Để theo dõi tin tức bình luận sinh hoạt nữ trí và văn học,
văn học và đại chúng, mời đọc:

NGƯỜI MỚI

Diễn Đàn Văn Học và Phụ Nữ - Nguyễn Tà Cúc chủ trương.

Nhà Văn Như Người Hướng Dẫn Dư Luận
Nguyễn Tà Cúc
[Phần 7]

PHẨN BỐN: THIẾP HÃY TRÔNG SANG

Chốn Hàm-Dương chàng còn ngoảnh lại 
Bến Tiêu-Tương thiếp hãy trông sang 
(Chinh Phụ Ngâm Khúc. Đặng Trần Côn- Dịch giả Đoàn Thị Điểm) 

Đáng lẽ tôi phải chấm dứt ở phần trên. Một bài quá dài như thế này, chắc chắn các bạn ta đọc đến đây là hụt hơi rồi, chưa kể là tốn mấy ấm trà để có hơi đọc tiếp. Nhưng tôi sẽ không yên tâm nếu tôi có cảm tưởng rằng tôi không bầy tỏ được một chút "thiếp hãy trông sang" với các-nhà-văn tôi bắt buộc phải nhắc tới ở trên. Trước hết, tôi xin nhận là tôi quả có một lối viết khốc liệt (a "devastating style", as my younger readers offer). Cái lối viết khốc liệt này làm nhiều bạn ta "đau lòng con cuốc cuốc". Làm người khác đau lòng vẫn là chuyện không nên. Mà lại xót xa nữa, như hai câu thơ của Nguyễn Bính " Xót xa một buổi soi gương cũ. Thấy lệch bao nhiêu mătë chữ điền". Nhưng không có cớ gì mà tôi ngượng, tôi không nói rằng "thiếp hãy trông sang", như sau: tôi không bao giờ nghi ngờ cái lòng thành của các bạn ta. Tôi không tin rằng các bạn ta như những anh em chủ trương tờ Văn Học, những weekend writer (nhà văn cuối tuần) , những mother of the year (người mẹ gương mẫu nhất trong năm), những người cố gắng tìm sự tốt đẹp hơn cho dân tộc qua ngõ văn chương đều là những người tối tăm, phản trắc. Tôi chỉ muốn viết ra những điều mà tôi tin rằng cần thay đổi không chỉ bằng "tấm lòng thành" mà còn bằng sự quyết tâm tích cực muốn thay đổi bằng sự thận trọng chứng minh được bởi tài liệu và kinh nghiệm quá khứ. Chẳng thà chúng ta lên núi, vào tu viện¼nhưng một đời sống không có kinh nghiệm làm thế nào sanû xuất được những tác phẩm lớn? Trước khi là nhà văn, chúng ta còn là một con người và những bổn phận căn bản của một con ngươiø không cho chúng ta chối bỏ những thống khổ, hy sinh của nhân loại, của đồng bào. Khi tôi đọc thơ Trung Hoa (xưa), tôi thấy một điều là họ có rất nhiều bài viết về thời họ sống. Điển hình là Đỗ Phủ. Cái ý niệm cho rằng văn chương không "dính" gì đến đời sống, không dính gì đến những "hoạt động xã hội" chung là điều cần xét lại. Nhà văn, anh là ai, mà anh có thể mặc nhiên ngồi đó nhận sự hy sinh của đám dân lành để chỉ-viết-văn, hay tệ hơn nưã, dè bỉu chính những sự hy sinh đó? Anh nghĩ anh lừa được họ chăng? Trong tình cảnh rối bời của chúng ta hiện nay, đứng lên đi, ra mặt đi mà tham gia và nếu có tài thì dùng ngòi bút mà hướng dẫn dân lành. Nếu anh có bản lãnh, không bao giờ anh bị lẫn lộn với những người tìm tới văn chương như một thứ "thành đạt" khác. Những sự ám hại nhắm vào anh sẽ chỉ làm cho anh sáng láng hơn. Trăm họ sẽ nhìn thấy cái sáng láng đó. Họ vẫn nhìn lên các anh đấy chứ. Họ vẫn mong các anh làm được những điều họ không thể làm, vẫn trông vào những Tô Thùy Yên (hồi còn) trong tù, những Võ Phiến ngoài nước. Đừng làm mất lòng tin của họ. 

Chính vì cái "lòng tin" ấy mà người viết như chúng ta phải hết sức cẩn thận, không thể để những tình cảm yêu ghét nhất thời chỉ huy ngòi bút như trường hợp ông quản trò Nguyễn Ngọc Ngạn. Ở vào tình cảnh chúng tôi, những hội viên VBVNHN chúng tôi thì nếu chúng tôi có tự vệ cũng là điều chính đáng. Đổi mắt lấy mắt, đổi răng lấy răng là chuyện thường. Nhưng cũng tùy lúc mà đổi chứ: những đôi mắt kèm nhèm ở Saigòn Nhỏ, những bộ răng vẩu ở Canada ấy, đổi làm gì? Cho nó thiệt thân, cho nó mất nhan sắc đi? 

Bởi thế mà tôi không sợ người mà rất sợ quỷ thần. Quỷ thần trông tối thấy sáng, trông đêm thấy ngày, trông ao thấy biển, trông kẻ ngụy quân tử ra tên bất lương, trông người đẹp một đêm ra chằng tinh, hồ cáo¼Việc phân phát phúc hay tội, ân sủng hay hình phạt , con người như tôi và các Tiên sinh không thể nào bằng quỷ thần được. Thế nên tôi cứ ngồi chờ sung rụng là vì thế.

Riêng với các Tiên sinh cầm bút, lại xin chúc các tiên sinh sớm có những lời hoa gấm. Độc giả chúng tôi vẫn theo dõi văn chương của các tiên sinh. Nhưng xin yên chí, chúng tôi không hề muốn tìm tòi đến đời riêng và hình dong của các tiên sinh. Vi chúng tôi rất dễ thất vọng nhất là những quý nương yếu bóng vía như chúng tôi. Dù chúng tôi răng có long, đầu có bạc, mắt có mơ huyền, chúng tôi vẫn muốn tin rằng qua tác phẩm của các tiên sinh, tiếng ca còn rền trên cõi tiên và tiên sinh nào cũng khôi vĩ (chữ của Hồ Trường An) như Sơn Tinh Thủy Tinh. Quyết là không có tiên sinh nào giống như Trương Chi, người thì thật xấu, ºviết thì thật hay. Chúng tôi vẫn muốn tin chuyện cô hàng nước anh đi sắp đến thiên đàng ngờ đâu cô hàng biết yêu, vẫn muốn nghe chuyện thương em từ thủa mẹ về với cha, thương em từ thủa mẹ mang đầy lòng, thương em từ thủa em về với ai. Và nếu tiên sinh nào viết thực hay, chúng tôi lại có dịp khăn thương nhớ ai khăn chùi nước mắt; mắt thương nhớ ai mắt ngủ chẳng say, đèn thương nhớ ai mà đèn không tắt; mùa thuơng nhớ ai mà mùa than khóc, nước thương nhớ ai, nước nhọc nhằn trôi. Chúng tôi vẫn đọc thơ của ca'c Tiên sinh rồi sụt sùi tưởng đến Trời đầy cô tiên nữ xuống trần gian thành hoa (cô tiên này tội hẳn nhẹ: nếu nặng đã bị đày xuống làm hội viên Văn Bút VNHN chung với bà Nguyên Hương).

Chứ chúng tôi nhất định không đọc những bản khuyến nghị kêu keng keng. Lại càng không đọc những bài Sổ Tay của cụ NX Hoàng nhắc đến "đạo lý" của nhà văn ,nhà thơ, của những người đã làm chúng tôi yêu đời rồi yêu người hơn chút nữa. Mà hơn nữa là làm cho chúng tôi tin rằng hoa gấm ấy mới là những gì tồn tại. Không có hoa gấm, không ai biết đến Nguyễn Du, Bạch Cư Dị, Đỗ Phủ. Đừng để đời sau biết mình qua những việc vu khôáng. khuyến nghị láo lếu mà khốn. Chẳng thà bịa ra những bài thơ tình:

Đêm qua ôm chữ nằm đây
Sớm nay quờ quạng mới hay mất rồi
Yêu anh bổi hổi bồi hồi
Chữ thôi mặc chữ, (ai cho) anh thôi (em) hồi nào?
(NTC)

Thân ái chúc các tiên sinh không bao giờ bị thất lạc chữ nghĩa. Người yêu thì còn có thể kiếm ra hay thay bằng người khác:

Một thời có chính thất và một thời có thứ thất
Một thời để yêu và một thời để mất
Một thời để kết đôi và một thời để lẻ bạn
Một thời để gào la và một thời để im lặng
Một thời để vui vầy duyên mới, một thời để ngậm ngùi tình xưa
(NTC- Phỏng theo Kinh Thánh, bản không dịch).

Thế mới có bà họ Nguyễn và bà họ Phạm kiểu Nguyễn Hiến Lê, tặng cho người cứ tưởng có mình ở trỏng kiểu Tô Thùy Yên, tặng cho người biết mười mươi có mình ở trỏng mà vẫn lờ đi kiểu Hà Huyền Chi, Ta không biết làm gì cho hết nửa đời sau thì ta về làm thơ cho hoa bông giấùy kiểu Cao Tần, không tặng ai cả, chỉ tăng cho người qua đời, người đã cũ cho chắc ăn, để tránh việc Nghiêng đầu về Sở e Tề giận. Ngoảnh lại bên tề sợ Sở ghen kiểu nhiều bạn ta, đến tuổi viên ngoại phải để cho quan trên trông xuống người ta trông vào thì không làm thơ trăng hoa giăng gió mà chỉ có thơ thẩn với phu nhân kiểu cụ Võ Phiến.

Nhưng chữ nghĩa thì không. Đi là đi mất là biệt tăm. Mà chữ nghĩa cũng không chịu làm thứ thất cho những thứ đạo đức một chiều, khẩu hiệu, khuyến nghị linh tinh. Xin các Tiên sinh cẩn thận, bảo trọng thân tâm và chữ nghĩa.

26 tháng Ba, 1999
NGUYỄN TÀ CÚC
+++++

Tôi vừa nhận được sự góp ý của một Tiên sinh sau khi nhận được bài tôi gửi đi loạt đầu. Tiên sinh này đã cẩn thận gửi kèm cho tôi copy một bài viết của ông Trần Ngọc Lũ, đăng trên tờ Tân Văn Xuân Mậu Thìn,1987. Tôi thành thực tri ân những sự chỉ dẫn từ những bậc ºđi trước tôi (tôi không dám gọi là cao niên, sợ các cụ rủa cho thì tôi thành cao số). Tài liệu này quan trọng ở chỗ có một phần chú thích liên quan đến bài "Nhà Văn Như Người Hướng Dẫn Dư Luận" của tôi. Phần chú thích ấy chỉ rõ nhà văn Đặng Tiến đã lấy bút hiệu là Nam Chi, tác giả nhiều bài trên tờ Đoàn Kết ở Pháp. Bài " Từ Chế Lan Viên đến Nam Chi- 4 Điểm Chiến Thuật Trong Aâm mưu du kích Văn Hóa của Cộng Sản" là một bài viết rất cẩn thận, trích dẫn nhiều tài liệu, ghi chú rõ ràng ,tổng cộng tới 24 chú thích mà chú thích số 22 nguyên văn như sau:"Đoàn Kết Xuân 80. Ký tên thật là Đặng Tiến" (chữ in ngả là của tác giả). Như thường lệ tôi không thể nhận xét dựa trên nhận xét của một người khác, tức là đồng ý với ông Trần Ngọc Lũ, khi tôi chưa có dịp đọc tất cả những bài mà Nam Chi (tức Đặng Tiến) đăng trên Đoàn Kết mà ông TNLũ trích dẫn. Dù vậy. Qua cách viết cẩn thận của tác giả, tôi không có lý do gì để nghi ngờ về những câu (của Đặng Tiến )đã được trích dẫn. Tôi xin chép lại một vài đoạn của Đặng Tiến đã được TNLũ trích:

[...] Trên báo Đoàn Kết số 393, người ta đọc thấy một bài thơ với nhiều đoạn khá cảm động của Nam Chi:
....Dù vậy đọc bài thơ của Nam Chi, tôi vẫn cảm động. Tôi đã hơi vội vàng viết một bài ngắn đăng trên Quê Mẹ số 84-85 khen là Nam Chi "sáng suốt " hơn nhiều trí thức thân Cộng khác ở hải ngoại. Tôi nói tôi hơi vội vàng là vì sau đó tình cờ tôi đọc được một bài viết của Nam Chi đăng trên Đoàn Kết số ra ngày 17-11-1979, tức cách đây 9 năm, Nam Chi ghi lại những nhận xét của mình sau hai tháng về thăm Việt Nam:

"Về đến Việt Nam, những ưu tư bỗng nhiên lắng xuống. Quả có nghèo thật, có khó thật, nhưng không khốn khổ. Guồng máy chính quyền có nặng nề thật nhưng không có bức bách. Còn có bất công nhưng không có áp chế. Không còn những thân thể phì nộn, nhưng cũng không có khuôn mặt nào hốc hác, Không ai ăn mặc sang trọng nhưng không ai rách rưới. Toàn quốc không có người đói. Ai nấy đều có công ăn việc làm, kể cả những anh em đi học tập mới về nếu thật sự đi làm thì không ai bị từ chối".

Lạ, lạ thật. Bài viết ngắn thôi, vậy mà tôi đọc đi đọc lại không biết bao hiêu lần. Ngó tới ngó lui hoài tên tác giả vẫn còn ngờ không phải Nam Chi. Ai lại không biết năm 1979, năm Nam Chi về nước, nền kinh tế Việt Nam suy sụp, khủng hoảng thảm hại vô cùng. Việt Nam lại vừa đánh chiếm Cam Bốt, bao nhiêu thực phẩm lương thực hiếm hoi có saün phải trút ra nuôi bộ đội. Rồi Trung quốc xua quân đánh ở biên giới phía Bắc. Nguy khốn và cơ cực. Dân chúng ở đâu cũng nhao nhác đói khổ. Guồng máy nhà nước từ trung ương đến địa phươnglaị đè nặng lên dân chúng nhiều từng áp bức. Gần đây Nguyễn Khắc Viện kể lại tình hình Việt Nam lúc ấy không khác gì thời Tự Đức có thể "dẫn đến nguy cơ mất nước " (Đoàn Kết 395, trang 28).

Lạ lạ thật. Vậy Nam Chi tại sao viết những điều hoàn toàn trái ngược sự thực như vậy? Nam Chi nói láo?

[...] Ấy vậy mà, năm 1979, Chế Lan Viên coi bộ còn thật thà hơn Nam Chi. Chế Lan Viên ít ra còn công nhận, sự "khốn khổ" là có thực, sự "rách rưới" là có thật, cái "đói là có thật". Giá gạo cứ nhẩy vọt mỗi ngày mỗi ngày, Chế Lan Viên ví: "như lửa", "Có những cô giáo Saigòn ăn bữa bánh mì. Bữa cháo". Nghĩa là không có gạo mà ăn.

Té ra tài nói láo của Nam Chi còn cao hơn cả Chế Lan Viên? [ ] Trong mấy bài viết của mình về các nhà văn nhà thơ hải ngoại, từ Thanh Nam đến Cao Tần, rồi Võ Phiến , rồi gần đây nhất, Nguyễn Bá Trạc, Nam Chi không hề để lộ ra dấu vết nào chứng tỏ mình là cộng sản: Từ ngôn ngữ: khoan hòa. Đến tư tưởng: phóng khoáng. Đến cảm xúc: chừng có nhiều ưu ái đối với những tên tuổi ông từng đề cập đến. Nam Chi còn ông hiên hủy tỏ là mình không thích mấy đến chính trị. Viết về Thanh Nam ông nói "Nhất là thơ hay mà vượt lên khỏi những hận hù, mê chấp, càng hiếm" Rồi thêm :" giữa muôn trùng tranh chấp và mê chấp, đọc thơ Thanh Nam như thoát ra ngoài hệ lụy" (13) Viết về Cao Tần, Nam Chi tuyên bố thẳng: "Tôi chỉ ghi hận tâm sự chua sót của người dân Việt Nam xa đất nước, còn chuyện chống Cộng là của Cao Tần, tôi không bàn đến"(14) Viết về Võ Phiến, Nam Chi đặc biệt ca ngợi nhữngtrang tùy bút "không có chủ tâm không mang một thông điệp nào của tác giả" (15) Có gì là chính trị đâu? Chẳng những thế, Nam Chi còn đưa chuyện chính trị ra đùa giỡn như một điều hài hước:

Ừ hay tạm nhận rằng hay
Nhưng về chính trị, tên này ra sao?
Ra sao, ai biết ra sao
Nhưng dẫu thế nào cũng vậy mà thôi.(16)
[...] 

Giả dụ Nam Chi cho đăng những bài viết ấy ở bất cứ tờ báo nào của cộng đồng đồng bào tî nạn thì không ai phân vân làm gì. Thế nhưng, tờ báo đăng các bài viết của Nam Chi lại là một tờ báo của cộng sản tại hải ngoại. Tờ báo thuộc loại hung hăng và bẩn thỉu nhất của cộng sản ở hải ngoại. Điều này khiến cho ai ngu ngốc mấy cũng phải giật mình. Nam Chi có thể nói thật. Nhưng những thằng chủ của Nam Chi? Cho nên rất dễ thấy: sau lưng Nam Chi có cả một chính sách mờ ám và thâm độc của cộng sản. Sau những cái vỗ vai bá cổ của Nam Chi, sau những lời lẽ ngọt ngào của Nam chi còn những họng súng AK chực chờ nhả đạn¼.Huống gì Nam Chi cũng chả là người thật tươi tình khinh ghét chuyện chính trị¼Hãy đọc lại những bài Nam Chi viết về các tác giả cộng sản mà coi. Ở đây, Nam Chi không hề tỏ ra có chút dị ứng nào với vấn đề chính trị hay đấu tranh. Nam Chi nhiệt liệt khen ngợi bài thơ "Tôi đi trên những con đường rừng cuõ" của Hoàng Phủ Ngọc Tường là "kết hợp được ý chí chiến đấu với một niềm u hoài khó taû" (17) [ ]Đáng thương nhất cho tư cách của Nam Chi là khi viết về thơ Tố Hữùu (19) [ ] Và Nam Chi gọi các thành phố miền Nam lúc bấy giờ là "các đô thị tạm bị giặc chiếm" (20) Bài viết kết thúc bằng một lời phang phất ngọc lan chi vị "Đọc thơ Tố Hữu, càng đọc càng yêu" (21).

(Trần Ngọc Lũ, bđd, Tân Văn XuânMậu Thìn, trang 228, 229, 230). 

Hà hà, tôi từng được nghe nói bạn ta Đặng Tiến ngày xưa viết hung hãn lắm, y như một anh "tiểu tư sản" khúm núm trước thánh tích Bác và Đảng, nhưng không tin lắm. Nay được đọc những câu ông TNLũ trích ra, thì mới biết là"danh bất hư truyền". Có phần còn hơn "hư truyền" nữa. Nhưng như thường lệ, tôi không thể nhận xét trên nhận xét của một người khác. Tôi chỉ trích ra và đoạn có những câu của (Nam Chi) Đặng Tiến để cho thấy là nhà văn, nhà phê bình, nhà cầm bút phải vô cùng thận trọng về ngòi bút và những chữ viết ra của mình. Bởi thế, như tôi đã viết, khi ông Đặng Tiến chê bôi văn chương Bolsa, ông phải nhớ là bài ông từng đăng trên một "tờ báo thuộc loại hung hăng và bẩn thỉu nhất của hải ngoại" (chữ in đậm là của NTC) . Ông giải thích thế nào về cái "bẩn thỉu "ấy? Những người làm báo cộng sản ở ngoài nước thì "hung hăng, bẩn thỉu", ở trong nước thì bịa ra những chuyện kinh hãi như :"Bọn địch còn tạo ra một tục dã man kinh khủng: tục ăn thịt người. Ở một thôn trong huyện Tam Kỳ, bọn Biệt kích kéo đến càn quét, bắn giết tàn sát thả cửa, rồi chúng bắt hai người đem chặt ra từng khúc nhỏ bỏ vô chảo nấu ăn uống rượu! Chúng còn bắt đồng bào ăn nữa, không ăn là còn thương Việt cộng. (thư Quảng Nam, trang 112, tập II). Hơn nữa nhằm kích động thú tính của bọn tay sai ác ôn, chúng tạo cách chế biến xào nấu, biết cho lỗ tai người và bàn tay người là ngon hất.." Chúng ta không ngạc nhiên về lời bịa đặt, ăn gian nói dối¼đó là nghề của cộng sản, của truyền thống cách mạng xưa nay. Tôi chỉ yêu cầu các anh đừng bôi bẩn, bêu riếu giống người Việt Nam bằng cách gán cho người Việt cái tục lệ man rợ "ăn thịt người". Trước mắt thế giới, ngoài những thành tích độc tài các anh đang tạo ra, chúng ta đã có một hành tích đáng xấu hổ: đó là cái vụ người Việt có thể chôn sống hàng ngàn người Việt trong thành phố Huế. Thế giới qua vụ ấy, có thể thấy giống dòng Việt là một giòng dống khá dã man, có thể chôn sống người đồng chủng dễ dàng, thiết tưởng không cần gán cho dân tộc mình cái thói tục "ăn thịt người, thích ăn tai ăn tay" để rước về cho dân tộc những điều kinh tởm, phỉ nhổ". 

(Kiều Phong, Một Quả Cười Mùa Xuân, trang 160 và 165, Văn Nghệ tái bản, Hoa Kỳ, 1989). 

Phần "ăn thịt người" mà Kiều Phong trích ra là từ chương bảy của cuốn "Văn Học Giải Phóng Miền Nam" để ca ngợi một tác phẩm có tên là "Những lá thư từ tuyến đầu tổ quốc". Cuốn này được ông Tố Hữu "ca ngợi" như sau: 

-Đảng ta đánh giá rất cao tập thư này, và các nước anh em, đặc biệt là Trung Quốc, cũng rất yêu quý nó, không những vì giá trị tư tưởng chính trị mà cả vì nghệ thuật cao đẹp của nó." ( sđd, trang 158). 

Tôi đọc những lời ông Lũ trích ra từ những bài viết của ông Đặng Tiến (Nam Chi) thì tôi không lấy làm lạ. Tôi không nghĩ như ông Lũ là ông Đặng Tiến có tài nói láo cao hơn ông Chế Lan Viên. Tôi cho là ông Đặng Tiến thành thực tin tưởng vào những lới ông ta viết ra khi về thăm Việt Nam. Đó là tâm lý chung của những người muốn thay đổi tình trạng quê hương bằng máu xương người khác. Nhân dân có nghèo khó bao nhiêu cũng không sao, có vất vả đến đâu cũng chỉ là cái giá phải trả cho một quê hương sau này hùng mạnh. Chính vì thế nên khi phê bình văn chương của những nhà văn miền Nam, ông Đặng Tiến không hề bàn đến khía cạnh chống cộng của họ. Mà ông mới có can đảm khác thường là liệt nhiều người vào loại "văn chương Bolsa" trong khi chính ông ta lại có bài trên một tờ báo viết lách nôm na mách qué đến thế. 

[Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7]