra, chết tại chỗ: nguyên một họng AK thọc qua lỗ tường để sát bụng Dư và nhả đạn. Trung úy Sự trình tôi: thằng Hạnh chết, mình còn 67 người. Đại đội ra đi hơn 170, sau 24 ngày và sau bao nhiêu lần bổ sung quân số bây giò tôi còn lại 67. (NT Thiên, bđd, KBC số 8, ngày 19. 7.88) 170 binh sĩ ra đi chỉ còn 67. Chẳng lẽ 170 binh sĩ này, cả những người đã chết, đã bỏ lại vợ trẻ con thơ, phải "chịu trách nhiệm" về "tội ác tàn phá thành phố lịch sử là Huế"? Là một người bình thường-như nhà văn Nhã Ca- tôi tin rằng họ cũng có những mộng ước rất bình thường như đươcï sống, được chăm sóc con cái, được cuối tuần đi nghe Bạch Tuyết hay Hùng Cường ca cải lương. Không phải chỉ có các nhà văn như Nhã Ca mới có gia đình bố mẹ, mới biết đau đớn và ước mơ. Các chiến binh miền Nam, dù tình nguyện hay không, đã cầm súng và có lúc hy sinh bằng cái chết của họ để bảo vệ cái quyền được đau đớn và ước mơ này của mọi người dân miền Nam, trong đó có cả bà Nhã Ca. Bởi thế họ không thể "chịu tội" như bà Nhã Ca đã cả giọng đòi hỏi. Vì họ không ở trong cái "chúng ta" mà bà Nhã Ca đã nói đến. Lẽ ra có thắp đèn châm nhang cũng phải dành vài nén cho họ mới phải chứ. Dù chịu điều oan ức ấy, chúng ta vẫn là những người có bụng lân tài: "Giải Khăn Sô Cho Huế" đoạt giải ba Văn Học Nghệ Thuật. Chúng ta (miền Nam) vẫn trao giải cho nhà văn Nhã Ca và tuyệt đối tôn trọng quyền phát biểu về chính trị của bà. Ngay khi ấy, chúng ta có thể thông cảm với tác giả. Nhã Ca có thể vì tình cảm đau sót bi phẫn nhất thời mà¼hóa rồ, mà sai lầm, mà trách móc lung tung, mà lamø cái điều nhà văn Nhã Ca nhâän ra ở chính tác giả là "cái thế hệ ưa dùng những danh từ phô trương đẹp đẽ nhất" (bđd) dù phải nói lại rằng nói như thế là nói oan cho cả nước, cho cả cái thế hệ ấy vì không phải ai trong thế hệ này cũng hết sức đại ngôn như Nhã Ca: - chúng tôi đã nói với nhau nhiều nhất về thơ. Về việc phải làm lại thi ca, phải làm lại tất cả. Chúng tôi đọc thơ nhau, ngoài sự kiêu ngạo đến chóng mặt những kẻ khác về thiên tài mầu nhiệm của bạn bè mình thơ chúng tôi chính là thế hệ tôi, dân tộc tôi (Nhã Ca, 1.1964) What? Phải làm lại thi ca? Thi ca có gì mà phải làm lại, nhất là làm lại bằng những bài thơ¼rập khuôn bản dịch Kinh Thánh?! Làm lại thi ca đâu thì chưa thấy nhưng chắc chắn là không làm lại nổi thơ Nhã Ca của vua Salomon rồi! Phải làm lại tất cả? Hãy đọc một đoạn "văn" của Nhã Ca, đúng 24 năm sau người nữ này đòi làm laiï tất cả: -Bả đạp, nhe răng. Nhưng khi nó táp được cái vú của bả rồi thì rồi còn chụp cái đầu nó mà dí vô nữa kia [ ]ĐM nó chớ ĐM mày, Kiểm [ ] Mầy. Ai cha, ĐM mày Phểnh [ ] ĐM mày, Hơn Mày hơn rồi" (Việt Báo Kinh Tế, số 1426, ngày 1.3.1999) Xém tý nữa thì tôi tưởng là tôi đang đọc Hợp Lưu hay Tạp Chí Thơ (tôi đang khen đấy, không phải chê đâu: một lão niên nữ văn sĩ như Nhã Ca mà dùng nhiều các từ cấm kî này hơn đàn em thì quả là "mái dột từ trên dột xuống"!) Văn chương nhu thế thì làm lại cái gì? Did this woman ever read anything, except of course the Bible's translation? (Người nữ này có đọc gì khác, dĩ nhiên ngoài bản dịch Kinh Thánh Cơ Đốc?!) Whoa! Thiên tài màu nhiệm của bạn bè mình! Hình như bạn thơ của Nhã Ca không phải là thiên tài màu nhiệm Nguyễn Du? Nhỉ? Mà ai chóng mặt đây? Chắc chắn không phải Tô Thùy Yên hay Thanh Tâm Tuyền rồi! Vừa thôi! Give us a break! Nhưng như đã nói, tôi tin khi người ta còn trẻ, người ta dễ không nhìn thấy những trái núi sừng sững trước mặt. Mà có thấy, người ta cũng tưởng bở rằng với tuổi thanh xuân, với những lời bốc ngất trời xanh của những-con-tuơng-cận, ngưới ta có thể vuợt được, làm lại được bằng "thiên tài " (đại ngôn) làm chóng mặt bá tánh kiểu này. Khi người ta khôn lớn hơn, khi chữ đã viết hết, tằm đã nhả hết tơ, mới may ra hiểu được "lamø lại" bất cứ cái gì cũng đã khó, đừng nói đến "làm lại thi ca" là chỗ của những nhà thơ như Nguyễn Du, Phan Khôi¼Mới hiểu được thơ của mình có xứng đáng được gọi là thơ chưa, đừng nói đến tự xưng là đại diện cho cả nước, cho một thế hệ, một dân tộc, giời ạ. Nhận xét ấy, nêáu có, phải đến từ độc giả hay các nhà phê bình văn học , không bao giờ lại từ chính tác giả. Sự khiêm khượng và hiểu biết tối thiểu của một người có đọc sách không cho phép một tác giả có sự tự thẩm định quái gở như vậy. Tệ hại hơn nữa là viết ra, cho đăng cùng khắp, báo hại độc giả phải có lời bàn La Sát. Riêng trường hợp này, thơ Nhã Ca nhiều chỗ vẫn còn thuộc loại thơ của các Trưởng Ban Báo Chí, loại mà tôi gọi là lưu bút ngày xanh, thơ ái tình bửu giám thường thường bậc trung, không thể nào so sánh với các nhà thơ đại diện ít nhiều cho thế hệ, dân tộc lúc đó như Tô Thùy Yên, Viên Linh, Du Tử Le,â Thanh Tâm Tuyền, Nguyễn Đức Sơn¼Có bài thơ nào của Nhã Ca làm người đọc nhớ đến bây giờ? Không so được với người đồng thời làm sao đòi so với Đoàn Thị Điểm hay Hồ Xuân Hương? Chữ nghĩa của Đoàn Thị Điểm cách đây 200 năm đã có những sử dụng tuyệt vời của một người phụ nữ rất mạnh mẽ chứ không chỉ tráng lệ , óng chuốt: Trống tràng thành lung lay
bóng nguyệt
Là một trong những người cầm bút thoát khỏi Việt Nam sau 1975, Nhã Ca không có một tập thơ nào , bài thơ nào đại diện được cho ai, so sánh được với các tập thơ tiêu biểu của thời lưu xứ của giai đoạn lịch sử này như Đất Khách (Thanh Nam), Thủy Mộ Quan (Viên Linh), thơ Cao Tần (Cao Tần). Tôi nói ra đây không để phê bình bà Nhã Ca. Chỉ để cho thấy những sự tự đánh giá sai lầm của người viết rất dễ dẫn dến việc tưởng mình là cái rốn của vũ trị mà viết nhảm, mà coi thường máu xương gười khác. Nhưng nếu những người như Nhã Ca chỉ viết truyện kiếm tiền, đã không nói làm gì. Khốn khổ cho miền Nam là những người này sống nhờ độc giả miền Nam, hưởng trọn tự do và sự nâng đỡ của đồng nghiệp, của chính phủ miền Nam¼lại sử dụng tên tuổi mình để làm những việc ấm ớ tổn hại cho miền Nam. Trong quyển Hồi Ký một Người Mất Ngày Tháng" xuất bản tại ngoại quốc sau khi đã được nhiều cơ quan nhân quyền, trong đó có cả Van Bút VNHN và Quốc Tế và Thụy Điển tranh đấu để ra khỏi VN, bà Nhã Ca đã cho đăng lại một số bài báo về cuộc đời viết văn của bà ta, nghĩa là công nhận những điều trong các bài viết đó là đúng. Hãy xem quan điểm của nhà thơ Nhã Ca về chiến tranh Việt Nam 54-75 ra sao: - She writes in careful detail about the cultural degradation that South Vietnam suffered under the Americans, daughters turn into whores and rent-a-wives, whole families dedicating themselves to trafficking in stolen post-exchange goods, an artificial, competitive prosperity disrupting marriages, friendships and social relationships. She writes about the folly of the war. The Saigon Government has on occasion seized books of hers that tend, it says, "to sap the morale of our troops. "I cannot be a partisan of either side, says Mrs. Nha Ca, whose adopted pen name means "sweet song in Vietnamese, "and most Vietnamese are in the same situation, she says, "even though we re living in our own country. It's equally dangerous to be with this side or the other side." She and other South Vietnamese novelists,she says, are withholding novels from the censors that they know will not pass. "I believe that the Government cannot continue forever the control they are exercising, she says. "I do believe that these novels will see the light after the passing of this historical period. In addition to the "scissors of the Government, South Vietnamese novelists (and all South Vietnamese) are faced with brutal economic problems. The price of paper and printing is soaring. It' s harder to get books in print and harder to sell them. Mrs. Nha Ca and her husband, Tran Da Tu, himself a novelist are among the few South Vietnamese writers who manage to live off the sales of their books. They live in a large open house, surrounded by an ample L-shape garden, in Gia Dinh,a noisy, cluttered semi-suburb northwest of Saigon. They have five children. In "A White Turban for Hue a white urban is a sign of mourning she describes a scene on the An Cuu bridge, which was being guarded by American soldiers as the Communists were slowly, destructively being driven from the Citadel. A crowd of panicked refugees tried to cross the bridge. The GI's blocked them, firing their rifles into the air. Terrified, a small dog leaped and toppled into the river. The dog tried to swim to the bank, but the soldiers kept firing n front of it, preventing it from reaching safety. "In the novel," she says, "the condition of the people in Hue - and in Vietnam itself - is like the condition of that dog./b> (Saigon Writer Finds Everyone Guilty- James M. Markham, The New York Times, ngày 19.11.1973) (Bà ta viết rất chi tiết về sự suy đồi văn hóa mà miền Nam đã phải chịu dưới ảnh hưởng của người Mỹ, các cô con gái trong gia đình biến thanøh đĩ điếm và vợ bao ngắn hạn, cả gia đình dốc toàn lực vào việc mua bán bất hợp pháp những hàng hóa lậu ăn cắp từ các thương xá của các cơ quan Mỹ, một sự sung túc đầy vẻ giả hiệu làm hỗn loạn hôn nhân gia đình, tình thân và nhiều quan hệ xã hội. Bà ta viết về sự điên rồ của cuộc chiến. Chính phủ Sài Gòn thỉnh thoảng đã tịch thu những cuốn sách của bà mà họ cho rằng có khuynh hướng làm suy giảm tinh thâàn chiến đấu của binh sỹ."Tôi không thể là người nghiêng về (bất cứ ) bên nào" , bà Nhã Ca, người mà bút hiệu (lấy từ Kinh Thánh) có nghĩa là "bài ca ngọt ngào" nói thế ; "và đa số người Việt cũng cùng hoàn cảnh như tôi"; bà bày tỏ "dù rằng chúng tôi đang sống trên quê hương chúng tôi. Ở phía này hay phía kia đều nguy hiểm như nhau. {¼} Bà và các tiểu thuyết gia khác của miền Nam đang giữ lại những cuốn mà họ biết là sẽ không thóa sự kiểm duyệt. " Tôi tin là chính phủ sẽ không thể tiếp tục mãi mãi sự kiểm soát mà mà họ đang làm bây giờ.", bà nói "Tôi tin rằng những tác phẩm này sẽ được xuất hiện một khi giai đoạn lịch sử này đi qua. Cộng với "lưỡi kéo của chính phủ" các nhà tiểu thuyết gia miền Nam (và cả dân chúng miền Nam) đang phải đối diện với những vấn đề kinh tế ngặt nghèo. Giá giấy và giá in tăng vọt. In được sách càng khó mà bán càng khó hơn. Bà Nhã Ca và chồng bà, nhà văn Trần Dạ Từ là một trong số rất ít nhà văn sống được chỉ nhờ tiền bán tác phẩm cuả họ. Họ sống trong một căn nhà lớn khoảng khoát, bao vòng chung quanh bằng một ngôi vườn rộng rãi hình chữ L tại Gia Định, một khu bán ngoại ô ồn ào, nhốn nháo ở phía tây bắc Sàigòn Trong quyển "Giải Khăn Sô Cho Huế"- giải khăn sô là biểu tượng cho tang tóc- bà tả một cảnh ở trên cầu An Cựu lúc đang dược canh giữ bởi binh sĩ Hoa kỳ khi quân lính cộng sản bị đánh ra khỏi cung điện Huế một cách chậm chạp và tàn khốc. Một nhóm người chạy loạn hoảng hốt cố tìm cách qua cầu. Binh sĩ Mỹ chận họ lại, nổ súng chỉ thiên. Kinh hoảng, một con chó nhỏ nhẩy cuống lên và rơi tòm xuống sông. Con chó ấy cố bơi vào bờ nhưng đám lính cứ bắn chặn đầu nó khiến nó không thể bơi vào bờ an toàn được. "Trong truyện", bà ta nói, "Hoàn cảnh của người dân Huế -và cả dân tộc Việt Nam nữa- cũng giống như hoàn cảnh của con chó đó". (NTCúc dịch - Nhà Văn Saigòn Kết Luận Mọi Người Đều Có Lỗi.) Ở một đoạn khác, dịch một bài báo ngoại quốc khác, có đoạn như sau: -Thời lính Mỹ tràn ngập đường phố Sàigòn, bà đã có những cuốn tiểu thuyết được ngay cả báo chí Hà Nội xếp vào loại tiến bộ.Về phía chính quyền miền Nam thời đó, mặc dù từng được Giải Thuởng Văn Chương Quốc Gia, bà vẫn bị chính quyền Saigon đưa ra tòa nhiều lần vì các bài viết chống lại hoï. (trang 529, sđd) Được baó chí Hà Nội nghĩa là báo chí phục vụ cho chính phủ Hà Nội thời đó ca ngợi thì có gì vẻ vang mà phải trích ra đăng lại? Viết bất lợi cho miền Nam cái kiểu Hà Nội vẫn tuyên truyền với thế giới như miền Nam bị Mỹ lũng đoạn, bắn phá tàn hại, biến đàn bà con gái miền Nam thành đĩ điếm¼thì làm sao báo chí Hà Nội không khen là "tiến bộ" được! Tôi thực không hiểu tại sao mà bà Nhã Ca dám cho đăng lại là "thời lính Mỹ tràn ngập Saigòn" mà không biết ngượng: tôi ở Saigòn cả đời tôi, chưa bao giờ thấy có sự tràn ngập này cả. Trong khi bà Nhã Ca có thể an toàn ngồi trong một căn biệt thự viết về những "mỹ trắng mỹ đen", về sự "suy đồi của văn hóa" thì người lính miền Nam và Hoa kỳ đổ máu để giữ Huế, giữ miền Nam. Chưa kể là những điều đó còn không xác thực: bà Nhã Ca làm cho người đọc, nhất là người đọc ngoại quốc , tưởng lầm rằng cả xã hội miền Nam đều đồi trụy như bà ta đã nói với ký gia ûJames M. Markham. Nhưng ấn tượng ghê gớm nhất mà bà Nhã Ca dể lại trong lòng người đọc là miền Nam hoàn toàn không có chính nghĩa gì cả: lính Mỹ trắng, Mỹ đen tràn ngập Sàigòn gợi lại hình ảnh của những người xâm lược ngoại quốc trươcù đó, chính phủ miền Nam là một chính phủ kiểm duyệt một cách khắt khe và không bảo đảm được một đời sống âám no cho dân chúng, không khuyến khích được phần phát triển trí tuệ của một nước chính vì đã không bảo đảm được sự ấm no này. Trong khi đó, bà Nhã Ca tự vẽ chân dung mình như là một nhà văn trung chính, không sợ sự đàn áp đến từ cả hai phía¼Sự thật như thế nào? Chuyện bị tịch thu tác phẩm hay bị đưa ra tòa vì vi phạm những luật lệ báo chí thời bấy giờ là chuyện khá phổ thông. Nhưng bà Nhã Ca không phải là tác giả có những tác phẩm viết về tình hình chính trị hay có một quan điểm rõ ràng nào về cuộc chiến thời bấy giờ đủ để nhà cầm quyền miền Nam phải đặc biệt chú ý đến bà hay nhiều lần đưa bà ra tòa như bà đã nói huênh hoang trên tờ The New York Times. Nhừng nhà văn, ký giả hay có đụng chạm với lưỡi kéo kiểm duyệt hay Nha Thông Tin Báo Chí là cỡ Chu Tử và tờ Sóng Thần chẳng hạn. Toàn bộ tác phẩm Nhã Ca, ngoài vài cuốn như cuốn Giải Khăn Sô Cho Huế, Đêm Nghe Tiếng Đại Bác¼ toàn là những chuyện ái tình lẩm cẩm của những cô nữ sinh ở chỗ đêm buồn tỉnh lẻ hay cùng lắm về mức sống thấp của cả nước, ai hơi đâu mà kiểm duyệt hay đua ra tòa? Rồi những cuốn được coi là tố cáo cộng sản thì chỉ là những cuốn phần lớn liên quan đến Huế, đến cuộc thảm sát ở Huế ¼với giọng văn rất là ¼la bài hải, rất là rao hàng, rất là mọi phía đều có lỗi. Chứ có thấy viết về sự đổ vỡ ở những nơi khác đâu? Khi cho đăng lại những bài này sau nhiều năm đã trải qua kinh nghiệm đau đớn vói cộng sản, bà Nhã Ca cho chúng ta cái thí dụ vô cùng hùng hồn rằng cái nhãn hiệu nhà văn không bảo đảm được những hành động khác của họ. Nhất là về những chuyện như chính trị. Tại sao lại có thể ngồi ở miền Nam mà xưng xưng xỉa xỉa tuyên bố là "mọi phía đều có lỗi"? Miền Nam có lỗi gì khi phải ra trận để tự vệ? Ở trường hợp Nhã Ca, còn là sự nhục mạ những đoàn thể "miền Nam" đã tiếp tục tranh đấu cho hai vợ chồng bà khi họ bị bắt sau 1975. VBVNHN không phải là của "phía" miền Nam sao? Đầu tiên không có VBVNHN, VBQT làm sao biết đến bà Nhã Ca? Trong thời chiến, bà Nhã Ca an hưởng thái bình để viết sách kiếm sống, để tạo tên tuổi. Sau thời chiến, cũng vì là nhà văn, mọi người đổ vào tranh đấu cho gia đình bà trong khi bao nhiêu người cầm súng thiệt thòi của miền Nam rã xương, bỏ xác trong tù. Ai biết đến họ mà tranh đấu cho họ? Bà Nhã Ca đã để rất nhiều trang trong phần cuối của cuốn Hồi Ký này để quảng cáo về sự "bất khuất" cũng như những đầy ải mà hai vợ chồng phải gánh chịu vì-là-nhà-văn. Đã thế, tôi sẽ phân tích để xem những lời quảng cáo này có đúng không. Xét về phương diện thời gian bị tù, nhiều nhà văn như Thảo Trường, Tô Thùy Yên, Phan Nhật Nam, Thanh Tâm Tuyền¼ngồi tù cả 9, 10 năm. Riêng Thảo Trường, tới 17 năm. Còn nhà thơ Trần Dạ Từ thì đã "phải chịu đựng sự tù đầy suốt 12 năm nhưng không phải "chỉ thuần túy vì các sáng tác và tư tưởng" mà vì tự nhận là hoạt động cho cơ quan CIA: -tôi đi học tập cải tạo chung vói nhà thơ Trần Dạ Từ. Nhưng bỗng một hôm anh Từ bảo tôi biết gì về CIA nói hết cho anh nghe. Tôi cố nhớ laiï những gì tôi đã đọc và lần lượt nói cho anh nghe từ OSS đến cơ cấu tổ chức, điều hành, những thành công và thất bại của tổ chức trung ương tình báo mà Cách mạng rất thích gán chúng tôi vào một cách bệnh hoạn. "Nếu anh không CIA thì ít nhất cũng là CIB! Anh em chúng tôi đang rù rì nói chuyện với nhau thì anh Trần Ngọc Hùng, trưởng phòng, lại gần hỏi anh Từ:Oâng hỏi anh Hiệu về CIA để làm gì vậy?. Chúng tôi muốn phá lên cười, như mếu, khi nghe nhà thơ của chúng tôi trả lời một cách rất hợp tình hợp lý, đại ý vì anh bị quay quắt tơi bời mấy tháng nay, bị ép phải nhận là CIA nên anh cần phải biết về tổ chức này để lời nhận tội có vẻ xác thực, chấp nhận được vì có cơ sở. Tôi chắc bây giờ anh Trần Dạ Từ không nhớ chuyện này, không muốn nhớ tới chuyện này và có thể ngầy ngà tôi sao lại gợi ra. Nhưng đó là sự thực, đó là một phần cơn ác mộng mà chúng ta đã cùng trải qua. (Nguyễn Hữu Hiệu, Khởi Hành bộ mới, số 15, trang 18, chủ nhiệm & chủbút Viên Linh,tháng 1, 1998, Hoa Kỳ). Giở lại phần hồi ký, trang 41 còn có đoạn như sau: -Ông Võ Thành Minh bảo :
Đi, đi với tau. Tau đã tuyệt thực, thổi tiêu ở Geneve chống
chia đôi đất nước. Hồ Chí Minh biết tau. Minh nớ phải
nể Minh ni chớ. Đi. Mình lên cầu An Cựu ngồi tuyệt thực.
Không
cho chúng bắn nhau, hí.
Những nhầm lẫn hết sức tàn tệ này của Nhã Ca về mặt chính trị sở dĩ quần chúng ít nhìn thấy (hay không nhìn thấy) vì sự kính trọng dành cho các người viết miền Nam bị đầy ải sau 75, mà nhất là vì những tin tức hay phê bình không chính xác của chính những người được coi là sâu sắc của chúng ta. Chính Mai Thảo là người cho đăng lại bài tựa "Giải Khăn Sô Cho Huế" mà tôi đã dâãn, trên tờ Văn phát hành ở Hoa Kỳ với lời khen ngợi! Thế là thế nào? Rồi chẳng hạn như trong cuốn Văn Học Miền Nam Tôång Quan viết sau 1975 mà tôi đã nhắc, không hề thấy cụ Võ Phiến nhắc gì đến những lời tuyên bố nẩy lửa của bà Nhã Ca về cái "có lỗi" của cả hai phía", về tình trạng nước Việt như một con chó bị bắn chận đầu bởi lính Mỹ trắng, Mỹ đen, về bài tựa cuốn Giải Khăn Sô Cho Huế mà tôi đã dẫn. Cụ Võ Phiến chỉ viết như sau: -Nhã Ca thuở mới làm thơ viết văn là một cô gái hiền lành không từng có lời nào đề cập đến chính trị chính triếc gì cả, sang giai đoạn sau 1963 bà dần dần mỗi lúc một lớn tiếng tố cáo cọng sản (Đêm Nghe Tiếng Đại Bác, Tình Ca cho Huế Đổ Nát, Giải Khăn Sô Cho Huế. (trang 213, 214, sđd) Cái nhận xét mà Võ Phiến thấy ở Nhã Ca là "hiền lành" trong những năm đầu không hẳn là dính dáng gì đến phản ứng chính trị mà Võ Phiến buộc vào với thời kỳ sau 1963. Tôi e sự "hiền lành" (không dần dần mỗi lúc một lớn tiếng đại ngôn là vì Nhã Ca mới làm thơ viết văn, mới chân ướt chân ráo vào Sàigòn. Từ một nơi xa xôi tới chốn Tràng An, thấy Tràng An đầy ¼mỹ nhân, đầy các bậc¼học giả thì làm sao dám phát ngôn lung tung được. Chỉ tới sau này, khi đã bắt đầu có tý tên tuổi, khi được bốc lên là nhà thơ, nhà văn các thứ linh tinh¼ bạn ta mới mỗi lúc một lớn tiếng được. Cùng là nhà văn, hẳn Võ Phiến và Nhã Ca PHẢI hiểu được cái ý tưởng mà nhà văn Nhã Ca muốn ám chỉ trong đoạn văn trên: một bên là Dân Lành Vô Tội, một bên là LÍNH MYÍ bắn chận đầu họ. Khi cụ Võ Phiến xếp Nhã Ca cùng hàng với những người "không ngớt chỉ trích chính quyền và xã hội miền Nam rất mạnh mẽ như Lê Tất Điều, Phan Nhật Nam (trang 215, sđd), cụ Võ không báo cho họ biết là so với Nhã Ca, những người như Lê Tất Điều, Phan Nhật Nam ¼không hề chối bỏ sự hy sinh của binh sĩ và người dân miền Nam, không hề nhầm lẫn về căn cớ đã gây ra thảm trạng điêu linh cho miền Nam, không hề tuyên bố những câu nhảm nhí như không biết tội ác tàn phá Huế là do đâu, từ đâu, không hề "đứng giữa" không thuộc bên nào¼như Nhã Ca . Trong cuốn "Ngưng Bắn Ngày Thứ 492" , nhà văn Lê Tất Điều có viết như sau: -Suốt mấy chục năm chiến tranh, thế giới tự do níu kéo, dọa dẫm miền Nam Việt Nam, đòi miền Nam phải lâm chiến một cách nhân đạo, phải tìm cho được hòa bình. Rút cục chiến thắng lọt vào tay những kẻ không run tay khi bóp cò súng dù biết cuối tầm đạn đầy đàn bà và trẻ thơ¼(trang 75, sđd). Cuốn này, như tác giả ghi ở cuối sách, viết xong ngày 17-4-1975, tại Sài gòn. Sau khi sang đây, ông LTĐiều cũng không viết "hồi ký" tô son điểm phấn cho sự "chống cộng" của ông mà "dấn thân" vào những cuốn sách khác, bày tỏ sự oan khuất và chính nghĩa của miền Nam. Ông Phan Nhật Nam, sau nhiều năm ngồi tù, nhất định không hàng, không nhận bất cứ tội giả tưởng nào mà "quản giáo" gán cho ông. Rồi khi được tự do, cũng lập tức viết về cùng chủ đề như ông Điều, nhất là về những nguời lính từng là bạn ông, từng bỏ thây chiến địa, ba thước kaki tan vào ba thước đất, để bảo vệ tự do cho miền Nam. Chứ họ không hề viết "hồi ký" ca ngợi sự can đảm, sự "thấy mọi phía đều có lỗi"(sic!) như bà Nhã Ca. Bởi thế , tôi cho là phải xét lại trường hợp "dấn thân", "tố cáo cộng sản" mà nhà văn Võ Phiến đã viết về Nhã Ca, phải xét lại việc xếp chung Nhã Ca với những nhà văn trưởng thành hơn như Lê Tất Điều, Phan Nhật Nam¼ở phương diện này. Những tác phẩm gọi là tố cộng của Nhã Ca chỉ ghi lại sự thật đã xẩy ra tại Huế (là dân Huế bị tàn sát¼) vì tác giả Nhã Ca không thể viết khác được. Nhưng khi nhắc tới thái độ của nhà văn - nhất là khi thái độ ấy góp vào phần tàn hại người khác, bôi bẩn sự hy sinh của họ, gia đình họ- thì không thể bỏ qua bài tựa rất ngớ ngẩn đổ tội chung cho cả hai phía quốc gia cộng sản, không thể không xét tới bài phỏng vấn trên tờ The New York Times mà bà Nhã Ca cho đăng lại, đầy những chi tiết phóng đại, y hệt như những lời tuyên truyền của cộng sản dùng để gây hiểu lầm về miền Nam, không thể không nhắc tới phần tài liệu mà bà Nhã Ca cho in vào phần cuối của cuốn"hồi ký" in tại ngoài nước mà trong đó bà vẫn duy trì những sự phát biểu vô cùng bạc bẽo với những người lính miền Nam. Vì trong bao nhiêu anh em viết văn ngồi đây, có bao nhiêu phần trăm có "con gái đi làm đĩ điếm khi có lính Mỹ sang, có bao nhiêu phần trăm cả gia đình đổ vào bán hàng lậu của PX, có bao nhiêu phần trăm vợ chồng bỏ nhau" vì sự hiện diện của người Mỹ tại miền Nam? Sao bà Nhã Ca không nói đến cái lý do căn bản là nếu Cộng Sản không đánh miền Nam, đã không bao giờ có chuyện quân đội Mỹ phải tới Miền Nam? Đã không bao giờ có chuyện bắn giết ở Huế để cả nước phải thắp đèn châm nhang chịu tội, giời ạ! Rồi tới chính sách kiểm duyệt ở miền Nam! Tôi không tin là một người có học qua trung học ở VN mà không biết đến những vụ như Nhân Văn, Giai Phẩm ở miền Bắc để mà cân nhắc? Chữ "dấn thân" mà nhà văn Võ Phiến dùng cho bà Nhã Ca ("dấn thân lên án cộng sản¼"(trg. 109, sđd) hoàn toàn không chính xác. Ngồi lù lù ở một biệt thự tại Gia Định, di chuyển bằng xe hơi tại Saigòn, tại một nơi an toàn, để viết những lời vô ý thức coi thường máu xương người khác, tiếp tay cho cộng sản bằng những câu tuyên bố ấu trĩ, ích kỷ có hại cho chính nghĩa của miền Nam¼như Nhã Ca đã làm thì sao gọi là "dấn thân, tố cáo cộng sản" được? Hay là vì mệnh danh là nhà văn nên lúc nào chúng ta cũng có thể dở những thói trịch thượng, sai lầm kiểu đó mà¼dân ngu khu đen "chúng nó" sợ, "chúng nó" không dám xách ra phê bình à?! Sau khi đã nói về tác phong văn chương, tác phong chính trị, nay cũng bàn qua về tác phong đạo đức của bà Nhã Ca. Tại sao chỉ trích miền Nam thậm tệ mà khi được trao giải, bà Nhã Ca (và ông Trần Dạ Từ) vẫn tới nhận giải và tiền giải thưởng? Sao không làm như Nguyễn Hiến Lê, là từ chối thẳng? Chính vì chịu nhận giải thưởng đó mà bà Nhã Ca vô tình "minh oan" cho chính phủ miền Nam :một tác phẩm có một bài tựa, có đoạn viết nhắm vu khống sự có mặt của binh sĩ Mỹ và miền Nam tại Huế vẫn được phủ Quốc Vụ Khanh, Việt Nam Cộng Hòa trao giải. Bà Nhã Ca không hề bị kiểm duyệt, không hề bị ¼đưa ra tòa vì viết những bài chống lại chính phủ miền Nam như bà ta đã kêu oán. Sau khi cho in lại, viết lại những câu, bài nhảm nhí đã dẫn, cả nhà thơ Nhã Ca lẫn nhà thơ Trần Dạ Từ đã làm được gì từ khi họ sang phần đất tự do? Riêng nhà thơ Trần Dạ Từ, người nhận bổng lộc trực tiếp của miền Nam khi ông từng có mặt trong phái đoàn của Văn Bút Việt Nam trước 1975 đi tham dự những buổi họp Đại Hội của Văn Bút quốc tế, được anh em sang đây tiếp tục tranh đấu, ông làm gì cho anh em còn ở lại, cho quyền tự do tư tưởng, phát biểu của dân VN? Nếu bà Nhã Ca đã phát biểu rằng "bà không thể đứng" về phía nào, miền Nam hay miền Bắc thì bà giải nghĩ a ra sao về việc hai vợ chồng bà đều là hội viên của Văn Bút trước 1975; về việc chồng bà, ông Trần Dạ Từ, đại diện cho tổ chức này tham dự buôåi họp của Đại Hội Văn Bút quốc tế? Trước khi bà Nhã Ca và ông Trần Dạ Từ bào chữa rằng Văn Bút là hội nhà văn mà hội nhà văn thì có quyền "đứng ngoài" chính trị, tôi xin báo cho hai bạn ta biết rằng Văn Bút không phải chỉ là một hội của những nhà văn, mà là hội của những nhà văn chống lại sự đàn áp tự do tư tưởng và phát biểu (phần lớn gây ra bởi những chính phủ độc tài hay không thi hành đúng tinh thần dân chủ) Như vậy nghĩa là bà Nhã Ca và ông Trần Dạ Từ chống lại chế độ cộng sản miền Bắc (chế độ đã đàn áp những quyền đó.) Hóa ra bạn ta Nhã Ca nói láo với tờ The New York Times chăng! Nhưng đáng lẽ không nên toan tính nói láo luôn cả độc giả Việt Nam và nhất là hội viên Văn Bút (VNHN) như tôi, bằng cách cho đăng laiï những bài báo (thổ tả) này! Tôi không hề thấy tờ Việt Báo Kinh Tế của hai người này nhắc nhở gì đến Văn Bút VNHN khi tổ chức này cần sự "dấn thân" của hội viên cũ hay mới. Tôi không hề thấy họ tham dự bất cứ chương trình, phong trào nào để giúp đỡ anh em, đồng bào như các nhà văn Lê Tất Điều, Hà Thúc Sinh, Phan Lạc Tiếp, Trang Châu (bác sĩ Trang Châu theo tàu vớt dân Việt) đã làm... Nếu họ đã không từng chỉ trích miền Nam một cách vô trách nhiệm rồi còn in lại, coi như đó là một điều vẻ vang tôi sẽ không cần nhắc đến. Lẽ ra, tôi cũng không muốn nhắc đến: ấy là cái nợ đồng lần, có phải nợ riêng tôi đâu mà tôi phải đòi? Nhưng tôi tin là phải viết ra sự thực, vì sự thực có phũ phàng cũng chỉ phũ phàng với thiểu số nhầm lẫn chứ vẫn cần thiết cho mọi người còn lại. Tôi xin chép lại chính lời nhà thơ Trần Dạ Từ để toàn dân tiếp tục suy ngẫm về tác phong của người cầm bút khi so sánh văn chương, sự phát biểu của họ với có -hay không có- nỗ lực làm đúng những lời hoa mỹ, đao to búa lớn do chính họ viết ra: -"Từ phút này, xin cho phép chúng tôi được nối gót quý vị, góp phần nhỏ bé của mình vào nỗ lực chung, vì tự do, cái đẹp, lẽ phải, và sự thăng tiến bắt buộc phải có của phẩm giá con người". (sđd, trang 545) Cái sự "góp phần" ấy dù "nhỏ bé" đến đâu cũng phải là những hành động mà người ta có thể kiểm chứng được chứ không phải là những lời nói suông chỉ cốt ý cho in thành sách, giời ạ! [Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7] |
|