Để theo dõi tin tức bình luận sinh hoạt nữ trí và văn học,
văn học và đại chúng, mời đọc:

NGƯỜI MỚI

Diễn Đàn Văn Học và Phụ Nữ - Nguyễn Tà Cúc chủ trương.

Nhà Văn Như Người Hướng Dẫn Dư Luận
Nguyễn Tà Cúc
[Phần 5]

V- Hoàng Khởi Phong và Trăm Hoa Vẫn Nở Trên Quê Hương- Nhà Văn Hoàng Khởi Phong "Nở" Một Mình tại Hoa Kỳ. 

"Trăm Hoa Vẫn Nở Trên Quê Hương- Cao Trào Văn Nghệ Phản Kháng tại Việt Nam, 1986-1989" là một tuyển tập in lại những bài viết và tác phẩm của những nhà văn Việt nam tỏ ý phản đối sự can thiệp vào lãnh vực văn hóa và đường lối của nhà cầm quyền cộng sản về mặt xã hội. Trong đó có bài của bạn ta Hoàng Khởi Phong có tựa đề là "Vài Nét Về Đại Hội Nhà Văn Lần thứ IV và Những Bài Tham Luận Đã Đọc Trong Đại Hội" (trang 343-349), Nhà văn Hoàng Khởi Phong nhắc sơ đến diễn tiến của đại hội này và trình-bày-cảm -tưởng về một số nhà văn chính trong việc phản kháng này như Lưu Quang Vũ, Nguyễn Huy Thiệp, và nhất là Duơng Thu Hương. Trong bài này có hai chỗ liên quan đến các nhà văn miền Nam mà tôi thấy cần phải xét lại. Việc thứ nhất, ông họ Hoàng viết như sau: 

-Nếu các kỳ họp của Văn Bút Hải Ngoại là một dịp gặp gỡ các nhà văn lưu vong, những người tham dự đến để gặp mặt các bạn cũ để hàn huyên, để có thêm bạn mới, giờ này còn cầm bút đã đủ nói lên tấm lòng của mình, bởi vì trước mắt chúng ta , dường nhưít có vấn đề lớn, chúng ta không bị trấn áp bắt phải viết điều này, điều noï¼" 

(Vài Nét Về Đại Hội Nhà Văn Lần Thứ IV và Những Bài Tham Luận Đã Đọc Trong Đại Hội, sđd, trang 346). 

Ông Hoàng Khởi Phong nghe đâu cũng có thời là hội viên VBVNHN. Tôi tiếc rằng ông nhận vơ mọi hội viên vào cái "chúng ta" ở đoạn này. Nếu đã là hội viên thì ông họ Hoàng phải biết là VBVNHN không phải là một hội nhà văn chỉ để "hàn huyên với bạn cũ" và có thêm "bạn mới". Nếu nói về từng cá nhân thì lại càng sai nữa. Những hội viên như tôi chắc chắn không có bạn cũ trong các Tiên sinh, lại càng không vào Văn Bút để tìm bạn mới. Đi cho biết đó biết đây. Chứ đi tìm bạn mới biết ngày nào (tìm) ra? Không có kỳ Đại Hội Đồng nào mà không có những vấn đề phải thông qua, mà quan trọng nhất vẫn là chuyện giúp anh em ở lại. Có thể trước mắt bạn ta Hoàng Khởi Phong thì dường như không có chuyện lớn, nhưng với sinh linh trăm họ thì thiếu gì. Các ông nhà văn lập Uûy Ban Báo Nguy Giúp Người Vượt Biển¼.không lớn à? Các ông sáng lập Hưng Ca không lớn à? Các chiến sĩ vô danh vẫn đóng tiền hàng tháng hàng năm hay phổ biến tài liệu, tham gia vào những chương trình tranh đấu cho các quyền căn bản tại Việt Nam¼không lớn à? Có bao giờ bạn ta ngồi copy hàng ngàn trang tài liệu, rồi hì hục dịch ra, rồi khổ công soạn lại, rồi vất vả đánh máy, rồi quyên góp, rồi đem in thành sách phát cho các cơ quan lớn trên thế giới cho anh em để tiện có cẩm nang mà tố cáo những hành động vi phạm nhân quyền của cộng sản Việt Nam¼chưa? Tôi muốn nhắc tới quyển " Red File- Fifty Years of Violation of Human Rights In Communist Vietnam 1945-1995", dầy 697 trang, đồng soạn bởi các ông Nguyễn Tri Văn, Phạm Vĩnh Xuân, Nguyễn Thiệu Chính, Nguyễn Quốc Việt, Nguyễn Đại Tường, xuất bản bởi Vietnam Human Rights Watch vào tháng 11, 1995. Một trong những người này là một bạn ta đấy. (Thử đoán xem là ai! Hà Thúc Sinh chứ còn ai ).

So sánh các nhà văn trong và ngoài nước chỉ trên khía cạnh có hay không có tự do để đi đến kết luận rằng "duờng như ít có vấn đề lớn" là một cái nhìn hết sức thu hẹp. Tình trạng khốn đốn về sinh kế của nhiều nhà văn tại ngoại quốc là một trong những lý do làm họ giảm sáng tác hay không thể thực hiện được những dự thảo văn chương mà họ mong muốn. Hầu như không ai có thể sống hoàn toàn bằng nghề viết văn. Ở trường hợp "chúng ta" mà HKPhong nhắc đến còn là nỗi khó khăn về sự hội nhập vào một thổ ngơi hoàn toàn xa lạ. Đa số những nhà văn của "chúng ta" thời ấy không còn trẻ nữa. Cho nên mới có chuyện trung niên thi sĩ và trung niên văn sĩ túa đi làm mọi thứ việc: đóng tàu, nhà in, khoan tiện, sửa máy... Dĩ nhiên, với những người có thực tài thì những kinh nghiệm khó khăn này sẽ làm phong phú cho đời văn họ. Như Cao Tần với bài "Đóng Tàu" (Thơ Cao Tần): 

Tay búa tay kìm thấy đời chắc nịch
Sắt nâng hàng tấn linh hồn nhẹ tênh
Mặt mũi lấm lem che đời bí mật
Thần trí lang thang cuối bãi đầu ghềnh¼ 

Nhưng không thể chối cãi sự khó khăn này được. Ông Viên Linh trong một bài phỏng vấn của Văn Học có viết : 

-[ ] (hãy tưởng tượng Mai Thảo 40, 50 tuổi và có vợ con) Cho nên điều Đặng Tiến nhận xét trên tờ Diễn Đàn không đúng ( người viết văn hải ngoại được hai lần tự do, muốn viết gì thì viết và viết không vì cơm áo địa vị) Không phải kiếm sống bằng ngòi bút là tự do à? Ngược lại, người cầm butù hải ngoại bị tha hóa chính vì mưu sinh không do ngòi bút. Đólà nguyên nhân chính tạo ra tình trạng ít sáng tacù ít tham gia¼ (Viên Linh, Trả Lời Phỏng Vấn, Văn Học số 101, 9.1994, trang 20). Họa sỹ Duy Thanh cũng nói tương tự: 

-[ ] Từ hơn 20 năm qua Mỹ, Mai Thảo không hề trông thấy tôi vẽ ra sao, vì tôi từng nói với anh: "nếu tôi còn phải vì sinh kế đi làm, tôi sẽ không cầm bút vẽ"

(Duy Thanh, Tạp Chí Thơ số 12, trang 18). 

Aáy là chưa nói đến những việc sống chết gì cũng phải làm để giúp anh em mà ông Phong không thấy "lớn" như tôi đã liệt kê. Phụ nữ còn chật vật hơn nữa: nếu họ có lý tưởng khác, có những hoạt đôäng về mặt xã hội thì ngoài gánh nặng¼phu nhi (phải đi làm ngày 8 giờ), họ lấy thì giờ đâu mà viết? Nếu họ muốn viết một cách nghiêm chỉnh ? Viết lăng nhăng thì không kể, kiểu một phút (sáng tác) được một dặm chữ (one mile a minute). Nếu họ kết hôn với các trung niên thi sĩ, lão niên văn sĩ thì còn kẹt nữa. Thếâ thì¼đào ai ra mà lo những việc "nhỏ" như rửa bát quét nhà và có khi còn kiêm luôn việc kèm học cho các nhi đồng? Nếu họ¼không kết hôn thì mọi việc đều làm hết, từ việc sửa nhà cho đến sửa xe thì họ càng có thì giờ đâu mà nghỉ, chứ chưa nói tới viết vội. Hoàng Tiên sinh có tình nguyện đến rửa bát, quét nhà, trông con, sửa xe, thêu may¼cho chúng tôi làm chuyện "lớn" như viết văn¼ phản kháng các mầm già văn nghệ không? Cho nên mới xẩy ra những việc tiếu lâm là nhà-thơ-Trần-Mộng-Tú khi phê bình thơ ông Đỗ Kh(ờ) đã la toáng lên là bà chỉ đọc sách báo trước khi ngủ cầm đến sách đọc chữ mẹ đẻ cho lòng êm ả hay vào một buổi sáng cuối tuần [ tin chúng tôi đi: chỉ cần có một cậu hay cô vào tuổi mới lớn , chứ đừng nói tới hai hay ba, là bạn ta HKP sẽ thấy mệt đứt hơi, sẽ thấy hai chữ "êm ả" mà bà Tú dùng là đắc vị lắm lắm! (Trust me: one teenager can really wear you out! We are not even talk about two or three here) ] . Không riêng gì nhà thơ Trần Mộng Tú chỉ đọc sách cuối tuần, nhà-văn-mother-of-the-year- Trần -Diệu -Hằng đã nhập đề lung khởi trong một bài "phê bình" văn chương rằng bà còn bận rộn thương thảo với mấy nhi đồng vv và vv¼Nghĩa là trước khi độc giả có phúc được đọc những lời phê bình vàng ngọc của người -nữ -Trần- Diệu- Hằng, người đọc đã vô phúc phải đọc luôn những lời tả oán chả dính gì đến văn chương hết. Có bao giờ mà tôi đọc thấy người nam Võ Phiến kêu ầm lên là "gớm tôi phải ra chợ mua chai nước mắm rồi mới viết bài nhận xét về thơ Tô Tử¼" hay người nam Tô Thùy Yên rên rỉ "khi chưa ¼đổ rác thì (phu nhân) chưa (cho)¼động (vào văn) phòng (tứ bảo)" hay người nam Thanh Tâm Tuyền phải lái xe đưa các trẻ em thiếu niên đáng sợ này (the very same dreadful teenager!) đi đá banh hay đi đàn đúm rồi mới được phép yên thân mà về nhà, ra ngoài vườn có tý nắng (TMTú), mà "tôi gào tên tôi cho đỡ nhớ" (thơ TTT)? Tiên sinh Hoàng Khởi Phong cứ việc yên chí rằng một khi các người nữ chúng tôi không còn phải thương thảo với nhi đồng hay đỡ bận rộn hơn, có quyền đọc sách bẩy ngày trong tuần, chúng tôi sẽ trở thành những nhà thơ nhà văn lẫy lừng không thua gì các tiên sinh, chúng tôi sẽ thành writer- of- the- year (nhà văn viết hay nhất trong năm) hết. Nội lo cho chúng nó có tên trên bảng vàng đại học là đã thấy mất ngay cái ảo tưởng (ta) thấy hình ta những miếu đền (thơ Mai Thảo)! Gớm, chả miếu với đền! Và thay vì Đời ta sử chép cả ngàn chương (cũng thơ Mai Thảo) thì đời ta, sổ nợ cả ngàn chương vì tiền học, tiền nuôi các nhi đồng¼

Nhưng việc thứ hai quan trọng hơn, cần xét lại hơn là những câu ông thậm tả về "chị Dương Thu Hương" (này, nhận vơ Dương Thu Hương là "chị" coi chừng có ngày chẳng phải đầu cũng phải tai. Chỉ vì nhận vơ mà bà-Thụy-Khuê bị bà Hương nhiếc là ông-Thụy -Khuê. Ông-Hoàng-Khởi-Phong mà thànnh bà-Hoàng-Khởi-Phong thì chuế lắm đấy!) Ông HKPhong sụt sùi tả tình tả cảnh như sau: 

tôi tưởng ra một phụ nữ nhỏ bé, trước đại hội mà trong đó có tới sáu vị quyền uy lệch nước ngồi dự khán¼{¼} Tôi chỉ biết, ngay lúc này đây, khi cả nước gập xuống vì đau khổ, vì nghèo đói, không một ai dám nói lên sự thực, không một ai dám ngẩng mặt lắc đầu nói không, toàn chỉ cúi xuống và lý nhí vâng dạ (trang 347, sđd).

Trước hết, tôi không phủ nhận là những nhà văn này thực sự viết ra những tác phẩm vạch trần thất bại của chính phủ cộng sản. Họ không phải là thứ "phản kháng cuội", do nhà cầm quyền đặt ra. Nhưng sự bi thảm hóa của ông Phong (có lẽ vì ngưỡng mộ quá xá quà xa!) làm ông viết không đúng. Trước hết, bà Dương Thu Hương tham dự đại hội với tư cách nhà văn mà lại là một nhà văn được các hội viên khác ủng hộ tối đa: họ tự động nhường quyền đọc bài tham luận cho DT Huơng khi bà này bị (Nguyễn Đình Thi) đẩy xuống quá xa. Khí thế của họ cũng hừng hực tranh đấu: Hoàng Xuân Nhị bị "nhà thơ Thu Bồn đứng lên thét: Tên đầu nậu xuống đi". Tất cả la ó đuổi xuống¼{¼} Nhà văn Trần Bạch Đằng ¼lên diễn đàn cũng bị la ó không cho nói¼[¼] Mai Ngữ¼bị đại hội la ó:" Xuống đi! Tên đê tiện! Tên cơ hội! Tên mật thám Pháp!". Mai Ngữ đứng run lên¼"(Tin Tức về Đại Hội nhà Văn Việt Nam, trang 355, 356, sđd). 

Khi ôâng Hoàng Khởi Phong viết câu "một người phụ nữ" thì ông quên rằng bà Hương là nhà văn, nghĩ là ngòi bút của bà còn mạnh hơn cả mấy sư đoàn ..quân cảnh. Cổ nhân lại còn nói:" Ngòi bút mạnïh hơn lưỡi kiếm" (The pen is mightier than the sword). Mà cũng không có "bé nhỏ" lắm đâu, giời ạ! Xem lại hình đi! Bà Hương chắc chắn phải¼to béo hơn các nhà văn miền Nam bị cầm tù như Tô Thùy Yên, Phan Lạc Phúc, Vũ Hoàng Chương, Phan Nhật Nam¼Bắt chước cách làm luận của bạn ta, chúng ta có thể viết rằng: người ốm nhách Hoàng Hải Thủy, người ốm nhom Tô thùy Yên, người gầy rạc Thanh Tâm Tuyền, người choắt lại Văn Quang¼v.v ¼ 

Nhưng cái sai lầm cũng to không kém gì¼hình dung của bà Dương Thu Hương là chuyện ông HKPhong đại ngôn rằng "cả nước gập xuống¼,không một ai dám nói lên sự thật¼toàn chỉ cúi mặt xuống và lí nhí vâng dạ¼" Tôi muốn nói rõ một điều nà bấy lâu nay tôi thấy những người như nhà văn-quân-đội-miền-nam- Hoàng Khởi-Phong không nhớ: các anh có quyền ca ngợi, xuất bản những điều các anh tin là đúng, nhưng chớ có bao giờ xúc phạm đến máu xương người khác- nói thẳng ra, máu xương của người dân Việt Nam và các nhà văn miền Nam - khi viết những câu ngớ ngẩn như vậy. Những người như Dương Thu Hương được biết đến vì họ còn được quyền, còn sống sót mà đứng trên một diễn đàn để phản đối. Không ai nói là họ không can đảm cả. Nhưng không phải vì thế mà lóa mắt, mà vội vội vàng vàng chê bôi cả nước. Những người dân, người lính miền Nam, nhà văn miền Nam hoặc là bị sát hại, cầm tù hoặc là cầm giữ, nhưng không có nghĩa là họ không dám ngẩng mặt lắc đầu nói không, toàn chỉ cúi mặt x uống lí nhí vâng dạ... Khi tôi viết miền Nam, tôi không có ý kỳ thị ai cả. Tôi chỉ muốn nhắc đến vì họ là mục tiêu trù dập hàng đầu của nhà cầm quyền. Họ đã bị bỏ tù, bỏ đói tới chết trong tù như Nguyễn Mạnh Côn, bị bắn chết không bản án như người lính miền Nam nếu họ không cúi mặt, không lí nhí vâng dạ trong tù, nếu họ chống lại những người quyền uy "quản giáo" dù chỉ để bảo vệ nhân phẩm của bạn tù hay cứu giúp lẫn nhau, họ bị quản thúc tại gia, họ bị lôi ra thẩm vấn bất cứ lúc nào, họ không có quyền tới một chỗ nào có diễn đàn để nói¼ Vậy mà ,có nhà văn nổi tiếng miền Nam nào tự viết kiểm thảo công khai chối bỏ tác phẩm của mình chưa? Trong tù, thiếu tá Đinh Thành Tiên (tức là nhà thơ Tô Thùy Yên) khi được "mời" phát biểu ý kiến để "làm quà" cho các quan cs tới thăm trại tù đã dõng dạc lên án sự bất nhân và bất công của chế độ này dù biết rằng ở tình cảnh đó ông có thể trả bằng chính mạng sống của mình. Sau đó, ông bị biệt giam một thời gian dài. Khi bị bắt lần thứ hai, ông tự tử mà không thành. Trừ nhà thơ Trần Dạ Từ, mọi nhà văn nổi tiếng miền Nam đều không chịu nhận bất cứ tội gì gán cho họ. Còn nếu nói về "đàn bà" thì đây là một chuyện khác để ông Phong ghi nhận mà viết cho chính xác hơn: khi vợ một nhà văn (tôi tạm không viết ra tên nhà văn này) lên thăm chồng mình và được báo ông đã chết trước đó. Khi được người cai tù dẫn ra chỉ cho mộ chồng, người-đàn-bà này đã nói như sau:"khi các ông bắt chồng tôi thì chồng tôi là một con người; mà nay đem trả cho tôi thì trả bằng một nắm đất. Vậy tôi xin không nhận". Rồi những chị em miền Nam, chồng bị bắt vào tù, ở nhà bị khốn đốn nuôi con nuôi chồng, vẫn không cúi đầu, không chịu bỏ chồng để lấy những người của chế độ mới đang nài ép họ dù có bị bao áp lực¼ họ không can đảm và đáng khen bằng nhà văn Dương Thu Hương sao? Ôâng Hoàng Khởi Phong không thấy là ông bất nhẫn và bất nhân với cả một nửa dân tộc khi ở bên này bờ an toàn ông Phong dè bỉu nói là (dân tộc Việt Nam, các nhà văn miền Nam) không một ai dám ngẩng mặt lắc đầu nói không, toàn chỉ cúi mặt xuống và lí nhí vâng dạ¼sao? Một người dân miền Nam chứ đừng nói đến một người lính miền Nam như nhà văn Hoàng Khởi Phong không thể có những xét đoán nông cạn như vậy. 

Nhưng có mấy điều - qua bài viết của ông Phong - rất cần lưu ý. 

Tưởng cũng nên viết thêm ra đây vài điều nữa cho tiện việc bàn luận, ghi chép cho đầy đủ. Trước hết, tôi không thấy những người như ông HKPhong hay ông NXHoàng, những người trưởng thành ở miền Nam, nói đến một việc rất lêäch lạc, rất thiếu sót trong các bài lý luận hay tác phẩm của những nhà văn nổi tiếng phản kháng như Dương Thu Hương, Nguyển Huy Thiệp¼ là họ hầu như không bao giờ nhắc đến miền Nam cả về chiến tranh lẫn văn học. Họ không bao giờ nhắc đến nền văn chương rực rỡ của miền Nam mà họ đã được thừa hưởng. Ngược lại, họ vẫn gọi người miền Nam là "ngụy" có khi ngay cả trong tác phẩm họ (những người như họ lấy quyền gì gọi chúng ta là "ngụy"?), họ vẫn coi việc cộng sản đem quân xuống chiếm nốt miền Nam bằng mọi thủ đoạn đê tiện và tàn ác nhất (như vi phạm các hòa ước ký ở Paris, xiềng chân lính vào ổ súng, thảm sát tại Huế, thủ tiêu các viên chức chính phủ miền Nam, bắt cóc họ đem ra Bắc như trường hợïp ông Hoàng Liên, tác giả quyển hồi ký "Aùnh Sáng và Bóng Tối" -thân phụ nhà- văn- mơiù- lớn Nguyễn Quý Đức nếu tôi nhớ không nhầm-, bắn vào trường tiểu học, vào thành phố¼) là một cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ để cứu nước¼Họ không đề cập đến một cách chính thức và công khai (trong n hững bài tham luận này) về hai triệu người dân miền Bắc đã chọn tự do, đã bỏ miền Bắc chạy vào miền Nam. Thời đó làm gì đã có "đế quốc Mỹ" để mà đổ tội? Rồi họ cũng không nhắc đến hàng triệu dân cả hai miền đã lại lũ lượt kéo nhau chạ ra khỏi quê hương dù có chịu những hậu quả thảm khốc nhất (chìm thuyền, bị hãm hiếp, bị tàn sát bởi giặc Thái¼). Lúc này lại càng không còn "Mỹ Ngụy" nữa đấy nhé! 

Quan trọng hơn nữa, họ vẫn coi Đảng là một hiện diện không cần phải xóa bỏ. Thậm chí, còn cho rằng những hậu quả tai hại làm đất nước điêu linh, con người phá sản là do bởi sự áp dụng sai lầm của chính sách Đảng chứ tự nó, Đảng vẫn "anh minh", vẫn có thể "đổi mới" để phù hợp với tình thế mới, tình thế sau khi chiến thắng "Mỹ Ngụy": 

-Ngày hôm nay, ngươiø Việt Nam đã thấy ra rằng: đất nước yêu dấu này, cái đất nước mà mọi con người Việt Nam yêu nước phải dùng máu và nươcù mắt suốt ba mươi năm để gìn giữ bảo vệ¼Chúng ta tin với sự lãnh đạo của Đảng đang đổi mới¼(Hòa Đồng cùng nhân Loại, Nguyễn Minh Châu, trang 98, sđd). 

-Nếu Đảng và nhà Nước không có một chương trình cải cách thực sự và triệt đeåâ, không tìm được một mô hình xã hội tiến bộ thích hợp với các điều kiện lịch sử Việt Nam¼(Quan Điểm về Thời Cuộc, Phỏng Vấn Dương Thu Hương, trang 186, sđd). 

-Trong những thập kỷ qua thành công vĩ đại nhất cuả ĐảngĐảng đã khai thác thành công khả năng giữ nước của dân ta. Lòng yêu nước là mỏ vàng lớn nhất trong gia tài người Việt. Đảng đã đúc kết từ mỏ vàng ấy những khối vàng ròng¼Trên 10 triệu sinh linh, cả một mỏ vàng ròng chỉ đổi đuơcï hai từ độc lập. Nhưng Hồ Chủ Tịch cũng đã dự đoán. Độc Lập mà không có hạnh phúc thì thứ độc lập đó thật vô ích. Vậy vấn đề còn lại :Làm sao đem lại hạnh phúc cho dân¼? Chiến tranh bảo vệ tổ quốc giá nào cũng chịu chấp nhận. Nhưng còn cuộc chiến ở Cam Bốt¼Nó vô hiệu hóa bao nhiêu vinh quang của hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ¼( trang 190 , sđd). 

-Năm 1967,¼tôi tròn hai mươi tuổi¼Cuộc chiến đấu chống Mỹ của nhân dân ta dang diễn ra ác liệt, tôi xung phong vào Bình Trị Thiên, mong đóng góp phần sức lực nhỏ bé của mình cho đồng bào và chiến sĩ đang chiến đấu gian khổ¼

(Dương Thu Hương Tự Bạch, Nguyễn Trọng Chúc phỏng vấn, trang 194, sđd). 

-¼Còn tôi, cũng như bao nhiêu người lính khác, sau cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam trở về¼(trang 196, bđd). 

-Đế quốc Mỹ muốn đẩy vùng đất Quảng Bình trở về thòi đồ đá¼(trang 195, bđd). 

Họ không đếm xỉa gì đến nguyện vọng của miền Nam là không muốn cho họ giải phóng. Họ không bao giờ nhắc đến bom đạn của đế quốc Nga Tàu đã phá nát kinh thành Huế, đã "giải phóng" người dân vô tội thành những bộ xương khô. Lời tuyên bố "sắt máu" của chị-Duơng-Thu-Hương "chiến tranh bảo vệ tổ quốc giá nào cũng chấp nhận" nhưng đâu phải cái tổ quốc ấy chỉ riêng của Dương Thu Hương? Dương Thu Hương hy sinh xương máu cho Đảng cộng sản, chứ không hề cho dân tộc, cho tổ quốc hay cho những người dân miền Nam muốn sống tự do. Đã nhắc đến "cả nước", thì ôâng Hoàng Khởi Phong không có lý do gì mà không viết ra điều đó cho công bằng, song song với lời xưng tụng Dương Thu Hương. Không phải trách nhiệm đầu tiên của một nhà văn như HKPhong là viết những điều thựïc, điều công bằng sao? 

Cái nguyện vọng "không muốn được giải phóng" này không phải là những lời nói thầm: đó là những trận đánh ác liệt mà binh sĩ miền Bắc bị tổn hại nặng nề, đó là những người lính, những sĩ quan tự sát khi thua trận, không cúi đầu khi vào tù. Phải có một thứ lý tưởng gì ghê gớm lắm mới khiến cho người lính, người dân, người cầm bút miền Nam hành động cũng hiển hách như những người tướng Việt giữ thành trước đó. Người lính Việt không bị nhồi vào đầu những mục đích "cao quý"ùnhư chống đế quốc Mỹ, không bị xiềng chân vào súng, không bị huấn luyện để bắn vào các trường tiểu học, người cầm bút miền Nam chưa bao giờ làm văn nô cho chính phủ họ. Thế mà khi thất trận vì nhiều lý do khác, không vì chính họ, họ tự sát hoặc không hàng dù có bị bắt hàng loạt vào tù. Những người như Dương Thu Hương "có quyền" huênh hoang về-cái- gọi-là bảo vệ tổ quốc, giải phóng miền Nam khỏi đế quốc Mỹ vv và vv, những người như Bảo Ninh "có quyền" viết tiểu thuyết gọi chúng ta ra rả là "ngụy"¼vì họ bị đầu độc bởi Đảng cộng sản. Họ bị bịt mắt" từ khi họ sinh ra, họ không hề được thấy miền Nam tươi đẹp, rực rỡ, êm đềm như thế nào. Là phụ nữ, Dương Thu Hương còn đáng thương hơn vì bị¼đi lính do sự điều động cũng của Đảng. Cô gái Dương Thu Hương không có cái diễm phúc mặc áo nhung, đeo kiềng vàng đi bên cạnh người yêu trong một chiều mưa thu lất phất bên hồ Gươm như những người mẹ của chúng tôi; không hề có những giây phút mơ mòng đọc thơ Đinh Hùng, Huy Cận, mặc áo dài mini hay tà tròn như chúng tôi. Cho nên mới có những câu đầy ¼giận dỗi khác như:"Tôi không có thói quen xét đoán sự việc theo lô-gich của đàn bà" và "Tôi đâu còn nhiều nữ tính đến độ phải quan tâm đến thói vô sỷ của lũ đàn ông¼" Thời thiếu và thanh niên của DTHuơng là ám ảnh của những cái chết từ vụ cải cách ruộng đất (hà hà, cái này thì cũng không đổ cho `Mỹ Ngụy " được nhé!) cho tới những cái chết ở Bình Trị Thiên; rồi chứng kiến một xã hội nghèo đói lạc hậu, thui chột, cơm không có mà ăn, áo không có mà mặc¼ 

Lớn lên trong một hoàn cảnh khốn khó, bị "thay não" từ từ, họ sẽ phải có những phán đoán không đúng, không chính xác. Cái ảo tưởng "thắng Mỹ Ngụy" quá lớn khiến họ không thể mỗi lúc mỗi ngồi xuống tỉnh táo nhận chân được chân dung của chính họ và của một nửa dân tộc mà họ muốn tiêu diệt để "bảo vệ tổ quốc". Đây là chính lời nhà văn Dương Thu Hương nhận xét về nhà văn Võ Phiến và nhạc sĩ Phạm Duy những người mà tên tuổi và tài năng không ai có thể phủ nhận được: 

-[ ] Lý thuyết đó, anh có thể lừa một số người nhẹ dạ, nhất là các văn nghệ sĩ hải ngoại.Tôi không lạ gì anh kết thân với các ông Phạm Duy, Võ Phiến, các họa sỹ. Họ là những người đáng quý trọng nhưng ít quân bình và nặng lối tư duy duy cảm. Trí thông minh của họ đặt ở một lãnh vực khác số đông. Do các đặc trưng nghề nghiệp, do hệ thần kinh mỏng manh nhạy bén, do khuynh hướng duy mỹ, do khả năng cảm thụ và phân tích bị định hướng quy nạpºHọ là những phương tiện tốt nhất để anh dương danh và hành nghề.
(Thư Dương Thu Hương gửi bác sĩ Bùi Duy Tâm, Hà Nội, ngày 21.7.92. - Đăng lại trên Trăm Con số 4, trang 23, 9.92).

Tôi không tin là nhà văn Dương Thu Hương đọc đủ Võ Phiến hay nghe đủ Phạm Duy để kết luận một cách rất quận Hách về hai tên tuổi này như thế. Nhưng không ai ngạc nhiên vì rõ ràng có phải nhà văn Dương Thu Hương đã bị "bịt mắt" lâu quá rồi không? Trên thực tế, Bùi Duy Tâm không lừa được ai cả. Dân miền Nam chúng tôi vẫn biết là Bùi Duy Tâm lên nắm chức Khoa Trưởng Trường Đại Học Y Khoa Huế không vì khả năng chuyên môn. Sang đến đây thì cũng chả còn quyền lực thanh thế gì. Chính vì không lừa được chúng tôi ơ ûhải ngoại" nên mới chạy về Việt Nam mà lừa Dương Thu Hương chứ! Tôi đọc lá thư bà DTHương viết cho ông Tâm mà càng cám cảnh: tội gì mà phải chưa khảo đã khai là "lãnh cảm" là "táo bón ái tình". Nhất là sau khi gặp ông Tâm! Gặp một anh chàng mặt mũi không từng đoạt giải hoa hậu Y Khoa thì bệnh nặng thêm là phải qúa rồi. Ơ hay, nếu may mắn gặp các văn nghệ sĩ hải ngoại (mượn chữ bà DT Hương) mà bà đã mắng mỏ, có lẽ bà đã không cần phải "uống thuốc bắc trị bệnh". Không tin cứ dở mấy cuốn sách mà Hồ Trường An viết về chúng ta kìa. Aáy ông nào cũng khôi vĩ như Thánh Gióng và có răng đều như hạt lựu, như anh Chà và vẫn quảng cáo kem đánh răng hồi xửa hồi xưa tại Sàigon (nhân dịp này, tôi mách bạn ta Hồ Trường An một chữ mới kẻo nam phụ lão ấu gì cũng khen một kiểu, người đọc biết là mình bịa đấy: đó là chữ "bóng nha duyên" từ Hynos. Nhá!)

Chúng ta cũng không thể kỳ vọng là có bao giờ họ tự hỏi thế họ nhận võ khí của Nga Tàu làm gì. Vì câu trả lời chắc chắn là "để chống đế quốc Mỹ chứ làm gì nữa"! Bởi thế họ có quyền đi luẩn quẩn trong vòng tròn của họ, họ có quyền bám vào cái ảo tưởng của họ nhưng chúng ta -như HKPhong- thì không. Không có lý do gì mà cả một cuốn sách kếch sù, như tôi đã dẫn, có những câu nhục mạ sự hy sinh của miền Nam mà những người như HKPhong lại không làm tròn nhiệm vụ cầm bút của họ, mà không dám ngẩng mặt nói không, toàn cúi xuống lí nhí vâng da. 

Một nhà văn miền Bắc -Bảo Ninh- có lần đặt câu hỏi là tại sao chúng ta thù dai thế : cứ mỗi tháng tư chúng ta lại ầm ầm viết bài, biểu tình, lại nhắc đến tên những người lính đã chết của chúng ta, lại nói về thảm cảnh biển Đông. Có thể họ sẽ không bao giờ hiểu rằng chúng ta nhớ, chúng ta viết bài, chúng ta vẫn còn treo cờ vàng ba sọc đỏ không phải vì chúng ta căm thù mà vì những cái chết ấy không thể bỏ quên được. Lá cờ miền Nam không còn chỉ của miền Nam, mà là biểu tượng của tự do, của những rực rỡ mà miền Nam đại diện cho cả nước. Cho nên lá cờ này mới sống sót lâu như vậy, mới vẫn còn được treo ở bất cứ nơi nào có người Việt tî nạn trên thế giới. Phá hủy một cái cờ thì rất dễ, nhưng một biểu tượng thì khó hơn nhiều. Sở dĩ những người như HKPhong phải viết, không phải vì ông ta là một gười lính miền Nam, mà vì sự công nghĩa của một gười viết. Chúng ta cũng đau lòng, cũng ngậm ngùi trước những cái chết (vô ích) của người lính miền Bắc chứ. Nhưng sau khi bị coi là thua trận, người lính miền Nam và người dân miền Nam, không ai còn ngó ngàng đến nỗi oan khuất của họ. Những sự hy sinh, can trường của người lính, ngưới dân miền Bắc được nhắc nhở, ưu đãi, ghi công trong cả xã hội lẫn văn chương. Nhưng lính miền Nam, nhân viên, cán bộ, nhà văn miền Nam bị liệt vào hàng "phản bội tổ quốc", không có chính nghĩa mà là"ngụy". Cả một nửa dân tộc là "ngụy". Cái chữ "ngụy" này có lâu đời rồi, tưởng đã đào sâu chôn chặt vào lịch sử. Ngờ đâu lại xuất hiện. Mà quan trọng hơn, là gán cho những người không "ngụy" chút nào. Tôi không nói ngoa đâu: nhà văn Bảo Ninh nhiều lần gọi người lính miền Nam đối đầu với anh ta là "ngụy" :
- Và ta hay ngụy thì cũng rên như vậy (trang 119, sđd).
- Cái hố của tôi với thằng ngụy ở dưới đó đâu rồi? (trang 120, sđs).

Tôi không xét đến việc anh tác giả này đối xử với anh "ngụy" kia ra sao. Tôi chỉ muốn nhấn mạnh ở cái danh từ "ngụy" ấy. Tác phẩm này nghe nói đã được dich ra nhiều thứ tiếng, tôi không hiểu họ dịch chữ "ngụy" ấy thế nào vì tôi chưa có dịp đọc. Nhưng khi đocï tiếng Việt mà thấy những chữ này, tôi bắt buộc phải suy nghĩ. Chưa nói đến chính nghĩa thuộc về ai, chưa nói đến thực tế hiển nhiên là cộng sản tàn độc như thế nàoºnếu nói người lính miền Nam hay miền Bắc đều là "dụng cụ" của hai đế quốc thì sao bên này có thể gọi bên kia là "ngụy" được? Nhà văn Bảo Ninh, qua tác phẩm trên, là người cũng có những đau đớn, dằn vặt lương thiện. Bởi thế, việc Bảo Ninh gọi người khác là "ngụy" là sản phẩm độc địa của chế độ mà Bảo Ninh đã sinh trưởng trong đó. Chúng ta không thù vặt gì Bảo Ninh và những người như anh ta cả. Chúng ta chỉ chống lại cái chế độ đã đào tạo ra những nhà văn cầm bút gọi người khác là "ngụy". Văn chương là chỗ phải vượt quá được những chỗ tầm thường ấy mà còn không vượt được thì nói gì những thứ khác. Nếu chúng ta không viết ra , không lưu lại trên giấy tờ, chúng ta sẽ để cho hàng triệu dân quân miền Nam phơi trong lịch sử bằng tên chung là "ngụy" à? Mai sau con cái chúng ta đọc những truyện, những cuốn sử do người cộng sản viếtº không hiểu chữ "ngụy" bèn mở tự điển Nguyễn Đình Hòa ra thấy giải là "to be false, spurious, puppet, rebel, bogus" thì chúng nghĩ gì về những "ngụy" đã chết để chống lại những điều mới thực sự là "ngụy" là "false", là "bogus" như chế độ cộng sản? Ai sẽ dậy cho chúng phân biệt thế nào là "ngụy" thế nào là "chính" và thứ người nào trong cuộc chiến đẫm máu này mới đáng bị gọi là "ngụy". Tôi còn thấy là Bảo Ninh cả quỷnh quá đấy nhé: cứ gọi người ta là ngụy ơi ngụy à mà không cho người ta phản đối à? Không cho người ta dỗi à? Không cho người ta thù dai à? Không cho người ta ít nhất cũng được quyền lườm nguýt à?

Nhũng người lính, người dân của một phần đất "thất trận" bị vùi dập cả tiếng nói, cả linh hồn bỏi ngay những người mang tiếng là "đồng bào" với họ. Tôi nhắc ra đây không như một thứ "oán thù truyền kiếp" nhưng tôi nghĩ rằng, sau khi những viên đạn đã bắn đi, những người trúng đạn của cộng sản hay bỏ thân vì chính sách nàyºđã đầu thai kiếp khác hay mộ họ đãû xanh cỏ dạiº thì những hy sinh, tủi nhục của họ phải được ghi lại. Và ghi lại đầy đủ mãnh liệt. Sự "mãnh liệt" ấy mà nhà văn Bảo Ninh tưởng là hung hãn là thù dai, chỉ là sự công chính mà những người sống sót nbư chúng ta, như HKPhong có bổn phận làm cho họ. Vì họ không chết cho "đế quốc" Mỹ như Dương Thu Hương tưởng nhầm, họ không là "ngụy" như Bảo Ninh gọi họ. Chúng ta không đòi hỏi gì nhiều ở nhà văn, ngoài cái lương thiện tối thiểu, nhất là khi người ấy đang ngồi ở bên bờ an toàn như ông HK Phong.

VI- Nhà Văn Nguyễn Ngọc Ngạn

Một trong những nhà văn lập nghiệp ở ngoại quốc là ông Nguyễn Ngọc Ngạn, người vẫn rất tự hào về nghề ăn nói của mình dù ông mới bị cái vạ miệng rất lớn. Ông Ngạn cũng là cựu chủ tịch VBVNHN và là cộng tác viên đắc lực của Nguyễn Hữu Nghĩa trong tờ Làng Văn cho đến khi mới đây hai trẻ tự nhiên hết âu yếm mà còn xoay ra đả nhau kịch liệt rồi hầm hầm đưa nhau ra tòa. Tôi ĐANG ( bắt chước ông Hoàng tự dưng lại viết hoa để hù độc giả, như thường lệ) viết một bài bàn đến nội tình Văn Bút, có dành một chương cho ông Ngạn. Ở đây, tôi chỉ dùng ông Ngạn để cho các bạn ta Văn Học biết rằng không phải hội viên Văn Bút nào cũng "sính" hoạt náo, đấu tố nhau linh đình. 

Hẳn các bạn ta chưa quên việc ông Ngạn công bố về việc cô nữ-sinh-xinh-đẹp-Trưng Vương- Nguyên Hương- lỡ làng lúc 18 tuổi và ông Nguyễn Hữu Nghĩa đi ăn vụng tứ tung, mỡ còn dính ở mép. Trong bài viết, ông Ngạn cũng "kín đáo" nhắc đến cụ thân sinh bà Nguyên Hương. Ông Ngạn khi viết câu đó là ám chỉ rằng bà Nguyên Hương là ái nữ của một quan Trung Tá Không Quân, bà cũng tốt nghiệp¼ Trưng Vương (chứ bộ thất học hay thi rơtù đệ thất phải đi học trường tư của thày cô Nguyên Sa sao), thế mà sao không đào ra được một anh không quân¼mang tiếng muôn đời để làm bạn vàng ? Mà lại vớ ngay một anh mang tiếng tiếng đỏ lòm như anh Nguyễn Hữu Nghĩa? Riêng về việc này, tôi chê ông Ngạn. Bà Nguyên Hương phạm nhiều tội tày đình rồi, không cần lôi cái dĩ vãng kém may mắn của một người đàn bà lúc trẻ người non dạ mà bêu xấu người ta và cả bố mẹ người ta trên báo. Phải biết rằng sau một người đàn bà lỡ làng như bà Nguyên Hương là một anh họ Sở tên Khanh, láng giềng với Mã Giám Sinh hay Hồ Tôn Hiến, nghĩa là những-con-tương-cận-với-bạn-ta Nguyễn Ngọc Ngạn. Có thể bạn ta bị tấn công rát quá, bạn ta cuống lên, bạn ta quên rằng đánh như thế là đánh "below the belt" (dịch ra tiêáng ta là đánh "dưới vòng eo") và không quân tử chút nào. Dĩ nhiên bạn ta sẽ chịu cái tiếng quân tử Tàu là quân tử dại, quân tử nói đi nói lại là quân tử khôn, nhưng thế vẫn hơn là không quân tử một chút nào à? Việc bà Nguyên Hương "lỡ làng" nếu ông Ngạn biết, hẳn cũng có người khác biết nhưng chúng tôi không bao giờ lôi đời riêng của ai lên nhật trình cả, cương quyết giữ vững lập trường quân- tử- dại của chúng tôi. 

Một việc rùng rợn khác mà bây giờ ông Ngạn mới chịu khai ra là ông đã chứng kiến cảnh ông NHNghĩa cắt ghép chữ viết tay của ông Hà Thúc Sinh thành thư chửi anh em Hưng Ca , để đến nỗi Hà Thúc Sinh bị cô lập, phải ra khỏi Hưng Ca. Ngay cả khi cho xuất bản cuốn "Nhìn Lại Một Thập Niên" vào khoảng giữa thập niên 90, ông vẫn lẳng lặng dấu biến những thủ đoạn tàn độc của NHNghĩa, còn viết rất thiệt hại cho Hà Thúc Sinh về nhiều chuyện khác (như chuyện liên quan đến ông Bảng). Rõ ràng là một âm mưu nhắm triệt hạ Hà Thúc Sinh chứ không phải vô tình, vô ý gì. Vì tưởng tượng không có việc cuốn băng Mẹ- Thúy Nga bùng nổ ra, đời nào ông Nganï công bố những chuyện đó? Thì Hà Thúc Sinh sẽ mang tiếng theo xuống tuyền đài luôn! Tôi cứ tự hỏi là tại sao mang tiếng cầm bút mà ông Ngạn có thể nhẫn tâm đến nổi không giải cái oan khuất đó cho Hà Thúc Sinh chứ đừng nói từ bỏ hẳn Nguyễn Hữu Nghĩa. Thế mà đến khi ông bị NH Nghĩa đánh thì ông lại mong mỏi anh em khác cứu ông! Ông chính là người gọi điện thoại cho tôi, sau khi đã bàu anh Nhâm, nhờ tôi "xúi Viên Linh" sang tham dự buổi họp ở Florida do bà Hoàng Hoa tổâ chức, âm mưu lật NHNghĩa bằng cách ký tên vào một bản thỏa hiệp với ông Sơn Tùng rồi gửi lên VBQT coi như "thống nhất" để VBQT cho VBVNHN hoạt động trở lại. Tôi có bảo ông Ngạn tôi không làm được điều ông yêu cầu vì tôi không thể phản cả hai người bạn tôi (Viên Linh và Đặng Văn Nhâm) cùng một lúc. Phản ông Viên Linh vì xúi bẩy người ta làm một chuyện lật lọng, man trá (Ông Viên Linh là chủ tịch xử lý thường vụ, người triệu tập buổi họp ở Santa Ana mới đó, có kết quả là Ban Chấp hành mới với ông Nhâm là chủ tịch). Tôi cũng phản luôn ông Đặng Văn Nhâm vì tôi đang trong ban chấp hành mới với ông Nhâm. Lúc còn bé tôi có đóng kịch, chuyên đóng vai Thị Màu và Tào Thị, nhưng không bao giờ đóng vai Thúy Kiều lúc nghe Hồ Tôn Hiến cả! Phải nói tôi coi thường cái thái độ rất thấp này của ông Ngạn: cái thói tưởng là một người đàn bà dễ bị các quan thị xui dại để to nhỏ với các quan lớn. Ông Ngạn có thể coi thường cái chức cựu chủ tịch của ông ta để toan tính những chuyện khuất lấp, ông ta có thể vì sự thù hằn riêng mà định đạp lên cả bản điều lệ, nội quy và những nỗ lực của các hội viên khác¼ nhưng ngày nào tôi còn là hội viên mà lại còn là một Trưởng Uûy Ban thì không bao giờ tôi làm hạ giá cái tổ chức này bằng những trò đó. Ngoài mặt, ông Ngạn luôn luôn rêu rao rằng ông ta "đứng ngoài" chuyện VBVNHN. Trên thực tế, ông ta muốn bày ra rất nhiều trò đi đêm để trả đũa NHNghiã, nấp dưới bình phong là thống nhất VBVNHN. Cái lầm lớn nhất của ông Ngạn là ở chỗ đó, là tưởng ai ai cũng có thói ích kỷ, tàn nhẫn, bất nhân như ông và bạn ông ngày xưa là NH Nghĩa. Khi ông Ngạn xin tôi tài liệu để sửa soạn hồ sơ ra tòa, tôi vẫn cho. Vì lương tâm không cho phép tôi làm khác hơn. Nhưng không có nghĩa là tôi giúp đỡ gì một người từng góp phần tàn hại anh em như ông Ngạn cả. Như thường lệ, ông Ngạn không nhìn thấy được điểm đó, tưởng đâu rằng người khác cũng loại "Khuyển, Ưng" như ông chăng?! Cho nên mới có sự ông ta "vận động" tôi để¼ xui dại người khác. Ngày ăn cưới con trai anh Lê Đình Điểu, tôi thấy ông Ngạn tay bắt mặt mừng với ông Giác mà tý nữa thì tôi buột miệng đề nghị ông nên đổi nghề, đừng làm MC nữa mà nên đi đóng kịch: chả là trước đó, ông rủa xả NM Giác ghê lắm, là "hèn" là không đăng bài ông trên tờ Văn Học khi ông có việc can qua với Làng Văn! 

Tôi thấy bà Nguyên Hương im thin thít , không thấy đòi kiện ông Ngạn về việc này mà cám cảnh. Ít nhất cũng phải kiện ông Ngạn về cái tội đánh hôi đến trường Trưng Vương chứ. Ơ hay, học ở đâu thì cũng thế thôi, dính dáng gì đến cái chuyện lỡ làng của người ta? Nếu viết ngược lại là "Tiên sinh Hoàng Hoa Phong Nhã, con nhà gia thế, khôi vĩ, bố làm Ngũ Quân Đô Đốc, anh cả làm đến Tham Tán Quân Vụ, tốt nghiệp trường Chu Văn An, lỡ làng với vợ lúc 25 tuổi" thì cả nước có thấy chuế không? Chuế quá đi chứ! 

Những người như ông Ngạn ấy thế mà vẫn là MC, vẫn là nhà văn, vẫn viết, vẫn nói những điều tử tế, vẫn là cựu chủ tịch VBVNHN! 

[Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7]