Để theo dõi tin tức bình luận sinh hoạt nữ trí và văn học,
văn học và đại chúng, mời đọc:

NGƯỜI MỚI

Diễn Đàn Văn Học và Phụ Nữ - Nguyễn Tà Cúc chủ trương.

Nhà Văn Như Người Hướng Dẫn Dư Luận
Nguyễn Tà Cúc
[Phần 6]

PHẨN BA: NHÀ VẮN NHƯ NGƯỜI HƯỚNG DẪN DƯ LUẬN

Tiêu đề này có thể làm nhiều bạn ta rùng mình, hắt hơi và lập tức chối ngay, cho là không quen biết gì với ngòi bút của mình cả. Nhưng lịch sử ngày xưa và bây giờ của chúng ta chứng nghiệm điều đó. Nguyễn Trãi, Nguyễn Công Trứ vừa là nhà văn, vừa là nhà tướng Nhượng Tống là đảng viên Quốc Dân Đảng. Nhất Linh là lãnh tụ một đảng phái chính trị và kết thúc đời mình vì lý do chính trị, không vì lý do văn chương. Phan Khôi là một nhà xã luận nổi tiếng. Cả các ông Phan Khôi, Trần Trọng Kim, Phạm Quỳnh đều đáp lời mời của Phụ Nữ Tân Văn mà viết bài cho ý kiến về vấn đề phụ nữ. Nhóm Tự Lực Văn Đoàn xây Nhà Ánh Sáng, cổ võ bằng cả văn chương (tiểu thuyết luận đề như Đoạn Tuyệt) lẫn hành động Thâm Tâm, Quang Dũng gia nhập kháng chiến. Nhân Văn, Giai Phẩm ở miền Bắc là cái chứng tích kế tiếp. Tiếng nói và chủ trương của các nhà văn này sở dĩ gây được ảnh hưởng mạnh mẽ ở thờøi đại của họ là vì họ thực sự dấn thân, lãnh đạo. 

Mới đây, khi phải chạy tản ra ngoại quốc, các nhà văn miền Nam hay trở thành nhà văn sau 75 cũng giữ vai trò phổ biến tin tức, hướng dẫn, duy trì chính nghĩa miền Nam và phát huy văn hóa không chỉ riêng bằng sáng tác mà còn gia nhập trực tiếp vào các tổ chức chống Cộng và giúp đỡ đồng bào. Điển hình là Võ Phiến (lập tờ Văn Học Nghệ Thuật, với Lê Tất Điều; Mai Thảo lập tờ Văn, Võ Đại Tôn (nhà thơ Hoàng Phong Linh) trở về VN kháng chiến, bị tù nhiều năm, Hà Thúc Sinh (tác giả Đại Học Máu, sáng lập phong trào Hưng Ca); Phan Lạc Tiếp (và lúc đầu cả Lê Tất Điều, tác giả "Chân Dung Bác Hồ", Thơ Cao Tần", "Thư Về Bloomington, Illinois") thành lập Uûy Ban Báo Nguy Cứu Người Vượt Biển; Nguyên Sa, Trần Tam Tiệp, Trần Thanh Hiệp rồi Trang Châu (bác sĩ, theo tàu vớt người vượt biển) Viên Linh (tác giả Thủy Mộ Quan, chủ nhiệm Thời Tập, Khởi Hành) giữ những phần vụ quan trọng của VBVNHN¼ 

Nhưng như tôi đã nhận xét trước đó, tại sao nay ở Hoa Kỳ nói riêng và ít hơn nhưng vẫn xẩy ra ở các nước khác ngoài VN- những hiện tượng viết lách không chính xác, sinh sản ra một số người không đáng gọi là nhà văn, nhà thơ, nhà hát, nhà nghệ sĩ? Số người này càng lúc càng nhiều, càng trở nên táo tợn hơn. Họ tràn vào các buổi sinh hoạt văn học nghệ thuật làm chúng thu hẹp lại, không phát triển được. Nếu trước đây người ta không thể tham dự vì lý do làm việc vất vả, thì nay dù hoàn cảnh sinh kế đã khá hơn nhiều, cũng vẫn có sự ngao ngán, nhiều khi tránh né, những sinh hoạt này. Đã lâu lắm rồi không có một cuộc diễn thuyết nào về những vấn đề văn chương, không có một cuộc thảo luận nào quy tụ được những nhà văn có tiếng tăm. Các anh chị em có thiện chí tiếp tục làm, dĩ nhiên, nhưng không được sự đáp ứng đông đảo xứng đáng với công khó của họ. Tại sao vậy? 

Hãy trở lại với điều tôi nhận xét ở trên là đa số những nhà văn có ảnh hưởng ở ngoại quốc vẫn là những người cầm bút xuất xứ ở miền Nam. 

Thời miền Nam -từ 54 đến 75- các nhà văn của chúng ta không còn đặt nặng vấn đề chính trị, xã hội. Dân chúng cũng không hưởng ứng. Giản dị vì đa số không dấn thân, không có lý tưởng nhất định nào cả. Những nhà văn tên tuổi nhất của miền Nam thời đó dù có được trợ cấp cũng không sử dụng vào việc tổ chức hay hoạch định những chương trình nào nhắm thay đổi xã hội, giúp đỡ người dân thấp cổ bé miệng. Hai trường hợp điển hình là Mai Thảo và Nguyên Sa.

Ở trường hợp Mai Thảo, ông nhận 400 dollars một tháng từ phòng Thông Tin Hoa Kỳ vào năm 1956. Họa sỹ Duy Thanh, một người thuộc nhóm Sáng Tạo đã thuật lại như sau: 

-¼.Sau một thời gian ngắn, Tucker nhân danh phòng Thông Tin Hoa Kỳ tài trợ cho Mai Thảo một số tiền-400 dollars- hàng tháng để ra một tờ báo văn nghệ độc lập. Sở dĩ tôi biết đích xác số tiền này là vì sau đó, tôi cũng làm khoán cho sở Thông Tin Hoa Kỳ tọa lạc tại đường Hàm Nghi -trình bày tờ Đời Sống Mỹ- và tôi có đuợc đọc hồ sơ về tờ Sáng Tạo. Tên Sáng Tạo do Mai Thảo đặt ra, và số đầu tiên chàng lấy bài của các anh em trong tờ Người Việt, lẳng lặng hình thành. Số đầu ra mắt khoảng mùa Thu năm 1956. Từ khi làm được tờ Sáng Tạo ít lâu thì Mai Thảo quơ được đệ nhất hoa khôi của một vũ trường chàng hay tới. Nàng vũ nữ này tên là Cúc, mới 17 tuổi , đã về ở hẳn với chàng (Tạp Chí Thơ trang 16, 17). 

Hóa ra, Sáng Tạo chỉ là một tạp chí được tài trợ một cách rất "đầy đủ", chứ chẳng phải do-một-nhóm-nhà-văn-lập-ra- để-hô-hào-đổi-mới gì cả. Bằng cớ là hết tiền viện trợ thì nó cũng lăn ra chết tốt và trong khi được tài trợ thì chủ nhiệm Mai Thảo¼đánh bật được rất nhiều anh Lý Thông khác để mang một cô vũ- nữ -đệ -nhất- hoa khôi- 17- tuổi về dinh. 400 dollars thời đó, tương đương với 12 ngàn đồng giá chính thức hay khoảng 30 ngàn giá chợ đen căn cứ trên một dollar bằng 30 đồng tiền VN giá chính thức hay 70 đồng giá chợ đen (chiếu theo tài liệu của ông Huỳnh Văn Lang, cựu Tổng Giám Đốc Viện Hối Đoái trong cuốn Cờ Bạc, trang 123, nhà Văn Nghệ tổng phát hành, Hoa Kỳ, 1998). Trong khi đó, lương tổng thư ký của một tờ báo miền Nam trung bình là 2000 đồng một tháng. (20 Năm Viết Văn Làm Báo Ở Sài Gòn, Thanh Nam, Văn sốù 4, tháng 10, 1982) . Cũng trong khi ấy, "giá phở là 5 đồng một tô, cà phê sữa 1 đồng rưỡi một ly" (Thanh Nam, bđd). Nghĩa là theo giá hối xuất chính thức thì 1 dollar thời đó có thể mua khoảng trung bình 10 tô phở. 

Nhóm (hay tờ Sáng Tạo) góp phần vào văn chương miền Nam chỉ vì điều không ngờ là một vài tác giả trong nhóm là những người có tài đặc sắc trong lĩnh vực họ: về thơ có Thanh Tâm Tuyền, Tô Thuỳ Yên, về họa có Duy Thanh. Mai Thảo đưa ra một lối viết mới, bóng bẩy mượt mà, nhưng trừ vài truyện ngắn, tùy bútvăn chương Mai Thảo chỉ ù tốt đẹp về cách viết mà nội dung hầu như xa rời quần chúng, để đến nỗi với đa số quần chúng, Mai Thảo dù cách nào vẫn bị mang tiếng (hơi oan) là nhà văn của vũ nữ và các mệnh phụ phu nhân. Trong khi ấy, thơ Tô Thùy Yên ở lại, thấm thía. Thơ Thanh Tâm Tuyền vẫn là sự đánh dấu của một sự muốn "làm mới" ở đúng caiù nghĩa muốn làm mới của nó, cho dẫu người ta có thể nhận ra ảnh hưởng của các nhà thơ ngoại quốc. Nghĩa là, sự "đổi mới" của nhóm Sáng Tạo là một sự đổi mới rất cá nhân (trước Tô Thùy Yên, trước Thanh Tâm Tuyền, người ta không làm thơ thế này vv) chứ toàn bộ, cả nhóm không gây được ảnh hưởng nào về xã hội. "¼chúng tôi nhìn thấy thời đó làm văn nghệ như một cuộc chơi. Chính Mai Thảo sau này những lần gặp tôi ỏ San Francisco đều nói lớn như vậy."(Duy Thanh, bđd). 

Sau Mai Thảo, là trường hợp Nguyên Sa. Trong bài "Tình Cảnh Nhà Văn Việt Nam những Năm Năm Mươi và Sáu Mươi" đăng lại trên Văn số 36, tháng 6.1985, nhà thơ Nguyên Sa bàn đến "sựï cô đơn của thế hệ khôngcó đàn anh" và những bất hạnh mà nhà văn Việt Nam phải chịu, từ sự cô đơn gây ra bởi sự không "đãi ngộ" của dân chúng cho tới sự "cô đơn trong chiến tranh" Cũng như Mai Thảo, Nguyên Sa thú nhận: 

-[ ] Nhiều người trong chúng ta, có tôi, đã nhận tiền trực tiếp hay gián tiếp, ¼Rồi để cho tình cảm tội lỗi nằm im, chúng tôi làm báo láo lêáu cho tiền bạc không được sáng sủa kia được tiêu đi mau lên, ngõ hầu có thể phân bua với anh em: cho thì lấy mà đốt, trả tiền thì viết nhưng cứ viết cái lờ mờ chẳng dính dấp gì đến cuộc đời này, cuộc chiến tranh này, chẳng lợi lộc gì cho người chitiền.Cái lối chơi xỏ của các nhà nho các anh còn lạ gì" (bđd). 

Trước khi viết tiếp, tôi xin mở dấu ngoặc để¼bênh các ông nhà nho một tî: đã là nhà nho thì không có cái lối "chơi xỏ" như Nguyên Sa đã tự ví với họ. Cái "trí" và cái"dũng" của nhà nho không để cho họ bị¼kẹt mà làm "lếu láo" như bạn ta đâu! 

Nhà thơ Nguyên Sa nói đến tình cảnh cô đơn và vị trí thấp kém của nhà văn "bị xếp trong bậc thang cuối cùng" của xã hội Việt Nam so với sự sung túc và sự được ngưỡng mộ của các nhà văn, thơ ngoại quốc (trong xã hội họ). Tại sao từ 54 trở đi, theo Nguyên Sa, nhà thơ nhà văn không còn được quý hoá, kính trọng? 

Rồi bây giờ, chúng ta vẫn tự hỏi tại sao ở ngoại quốc lại có tình trạng phân hóa, suy đồi; lại có những mảnh đất đầy lam sơn chướng khí; lại có những trường hợp mà anh em không thể hợp tác, phải quyết liệt "cắt đứt" như trường hợp Văn Học cách đây hơn 10 năm? Làm thế nào để cái đất văn nghệ chúng ta đang sống trở nên sung mãn để có thể nuôi dưỡng nhưnõg thế hệ nhà văn mới, làm sao để không khí đang thở là không khí trong lành, không phải là một thứ bụi và khói từ những bài viết như thí dụ bài viết trên tờ Văn Học về VBVNHN hay mấy bài của ông Nguyễn Thiếu Nhẫn? 

Muốn tìm giải pháp cho vấn đề đã ám ảnh anh em chúng ta bao nhiêu năm nay này, sẽ không phải là những bài viết "anh đúng, tôi sai; tôi sai, anh đúng" dậm chân tại chỗ. Khi chỉ mới có thể chỉ cho nhau biết là sai, đúng chỗ nào¼ chưa chắc đã có tiến bộ. 

Trước khi tìm được giải pháp, thì phải tìm nguyên nhân. Toàn bài viết của Nguyên Sa không thấy nhắc đến một điều tối quan trọng, là muốn có sự quý hóa và kính trọng của người dân, của dân tộc, nhà văn trước hết phải xứng đáng với sự kính trọng ấy. Nhà thơ Nguyên Sa nhắc đến sự trọng vọng dành cho Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Tản Đà, Nhất Linh¼rồi Camus, Hemingway. Ở đất nước nào cũng vậy, ở thời đại nào cũng vậy, mỗi nhà văn sẽ phải tìm chỗ của mình, sẽ phải đổi sự kính trọng và đãi ngộ cuả dân chúng với hoặc là tài văn hoặc là bằng cả tài văn lẫn sự nghiệp riêng của họ. Không phải tự nhiên mà Tản Đà, Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm đượcï yêu mến từ đời này sang đời khác, không phải tự nhiên mà Nguyễn Công Trứ đươcï xem là "kẻ sỹ", không phải tự nhiên mà Nhất Linh khi chết được cả nước đi đưa đám. Khi người ta viết về Camus người ta không chỉ viết về khía cạnh văn chương mà còn về Camus như một nhà nhân bản, một người thao thức về ý nghĩa cuộc sống. Những nhà văn, nhà thơ nào thời năm mươi, sáu mươi, rồi bẩy mươi mà không được coi trọng, không được dân chúng theo dõi là cũng bởi vì chính họ không có khả năng đó. Và đôi khi nhà văn tưởng đã lừa được họ, như cái-lối-chơi-xỏ-của-nhà-nho mà Nguyên Sa đã nhắc. Có điều, xui thay, chính dân chúng, người đọc mới là nhà nho thực, nên ba cái trò chơi xỏ này của các anh họ biết hết. Nhìn lại lớp nhà văn mà Nguyên Sa viết về, bao nhiêu người tìm ra và được dân chúng xác nhận chỗ đứng của họ? Không nhiều lắm đâu. Số còn lạiï có thểû đoạt cả những giải thưởng quốc gia nhưng những giải thưởng ấy, nên nhớù, không do người đọc quyết định hay có "trục trặc" như năm Trần Dạ Từ đoạt giải mà một nhà thơ trong ban giám khảo là Thanh Tâm Tuyền có viết một bài để đời, có đăng trên những tạp chí văn học thời đó, công bố cho mọi người biết là biên bản của Hội Đồng Giám Khảo đã bị "xé" vì người đáng lẽ đoạt giải là nhà thơ Trần Tuấn Kiệt với số phiếu 4-1! (Thanh Tâm Tuyền là thư ký Hội Đồng Giám Khảo, là người viết biên bản của phiên họp quyết định) Nhà thơ Thanh Tâm Tuyền hiện đang sống tại Minnesota, nếu các bạn nghĩ là tôi¼bịa ra có quyền hỏi lại. Sách của họ có thể bán chạy vì hợp với thị hiếu bấy giờ, vì ngưới ta không có gì khác để đọc. Nhưng một khi cái thời ấy đã qua, người ta không đọc nữa. Mấy người đọc lại Mưa Trên Cây Sầu Đông của Nhã Ca, Vòng Tay Học Trò của Nguyễn Thị Hoàng? Làm sao những nhà văn như Nhã Ca, Nguyễn Xuân Hoàng, Nguyễn Ngọc Ngạn ¼có sự kính trọng của đồng nghiệp, của độc giả nếu họ đã làm những điều tôi đã dẫn chứng? Nói gì đến việc hướng dẫn dư luận? 

Tôi không tin rằng chúng ta có thể nói một cách "tự tin" rằng chúng ta có thể "đứng giữa" hay "không ngả theo phe nào vì¼". Trong trận chiến Việt Nam vừa rồi chỉ có sông Bến Hải mới có quyền¼ đứng giữa nhưng nếu nó có chân, nó cũng chạy tuôát vào miền Nam hay sau đó, ra biển Đông rồi. Không có quá khứ làm sao mà viết.? Ông Đặng Tiến có lời ban khen cho một số bạn ta mới viết như sau: 

-Từ 1987 có thêm những người viết mới¼: đó là những Trần Vũ, Đỗ Kh., và các cô Nguyễn Thi Hoàng Bắc, Phan Thị Trọng Tuyến, Vũ Quỳnh N. H., Trân Sa và nhà làm phim Trần Anh Hùng, tác giả phim Mùi Đu Đủ Xanh. Họ là những ngòi bút tươi tắn, tài hoa, mạnh bạo, ít bị vướng mắc vào dĩ vãng về hai mặt chính trị và văn học. Về chính trị, họ không căm thù, ít cảm thấy mất mát, không cho rằng mất mước, mất sự nghiệp, mất tài sản hay chức vụ danh vọng quyền lợi. Họ cũng không trải qua các trại học tập, các lao tù ,Về văn học, họ không nợ nần dĩ vãng, họ viết văn tùy thích¼.Trong khi văn chương Bolsa là con đường Lê Văn Duyệt nối dài, thì họ muốn mở ra những con đường mới, xuyên lục địa, xuyên đại dương đến với độc giả mới. Trong tinh thần đó họ lại được cái may mắn đón nhận văn chương trong nước rất hay rất mới của Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Lê Lựu, Dương Thu Hương, Phạm Thị Hoài. Là những người đồng lứa, họ chóng trở thành bạn đồng âm đồng tâm. Từ đó, họ phá tung những thành kiến chính trị và chủ trương giao lưu văn hóa, hòa hợp văn ngheä¼.

(Thụy Khuê "Nói Chuyện Với Nhà Phê Bình Đặng Tiến" , Hợp Lưu, số 18, trang 58, tháng 8&9 .94).

Hễ không trải qua lao tù là có quyền "tươi tắn" à? Một biến cố lớn như thế mà không cảm thấy "mất mát" à? Họ là người Cao Mên hay người Lèo à? Hay là người ¼Phú Lang Sa? Hay là người Cung Trăng thủng giời đứt dây rơi xuống miền Nam? Tôi cứ tưởng chỉ có " Thương nữ" mới "bất tri vong quốc hận". Nào ngờ phải đổi lại là "văn sĩ bất tri vong quốc hận". Đối với các "nhà văn" chạy ra khỏi miền Nam sau 75 mà ông Đặng Tiến đã liệt ra ở trên, tại sao họ không ở lại? Chỉ có "ở lại" mới "mất mát" chứ ra đi thì mất cái gì? Ở lại lại còn cái lơiï là khỏi phải kêu gọi hợp lưu, hòa giải gì cả! 

Mà đừng viết là các "trại học tập" ông Đặng Tiến hải-ngoại-chi-bảo ôi! Trại tù thì mình cứ gọi là trại tù. Hay ít nhất cũng phải baỏ cho người đọc biết nó là trại tù. Nôm na không phải là cha mách qué mà là cha sự thật đấy. Bảo là trại học tập, ông Tô Thùy Yên ổng mắng cho vuốt mặt không kịp: người như ổng thì "học tập" cái gi tới hơn 10 năm? Hay học được cái đói và cái dã man của nhà nước Cs? Trong bài này, ông Đặng Tiến nhiều lần nhắc đến việc "không có tự do, không có giao lưu" của "nhà nước Việt Nam". Nếu ông biết thế thì tại sao ông lại ban khen rằng các người viết (tươi tắn, tài hoa, mạnh bạo) của ông "phá tung những thành kiến chính trị và chủ trương giao lưu văn hóa, hòa hợp văn nghệ" Giao lưu văn hóa với một vài người bạn "đồng lứa, đồng tâm" thì có gì là khó. Cái khó là giao lưu được cả với những người không¼đồng lứa, không đồng tâm, không đồng âm với nhà nước, những người mà nhà nước đang bỏ tù hay vẫn còn quản thúc họ bằng cách này hay cách khác. 

Tôi chả dại gì mà cãi nhau với ông Đặng Tiến và các "hải ngoại chi bảo" (nghe đâu chữ này là của Đặng Tiến. Nếu Đặng Tiến chối, tôi xin nhận ngay là của tôi để tiện việc ban khen phát thưởng). Xin trích lời phê của một cây cổ thụ khác: 

Cho tới giờ phút này tôi vẫn chỉ thấy họ muốn giao lưu với những người họ chưa bỏ tù được, còn với những người họ bỏ tù được, thì vấn đề tự nhiên triệt tiêu, đối tượng đã không còn thì làm gì còn vấn đề mà đặt ra nữa. Một sự thật như thế mà không chịu nhìn nhận, thì là lấn lướt, giả trá, không có gì nênbàn đến nữa¼.Theo tôi, không bao giờ có giao lưu văn học giữa văn học Việt Nam hải ngoại và văn học xã hội chủ nghĩa VN. Khi những người cầm bút trong nước được tự do, tự do viết và tự do xuất bản, tự do đi lại, thì lúc ấy còn cần gì đến giao lưu nữa.

(Viên Linh trả Lời Phỏng Vấn, Văn học số 101,trang 16,17 9.94 - Chữ in đậm là của NTC). 

Còn "tài hoa"? Hình như ông Lê Tất Điều không đồng ý: 

-Những nhân vật đàn ông tồi tệ như thế làm cho "Mùi Đu Đủ Xanh" hấp dẫn hơn, làm cho cuộc đời một cô gái điếm trong "Trời và Đất" bi tráng hơn. Nó là những yếu tố sáng tạo tăng khán giả cho một tác phẩm. Nhưng nó lặng lẽ tạo ác cảm, ấn tượng xấu trong lòng khán giả không có cơ hội biết nhiều về người Việt, đất Việt. (Thư Về Bloomington , Illinois, trang 114). 

Tôi xin đồng ý với ông Điều¼ở một phần khác: đây là một phim rất yếu ở chỗ không có climax, không có kêát thúc. Cô Tôn Nữ An Khê, đóng vai chính, không diễn tả được gì hết, nói tiếng Việt còn ngọng. Sang đến phim "Cyclo" thì hết "tài hoa" rồi: bắt chước đạo diễn Mỹ, phim Mỹ rành rành ra. Cô An Khê (vẫn còn nói tiếng Việt ngọng) đóng còn dở hơn chúng tôi đóng kịch văn nghệ hiệu đoàn nữa. Đề nghị ông Hùng có bao giờ định làm phim về Việt Nam nữa, cứ mời chúng tôi làm cố vấn (không công)! Ít nhất chúng tôi cũng nói đúng tiếng Việt! 

Rồi khi ông Đặng Tiến hết nói về những tài-hoa-nói-ngọng-tiếng-Việt thì ông táy máy nói đến những văn chương Bolsa. Tôi không hiểu ông ám chỉ ai? Những anh em làm báo biếu (trong đó có cả nhà thơ Nguyên Sa) bày hàng ở Bolsa phần đông không phải là nhà văn, họ làm để kiếm sống, không nên đòi hỏi, dè bỉu họ. Vì sinh kế, họ phải làm những chuyện rất bậy như đăng quảng cáo cho những bộ mặt to bằng cái nia ở ngay hình bìa nhưng ít nhất họ còn đáng khen là không viết những bài bậy bạ chê "cộng đồng" là "làm xấu trong quần khi nghe thấy tiếng Việt cộng," như "tài hoa" Hoàng Bắc mà ông Đặng Tiến đã long trọng giới thiệu. Viết lách láo lếu như thế thì sao gọi là "phá tung " những thành kiến chính trị " được khi chính mình còn đầy thành kiến sai lầm? Nhưng khi nhắc đến "văn chương Bolsa", ông Đặng Tiến quên rằng ông từng viết cho tờ Đoàn Kết. Tờ báo này văn chương, đường lối ra sao? Tôi lại phải xin nhờ đến các-viên-chức-có thẩm-quyền để tránh tiếng rằng tôi là một cô đa nghi như Tào Tháo, nhìn đâu cũng nhìn thấy những chuyện¼dấm dớ, khôi hài: 

- Ông Võ Văn Aùi là chủ nhiệm tờ Quê Mẹ. Ông Nguyễn Viết Ty là chủ nhiệm tờ Đoàn Kết. Cả hai cùng xuất bản ở thủ đô nước Pháp nhưng lập trường đối nghịch nhau như sáng với tối,¼như chiến sĩ quốc gia và bồi bút cộng Sản¼[¼] Tờ Đoàn Kết thì như tất cả những tờ báo của lũ đảng viên Cộng Sản, trẻ tuổi, đang lớn, ra công bảo vệ sự sáng suốt của Đảng cũng như sự rực rỡ tên vàng của bác Hồ¼Cho đến một hôm , Nguyễn Viết Ty, chủ nhiệm Đoàn Kết, chịu không nổi nữa, hắn viết cho ông Võ Văn Aùi và tờ Quê Mẹ nguyên văn như sau: "Kể từ nay tôi rất mong ông Võ Văn Aùi và ban biên tập Quê Mẹ đóng miệng chó lại, chứ không có ngày sẽ vỡ mặt và tống cổ về Việt Nam ăn cứt. Chủ báo Đoàn Kết Nguyễn Viết Ty, 70 Rue Magazine 75006 quyết liệt tranh đấu

(Một Quả Cười Mùa Xuân, Văn Nghệ tái bản 1989, trang 12). 

Tôi không ở Pháp nên tạm đoán rằng tờ Đoàn Kết mà Kiềâu Phong nhắc đây cũng là tờ Đoàn Kết mà ông Đặng Tiến từng là người có bài. Hóa ra nhà phê bình Đặng Tiến mà bà Thụy Khuê kính cẩn phỏng vấn ở trên lại là¼bỉnh bút của một tờ báo đòi đuổi người ta về Việt Nam¼ăn ¼à? Tôi không quen bà Thụy Khuê, nếu có tôi cũng đã rón rén nhờ bà Thụy Khuê "phỏng vấn" chàng Đặng Tiến là ở bên Pháp mà còn không ¼hòa hợp, hòa giải được . sao lại xui dại người khác ¼về Việt Nam làm gì nhỉ? Nếu chúng tôi nặng thành kiến như ông Đặng Tiến đã nhận xét về chúng tôi, chúng tôi đã sổ toẹt những tác giả như ông ta, đã liệt ông ta vào loại "bồi bút cộng sản"¼.Nhưng nhà văn không cần làm điều đó: ông Đặng Tiến có thể kèn cựa với đám văn chương Bolsa, chúng tôi thì không. Nhà văn vẫn có thể viết sai, nói sai vì không ai giỏi mà biết hết cả. Miễn là có lòng thành mà sửa đổi. Chứ không phải có tư cách gì mà miệt thị người khác là văn chương Bolsa trong khi mình lại có bài trên tờ báo kinh hãi, đòi đuổi người ta về VN làm¼chó như tờ Đoàn Kết (mà tôi nghĩ là cũng tờ Đoàn Kết mà ông Đặng Tiến hợp tác). 

Có điều, khi nói đến "mất nước", ông Đặng Tiến nên hiểu rằng người ta không nói mất nước là mất-nước-Việt-Nam- Cộng-Hòa mất cả nước vào một chế độ( đã bị chứng minh là dã man, lạc hậu) cộng sản. Bởi thế mà có thơ Cao Tần: 

Ôi trong ví mỗi người dân mất nước
Còn một oan hồn mặt mũi ngu ngơ (Cảm Khái) 

Hay thơ Viên Linh: 

Còn chi nữa cố hương ôi
Đầu xanh vừa bạc một đời lưu vong
Văn chương một góc trong lòng
Thân ta mòng sáo ba vòng lượn bay (Thủy Tang) 

Hoặc thơ Tô Thùy Yên: 

Sau cùng có người lính chấp kích
Ra trước ngọ môn mà quyên sinh
[... ]
Xe kiệu rộn ràng cửa lớn nhỏ
Về ngang thánh miếu mặt vênh cao.,
Có anh nghe nói thơ đầu chợ
Chạy sắc phong thi sĩ với đời.
Có anh hàng thịt saün dao nhọn
Cũng rấp ranh làm tráng sĩ chơi

(Lão Trượng) 

Ông Đặng Tiến từng viết một bài phê bình thơ Tô Thùy Yên xuất sắc, hẳn phải hiểu ông TT Yên ngụ ý gì trong những câu thơ trên chớ? Còn "căm thù " ? Là người đọc nhiều, ông Đặng Tiến cũng phải biết là các nhà văn không ai có máu căm thù cả. Nếu họ có phải "xung sát" thì cũng chỉ là "lấy chí nhân mà thay cường bạo". Tất cả những nhà văn danh tiếng của miền Nam có ai gọi miền Bắc là "ngụy", có mạt sát người lính miền Bắc như nhà văn Trần Mạnh Hảo đã làm với sĩ quan của miền Nam (trang 791, THVNTQH). Có ¼hung hăng tuyên bố là "phải đọc thơ văn tôi" như Nguyễn Huy Thiệp không? Bà Phạm Thị Hoài khi vấp một cái lỗi to như cái đình về chữ "sến", ông Viên Linh chỉ nhỏ nhẹ kêu ca về nền giáo dục đã đào tạo bà Hoài chứ có bé xé ra to, mắng mỏ:" Gớm, cái Hoài thế mà hỏng. Chả biết chữ nghĩa ông bà tổ tiên để lại gì cả" ("cái" là chữ miền Bắc gọi con gái trong nhà . Chứ tôi không có ý khinh mạn đâu đấy. Từ khi bà Hoài không- biết- gì về một chữ phổ thông của người Việt, tôi thấy cần cẩn thận cắt nghĩa cho khỏi mất lòng nhau, nhất là vì tôi và bà Hoài chỉ là người đồng phái- chứ không dám nhận vơ là đồng âm, đồng tâm, đồng lứa hay đồng chí). 

Không phải nhà văn nào viết không đẹp về Cộng Sản đều có nghĩa là căm thù những dân tộc phải sống trong chế độ đó cả. Nhưng không có nghĩa là quên tiệt đi, là đại ngôn rằng đây là cuộc chiến giữa-hai-đế- quốc để làm tủi những người thời này và thông tin sai lạc cho những người thời sau. Những người thời này chết rồi đâu có được cái xa xỉ phẩm của các hải-ngoại-chi-bảo và Đặng Tiến để có thể tuyên bố rằng "không vướng mắc vào dĩ vãng về chính trị" hay "văn học"? Con người chứ đâu phải¼ con nai hay con sư tử gì mà không "vướng mắc vào dĩ vãng " nhất là dĩ vãng văn học? Hay chính vì không "vướng mắc" gì với văn học rực rỡ của miền Nam nên các bạn ta vẫn còn dậm chân tại chỗ ở những nơi " vào xem bộ mặt dễ thương của mình" (mượn thơ NĐức Sơn để nói về một bài thơ "tức cảnh khi đi tuần hành về phương Nam " của bà Hoàng Bắc viết về một việc sáng nào chúng ta cũng phải làm. Hiểu ra chưa?!) 

Từ thí dụ điển hình Văn Học, tôi đã dẫn ra rằng thời nào cũng có những nhầm lẫn, cũng có thói cùng chiếu vái nhau¼mà không phải bây giờ mới có hay chỉ có riêng tổ chức nào mới có. Ngay cả những nhà văn như Nhã Ca, như Nguyên Sa¼cũng có những sai lầm, trầm trọng hay không trầm trọng. 

Ở bài này, mục đích của tôi không phải là phê bình văn chương hay chủ trương, hành động có tính chính trị của nhà văn nào. Mục đích của tôi chỉ là nhà văn phải giữ được sự trung chính và công nghĩa., nhất là khi viết, dù là sáng tác, hồi ký hay phê bình. Vì dù muốn dù không, nhà văn vẫn có trách nhiệm với độc giả. Trong số độc giả đó, có người trông cậy vào những tin tức mà chúng ta đưa ra (qua sáng tác, hồi ký hay phê bình) để có dữ kiện mà xét đoán sự việc. Thì không thể vô tình hướng dẫn họ bằng những tin tức một chiều hay chỉ có lợi cho người viết được. Quan trọng nưã, là không chỉ có độc giả thời này. Phải nghĩ tới độc giả của những thế hệ kế tiếp. Không có Hoàng Lê Nhất Thống Chí chẳng hạn, hẳn lịch sử chúng ta sẽ thiếu sót lắm. 

Ở tình trạng chúng ta bây giờ thay đổi tình trạng VBVNHN là việc nhỏ. Thay đổi cả tình trạng trì trệ, phú quý giật lùi mới cần thiết và mới đáng chú ý hơn. Nếu không, ai muốn ra làm việc, sinh hoạt nữa? Và đầu tiên là phải bỏ cái tinh thần sùng bái cá nhân đến nỗi không nhìn ra được những khuyết điểm làm di hại đến cả tập thể. Hễ có tý tên tuổi rồi là coi như cấm kî không ai được nói đến nữa. Tại sao Truyện Kiều vẫn có người chê mà các bạn ta lại cấm không cho ai nhắc đến các bạn? 

Muốn thay đổi thì sự thay đổi ấy không thể tùy thuộc vào người khác, vào hàng xóm mà phải vào chính từng mỗi người trong chúng ta. Cứ làm những điều mình tin là đúng căn cứ trên tài liệu của sự việc và công tâm với anh em liên hệ. Tại sao những người bạn của ông Võ Đình lại phảiºné. Không dám đến tham dự, như Nguyễn Mộng Giác đã làm? Tại sao tất cả các cựu chủ tịch của trung tâm Ontario (Trà Lũ, NNNgạn, Nguyên Nghĩa) phải rút lui mà không dám đương đầu với vợ chồng Nguyễn Hữu Nghĩa: tướng còn bỏ chạy, huống gì quân? Hay là vì tướng còn dở hơn quân?! Tại sao những hội viên Hưng Ca như Khúc Lan, Việt Dzũng, Nguyệt Aùnh, Đào Trường Phúc nay biết rõ huynh trưởng sáng lập của họ là Hà Thúc Sinh (rồi hội viên Văn Bút Võ Kỳ Điền) bị Nguyễn Hữu Nghĩa tàn hại mà vẫn trèo lên sân khấu, vẫn hát chung, vẫn không có thái độ gì với NH Nghĩa? Người ta có thể ăn ở không có thủy chung một cách rất lộ liễu, trắng trợn như thế chăng? Thú thật mỗi lần tôi thấy những người này xuất hiện trước nơi công cộng, phùng mang trơn mắt hát những bài "đoàn quân ta tiến ra, đi cứu Hưng ca" hay những lúc họ tự nhận là nhạc sĩ, nghệ sĩ sáng tác, tôi vẫn nhớ lại sự vắng mặt của Hà Thúc Sinh, người đã sáng lập ra phong trào Hưng Ca để bây giờ họ có chỗ mî dân bằng những thứ gọi là văn nghệ, là nước non, dân tộc

Tại sao hội viên VBVNHN Ngọc Hoài Phương (chủ nhiệm tờ Hồn Việt) nay lại đăng bài của hội viên Trương Sỹ Lương dù Trương Sỹ Lương từng ký tên vu khống cựu chủ tịch Viên Linh? Hay đăng những bài "thơ" khóc mếu của Trần Ngân Tiêu, (học trò hạng bét làm mang tiếng Hà Huyền Chi), từng viết nhiều bài bẩn thỉu, trí trá về VBVNHN mà Ngọc Hoài Phương là chức sắc của một trung tâm địa phương? Trí nhớ đâu đến nỗi tệ thế?! 

Rồi khi có biến xẩy ra, cũng chẳng ai dám khuyên bảo ai cả. Còn có người tự ca ngợi sự "đứng ngoài" của mình như một sự ..thông minh hơn những chiến sĩ vô danh vẫn lẳng lặng gánh vác. Rồi nếu không thiếu những phụ nữ ý thức được trách nhiệm chung, khuyến khích hay để yên thân cho người chồng, cho..bạn oanh, bạn tình làm việc thì cũng có một số nhất định mè nheo, cấm cản. Tôi không biết đã phải nghe bao nhiêu lần những lời than oán của các bạn làm việc chung: "ấy, bà ta không muốn cho ông ấy làm. Sợ chúng nó đem lên báo. Oâm rơm chỉ chật bụng mà còn bị bôi nhục đến khổ đến sởº". "Đem lên báo" thì đã sao? (So what?) Tôi muốn nhân dịp này được có lời thưa với các người nữ này là các cụ xưa có nói "giặc đến nhà đàn bà phải đánh" huống gì là những lúc như bây giờ: không những giặc đã đến nhà mà còn tống cổ chúng ta ra khỏi nhà, ra hè đường nữa. Mà có cấm được người chồng, người bạn oanh cũng có vẻ vang gì cho cam, hay chỉ làm họ mang tiếng râu hơi quặp?! Tưởng rằng bỏ chạy mà thoát được sao? Đến khi chính mình gặp hoạn nạn thì đào ai ra mà bênh vực cho mình đây? Anh em không nói ra nhưng có lỡ gặp thì sự coi thường gợn lên trong lòng. Thế là đường ai nấy đi, hội ta vắng vẻ như chợ chiều ba mươi tết. 

Cho nên chúng ta không thể đẩy quá nhiều trách nhiệm cho người khác, dù "các người khác" ấy là những người nổi tiếng. Chúng ta phải có thái độ hẳn hòi, bằng chữ viết, phải sống bằng đạo lý của chính mình. Lỗi không ở những mầm già văn nghệ (vì họ không biết họ làm cái gì cả), lỗi cũng không ở những nhà văn có bản lĩnh và thực tài (vì họ thường ít có lỗi) mà chính là ở những bạn ta nào làm gương xấu bằng những bài viết vô trách nhiệm, hay tiếp tay cho những trò nhảm nhí, cho cái thói a dua, bè phái, cả nể. 

Tôi vốn mang tiếng là người khó chịu. Không phải đâu. Tôi chỉ muốn chứng minh cho các bạn ta biết rằng nếu chúng ta không coi văn chương là trọng, sẽ chẳng ai coi trọng những điều chúng ta viết ra hay chính chúng ta cả. Công chúng không độc ác chỉ phân minh. Làm sao mà họ có thể coi trọng" chúng ta được khi chúng ta làm toàn những điều sai lạc, ích kỷ hời hợt như tôi đã dẫn chứng? Tôi từ chối không đọc những bài thơ hô phong hoán vũ, tôi xin tránh những lời viết tựa bạt linh tinh (một cuốn sách giá trị không cần ai viết tựa cho nóºtựa cả), trừ vài trường hợp đặc biệt. Nhiều cuốn sách tôi thấy tác giả cẩn thận mời bạn bè viết cả tựa lẫn bạt. Ý là có º cặp nạng như thế thì tác phẩm mới đứng vững được! Tôi cố ý tránh những bài ngớ ngẩn luận về chiến quốc sách. Tôi không đến tham dự những buổi người nói nhiều hơn cả toàn ban tổ chức. Tôi không chụp ảnh- lưu -niệm gì sất với những người ttôi không quen: tôi không muốn mặt mũi tôi bêu đầy trên những tờ báo cho không ở đầy thị trấn biểu diễn này nơi những người biểu diễn bỏ vài chục bạc là có quyền cho đăng hình mình ngay trên bìa báo hay cho đang hình ảnh những buổi sinh nhật, thôi nôi, thôi nhau đầy dẫy. Tôi không muốn đứng chung với những người nhận vơ hay khả nghi. Tôi không muốn phải đọc trên báo những câu ghi chú "từ phải qua trái, hàng thứ 13 là thi bá kiêm dược sĩ X, từ trái qua phải hàng thứ 49 là văn hào nhạc sĩ Y, bác sĩ chủ nhiệm K và đại ký giả kiêm luật gia S. Chính giữa, ôm bó hoa hồng là niên trưởng ca sĩ kiêm nhà thơ W. Bên cạnh là bà Thiếu Tướng N" (bà -Thiếu-Tướng N là chữ của Mai Thảo đấy, giời ạ) mà vô phúc laiï có mặt mũi tôi ngơ ngác trong đó. Mặt mình mà mình không giữ thì ai giữ cho mình? Hàng xóm Đỗ Quý Toàn hay Văn Bút Quốc Tế giữ hộ cho mình à? Tôi không quan niệm rằng chúng ta sợ sệt những trò lăng nhăng này mà không dám đi đến đâu cả. Chỉ cần can đảm lên một tý thôi, chỉ cần từ chối đồng lõa với họ chừng vài lần là sẽ bảo đảm được quyền tự do đi lại!

Tôi saün sàng đứng lên và bỏ đi ngay mỗi khi có những "MC" ăn nói vớ vẩn hay khi có những cậu mợ lên tra tấn anh em bằng văn thơ dở ẹc của họ. Tại sao cứ phải cả nể để những trò lố bịch này tiêáp diễn? Đừng than vãn là văn học hải ngoại "suy đồi" khi chúng ta tiếp tay vào việc làm cho nó suy đồi bằng những cái "gương" không có gì là huy hoàng, bằng thái độ im lặng "cháy nhà hàng xóm bình chân như vại". Không nhận cái chức nào thì thôi mà hễ đã nhận thì đừng làm xấu hổ lây những người cùng hội và hội của mình bằng những hành động thiếu suy nghĩ. Cái này là tôi "đăc biệt" nhắm vào các chức sắc VBVNHN đấy kẻo tôi lại bị mắng là "việc nhà thì quáng mà việc Văn và Văn Học thì siêng": cái hội thơ tài tử thì người ta muốn gọi ai là thi sĩ tài tử cũng được chứ các bạn ta thì không thể lôi thôi, bạ ai cũng "mời vào" VBVNHN, bạ ai cũng tâng lên là thi sĩ hay văn sĩ hay phê bình sĩ được. Mà lỡ có những chuyện nhảm này xẩy ra thì các hội viên khác lập tức phải lên tiếng sửa đổi, không được đi đâu cũng chối mình không là hội viên! Phải biết tủi vong linh những văn hữu như Vũ Hoàng Chương .chứ. Hãy tẩy chay những trò lăng- xê các "thi sĩ, văn sĩ" ấm ớ; đừng viết tựa nhắm mắt ca ngợi, in ấn cuốn sách vô giá trị như Hồ Trưòng An và nhà xb Cành Nam của Trương Anh Thụy đã làm. Yêu cầu dẹp cái màn ra-mắt-sách ồn ào ca hát tạp lục của những mầm già văn nghệ bằng cách không nói năng gì đến họ trong những tạp-chí-văn-học. Đừng nói mỉa như cụ Nguyễn Văn làm gì: các XXXX và YYYYY không hiểu nổi đâu. Các nhà văn nổi tiếng - như cụ Võ Phiến- nên ra diễn thuyết cho trăm họ đến nghe. Nhưng cấm ăn uống nhồm nhoàm rồi xông vào bắt cụ chụp hình lưu niệm. Mà nếu có, thì cụ cũng phải có cảnh-giác-văn-chương mà từ chối! Bởi thế thay vì thuê cảnh sát đứng xem có ai mang vũ khí vào không thì ï sẽ không cho mang máy chụp hình vào. Những tờ báo lớn nên đứng ra tổ chức cho các cụ nói chuyện, nếu cần thì mang cáng đến nhà cáng đi để các cụ không thể viện cớ long thể bất an. Không nên in những cuốn sách tổ bố, phong cho bạn mình những chức vô cùng long trọng như tác giả-của-hai-mươi-năm-văn-học-hải-ngoại dù bạn mình làm thơ không nổi, ì à ì ạch như cái tuổi năm mươi mấy ầm ầm kéo đến cho cả tác giả lẫn soạn giàû. Mà "yêu nhau" như thế đúng là "bằng mười phụ nhau ": khênh nhau lên sách, xếp nhau vào hàng tác giả, tác thật mà tiểu sử trắng bóc, không có thành tích viết lách nào! Hay là định bêu riếu nhau đấy?! Làm như vậy, vô hình chung còn bêu riếu tất cả những người cầm-bút- thực- sự phải có mặt chung với các tiểu-sử-trắng-bóc này. Tôi không nói ngoa đâu: cứ giở cuốn Văn Học Hai Mươi Năm Hải Ngoại do nhà Đại Nam phát hành, vần H, phần các nhà văn bắt đầu bằng chữ "H", sẽ hiểu ngay là tôi muốn nói tới "tác giả" nào. Vị nữ-tác- giả- nhà- thơ "khả kính" mà tôi nói đến đây còn từ chối cho đăng năm sinh của mình. Hà hà! Thế cũng tốt thôi vì đâu có ai cần "khảo cứu" về họ! (Thế mới biết bệnh "liều" là một bệnh rất hay lây!). Tôi đọc bài phỏng vấn ông Hồ Minh Dũng đâu đó, thấy ông ấy thuật lại là cô con gái hỏi sao đời này lắm thi sĩ, văn sĩ thế? Tôi không nhớ ông HM Dũng "biết trả lời sao" nhưng nếu câu hỏi ấy đặt cho tôi thì tôi sẽ nói ngay là "không" vì tôi không gọi những người không xứng đáng là thi sĩ hay văn sĩ. 

Các ông như Hoàng Khởi Phong nên ngưng làm việc "lớn" như viết về chị -Dương-Thu-Hương mà làm việc nhỏ như ra chợ mua dầu cù-là để nhỡ ai bị trúng độc ở đất Văn Học thì cũng có thuốc, cũng thoát¼chết như Võ Phiến và Lê Tất Điều. Hai người nữ TM Tú và Trần Diệu Hằng thì nên nhờ hàng xóm HK Phong sang chẻ củi đun bếp cho mà viết kẻo văn học VN mất nhiều tác phẩm vô¼giá, đừng lôi ông Táo và nhi đồng vào việc "sáng tác" nữa. Oâng Nguyễn Xuân Hoàng cũng không nên nói thêm về NH Thiệp, nói về quãng đời của ông tại San Jose đi, cho anh em biết làm báo văn học với làm báo chợ có khác gì không, hay chỉ khác cái ¼túi tiền? Để anh em còn bắt chước. Và sau Tình Trai thì ông sẽ làm thơ về đề tài gì. May ra thì về "Tình Nước, Tình Nhà Văn" với (Nguyễn Thụy Long) cho bà con "giật mình" chăng?! 

Tôi đề nghị những điều trên cũng vì một lý do khác nữa. Theo tôi, người ta hay "quên" trách nhiệm của mình. Nếu người ta lúc nào cũng canh cánh bên lòng ý thức ấy thì người ta khó vấp phạm hơn :mang tiếng là "phụ nữ" Việt thì phải ăn nói cho tử tế, lịch sự, kín đáo; mang tiếng "văn" thì nên nhắm vào chân thiện mỹ, mang tiếng là văn học thì đừng làm điều không văn học là ghi lại tin tức sai lạc, là hội viên VBVNHN thì nên nhớ đây dù gì cũng là cái hội của nhà văn, không phải là cái phường chèo, đừng vui đâu chầu đấy, bạ ai cũng giới thiệu, tâng bốc. Nếu anh em chúng ta người nào cũng giữ được cái tâm chân thành ấy và sự sáng suốt nhờ chịu khó xem xét tài liệu chứng cớ thì thế giới văn chương của chúng ta nếu không tốt đẹp hơn bội phần, chắc chắn cũng không còn nhiều trò khả nghi như bây giờ. 

[Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7]