Để theo dõi tin tức bình luận sinh hoạt nữ trí và văn học,
văn học và đại chúng, mời đọc:

NGƯỜI MỚI

Diễn Đàn Văn Học và Phụ Nữ - Nguyễn Tà Cúc chủ trương.

Nhà Văn Như Người Hướng Dẫn Dư Luận
Nguyễn Tà Cúc
[Phần 4]

III- Nhà Văn Nguyễn Xuân Hoàng, Chủ Nhiệm Báo Văn.

Một trong những tạp chí văn học rực rỡ nhất của miền Nam là tờ Văn. Tờ Văn -mà ông NX Hoàng là chủ báo- sở dĩ có tên này vì Mai Thảo (người dựng tờ Văn ở Hoa Kỳ) từng là người thay Trần Phong Giao ( người uốn nắn tờ báo Văn) ở VN. Nhà văn NX Hoàng phụ tá nhà văn Mai Thảo thời kỳ trên dưới 1 năm, từ 1974. Nếu nóí đến báo Văn thì hai tên tuổi dính liền với nó phải là chủ nhiệm Nguyễn Đình Vượng và Trần Phong Giao "người đích thực trông coi đường lối" của tờ báo (Võ Phiến, trang 197, sđd). Tờ Văn (Việt Nam) phát hành được hơn 10 năm, từ 1.64 đến 4.75. Mai Thảo lập tờ Văn từ năm 1982 tới đầu năm 1996 được 159 số. Vì lý do sức khỏe, ông cho đình bản tờ Văn. Biết trước sẽ không sống lâu hơn, ông giao tờ Văn lại cho nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng từ tháng 8, 1996. So với những tạp chí văn học cùng thời mới lưu vong thì tờ Văn chỉ thua tờ Thời Tập (chủ nhiệm Viên Linh) về bài vở trình bày, thua tờ Văn Học Nghệ Thuật (của Võ Phiến và Lê Tất Điều) về hùng khí.. Nhưng chỉ có tờ Văn là đi xa hơn hết. Có hai lý do: Mai Thảo không vướng gánh nặng thê nhi và bảng hiệu Văn đã có sự tin cậy của ngươiø đọc từ VN rồi. Ngoài cái khuyết điểm thấy đầy dẫy trên Sổ Tay là Mai Thảo dùng nó như một chỗ để khen ngợi những người bạn của ông một cách rất đề huề hay"khai báo về những cuộc chu du tứ xứ của ông với những chi tiết "biết rồi, khổ lắm, nói mãi" cũng về những người bạn của ông (như nhà văn Đỗ Vẫn Trọn vừa thay xe mới -Độc giả hỏi lại Đỗ Vẫn Trỻn là ai dzậy?- vv và vv) thì ông làm được một việc rất đáng ghi lại: là làm cho người đọc không thể quên các nhà văn còn bị đàn áp tại Việt Nam. Oâng cho đăng bài của họ gửi ra. Hiếm có tháng tư nào mà ông không hết "kỷ niệm" lại "nhắc nhở". Cái kiểu vũ nữ- và mệnh phụ- và phu nhân- và rượu vang (mượn chữ "và" cơm của Du Tử Lê) biến mất. Thay vào đó là tấm lòng son sắt với anh em và văn chương miền Nam mà ông đã từng đóng góp rất lớn. 

Nhưng khi qua tay nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng, bộ mặt tờ Vănê ra sao? Người đọc có cảm tưởng rằng ông họ Nguyễn cũng không muốn độc giả quên. Có điều cái khoản "không đuợc quên" này có lợi cho ông, chứ không cho ai sất. Oâng không để lỡ cơ hội nào mà không nhắc đến tờ Văn- và -chúng tôi. Trên thực tế, nếu so sánh với Trần Phong Giao và quá khứ mười năm của tờ này ở VN thì có thể nói là ông chưa có để lại điều gì đặc biệt cả. Trước và cả sau 1975, Nguyễn Xuân Hoàng chưa có tác phẩm nào đáng kể, gia dĩ có thể xem là gây chấn động hay tỏ rõ có tài văn, thơ như TTYên, TT Tuyền, LT Điều, Viên Linh"Oâng cũng không có những tác phẩm đặc biệt đánh dấu một thời kỳ của xã hội hay văn học (như Đại Hocï Máu của Hà Thúc Sinh") So với những tác giả "lập nghiệp" ở ngoại quốc, ông cũng không có cái thâm trầm mà nhọn hoắt của Hà Thúc Sinh, cái chi tiết của Nguyễn Mộng Giác, cái hừng hừng của Hoàng Khởi Phong" 

Nhưng nhà văn Mai Thảo qua đời và ông nghiễm nhiên trở nên một chủ báo, à quên, chủ- nhiệm của một tạp-chí-văn-học. Nhưng việc ông họ Nguyễn có làm chủ nhiệm một tờ báo hay không, không phải là cái ý chính ở đây. Tôi phải nói rõ trước khi có bạn ta nhủ thầm: cái cô này lại đi lạc nữa rồi. Khi tôi quẹo vào ngõ Văn, tôi muốn xem bạn ta Nguyễn Xuân Hoàng, người mà "cả một phần đời mình đã dính vào tờ Văn" ( Sổ Tay, số 4, tháng 4.97) làm ăn ra sao. Mặc dù tôi vẫn tự hỏi là theo tiểu sử thì ông Hòang hẳn phải gần sáu mươi. "Sáu mươi năm cuộc đời" mà chỉ có một năm với tờ Văn đã là "một phần đời " thì hẳn "59 năm (phần) kia không có gì đáng nhớ!? 

Trước hết, ông Hoàng là một nhà văn miền Nam, từng lớn lên và viết văn (giời ạ) trong khoảng miền Nam bị những người cộng sản lấy miền Bắc làm bàn đạp để tấn công. Oâng thoatù đi sau này, sau khi cả nước chỉ có một cái cờ đỏ. Không ai đoiø hỏi ông Hoàng phải có cùng triệt để một đường lối như nhà văn Trần Phong Giao hay Mai Thảo nhưng khi ông cố tình nhắc nhở mối liên hệ giữa báo Văn cũ của những người này và báo Văn của ông, người đọc bắt buộc phải có những so sánh, phán đoán tương tự trên khía cạnh đó. Vì nếu tờ Văn bây giờ không (cố tình) xây dựng trên tờ Văn cũ, trên nỗ lực của Trần Phong Giao, của tên tuổi những tác giả của miền Nam như Vũ Hoàng Chương, Vũ Băèng, Bùi Khánh Đản, Đông Hồ, Nguyễn Mạnh Côn, Quách Tấn, Lãng Nhân, Võ Hồng, Trần Thiện Đạo, Dương Nghiễm Mậu, Túy Hồng, " thì sẽ không có gì để nói. 

Tôi sẽ bỏ qua những viêc nhỏ nhặt như ông chủ nhiệm vẫn dùng Sổ Tay như một quảng cáo cho các hành động thương mại của mình như viết tràng giang đại hải về những video mà ông làm MC, về những băng nhạc mà ông làm chung với ca sĩ Thùy Dương"Tôi sẽ chỉ chú trọng đến những bài viết về văn học có liên quan đến tình hình chính trị. 

Cách đây đúng mười năm, trên tờ Văn Học số 38, tháng 3, năm 1989, ba nhà văn miền Nam, trong đó có ông NXHoàng, lên tiếng về một "khuyết điểm thiếu cảnh giác về chính trị" (trang 197, bđd). Hai người kia là Nguyễn Mộng Giác và Nhật Tiến. Tất cả viết để phản ứng về một bài báo nhan đề "Gặp Gỡ ở Mỹ" của nhà văn Ngụy Ngữ, sau chuyến du hành sang Mỹ từ VN, đăng trên tờ Đoàn Kết, 1.1989. Bài của Nguyễn Mộng Giác dài nhất, cũng tình cảm nhất nhưng cũng trách móc nặng nề nhất. Nhật Tiến thì lo cảnh giác về "trái bom" mà ông tin Ngụy Ngữ gài lại để gây chia rẽ giữa anh em cầm bút ngoài nước. Riêng bài Nguyễn Xuân Hoàng thì rất mạnh mẽ ở chỗ nghi ngờ sự "đổi mới" ở Việt Nam. Trong phần mình, NXHoàng nêu đích danh Nguyễn Huy Thiệp: 

-Trong thời gian gần đây,những người cầm bút hải ngoại có để tâm theo dõi một số bài viết trong nước được sáng tác trong tình hình gọi là "đổi mới", bất ngờ được đọc truyện và ký của một số tác giả như Nguyễn Huy Thiệp, Phùng Gia Lộc, Thái Bá Tân"Có thể nói đó là những người cầm bút can đảm trong một xã hội chuyên chính. Tuy nhiên, người đọc tinh mắt tự hỏi tại sao các sáng tác ấy được phép có mặt trên "báo chí" ở trong nước , vốn là cơ quan truyền thông do nhà nước cai quản, và kiểm soát. Huốngchi các "sáng tác" ấy còn được "tuôn" ra ngoài nước nữa".Tôi nghĩ nếu văn chương Hà Nội trước kia, suốt ba mươi năm chiến tranh là một nền "văn chương phải đạo" "thì giờ đây có thể đặt cho nó một cái tên gọi mới:"nền văn-chương-được-phép""Dù sao phải nói rằng không phaiû tự nhiên mà Tờ Văn Nghệ Hà nội lại dám đăng một truyện với nội dung "đầy những lỗi trường thi" củaNguyễn Huy Thiệp nếu không "được phép"? Cũng không phải tự nhiên mà một người như Ngụy Ngữ".lại được đi Mỹ", nếu Ngụy Ngữ không "được phép ?" 

(Văn Học, bđd).

Nhưng mới đây, nhiều lần ông Hoàng nhắc đến NH Thiệp với giọng văn khác: âu yếm, ngưỡng mộ hơn nhiều. Không thấy ông nhắc đến "phải đạo, được phép" gì nữa. Trong vòng hai năm, từ tháng ba.97 đến tháng ba.99, ông nhắc đến Nguyễn Huy Thiệp ít nhất là 5 lần trong các số: số 2 ( nửa trang), số 3 (một trang), số 8 (gần một trang), số 23 (một trang), số 27 (gần nửa trang). Tôi viết "ít nhất" là vì tôi không có đầy đủ báo Văn, có thể có thêm mà tôi không biết chăng. Ơ hay, tại sao tôi phải "đo từng mặt chữ , đếm từng nửa trang như " thế này? Yên chí, Nguyễn Tà Cúc chưa đến nỗi lẩm cẩm một cách vớ vẩn như vậy. Tại sao ông Hoàng bỗng dưng ân cần với nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, một người ông từng miệt thị là thuộc về một nền văn chương được phép cách đây mười năm? Tình hình Việt Nam có thay đổi đủ để nền văn chương ấy hết phải đạo chưa, có hoàn toàn tự do chưa, có để người cầm bút được phép đi lại, phát biểu và viết như ý họ muốn không, đủ để ông Hoàng thay đổi ý kiến? Câu trả lời: vẫn còn phải đạo, vẫn chưa có hoàn toàn tự do.

Câu trả lời rất rõ này đến từ chính nhà văn Nguyễn Huy Thiệp qua một cuộc hội thảo tại phòng hội của Trung Tâm Nghiên cứu Nam và Đông Nam Á Châu của trường Đại Học Berkeley, do Bùi Văn Phú ghi lại, đăng trên tờ Văn số 23, tháng 11.98. Tôi chỉ dẫn chứng một số câu hỏi và trả lời thật đơn giản: 

-H: Khuyên đọc những ai để hiểu hơn về văn học Việt Nam?

-NHT: Trước hếtphải đọc những tác phẩm của tôi. Trong nước có Phạm Thị Hoài, Phan Thị Vàng Anh, ở hải ngoại có Lê Minh Hà(châu Aâu), Trần Vũ (Pháp), Nguyễn Mộng Giác, Nguyễn xuân Hoàng (Mỹ), Các bạn nên đọc thơ Việt Nam.

-H: anh qua đây với tính cách cá nhân hay do chính phủ Việt Nam đưa đi

-NHT: Cá nhân chứ

-H: Khoảng mười năm trước đây Tạp Chí Cộng Sản có viết về những tra tấn trong các nhà tù ở Việt Nam. So với bây giờ tình trạng có cải tiến hơn không?

-NHT: Tôi rất sợ nhà tù. Ở đâu cũng có trật tự của nó. Chuyện trong tù không phải thị hiếu của tôi.

-H: Anh viết văn, Dương Thu Hương cũng là người viết văn, thế sao bà ấy bị theo dõi, rắc rối. Giữa anh và Dương Thu Hương cóù gì khác biệt?

-NHT: Dương Thu Hương là người can đảm hơn tôi. Bà ấy có tham vọng chính trị. Tôi không can đảm bằng bà âáy nhưng có thể tôi khôn hơn bà ấy.

-H: Ông có được tự do sáng tác không?

-NHT: Lúc trước có khó khăn. Mấy năm trước công an đã vào nhà tịch thu một số bản thảo"

Đâu cần phải "tinh mắt " gì mà không thấy đa số những câu trả lời này đều "nửa chừng xuân", đều "phải đạo" cả! Nhất là câu"tôi khôn hơn", làm nhớ lại câu nói tương truyền là của Nguyễn Tuân "Tôi nhờ biết sợ mà sống đến bây giờ" . 

NH Thiệp sang Mỹ hai lần không do chính phủ Việt Nam "gửi đi" nhưng ai mà không biết rằng họ "cho phép" NH Thiệp đi? Vì có nhiều người còn không được họ cho đi tự do, dù ở trong nước, như lòi tố cáo của Thượng Tọa Tuệ Sỹ mới đây? Nhưng đáng chú ý là "lời khuyên" của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp về việc nên đọc ai của văn học Việt Nam. Những người mà ông Thiệp đề nghị đều là những nhà văn xuất xứ từ miền Bắc hay sau khi không còn Nam hay Bắc ( NH Thiệp, Phạm Thị Hoài, Vàng Anh, Lê Minh Hà). Còn Trần Vũ là một ông mới cầm bút viết sau này, rất thần phục các nhà văn trong nước đến nỗi khúm núm , toát (mồ hôi) ra những câu bất hủ như sau: ""Sợ, phục, mê Nguyễn Huy Thiệp là";"Cả một làn sóng văn thơ ồ ạt của Việt Nam liên tiếp nhận chìm những sáng tác tẻ nguội ở hải ngoại,,,; Chính trình độ và tư duy cao đó làm người viết ở hải ngoại chùn tay";sức tàn phá của văn chương quốc nội lên ngòi bút của những người ngoài nước"" Tôi không hiểu ông"trẻ Trần Vũ viết lách rồi đi đến đâu nhưng cái lối "suy bụng ta ra bụng mình" này chắc chắn còn làm ông"trẻ lâu, lâu lắm, cái kiểu "ngựa non háu đá" ấy mà! Còn Phạm Thị Hoài thì đã được một người ngay trong nước là Đỗ Minh Tuấn đem lên nhật trình bằng một bài viết tựa đề " Nàng dâu phương Tây thèm mất gốc " đăng trên tờ Văn Nghệ (trong nước)ä, số 51, 1997. Mới đây, trong một cuộc tranh luận, Đỗ Minh Tuấn nói lên suy nghĩ của nhiều người đọc rằng "văn chương Phạm Thị Hoàidùthể hiện rõ nỗ lực mô phỏng giọng văn Kafka, nhưng tư tưởng và thái độ thì hoàn toàn ngược lại"" và " Phạm Thị Hoài cũng bộc lộ một khẩu khí đầy màu sắc Sex""

(Trả Lời Bài Trận Con Cóc, Đỗ Minh Tuấn, Văn học số 144, tháng 4.1988, trang 136 và 134, Hoa Kỳ). Làm nhà văn mà bị chê là "mô phỏng " thất bại một nhà văn khác thì phiền rồi. Riêng tôi, phải nói là tôi rất ngại đọc văn Phạm Thị Hoài vì cái khẩu khí tự do về sex mà ông Đỗ Minh Tuấn đã nói đến. Không có gì rùng rợn bằng lâu lâu lại bị phục kích bằng những chữ "tả chân" cái phái tính của mọi người. Nói được đã ghê, mà viết ra thì quả là chịu! Mà tôi còn có cảm tưởng là mỗi khi bà Hoài viết đến cái chữ đó thì bà có vẻ hài lòng lắm, ra cái điều " sau lưng bà còn có"Nguyễn Huy Thiệp đấy nhớ. Liệu mà chê đi"! Tôi thấy các anh các chị mới lớn, đọc văn chương ngoại quốc, thấy họ nói tục, cũng bắt chước viết tục theo, ra cái vẻ văn mình tiền tiến lắm, chê các anh các chị đã già hơn rằng họ không biết thế là "mới". Mới cái gì? Cách đây gần 200 năm, Nguyễn Công Trứ đã có bài thơ, mở đầu rằng: 

Đù mẹ nhân tình đã biết rồi
Lạt như nước ốc, bạc như vôi
(Thế Tình Bạc Bẽo) 

Rồi Cao Bá Quát cũng "đù cha kiếp, bỏ mẹ đời". (Vì đây là thơ của thánh hiền, tôi phải chép lại rõ ràng, không thể vừa che mắt vừa đánh máy loạn xạ như khi đánh máy văn chương qu&n l%t của các bạn ta cỡ Trần Mộng Tú và NTHoàng Băéc trong bài trước). 

Nhưng ly kỳ nhất là ông Thiệp lại không khuyên độc giả nên đọc Dương Thu Hương. Đây là nhà văn đứng đầu trong việc "rầy rà" với chính phủ cộng sản. Oâng còn "bắn tin" rằng sở dĩ DT Hương gặp khó khăn vì bà ta có "tham vọng chính trị". Nhưng chính DT Hương trong bài trả lời phỏng vấn của tạp chí Les Raisons de Lires (Pháp) đăng trên tờ Hợp Lưu số 31, tháng 10-11 năm 1996, có nói rõ rằng bà không có "khát vọng quyền lực": "Với tôi, hạnh phúc tột cùng là được ngủ đến chín giờ sáng rồi đủng đỉnh uống một cốc cà phê"Tôi hoàn toàn không có đức tính vĩ đại và nỗi khổ siêu tuyệt của các chính trị gia..". 

Tại sao NH Thiệp lại cố bào chữa cho sự "tự do"xuất ngoại" của mình bằng cách nhận xét không có căn cớ về một nhà văn nổi tiếng chống lại nhà cầm quyền bây giờ đến cùng và từng ngồi tù, điều mà NH Thiệp công khai nói rõ là ông ta "rất sợ nhà tù"? 

Nhưng khả nghi hơn nũa là lời ông Thiệp khuyên độc giả nên đọc văn ông Hoàng và Giác ở Hoa Kỳ. Chẳng lẽ một nhà văn như ông Thiệp mà không biết đến các tay kiệt hiệt của miền Nam như Võ Phiến, Lê tất Điều, Tô Thùy Yên, Viên Linh"? Những người này còn viết đấy chứ. Oâng NH Thiệp còn nói đến "thời thế" và "nhà văn của thời thế". Nếu vậy, sao ông không khuyên độc giả đọc cuốn "Đại Học Máu" của Hà Thúc Sinh, là cuốn nói về "thời thế đẫm máu mà người cộng sản đã gieo lên miền Nam rồi Việt Nam?! Khả nghi hơn là ông còn khuyên người ta nên "đọc thơ". Riêng về thơ mà không đọc Viên Linh, Tô Thùy Yên, Thanh Tâm Tuyền"thì thiếu sót lắm. 

Chỉ có thể giải thích "lời khuyên" của Nguyễn Huy Thiệp bằng hai cách: qua cách trả lời "nửa chừng xuân" của ông và sự trùng hợp về "đặc tính" mà những người ông giới thiệu thì ông không thể nào giới thiệu những nhà văn (miền Nam) có tư tưởng, có tác phẩm, có hoạt động chống lại chính phủ mà ông phải đang sống. Võ Phiến từng viết nhiều tiểu luận tố cáo sự tàn hại và âm mưu của cộng sản cũng như khi sang đây, vẫn có những hoạt động văn hóa nhằm duy trì văn hóa, văn chương của miền Nam. Lê Tất Điều với bút hiệu Kiều Phong có mấy tác phẩm rõ ràng làm thiệt hại cho "thần tượng" cụ Hồ. Cuốn mới nhất-Thư Về Bloomington, Illinois- cũng nằm trong chiều hướng đó. Viên Linh ngoài việc là cựu chủ tịch Văn Bút VNHN, còn là chủ trương tờ Khởi Hành, tờ tạp chí văn học duy nhất ở Hoa Kỳ còn dành cho người lính miền Nam góp mặt thường xuyên bằng mục "Ngày Cuối Cùng Trong Đời Quân Ngũ của Tôi". Khởi Hành cũng là tờ duy nhất quy tụ được đầy đủ các nhà văn miền Nam, từ giới khảo cứu như Trần Trọng San (mới qua đời), bác sĩ Trần Ngọc Ninh, giáo sư Nguyễn Đình Hòa", giới khoa bảng như giáo sư khoa trưởng Nguyễn Khắc Hoạch, giáo sư Nguyễn Sỹ Tế", giới nhà văn quân đội như Lô Răng Phan Lạc Phúc, nhà thơ Hà Thượng Nhân, chủ nhiệm sáng lập Anh Việt Trần Văn Trọng, giới nhà văn, nhà thơ tiêu biểu của miền Nam như Mặc Thu, Tô Thùy Yên, Lê Tất Điều, Hà Thúc Sinh"giới nhà văn miền Nam còn ở lại như Vương Đức Lệ, Nguyễn Thụy Long" 

Nhưng giải thích bằng cách này có thể mang tiếng và bị chụp mũ là "suy nghĩ hộ cho Nguyễn Huy Thiệp". Thì chỉ có một cách giải thích khác, là"nhà văn Nguyễn Huy Thiệp thành thực chưa bao giờ được đọc những nhà văn này cả! Nhà thơ Viên Linh có đề cập đến hiện tượng này và gọi họ là những "độc giả vắng mặt": 

-Trong hai mươi năm, từ 1954 đến 1975, miền Nam sản xuất khoảng 2000 tác phẩm"Một nửa dân Việt, những người sống ở Bắc vĩ tuyến 17, không được đọc những cuốn sách này"Một nửa dân tộc bị bịt mắt suốt 20 năm trước đó"

Vì bị "bịt mắt" bắt hồ (tôi vô tình phạm húy "cụ" Hồ. Ai bảo cụ trùng tên với hồ"tinh" làm gì!) thế nên bà Phạm Thị Hoài (người được ông Thiệp chọn mặt gửi "văn") vấp vào một cái lỗi vô cùng trầm trọng là không biết Việt Nam có một thứ đàn tên là đàn sến. Thêm nữa: 

-"Nhà văn Phạm Thị Hoài đã không phân biệt được danh từ Sen và danh từ Sến"Một người thông minh trí thức như Phạm Thị Hoài mà sai lầm, sai lầm một cách tự tin, thì lỗi ấy không ở cô, mà ở nền giáo dục đã đào tạo ra cô. Ở khoảng trống đau đớn của dân tộc"
(Viên Linh, bđd) 

Wow! Thấy anh em chúng tôi viết văn chưa?! Bà Phạm Thị Hoài "sai lầm một cách tự tin" cũng y hệt như ông Thiệp khuyên người ta phải trước hết đọc văn ông một cách tự tin không kém! 

Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn, được ra ngoại quốc mà còn không biết ai để mà đọc, thì nói gì đến 70 triệu dân ngu khu đen ở lại Việt Nam? Hà hà! Tôi "hà hà" vì linh tính làm tôi cứ ..quả quyết rằng ông Thiệp đã phải đọc những nhà văn mà ông không (dám ) nói ra. Chính bà Dương Thu Hương nói cho cả nước biết là "họ" đã đọc "chúng ta" ngay khi họ vào Nam "giải phóng" cái nền văn học"u tối của họ năm 1975. (Hà hà). Mấy người bạn tôi ở Aâu Châu đều nói lại là những người cầm bút ở đó từ miền Bắcï đã đọc Viên Linh, Lê Tất Điều" Nhưng vì tôi không có tài liệu dẫn chứng nên để tránh tiếng "bói Kiều" hay "lên đồng" (hỏi hồ tinh), tôi đành cứ phải tin là ông Thiệp thật thà như đếm, chưa bao giờ đọc, thậm chí chưa bao giờ nói chuyện bằng điện thoại hay gặp mặt các nhà văn "quốc cấm" này cả! Rằng ông Nguyễn Huy Thiệp cho đến giờ này vẫn tin -như ông từng trả lời người hỏi- rằng ông được "tự do" đi Mỹ, không ai "cho phép" hay "cấm đoán" gì được ông cả! 

Giải thích bằng cách nào thì cũng bất lợi cho nhà cầm quyền tại VN bây giờ. Nhưng vấn đề chính ở đây không phải là ông Thiệp hay nhà cầm quyền ở Việt Nam, Ai cũng dư hiểu rằng ông Thiệp đi rồi còn phải về. Còn về mà viết văn. Cho nên không thể bạ đâu nói đấy. Muốn chống thì cũng liệu mà chống, không sống sót làm sao chống được? Còn nhà cầm quyền VN bây giờ thì dĩ nhiên không bao giờ để yên cho nhà văn nào nói xấu họ, như chính phủ miền Nam đã để yên cho Nhã Ca. 

Cho nên vấn đề ở đây chỉ là ông chủ nhiệm Nguyễn Xuân Hoàng. Cứ căn cứ vào những câu trả lời của Nguyễn Huy Thiệp thì rõ ràng chưa có tự do gì cả. Chuyến sang Mỹ năm 1996, ông Thiệp bị (nhà cầm quyền VN) " đặt điều kiện không đến California, nơi có cộng đồng người Việt đông đảo nhất hải ngoại" (Sổ Tay, NX Hoàng, trang 6, số 2, tháng 2,1997, Hoa Kỳ). Chính ông Hoàng còn phải nêu câu hỏi là "Nói thật, nói theo suy nghĩ của mình, như Nguyễn Huy Thiệp đã nói, nhưng một nhà văn Việt Nam ở Việt Nam có thể làm như vậy đến đâu và khi nào?" (NX Hoàng, sđd) Lần sang Mỹ thứ hai, NH Thiệp cũng vẫn- không -đến Nam CA, không thể gặp một khán giả đông đảo hơn. Tại sao vậy? Không nên quên rằng Nguyêãn Huy Thiệp vẫn còn "đầy lỗi trường thi" (mượn lời NX Hoàng) vì mới đây thôi, (tháng 4.97) cuốn phim "Thương Nhớ Đồng Quê" do ông viết truyện phim và phân cảnh cùng đạo diễn Đặng Nhật Minh đã bị cấm gửi dự thi ở các nơi khác tại ngoại quốc dù đã đoạt ít nhất là hai giải quốc tế. 

Trên nguyên tắc, một ông chủ nhiệm có quyền chú trọng vào bất cứ vấn đề gì mà ông ta muốn. Nhưng ở trường hợp báo Văn thì khác. Ông Nguyễn xuân Hoàng không thể vừa "lợi dụng" tên tuổi báo Văn, tên tuổi Trần Phong Giao, tên tuổi những nhà văn miền Nam đã cộng tác với báo Văn trước 1975, tên tuổi nhà văn tiền nhiệm Mai Thảo, vừa đi ngược lại những gì mà báo Văn và nhà văn Mai Thảo đại diện qua quá khứ, qua chủ trương của Mai Thảo".để chỉ làm một cái việc rất tầm thường là "thông tin văn học" MỘT CHIỀU cho một nhà văn từ Việt Nam sang mà nhà văn này không hề (dám) đề cập đến những chuyện cấm kî như tình trạng sáng tác bây giờ, tình trạng nhà tù, mà không có một lời kèm theo về tình trạng thực sự đang xẩy ra là các nhà văn miền Nam khác vẫn chưa được tự do để viết, để phát hành, để đi lại như Tuệ Sỹ, Nguyễn Thụy Long" 

Tôi không quá khích đến nỗi đòi hỏi một người cầm bút phải làm thế này hay thế kia"Không ai có cái quyền đó cả. Nhưng ngoài sự "cảnh giác chính trị" mà ông Hoàng tự thú đã thiếu sót cách đây mười năm, còn là lòng chung thủy với anh em ở lại, còn bị đe dọa mỗi khi họ viết "mộtđiều đúng" mà không viết "trăm điều điêu" mà Mai Thảo đặc biệt chú trọng đến lúc sinh tiền. Trong số Văn mới nhất, số 27, ông còn khoe rằng ông đã "ĐANG đọc Nguyễn Huy Thiệp cách đây hơn tám năm "(trang 6, số đd- Chữ in hoa là của NX Hoàng) Cách đây hơn tám năm, nghĩa là vào khoảng 1990, nghĩ là vào lúc ông kêu là "thiếu cảnh giác chính trị" khi bàn đến Ngụy Ngữ, nghĩa là ông thú nhận ông đã đọc những thứ mà chính ông dè bỉu là do Hà Nội cho "tuôn ra" từ VN à? Là nhà văn, ông Hoàng chắc hiểu nghĩa chữ "tuôn" Người ta nói (thí dụ)ï rác rưởi "tuôn ra" từ cống rãnh, hay những lời rủa sả "tuôn ra" từ"đôi môi xinh đẹp của nàng"Chết chửa, thế lại thiếu cảnh giác chính trị rồi: đọc những cái Hà Nội cho "tuôn ra" mà còn đem lên báo ca ngợi à? Hà hà! 

Ông Hoàng rối rít nhắc tới NHThiệp, tới Lưu Quang Vũ. Chả sao cả. Nhưng ông đối xử với những nhà văn miền Nam, nhất là nhà văn miền Nam còn ở lại ra sao? 

Trong tờ Văn số 13&14, tháng Giêng&Hai.1998, ông có được vài giòng nhạt nhẽo về cuốn hồi ký "Gác Bút" của nhà văn Nguyễn Thụy Long. Tôi đã có dịp đọc cuốn hồi ký này rồi: đây là những lời thống thiết của một nhà văn Việt Nam, bất chấp những nguy hiểm đến tính mạng, đời sống vật chất, gia dình"gửi ra ngoại quốc. Tại sao Nguyễn Thụy Long không thể cho in ở Việt Nam nếu quả thực đã có tự do? Theo chỗ tôi biết, Nguyễn Thụy Long gửi tới cho nhiều bạn văn là chủ báo, chủ nhiệm"ở Hoa Kỳ nhưng không ai ngó đến hay phổ biến nó cho đúng mức. (Cho tới khi mới đây khi ông Viên Linh nhận được đã cho trích đăng ngay một đoạn kèm theo một baiø viết về tác giả.) Rồi tới cuốn "Thư Về Bloomington, Illinois" của nhà văn Lê Tất Điều (ở Hoa Kỳ). Cũng im lìm thôi, dù bài ông Điều thỉnh thoảng vẫn thấy đăng trên tờ Văn .Quan trọng hơn, đây là tác phẩm mới của một nhà văn nổi tiếng sau một thời gian dài thì dù dở hay hay cũng phải có sự giới thiệu, phê bình cho đúng mức. 

Tôi nghĩ ông Hoàng không chú ý đến hai ông này là phải. Cả hai ông đều không có tiếng hát vàng ròng như ca sĩ Thùy Dương, không biết vũ-điêu- luyện như đoàn vũ Làng Văn. Cả hai ông đều viết về những chuyện cũ rích như chính nghĩa của miền Nam hay sự đàn áp quyền tự do của chính phủ cộng sản. Hai ông đều không được mời đi Berkeley hay tới nói ở đại-nhật-báo (chữ của ông Hoàng) Los Angeles. Một ông thì còn nhem nhuốc ở lại VN. Ông Điều thì ngày ngày lái xe" bắt cướp. Chả có gì huy hoàng tráng lệ kiểu Người Đẹp Thành Tây Đô cả. Cuộc đời ái tình và sự nghiệp của các ông cũng không có gì sôi nổi lắm: đâu phải "Tình Trai" gì, làm sao làm thơ để Trầm Tử Thiêng phổ nhạc và Thùy Dương hát cho bá tánh "giật mình""(những chữ in ngả là của ông Hoàng) đây? Hai ông này chắc là đã tới tuổi tri thiên mệnh. Tình Gái còn kiếm không ra thì làm sao có Tình Giai? Khổ nữa là hai ông lại còn viết bằng "tiếng Việt. Mà tiếng Việt của hai ông này hình như "giỏi hơn ông Hoàng nên không thể nào "dịch ra để le lói với độc giả như ông Hoàng vẫn xí xa xí xô ( cùng bạn ta Đào Trung Đạo) làm trên Sổ Tay. 

Tờ Văn, như thế. đã hầu như đoạn tuyệt với quá khứ của nó. Nay xem ra nó còn được dùng như một dấu hiệu rằng các nhà văn "phản kháng" đã thực sự được tự do, tự do đi lại tung tăng và tự do phát biêåu một cách rất "điêu luyện trên một tạp chí được xem là kỳ cựu của miền Nam. Mà các nhà văn miền Nam như ông Hoàng cũng thân ái"nối vòng tay lớn" với họ, đã "ĐANG đọc họ cách đây hơn tám năm rồi". Aâu yếm đến thế là cùng! Không còn phải bàn bạc gì về những anh em không được tự do: trong phần "Sổ Tay" có đăng bài phỏng vấn NH Thiệp đã dẫn, ông Hoàng không hề đề cập gì đến sự khó khăn của người cầm bút VN, nhất là những người cầm bút cũ miền Nam như Nguyễn Thụy Long trong cuốn hồi ký Gác Bút. Ngược lại, ông Hoàng viết tràng giang đại hải về việc ông "được quen biết" vợ chồng Lưu Quang Vũ ra sao. Rồi ông khen lấy khen để về đôi mắt của LQVũ "Đôi mắt anh chân chất, trong sáng mà trí tuệ làm sao" (trang 4, số đd). Mải khen, ông Hoàng quên mất rằng chỉ mới một năm trước đó, ông đã dè bỉu cái "trí tuệ" này hết sức: -""Càng ngày tôi càng coi thường trí tuệ" Sao tôi cứ nhớ mãi câu này của Thanh Tâm Tuyền đến thế"(Văn số tháng 2.98, trang 5)

Rồi ông nức nức nở nơ ûchép lại mấy đoạn văn của NH Thiệp. Oâng bảo bài phỏng vấn NH Thiệp là "thông tin văn học"! Oâng hoàn toàn không cắt nghĩa về tình hình văn học trong nước, không có lời bàn như đã có lời bàn về cuộc phỏng vấn NH Thiệp lần thứ nhất. 

Nghĩa là ông thông tin văn học"một chiều mà một nhà văn ở vào vị trí cuả ông (chủ nhiệm tờ Văn) không nên làm. Trước đó nhà văn Mai Thảo đã nói rất rõ về "tình hình đổi mới" này như sau trong một cuộc phỏng vấn do chính ông Hoàng thực hiện: 

Nguyễn Nam Anh: "Và có chăng một dòng phản kháng trong nước?

Mai Thảo:["] Điều thứ hai là sự chống đối đó, theo như tôi thấy, bây giờ lại gần như là bị ngưng đọng lại rồi. Bởi vì nó không đến đâu, hoặc là những nhà văn đó không có bản lĩnh, một bản lĩnh chống đối tới cùng, hoặc là những sự chống đối đã bị đè bẹp bởi chế độ".Chứ còn các chữ nghĩa của Hà Nội, họ cho phép được in ra , thì nhiều khi do một mục đích ngắn hạn của họ để họ tạo ra một ảo tưởng đã có cởi mở hay cởi trói gì đó. Họ tạo ảo tưởng đó mà thôi, chứ họ dẹpđi là họ dẹp, chứ không phải là đã có các thay đổi hoặc đã có những cởi mở đích thực"

(Trò chuyện với Mai Thảo năm 1993,Văn, số đặc biệt, tháng 2.1998, trang 142- Nguyễn Nam Anh là bút hiệu của Nguyễn Xuân Hoàng dùng khi phỏng vấn, kể cả phỏng vấn hay viết về những tiếng ca vàng ròng Thùy Dương, chú của người viết) 

Sự nhận xét không riêng gì của Mai Thảo đã được chứng minh- như tôi đã dẫn- qua những câu trả lời ú ớ của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp: một nhà văn ra tới ngoại quốc mà còn không dám nói về tình trạng nhà tù, tình trạng sáng tác"thì làm sao có sự đổi mới đích thực? Điều quan trọng là ở đó: văn chương của Nguyễn Huy Thiệp không phải là văn chương cuội, nhà văn NH Thiệp là nhà văn có tài, có sự độc đáo không nhờ vay mượn cách viết của ai, nhưng nhà cầm quyền CHO phổ biến, CHO PHÉP ông ta đi mgoại quốc và đi đến những chỗ nào ở ngoại quốc, CHO PHÉP ông ta nói chỉ chừng ấy điều... Không ai từ chối sự can đảm của họ, không ai chống lại việc đọc hay phổ biến tác phẩm của họ. Việc in lại những bài tham luận, phỏng vấn họ là điều cần thiết vì văn sử và lịch sử cần những tài liệu này. Dù họ không thể "nói hết" nhưng bài phỏng vấn NH Thiệp đã dẫn là cái thí dụ điển hình, rằng họ đã không thể nói hết, đã vô tình hoặc cố ý, qua những lời không-nói-hết ấy, cho chúng ta biết về tình trạng không có tự do của họ. Việc in ấn những bài phỏng vấn, bàn cãi, tham luận ấy, bây giờ, chúng ta vẫn nhiều phương tiện để làm hơn họ vì chúng ta có tự do. Nhưng không nên để cho bị sử dụng- như ông Hoàng đã bị sử dụng- để quảng bá cái ảo tưởng mà nhà văn Mai Thảo đã nói, dưới cái nhãn hiệu vô cùng tốt đẹp là "thông tin văn học" trong một bài viết hoàn toàn không đề cập gì đến cái chết mờ ám của gia đình Lưu Quang Vũ, không một lời về sự các nhà văn, nhất là các nhà văn miền Nam, còn bị trói chặt, bị làm khó dễ, mà chỉ sướt mướt nói đến những cái tôi-được-quen, những lời khen ngợi xì xụp chỉ tuyền văn chương từ một nhà -văn -ngoài-
nước- kiêm- chủ- nhiệm- một- tờ- báo- có- gốc- từ- miền- Nam tới những nhà- văn- của- Việt- Nam bây giờ! 

Bởi thế tôi mới tiếc rằng người chủ nhiệm mới-ông Nguyễn Xuân Hoàng- vẫn cố tình trương cái thời-gian-một-năm với báo Văn tại Saigòn và sự liên hệ với nhà văn Mai Thảo ở Hoa Kỳ để lấy lòng tin của độc giả, trong khi mọi việc làm của ông, bây giờ, đều trái lại. Nếu Nguyễn Tiên sinh đổi tên tờ Văn lại thành tờ "Văn Nghệ" chẳng hạn, tôi sẽ không có gì để khiếu nại. Tôi không cố tình đề nghị một cái tên trùng với một tờ báo ở VN, nhưng ở ngoại quốc, không thể xui dại đổi thành Văn Học cho trùng với tờ của ông Giác, mà càng không thể đổi là Văn Chương, vì có nhiều bài và nhiều trò trên tờ Văn bây giờ không có văn chương tý nào. Nhưng đó lại là đề tài của một bài khác, xin xem hồi sau sẽ rõ! 

[Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7]