I
Vài tháng
nay, người Việt ở hải ngoại đọc thấy một bài báo của
nhà văn Văn Quang gửi ra từ Việt Nam. Đó là bài viết về
tình cảnh khốn đốn của nhà văn Thụy Vũ và người con
gái của bà bị tê liệt, tri giác bị hư hoại, sống đời
oặt oẹo như một thứ rau cỏ. Thụy Vũ là nhà văn tăm tiếng
của miền Nam trước 1975, từng đoạt giải thưởng văn chương
toàn quốc. Thụy Vũ viết không đều tay lắm nhưng so với
các nhà văn phái nữ còn lại như Túy Hồng, Nguyễn Thị Hoàng,
Nhã Ca, Trùng Dương Thụy Vũ lại là nhà văn có vài truyện
ngắn xuất sắc hơn cả. Sư xuãt sắc ấy mà có, có lẽ vì
Thụy Vũ giữ được bản chất sáng tạo qua sự tình cờ
không diêm dúa. Trong khi các nhà văn còn lại như Túy Hồng
trông cậy, ỷ lại quá nhiều vào tính chất địa phương,
như Nguyễn Thị Hoàng gây cho người đọc cảm tưởng mệt
mỏi của những trang chữ tối nghĩa và có khi vô nghĩa, như
Nhã Ca rơi vào sự trùng lặp cả về cốt truyện lẫn cách
kết cấu sau khi cạn vốn, như Trùng Dương còn lúng túng giữa
đời thật và tác phẩm; Thụy Vũ đã trung thành với chính
mình: một cô giáo ở nơi đêm buồn tỉnh leû đã thoát
ly ra khỏi tỉnh leû ấy nhưng cũng vẫn còn thấy lại
những đêm buồn.
Đời sống
của nhà văn Thụy Vũ trước 1975 không hẳn là giàu có. Nhưng
chắc chắn không đến nỗi điêu đứng như qua lời tả của
nhà văn Văn Quang trong bài viết ấy. Một trong những lý do
chính của sự cùng khổ này, chắc chắn là vì sau khi cộng
sản vào Miền Nam, những nhà văn Miền Nam như Thụy Vũ không
còn được viết, không còn được hành nghề hay làm bất
cứ việc gì bằng sở trường là ngòi bút của họ nữa.
Như nhiều nhà văn khác, sau 1975, không thấy Thụy Vũ sáng
tác hay cho phổ biến những sáng tác của bà, nếu có.
Riêng với
giới nhà văn tî nạn ở hải ngoại, sự việc không chỉ
giản dị là nỗi thống khổ của một người mẹ bất lực
trước sự bất hạnh của con mình. Trường hợp nhà văn Thụy
Vũ khiến họ lại ngẫm nghĩ về thân phận bất hạnh của
nhà văn trong những vùng đất mà tư tưởng- và tác phẩm
là những sản phẩm của tư tưởng ấy- cũng bị bắt buộc
có cùng số mệnh như cây cỏ. Nếu sự tàn tật của người
con gái của Nguyễn Thị Thụy Vũ là cái kết quả thể chất
của một tai nạn thì trái lại, việc không thể tiếp tục
viết, phải im lặng hơn hai mươi lăm năm nay của nhà văn
Thụy Vũ là kết quả của chủ trương khống chế tư tưởng
có chủ ý dưới chế độ cộng sản. Chủ ý này đã được
thực hiện dưới sự tuyên truyền khéo léo của những người
cộng sản Việt Nam rằng thứ nhất cuộc chiến tranh Việt
Nam là một cuộc nội chiến và thứ hai, vì là một cuộc
nội chiến nên sự tham dự của Hoa Kỳ (và các nước đồng
minh như ước, Tân Tây Lan...) bị đồng hóa với một sự
xâm lăng. (Càng khéo léo hơn là che đậy kho vũ khí khổng
lồ của họ có nguyên quán ở Nga xô và Trung cộng.)
Với thế
giới, chiến tranh Việt Nam chỉ là một cuộc nội chiến với
sự tiếp sức của các quốc gia muốn bành trướng thế lực
của họ như Hoa Kỳ, Nga xô và Trung Cộng. Sự có mặt của
quân đội ngoại quốc tại Miền Nam làm cho cộng sản Việt
Nam có một thứ chính nghĩa mà trừ người Việt Nam, ít dân
tộc nào khác hiểu rõ, là cuộc nam tiến của họ không phải
là một cuộc chiến "chống ngoại xâm" mà chỉ để hoàn thành
mưu tính nhuộm đỏ nốt miền Nam. Khác với những cuộc chống
ngoại xâm như chống Trung Hoa và Pháp trong lịch sử của cả
dân tộc Việt, Miền Bắc nay trở thành kẻ ngoại xâm ngay
trên đất Việt khi họ không tôn trọng ý muốn của nửa
dân tộc kia, là không chấp nhận giáo điều và chính phủ
cộng sản.
Cộng sản
Việt Nam hoàn thành mưu tính của họ vào ngày 30 tháng 4, năm
1975, ngày chính phủ Việt Nam Cộng Hòa ngưng tồn tại. Từ
đó trở đi, Việt Nam Cộng Hòa bị xóa tên trên bản đồ
thế giới, lá cờ duy nhất nay được quốc tế sử dụng
và công nhận chỉ là lá cờ đỏ sao vàng của cộng sản
Việt Nam. Tổng thống Dương Văn Minh ra lệnh cho quân đội
đầu hàng lúc 10 giờ 24 cùng ngày. Trước đó, cuộc bỏ cao
nguyên là một cảnh tượng u ám báo trước số mệnh của
dân Miền Nam, nhất là quân nhân Miền Nam. Miền Bắc- kẻ
chiến thắng - sẽ đối xử với họ cực kỳ tàn bạo. Họ
không được bảo vệ bởi bất cứ thứ quyền làm người
nào đã được thế giới công nhận. Họ cũng không được
coi như đồng bào với kẻ chiến thắng, họ chỉ là những
kẻ thù thất trận. Những kẻ thù thất trận này sẽ là
những đoàn người đói rách như những bóng ma lũ lượt kéo
sống trong những trại tù từ Nam ra Bắc với những bản án
không có ngày về. Quân đội Việt Nam Cộng Hòa chưa đánh
mà phải đầu hàng, mang tiếng thất trận và hai mươi lăm
năm sau, quân đội có thừa những người chỉ huy mưu lược
và những người lính can trường này cũng đã bị xóa sổ.
Những bài báo, những cuốn sách do người ngoại quốc viết
về Việt Nam càng ít nhắc tới họ. Ngay cả những viên chức
cao cấp Hoa Kỳ cũng xem như đó là mốt cuộc chiến giữa
Hoa Kỳ và Việt Nam chứ không phải với Miền Bắc. Bằng
cớ là một cuốn sách mới xuất bản đây do cựu bộ trưởng
quốc phòng Robert S. McNamara chủ trương có tên là "Argument
Without End" xuất bản năm 1999, tại Hoa Kỳ. Đây là một cuốn
sách ghi lại nội dung tám cuộc đối thoại gồm các viên
chức cao cấp, tướng lãnh và học giả của hai bên. Điều
đáng chú ý ở đây, khiến cho cuốn sách này khác hẳn những
cuốn đã xuất bản về chiến tranh miền Nam từ xưa đến
giờ là nó đã được định giá như "chứa đựng cái phẩm
chất hiếm hoi nhất trong một tác phẩm về lịch sử ( [...]
Argument Without End contains that rarest quality in a work of history...)
vì đây là lần đầu tiên có một sự đối thoại trực tiếp
giữa hai quốc gia liên hệ. Phẩm chất của những cuộc đối
thoại này lại càng được bảo đảm vì những thành viên
tham dự không chỉ có viên chức chính phủ và quân đội mà
còn có các học giả. Vắng mặt hoàn toàn là tiếng nói của
Miền Nam.
Cho tới nay,
những cố gắng để trình bày trận chiến qua kinh nghiệm
và cảm xúc của người Miền Nam đã không có ảnh hưởng
gì nhiều trên thế giới. Những hoạt động tranh đấu cho
nhân quyền gây được sự chú ý và đạt được nhiều kết
quả hơn, nhất là với những đợt vượt biển hay vượt
biên giới thảm khốc . Nhưng sự chú ý này chưa thay đổi
được cái nhìn (thiếu sót) của thế giới và nhất là của
Hoa Kỳ (nơi có đông người tî nạn nhất) về chiến tranh
Việt Nam. Điều đáng chú ý hơn là những cuốn sách đã xuất
bản, những bài báo đã viết ra trên những tờ báo cột trụ
của Hoa Kỳ và ngoài Hoa Kỳ đã cũng không có sự chú trọng
nào dành cho giới nhà văn Việt Nam lưu vong. Giới nhà văn
lưu vong này sau biến cố bức tường Bá Linh bị phá sập
ở Đức, kéo theo sự giải thể dây chuyền của các nước
cộng sản Đông Ấu... nay lại có thể gồm cả những nhà
văn xuất thân từ Miền Bắc như Thế Dũng, Lê Minh Hà... Thỉnh
thoảng, giới trí thức và văn học Tây Phương có nhốn nháo
là nhốn nháo vì những nhà văn Miền Bắc nay mới dấy động
sự cảnh tỉnh, đòi tự do, đòi chống lại chính sách độc
đảng của cộng sản Việt Nam. Mỉa mai thay, các nhà văn và
người dân Miền Nam đã làm những điều này suốt hai mươi
năm từ 1954 tới 1975.
Nhưng chắc
chắn có một điều mà cả Hoa Kỳ lẫn Miền Bắc đều không
ngờ được là vì lòng nhân đạo, muốn bảo vệ những người
Việt Miền Nam làm việc với các cơ quan của họ trước viễn
ảnh "tắm máu", chính phủ Hoa Kỳ tổ chức một cuộc di tản
rộng lớn cho họ. Cuộc di tản này, vào phút chót, trở nên
rối loạn vì Miền Nam mất quá nhanh nhưng nhờ đó, rất nhiều
người khác cũng được chiến hạm Hoa Kỳ vớt ở Thái Bình
Dương và với những chương trình giúp đỡ người tî nạn
sau đó, nhà cầm quyền Việt Nam phải đương đầu với một
vấn đề mà họ không thể dùng bạo lực hay sự thắng trận
mà thay đổi được: sự có mặt của Văn Học Việt Nam hải
ngoại.
II
Nền văn
học này vẫn được coi là một nền văn học từ Miền Nam.
Những tác giả của Miền Nam đi thoát đã tiếp tục viết,
sáng tác, tiếp tục làm báo, tiếp tục phổ biến tin tức
liên quan dến dân tình miền Nam. Những tác giả này, dù muốn
dù không, nếu cầm bút viết lại, không thể không nghĩ đến
quê hương. Nhưng văn chương không thể đồng hóa với giáo
điều. Các nhà văn lưu vong không thể là một kẻ tuyên truyền
rẻ tiền để mị cộng đồng di dân mà họ phải trông cậy
vào để có độc giả; đằng khác họ không thể tách rời
thân phận với thời đại họ đương sống. Albert Camus, một
nhà văn quan tâm đặc biệt đến Sứ Mệnh của Văn Nghệ
Sĩ với Hiện Đại (tựa bài diễn thuyết ngày 14 tháng 12,
1957, tại đại học Upsal, Thụy Điển) đã bầy tỏ rất rõ
về cái sứ mệnh ấy như sau:
- Theo tôi
tưởng, danh từ "đẩy xuống tàu" ở đây đúng hơn danh từ
"đầu thế" (engagé) bởi vì thật ra, đối với văn nghệ
sĩ, đó không phải là một sự tự nguyện nhập ngũ, mà là
một thứ dịch vụ quân sự. Ngày nay, mọi văn nghệ sĩ đều
bị đẩy xuống con thuyền của thời đại của họ. Họ phải
bấm bụng mà chịu vậy, dù họ có cho rằng con thuyền ấy
tanh ngòm mùi cá, rằng bọn cai tù trên thuyền quá nhiều và,
tệ hơn nữa, rằng con thuyền đi lạc hướng. Chúng ta đang
ở giữa đại dương. Văn nghệ sĩ, cũng như mọi người,
phải bắt tay vào mái chèo, khi đến lượt họ, chèo mà rán
đừng chết gục, nghĩa là có thể tiếp tục sống mà sáng
tác "
[ Sứ Mệnh
Văn Nghệ Hiện Đại, Albert Camus (riêng bài này nguyên tác
có tựa là Discours de Suède-chú của người viết), Trần Phong
Giao dịch, trang 36, phát hành lần đầu tháng 5. 1963, tái bản
lần thứ nhất bởi nhà Giao Điểm tháng 11 cùng năm].
Albert Camus
nhiều lần dùng tới biểu tượng "dịch vụ quân sự " này
và tinh thần đồng đội:
-."Người
nghệ sĩ độc nhất có thái độ là người, không từ chối
gì hết trong cuộc chiến đấu nhưng ít ra cũng không chịu
theo vào các đơn vị chính quy, tôi muốn nói người nghĩa
quân du kích. Bài học mà họ tìm thấy trong các cái đẹp,
nếu bài học đó được rút ra một cách chân thành , không
phải là một bài học về tính ích kỷ, mà về tình huynh
đệ kiên cường. Được quan niệm như vậy, cái đẹp không
hề ức chế một ai. Trái lại, tự cổ chí kim, từng giờ,
từng phút, nó làm vơi nỗi niềm khổ nhục của hàng triệu
người, và đôi khi, giải phóng vĩnh viễn cho nhiều người
(trang 62, sđd)
Nếu đọc
qua tiểu sử của tác giả, người ta sẽ không ngạc nhiên
về cách so sánh này: ông tình nguyện xin nhập ngũ khi thế
chiến thứ hai bùng nổ nhưng không được nhận vì lý do sức
khỏe; dù vậy sau đó ông vẫn gia nhập nhóm kháng chiến tại
Pháp và chủ trương một tờ báo cùng tên, tờ "Combat."
Sau Camus,
một nhà thơ (lưu vong) khác từ Nga Xô, Joseph Brodsky, cũng bày
tỏ sự từ chối đặt văn chương ra khỏi những biến động
đương thời:
- Tôi đã
được mời tham dự một đại hội (thi ca) tại Struga, đại
hội này sẽ được truyền thanh và truyền hình khắp Ấu
Châu và tại đây tôi cũng sẽ được trao một giải thưởng.
Nhưng tôi từ chối không tới chỉ vì một lý do rất giản
dị. Tôi đã đề nghị dời đại hội này từ Struga, một
chỗ tương đối hẻo lánh và thanh bình sang ( một thành phố
) như Macedonia, Serbia, hay Croatia, chỗ đang có những cuộc đổ
máu khủng khiếp, để lôi kéo sự chú ý của thế giới về
những biến động đang xẩy ra tại những nơi này. Nhưng họ
không dời chỗ họp của đại hội, và bởi thế tôi không
tham dự. Cho nên thực tình là tôi không thể nhận xét gì
về thứ thi ca nào đã được xướng đọc ở đó...
(Partisan Review,
số mùa thu, 1992, trang 544)
Những phát
biểu này có thể khác lạ với Ấu châu thời Camus nói riêng
và với thế giới thời Brodsky nói chung. Ấu châu qua Camus,
bị phán xét nặng nề : "Suốt một trăm năm chục năm nay,
không kể một vài ngoại lệ còn hầu hết các nhà văn của
xã-hội con buôn đã tưởng họ được sống trong tình trạng
vô trách nhiệm đầy hoan lạc" (trang 61, sđd). Còn tưởng
không có gì mạnh mẽ hơn là lời đòi hỏi của Brodsky: dùng
chỗ họp của một đại hội thi ca để khiêu khích lương
tâm nhân loại.
Nhưng những
phát biểu này không xa lạ với truyền thống văn chương Việt
Nam cũng như chiến tranh không mới với Việt Nam. Khi nhìn lại
lịch sử, những nhà văn nhà thơ nổi tiếng cũng là những
nhà dũng tướng: Nguyễn Trãi, Nguyễn Công Trứ Gần đây,
những nhà cách mạng như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, những
người khởi nghĩa như Bùi Hữu Nghĩa, Thủ Khoa (Nguyễn Hữu)
Huân... cũng có lưu lại văn thơ. Gần đây hơn, là Quang Dũng
, Khái Hưng, Nhất Linh.
Chỉ mới
vài chục năm nay, truyền thống ấy mới bị tạm suy nhược
đi. Tại Miền Bắc, nơi văn chương chỉ là dụng cụ của
nhà cầm quyền, nhà văn đã không thể nào viết sự thực.
Những dõng tướng của nhóm Nhân Văn Giai Phẩm như Phan Khôi
bị trù dập hoàn toàn. Còn ở Miền Nam, vài nhà văn chạy
theo sự hào nhoáng của một châu Ấu "vô trách nhiệm đầy
hoan lạc" (Camus) đã sáng tác hoàn toàn theo thị hiếu người
đọc lúc bấy giờ cùng với cái ảo tưởng là họ có thể
quây quần, đàn đúm trong những cuộc liên hoan bất tận trong
một thành phố yên tĩnh (Sàigòn) trong khi chung quanh, người
ta, nhất là người lính bị ném vào cơn hồng thủy của một
cuộc chiến tuyệt vọng.
Người lính
hiện dịch Phan Nhật Nam, xuất thân khóa 18 từ trường Võ
Bị Quốc Gia Việt Nam, chỉ có thể giải ngũ hoặc là khi
tử trận, hoặc là khi hết chiến tranh, có nhiều tác phẩm
thuật về những thành phố "đổ máu khủng khiếp " ông đã
đi qua. Bởi thế, ông không tiếc lời mạt sát cái "hậu phương"
có một thành phố như Sàigòn là phản trắc, là nhơ bẩn
Tại thành phố này, mỗi cuối tuần có vài nhà văn có cái
lạc thú là họp nhau ăn nhậu và "đánh bài tới sáng", sau
đó có thể tự phong thánh khi được báo chí ngoại quốc
phỏng vấn bằng cách tuyên bố rằng cả hai miền Nam Bắc
đều có lỗi như nhau cho nên họ là những người "đứng
giữa" (trong một cuộc chiến gây ra những thành phố "đổ
máu khủng khiếp" mà họ có may mắn không sống tại đó).
Cái phẫn nộ của người viết ký Phan Nhật Nam được minh
chứng bởi những bài thơ tả mặt trận đẫm máu người
và không khí rùng rợn, thê lương của những người lính
bị vây khổn:
Tiếp tế
khó-đôi lần phải lục
Trên người
bạn gục đạn mươi viên.
Di tản
khó-sâu dòi lúc nhúc
Trong vết
thương người bạn nín rên.
Người
chết mấy ngày chưa lấy xác,
Thây sình,
mặt nát, lạch mương tanh
(Qua sông
-Thơ Tuyển, Tô Thùy Yên, tác giả xuất bản, Hoa Kỳ, thu 1995)
III
Những lời
chia tội đồng đều của những tác giả có may mắn sống
an lành ở hậu phương thật ra chỉ là phản ảnh của một
tâm lý đứng giữa rất hợp thời trang với thế giới
lúc bấy giờ. Thế giới lúc bấy giờ đã rất mỏi mệt
với một cuộc "nội chiến" dính líu đến những đại cường.
Hai mươi lăm năm sau, một vài nhà phê bình văn học khi không
bàn đến "thời trang đứng giữa "này cũng phản ảnh một
tâm lý rất thời trang khác là bỏ mặc những uẩn khúc của
cuộc chiến Việt Nam trong cái đau đớn truyền kiếp của
những linh hồn bỏ nước ra đi để thất tung trên một biển
Đông chỉ nuốt vào mà không nhả ra, trong rừng thẳm dọc
theo biên giới chỉ vùi chết mà không phục sinh.
Sau cái thời
trang "chia tội đồng đều" để có thể có "thời trang đứng
giữa" là cái "thời trang giao lưu, thỏa hiệp". Cuối thập
niên 80, khi những nhà văn như Dương Thu Hương, Nguyễn Huy
Thiệp (nhất là Dương Thu Hương) có tác phẩm hay những bài
tham luận đòi hỏi tự do, một số người cầm bút ở hải
ngoại cũng phát động những cố gắng để đạt được cái
mà họ gọi là "môi trường sinh hoạt văn học và nghệ
thuật vượt trên những mâu thuẫn chính trị giữa những
nhà văn ở trong hay ngoài nước " (1) (Chiến Tranh Việt
Nam, Văn Học Việt Nam Hải Ngoại và Phía Bên Kia Thiên Đường,
Trương Vũ,Văn Học số 114, tháng 5.1995, trang 127.)
Năm 1995,
tuyển tập " The Other Side of Heaven: Postwar Fiction by Vietnamese
& American Writers" (Bản Mặt Bên Kia của Thiên Đàng: Truyện
Hậu Chiến của các Nhà Văn Việt Nam và Hoa Kỳ) xuất hiện.
Tuyển tập này được tuyển chọn bởi ba người: người
chính là nhà văn Wayne Karlin, Hoa Kỳ; Lê Minh Khuê, nhà văn
Việt Nam từ miền Bắc và Trương Vũ (ngoài Việt Nam). Các
truyện trong tuyển tập này được dịch ra Anh ngữ nếu nguyên
tác không phải là Anh ngữ. Mười hai nhà văn trong nước có
tác phẩm góp mặt là Nguyễn Huy Thiệp, Lê Minh Khuê, Hồ Anh
Thái, Bảo Ninh, Lê Lựu, Ma Văn Kháng, Dạ Ngân, Ngô Tư Lập,
Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Quang Thiều, Vũ Bão, Xuân Thiều.
Dĩ nhiên trong mười hai tác giả ở Việt Nam, không có truyện
của nhà văn nào của Miền Nam còn ở lại, từng nổi tiếng,
từng đi tù, từng chống đối bằng cách không viết cho nhà
nước nữa như Dương Nghiễm Mậu, Nguyễn Thụy Long, Thụy
Vũ, hay Trần Phong Giao (thư ký tòa soạn mà cũng là người
uốn nắn tạp chí Văn) Tám nhà văn hải ngoại có mặt là
Võ Phiến , Nguyễn Mộng Giác, Nguyễn Xuân Hoàng, Hoàng Khởi
Phong, Trần Vũ, Phan Huy Đường, Lại Thanh Hà và Andrew Lâm.
Nhà văn Lê
Minh Khuê và vài nhà văn khác được phép sang Hoa Kỳ để
cổ động cho cuốn sách này. Nhưng lập tức, cuộc hội thảo
nhắm thuyết phục người Việt về sự hiệu quả của nỗ
lực hòa hợp này đổ sụp khi nhà văn (trong nước ) Hồ Anh
Thái thú nhận rằng ông không có quyền bàn về ba điều đại
kî mà nhà nước (cộng sản) quy định là "phản bội tổ
quốc, đề cao bạo lực và văn chương đồi trụy" (2).
Tinh mắt
hơn một tý nữa, người ta không khỏi liên tưởng đến lời
giới thiệu Lê Minh Khuê của Trương Vũ "Lê Minh Khuê tham
dự chương trình này với sự ủy nhiệm chính thức của Hội
Nhà Văn Việt Nam ở Hà Nội." (sđd). Hội Nhà Văn Việt
Nam có một tờ báo là tờ Văn Nghệ. Ngay trang bìa đăng khẩu
hiệu "Vì Tổ Quốc, Vì Chủ Nghĩa Xã Hội", nghĩa là
Hội Nhà Văn Việt Nam có lập trường chính trị y như chính
phủ cộng sản. Nghĩa là vẫn chỉ là một sự thỏa hiệp,
"hòa hợp" được cho phép từ chính phủ Việt Nam.
Tương tự
với cố gắng này là việc nhà văn Nguyễn Mộng Giác vừa
trở về Việt Nam cổ động bộ "Sông Côn Mùa Lũ" được
xuất bản vào tháng 8.1998 tại đây. Tác phẩm Sông Côn
Mùa Lũ
theo như một bài viết của Hoàng Linh, một người
trong nước, đã được giáo sư Mai Quốc Liên
"tiến hành
các thủ tục pháp lý" để tái bản cuốn này vói sự
cho phép của tác giả Nguyễn Mộng Giác (Có Đổi Nhưng Chưa
Mới, Hoàng Linh, Việt, số 3, năm 1999, trang 216).
Mai Quốc
Liên là ai? Là người sau 1975, đến dự thính những "khóa
bồi dưỡng chính trị"- tên gọi văn hoa cho những buổi
văn nghệ sĩ Miền Nam bị kiểm thảo và bắt buộc tự kiểm
thảo để tự từ chối những tác phẩm cũ, để tỏ lòng
ăn năn cho hợp ý đảng- đã "...khinh miệt bảo phe cầm
bút loại trên 'Xin các anh chị đừng tiếc rẻ cái văn nghệ
miền Nam nữa. Đó là thứ văn nghệ chợ trời, hiện đang
bán solde chẳng ai mua..." (Giai Thoại Hồng-Ký Sự Văn Học,
Hồ Trường An, trang 325) . Là người có vai vế trong hệ thống
văn hóa đảng đủ để bài phúng điếu tôn xưng "đồng
chí Phạm Văn Đồng" là "nhà văn chính luận của thế
kỷ" (nguyên văn) của ông ta có tựa đề là "Ần Tượng
Về Một Vĩ Nhân" đăng ngay trên trang bìa tờ Văn Nghệ
số 19, ngày thứ bảy 6 tháng 5.2000. Sự "đỡ đầu" của một
cán bộ đảng như Mai Quốc Liên càng gợi lại cái cảm tưởng
"một chiều" khi người đọc nhớ lại trường hợp của các
nhà văn còn ở trong nước như Thụy Vũ.
Cái "văn
nghệ Miền Nam bán solde chẳng ai mua" (trong đó có cả văn
chương của Nguyễn Mộng Giác) mà Mai Quốc Liên từng "miệt
thị" bỗng dưng trở nên "quý hóa" sau khi ra khỏi nước chăng?
Chưa chắc. Dù có lời trần tình khéo léo rằng vì Nguyễn
Mộng Giác trích vài đoạn trong Tuyển Tập Thơ Văn Ngô
Thì Nhậm do Mai Quốc Liên dịch mà Mai Quốc Liên mới vận
động để bộ Sông Côn Mùa Lũ được tái bản ở Miền
Nam nhưng người đọc không dễ dàng được thuyết phục bởi
lý do này. Chính nhà văn (trong nước) Nguyễn Huy Thiệp đã
để lộ ra tình trạng văn nghệ bị khống chế qua một bài
phỏng vấn vào năm 1998. Ông đã nói như sau về Dương Thu
Hương, người nổi tiếng chống lại nhà cầm quyền "Dương
Thu Hương là người can đảm hơn tôi. Tôi không can đảm bằng
bà ấy nhưng có thể tôi khôn hơn bà ấy" ( Văn số 23,
Bộ Mới, tháng 11.98). Hỡi ôi, một nhà văn nổi tiếng hiện
nay như Nguyễn Huy Thiếp, từng đoạt giải viết phân cảnh
cho cuốn phim "Thương Nhớ Đồng Quê" khi phim này dự
thi quốc tế mà vẫn còn phải lập lại ý của một nhà văn
nổi tiếng 40 năm trước ông ta, Nguyễn Tuân ("Tôi nhờ
biết sợ mà sống đến giờ này") thì người đọc đủ
hiểu lưỡi hái (chứ không phải lưỡi kéo) của tử thần
kiểm duyệt ở Việt Nam ngày nay khủng khiếp tới chừng nào.
Với những sự kiện hiển nhiên đó, dù "ngây thơ" đến đâu,
người đọc càng không thể không nhớ tới một sự ngẫu
nhiên rất kỳ lạ trong hai bộ Sông Côn Mùa Lũ và Mùa
Biển Động (cả hai cuốn sách này đều do nhà Văn Nghệ
của ông Nguyễn Thắng Tiết xuất bản và/hay phát hành) :
cả trong hai bộ này đều có một nhân vật cắt rồi xâu
tai người đối địch mình sau khi đã giết họ chết. Trong
Mùa Biển Động, nhân vật ấy là một người lính Nhẩy
Dù thuộc quân đội Miền Nam tên Lãng. Mặt khác, hai bộ này
hầu như có chung một cách kết cấu, một cách xây dựng nhân
vật. Người đọc không thể đọc bộ này mà không nhớ đến
bộ kia: một bộ xuất bản tại Hoa Kỳ, một bộ tái bản
tại Việt Nam. Có thể người ta sẽ có câu trả lời khi duyệt
qua những hoạt động khác của tác giả Nguyễn Mộng Giác,
người sáng lập và tiếp tục chủ trương tạp chí Văn Học.
Một trong những hoạt động ấy sẽ được bàn tới trong
phần kế của bài này.
Thụy Vũ
không có may mắn thoát ra ngoại quốc. Hơn thế nữa, bà còn
cứng cỏi nhận trách nhiệm về những tác phẩm của mình
mà không đổ tội cho "Mỹ Ngụy" khi bị lên "giàn hỏa"
(chữ của Hồ Trường An) trước tiên trong những buổi "bồi
dưỡng chính trị".
Kể từ khi
Thụy Vũ và các nhà văn Miền Nam khác "im hơi lặng tiếng"
hay sáng tác và được chuyển ra ngoại quốc có khi dưới
hình thức ẩn danh (Thanh Tâm Tuyền, Doãn Quốc Sỹ, Hoàng Hải
Thủy) thì ở hải ngoại Nguyễn Mộng Giác và những nhà văn
khác như Võ Phiến nhận họp mặt trong một tuyển tập rõ
ràng đã bị kiểm duyệt ngay từ Việt Nam. Nhà cầm quyền
Việt Nam không cho phép các nhà văn Miền Nam còn ở trong nước
góp mặt hay xuất bản, lẽ nào lại cho phép các nhà văn Miền
Nam ngoài nước góp mặt hay xuất bản (trong nước) vô điều
kiện hoặc nếu có bất lợi cho họ? Nhà thơ Viên Linh từng
nói với nhà cầm quyền cộng sản "hãy giao lưu với bằng
hữu của chúng tôi hiện còn ở trong nước trước.Khi những
Doãn Quốc Sỹ, Tuệ Sỹ, Vương Đức Lệ , Mai trung Tĩnh, Hoàng
Hải Thủy, Cao Huy Khanh, Bùi Giáng chưa in được tác phẩm
ở trong nước, chưa viết được trên báo chí xuất bản ở
trong nước, thì thế nào là giao lưu?... " khi tờ Văn Học
phỏng vấn ông cách đây gần sáu năm (9.1994). Nay câu đó
cần nhắc lại với chính những nhà văn như Nguyễn Mộng
Giác hay Võ Phiến. Chính vì sự cho phép hay hợp tác
một chiều mà những cố gắng, thỏa hiệp này thất bại
và không được sự hưởng ứng hay kính trọng của hầu hết
nhà văn hay trí thức Việt tî nạn
IV
Ngược lại,
còn là những hoạt động để báo động với thế giới về
sự đàn áp quyền tự do tư tưởng. Một trong những hoạt
động đáng kể nhất là Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại. Một
phần trong lịch sử của hội này là bằng chứng rằng văn
chương không có biên giới, nhất là biên giới dựng nên bởi
chủ nghĩa. Nhiều người không quen thuộc với sự hoạt động
của VBVNHN không biết rằng nhà thơ Viên Linh (chủ tịch VBVNHN
nhiệm kỳ 93-95, chủ tịch xử lý thường vụ 95-97) đã lặng
lẽ tìm cách kết hợp những nhà văn Việt Nam không kể là
Nam hay Bắc để còn một tiếng nói khác của nhà văn Việt
Nam, ngoài tiếng nói của các nhà văn quốc doanh và nhà văn
thỏa hiệp với "chủ nghĩa xã hội". Đó là việc thành
lập Trung Tâm (chi nhánh) Văn Bút Đông Ấu.
Căn cứ theo
biên bản buổi họp ngày 4 và 5 tháng 5, 1996 thì 18 người
cầm bút đã tham dự buổi họp với nghị trình thảo luận
về Văn Bút tại Kulterpodium, Berlin: Thế Dũng, Lê Trọng Phương,
Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thế Việt, Nguyễn Nguyên Thanh, Trần
Lê Hoàng, Tiến Hùng, Đỗ Quang Nghĩa, Vũ Hoằng Dương, Trần
Thị Thắm, Lê Minh Hà, Nguyễn Trọng Cử, Lê Văn Điểm, Hoàng
Đăng Lãnh, Nguyễn Đức Việt, Lê Công Hoàng, Trịnh Dũng,
Nguyễn Minh Hoàng. Sau đó, 13 người trở thành hội viên (không
có Phạm Thị Hoài, Nguyễn Nguyên Thanh, Tiến Hùng, Nguyễn
Trọng Cử, Hoàng Đăng Lãnh, Trịnh Dũng và thêm vào Nguyễn
Văn Cóc và Tường Vi)
Từ năm 1996,
trừ ban chấp hành lâm thời do Thế Dũng và Lê Trọng Phương
đảm đương, danh sách các ban chấp hành của Trung Tâm này
như sau:
Ban Chấp
Hành 1996-1998:
Chủ tịch:
Thế Dũng
Phó chủ
tịch: Lê Minh Hà
Tổng Thư
Ký: Lê Trọng Phương
Thủ quỹ:
Nguyễn Đức Việt
Ban Chấp
Hành (Đại Hội Đồng bất thường) 1997
Chủ tịch
xử lý thường vụ Nguyễn Hữu Lê
Ban Chấp
Hành 1998
Chủ tịch
Lê Trọng Phương
[Ngày 3 tháng
5. 1998, vì tình trạng bất ổn của VBVNHN, chủ tịch Lê Trọng
Phương thông báo là trung tâm này từ đây sẽ "sinh hoạt...
với tư thế hoàn toàn độc lập" (3)]
Khi trung tâm
Đông Ấu được thành lập với hầu hết hội viên là những
nhà văn từ Miền Bắc (như danh sách ban chấp hành và hội
viên của trung tâm này đã dẫn) mà nhiều người cộng tác
với những tờ báo tại Đông Ấu từng công khai chỉ trích
nhà cầm quyền cộng sản; họ lập tức phản ứng bằng hai
bài bình luận: một trên tờ Quân Đội Nhân Dân số 12731,
ngày 24 tháng 10, 1996 và một trên tờ Văn Hóa (Cơ Quan của
Bộ Văn hóa Thông Tin) số 181, ngày 11.8.1996:
- Như giới
văn hóa nước ta từng biết, nhóm Văn bút Việt Nam Hải ngoại
(VBVNHN) , một tổ chức văn hóa chống cộng của một nhà
văn miền Nam thời Mỹ -ngụy, lưu vong ra nước ngoài sau giải
phóng, nay vẫn có ý muốn phát triển thế lực và mở rộng
địa bàn hoạt động. Trong năm 1996, chúng đã tổ chức được
"Trung Tâm văn bút Đông Ấu" như một chi nhánh của VBVNHN (Thời
Sự Quốc Tế- Vẫn Cố Tình Bơi Ngược Dòng, Quân Đội Nhân
Dân, sđd)
- Chẳng
hạn Văn bút Việt Nam Hải Ngoại (VBVNHN) một tổ chức văn
học chống cộng của một số nhà văn miền Nam thời ngụy,
sau giải phóng đã lưu vong ra nước ngoài vẫn tiếp tục tìm
cách phát triển địa bàn và thế lực. Ngày 24 tháng 2 năm
nay, các phần tử này tổ chức đại hội V ở California (3).
Sau đó ngày 4 tháng 6 vừa qua (1996) chúng đã tổ chức ở
Berlin một cuộc họp để thành lập cái gọi là Trung tâm
văn bút Đông Ấu, một chi nhánh của VBVNHN
(Cần Tiếp Tục Phê Phán Những Điều Cần Phê Phán, Trường
Sơn, Văn Hóa, sđd)
Từ khi thành
lập Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại năm 1979 tới nay, cộng sản
Việt Nam chưa bao giờ chính thức lên tiếng về tổ chức
này. Nhưng họ đã phải lập tức một mặt tấn công , một
mặt trấn an dư luận (và cả giới nhà văn trong nước) khi
chính những nhà văn của họ nay cũng công khai chọn cùng một
thái độ với một số nhà văn Miền Nam lưu vong, qua việc
Viên Linh với tay qua Đông Ấu. Tại sao họ không lên tiếng
phản đối những sự hợp tác như tuyển truyện "Bản Mặt
Bên Kia của Thiên Đàng"? Giản dị vì họ kiểm soát được.
Không những cho phép hợp tác, họ còn cho phép các tác giả
này xuất ngoại để thuyết phục thay cho họ.
Tại sao họ
tấn công chi nhánh Đông Bắc Ấu Châu của Văn Bút Việt Nam
Hải Ngoại ? Vì không kiểm soát được sự hợp tác, sự
thỏa hiệp đích thực giữa những nhà văn có cùng lý tưởng
là văn chương. Nhất là khi sự hợp tác và thỏa hiệp này
bất lợi cho họ. Họ sẽ giải thích ra sao cho dân chúng, cho
những nhà văn "thỏa hiệp" với họ (như tám nhà văn hải
ngoại có mặt trong tuyển truyện đã dẫn) cái hiện tượng
là những nhà văn sinh trưởng hoàn toàn trong chế độ cộng
sản như Lê Minh Hà,Thế Dũng... nay KHÔNG thỏa hiệp với họ?
Quan trọng hơn, không phải chỉ có MỘT nhà văn, mà có NHIỀU
nhà văn như vậy đủ để thành lập cả một chi nhánh của
VBVNHN (tại Đông Ấu) LẠI bằng sự hướng dẫn của một
nhà văn Miền Nam? Và đó là nguyên do căn bản việc nhà thơ
Viên Linh cùng với một hội viên nòng cốt khác bị chụp
mũ, bị bôi bẩn bởi một số báo tà- lọt của Hà Nội tại
hải ngoại, hay những người "ngây thơ" hùa theo hai bài báo
phát pháo ở Hà Nội mà không rõ nguyên ủy (4). Tại hải
ngoại, người đọc thấy xuất hiện trên tờ Văn Học - hậu
thân của tờ Văn Học Nghệ Thuật tục bản lần thứ hai
do Võ Phiến và Lê Tất Điều đứng tên - (số 137, tháng 9.
1997) của Nguyễn Mộng Giác -trong mục Tạp Ghi do nhà
văn Nguyễn Quốc Trụ phụ trách- một bài đả kích đích
danh nhà thơ Viên Linh cùng vô số những tin tức sai lầm khác
liên quan đến tổ chức này. Nhà văn Nguyễn Quốc Trụ xác
nhận với nhà thơ Viên Linh ông không viết đoạn này, đó
là bài thêm vào mục của ông và ông chỉ biết sau khi báo
phát hành (5).
Ngoài việc
hiển nhiên là bị cấm viết, nhiều nhà văn Việt Nam (nhất
là nhà văn Miền Nam sau 1975) đã chọn sự bỏ viết thay vì
phải "thỏa hiệp" với nhà cầm quyền. Sau khi những lời
kêu gọi xuông nhân danh văn chương và dân tộc lắng xuống,
sự thật lồ lộ là những nhà văn như Thụy Vũ đã không
có tác phẩm nào xuất bản sau 1975. Cũng sự thật lồ lộ
là nếu các nhà văn miền Nam (như Võ Phiến, Nguyễn Xuân Hoàng,
Nguyễn Mộng Giác) ở lại thay vì ra đi, truyện ngắn của
họ hầu như chắc chắn sẽ không được tuyển vào cuốn
"Bản Mặt Bên Kia của Thiên Đàng". Mà ngay từ đầu, ở lại
Việt Nam như Thụy Vũ thì chắc gì họ đã được phép giữ
lại những tác phẩm cũ hay có cơ hội sáng tác để có truyện
mà góp?! (Theo học giả Nguyễn Hiến Lê, Cộng sản Việt Nam
ba lần ra lệnh đốt sách -1975, 1978, 1981-của các tác giả
Miền Nam)
Những sự
thật này quá sáng tỏ để có thể giải nghĩa hay bào chữa
bằng những lý do vu vơ hay ngây thơ cho thái độ lựa chọn
"thời trang thỏa hiệp" với một chính phủ độc đảng như
cộng sản qua sự quỷ biện rằng chúng ta "cần có tiếng
nói để nói cho chúng ta". Cái giá nào sẽ phải trả cho thứ
"tiếng nói" này? Phải chăng là bằng cái giá của những nhà
văn còn ở lại như Thụy Vũ và cả Văn Học Miền Nam mà
Thụy Vũ là một trong những người đại diện?
Như vậy,
song song với "thời trang thỏa hiệp" là "thời trang dàn xếp
quá khứ" để hợp với sự thay đổi của một thời biểu
mới. (Trong quá khứ ấy, những nhà văn như Thụy Vũ sẽ chỉ
là một cuốn sách bị vất vào một xó bụi bặm, chờ tan
biến đi) Nhà cầm quyền Việt Nam tấn công Văn Bút Việt
Nam Hải Ngoại là chuyện đương nhiên nhưng khi tạp chí Văn
Học cho đăng một bản tin xuyên tạc, vu khống tổ chức này
thì người ta phải nghĩ sao về nhà văn Nguyễn Mộng Giác,
người chủ trương nó, người từng "thỏa hiệp" để có
truyện xuất bản ở Việt nam, từng góp mặt trong một tuyển
tập bị "kiểm duyệt" bởi cộng sản Việt nam? Lẽ nào ông
không biết là người mà ông giới thiệu cho và đăng truyện,
đăng bài ròng rã trên Văn Học (nhà văn Lê Minh Hà) từng
là phó chủ tịch của chi nhánh Đông Ấu?! Lẽ nào ông không
biết cựu tổng thư ký của Văn Học (Cao Xuân Huy) ký tên
và phổ biến một bản quyết nghị vu khống nhà thơ (cựu
chủ tịch VBVNHN) Viên Linh và dù có lời cải chính của Văn
Bút Quốc Tế, Cao Xuân Huy vẫn không chịu nhận trách nhiệm?
Phải chăng những lời quảng cáo trên những lá "Thư Tòa
Soạn" mà ông lập đi lập lại nhiều lần về "tinh
thần đa nguyên văn hóa" (Văn Học, số 169, tháng 5.2000)
được áp dụng cho mọi người, trừ những tổ chức chống
cộng sản như Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại, trừ những nhà
văn Miền Nam tham dự vào những tổ chức này? Viết sai, được
cung cấp tài liệu xác thực để cải chính mà không cải
chính, tờ Văn Học sau giai đoạn vị chủ bút có sách được
Hội Nhà Văn Vì Chủ Nghĩa Xã Hội "xuất bản" ở Hà
Nội, đã nhất định chỉ đi một chiều.
V
Nhưng phải
chăng cứ "lột xác" theo sự đòi hỏi của những quyền lực
tại thế thì nhà văn sẽ có cơ hội phổ biến được những
sáng tác của mình và nhân đó, bảo đảm được sự tồn
tại của những sáng tác ấy? Chưa xét là các sáng tác ấy
có giá trị hay không, nếu nhà văn thay đổi theo thời biểu
mới của một chính phủ, một thời đại cho có lợi bản
thân hay nhân tình tạm bợ như thế thì nhà văn không thể
trung thành với điều kiện căn bản nhất của nghề cầm
bút là viết bằng sự thực và bởi thế, bênh vực cho sự
thực. Nhà văn, cũng như người lính, chính mình đối diện
với sự cô độc, với nỗi tử sinh canh cánh, không chỉ của
riêng mình mà của bao người xung quanh. Cuộc đời nhà văn,
may ra có dăm phút huy hoàng như đoàn quân reo hò tở mở lúc
thắng trận, nhưng cầm chắc là sự hy sinh lặng lẽ cho một
bình minh của một thời đại vĩnh cửu.
Chính vì
thời đại vĩnh cửu ấy có chứa cái hạnh phúc tầm thường
của đám lê dân mà nhà văn, nhất là nhà văn sống trong thời
biến động hay lưu vong, càng không thể khoác bộ áo thời
trang của những biến chuyển nhất thời hòng mưu cầu tư
lợi bằng văn chương cho chính bản thân mình. Như đã nói,
nhà văn lưu vong không phải là một kẻ tuyên truyền rẻ tiền
nhắm mị cộng đồng di dân để vớt vát độc giả nhưng
thời đại họ sống phải được phản ảnh trong nỗ lực
đi tìm sự thực khi sáng tác, khi hành động.
Thời đại
chúng ta đang sống không phải là một thời đại thanh bình.
Do đó sự thực sẽ không thể nào tìm thấy ở những con
đường bằng phẳng, đầy hoa giả làm bằng lụa, hay tệ
hơn, bằng nhựa, với cái tên đường là "đứng giữa" hay
"thỏa hiệp". Đó là " đứng giữa" tà ngụy và công chính
hay quỷ biện rằng trên đời này lại có nổi sự "thỏa
hiệp" giữa những kẻ cầm quyền bất nhân và những nhà
văn coi trọng tình nhân ái liên đới giữa con người.
Nhà văn cần
hết sức tránh cái con đường dễ dàng hào nhoáng ấy để
khỏi lãng phí tâm và lực của mình. Vì cái hành trình tìm
tới sự thực thì gian nan và không tha thứ cho những kẻ tiểu
khí, nhược tâm. Lịch sử, cái vòng quay bất tận của thời
gian, cuốn con người vào những cơn lốc chẳng thể tiên tri
của một thiên địa bất an, không để cho nhà văn có thể
đứng yên mà nhìn ngắm, hưởng thụ hay đổ tội cho cuộc
đời, chọn sự yên thân là "đứng giữa". Sự
đứng giữa
đúng nghĩa và cao quý nhất của một nhà văn là vượt qua
được những tình cảm nông nổi nhất thời của chính mình,
sự không khuất phục trước bạo lực hay những cám dỗ ngắn
hạn nhắm thỏa mãn ảo tưởng được bất tử qua tác phẩm,
sự thường xuyên cảnh giác và đào xới tâm linh để không
a dua theo nhũng thời trang vốn hay thay nhau chết yểu. Hòng
cái sự thật tìm ra không những là món quà tặng cho người
đồng thời mà còn là sự cố gắng để áp dụng bài học
của sự thực ãy để giúp đỡ những anh em đồng đội,
đồng thuyền (nghĩa của Camus) trong một thời đại có nhan
nhản những tay quỷ biện./.
Nguyễn Tà Cúc
CHÚ THÍCH:
1- Bài Một
này chưa bàn đến những lý luận về sự "mâu thuẫn chính
trị giữa các nhà văn" mà Trương Vũ xòe ra như một cái
quạt nan để mong quạt cho "cả gió nồm" để con thuyền "hòa
hợp" ì ạch ra khơi. Nhưng ngay tại đây đã có thể nói rằng
lý luận ấy có nhiều phần ngây thơ vì rõ ràng vấn đề
này hoàn toàn không tùy thuộc vào nhà văn mà vào nhà cầm
quyền. Nhà văn (Miền Bắc) Dương Thu Hương có thể hay dĩ
nhiên có "mâu thuẫn chính trị" với các nhà văn miền
Nam như Nguyễn Thụy Long, Nguyễn Đình Toàn, Văn Quang, Thụy
Vũ, Nguyễn Thị Hoàng nhưng chắc chắn không thể bỏ tù hay
cấm họ viết như chính phủ cộng sản đã làm. Nhưng cái
nhầm
chết người này vẫn xẩy ra được vì tổng chi, chính
người bị nhầm (trong trường hợp này là Trương Vũ)
lại không chết. Những người
chết
rồi trong
tù cộng sản (như Nguyễn Mạnh Côn) thì lại càng không thể
phản đối hay ủng hộ con-thuyền-Trương Vũ và con-thoi-Nguyễn
Mộng Giác.
2- Câu này
trích trong một bản tin đăng trên tờ Thời Luận (chủ nhiệm
Đỗ Tiến Đức, Hoa Kỳ), số ra ngày 28 tháng 10, 1995" [...]
Nhà văn Hồ Anh Thái cho biết: Hiện nay mọi đề tài đều
không bị cấm đoán, ngoại trừ ba điều đại kî:'Phản bội
tổ quốc, đề cao bạo lực và văn chương đồi trụy'. Một
thính giả hiện diện đã phát biểu 'Thế nào là phản bội
tổ quốc, vì bốn chữ đó bao hàm một ý nghĩa quá rộng
và nhà văn có thể bị khó khăn bởi những suy diễn của
bốn chữ này'. Ông Hồ Anh Thái một lần nữa cho biết vị
trí của một nhà văn của ông thật là khiêm tốn, ba điều
đại kî đó được nhà nước quy định. Hồ Anh Thái cho biết
ông không có thẩm quyền để nói về những giới hạn của
ba điều đại kî này"
Một sự
kiện khác cũng cần nhắc thêm ở đây là cũng theo bài viết
đã dẫn của Trương Vũ, nhà văn Wayne Karlin đã "tự ý
chọn một đoạn trong Tiểu Thuyết Vô Đề
(tác giả là
Dương Thu Hương-chú của người viết) để đưa vào tuyển
tập mà không hội ý vói LMK. Cuối cùng khi sách bắt đầu
cho in, Wayne phải rút lại quyết định đó ..."(trang 124,
sđd) Tại sao Wayne Karlin phải "hội ý" với Lê Minh Khuê
về việc chọn nhà văn nào trong tuyển tập đó trong khi cũng
theo chính Trương Vũ thì Karlin mới "là người chịu trách
nhiệm chung và cuối cùng về quyết định chọn lựa những
bài do LMK và tôi đề nghị.."
Trương Vũ
không nói rõ lý do của sự "trục trặc"(chữ của Trương
Vũ) nhưng người đọc có cảm tưởng rằng nhà văn Wayne Karlin
đã bị "kiểm duyệt" đúng như chính tờ Văn Học đã
loan báo trong một phần tin văn học có tiểu đề là "Dương
Thu Hương Bị 'cấm cửa' ngay trên đất Mỹ" (trang 146,
số 113) vì tuy thế, Lê Minh Khuê mới là người có quyết
định cuối cùng về những truyện nào gửi ra từ Việt
Nam chứ không phải Wayne Karlin! Văn Học viết bản tin này
căn cứ trên hai lời phát biểu trái ngược: " Trung tâm
Joiner, cơ quan bảo trợ cho dự án xuất bản tuyển tập này
giải thích sở dĩ phải loại bỏ trích đoạn tiểu thuyết
của Dương Thu Hương là vì họ không xin được phép của
nhà xuất bản. Nhưng William Schwalbe, đại diện nhà xuất bản
William Morrow thì lại bảo là nhà xuất bản ông đại diện
đã cho phép nhà xuất bản Curbstone (là nhà xuất bản cuốn
Bản Mặt Bên Kia Thiên Đàng -chú của người viết) dùng
một phần bản dịch của Tiểu Thuyết Vô Đề hơn một năm
nay" (trang 146, số 113). Chính vì sự mâu thuẫn này
mà Văn Học phải kết luận rằng: "Việc nhà xuất bản
trong nước chịu áp lực của chính quyền lâu nay vẫn là
điều thông thường , nhưng đây là lần đầu tiên một nhà
xuất bản Mỹ chịu sự kiểm duyệt từ chính quyền Việt
Nam..." Tuy rằng sau đó, Văn Học có đăng lời đính chính
ở số kế (trang 138, số 114) rằng truyện của Dương Thu Hương
không xuất hiện được vì Wayne Karlin bỏ truyện ngắn của
Dương Thu Hương do Lê Minh Khuê gửi sang mà lại thay vào bằng
một đoạn của "Tiểu Thuyết Vô Đề" . Trương Vũ không nói
rõ về nội dung của cả hai truyện ngắn và đoạn văn của
Dương Thu Hương nên người đọc không có nhiều dữ kiện
hơn mà xét đoán nhưng dù phải cải chính, bản tin từ tờ
Văn Học vẫn đáng lưu ý vì ba lý do rất giản dị: thứ
nhất, chủ trương tờ Văn Học là Nguyễn Mộng Giác, người
có truyện được chọn, nghĩa là "người trong cuộc." Thứ
hai là lý do của nhà bảo trợ cho tuyển tập này (mà Văn
Học đăng lại) đưa ra trái ngược với lý do Trương Vũ đưa
ra để giải thích về việc vắng mặt của Dương Thu Hương.
Thứ ba, mà cũng là lý do quan trọng nhất, Wayne Karlin không
được quyền quyết định những truyện từ Việt Nam.
3- "Tư
thế hoàn toàn độc lập" mà chủ tịch TT Đông Ấu Lê
Trọng Phương nói tới trong văn thư này phải được xem như
chỉ có ý nghĩa biểu tượng vì trên thực tế, TT Đông Aạu
là một chi nhánh của Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại. Bởi thế
không thể hoạt động hay tồn tại dưới danh nghĩa "văn bút"
nếu tách ra khỏi Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại. Theo chủ trương
của Văn Bút Quốc Tế thì "tư thế hoàn toàn độc lập" có
một nghĩa khác: Văn Bút Quốc Tế không xen lấn vào tình trạng
nội trị của các Trung Tâm hội viên và các Trung Tâm hội
viên cũng đứng ngoài nội bộ của các chi nhánh thuộc Trung
Tâm mình, trừ những vấn đề có liên quan tới cả Trung Tâm
như họp Đại Hội Đồng hay điều lệ nội quy.
4- Dĩ nhiên
nhà thơ Viên Linh và hội viên này không trả lời những bài
báo bôi bẩn ấy vì tác giả những bài báo này nếu không
là tà -lọt thì cũng không có tên tuổi bảo đảm cho bài
viết của họ.
5- Trong bản
tin xuyên tạc của tờ Văn Học như đã nhắc, có một đoạn
nguyên văn như sau : "Nhìn vào các trung tâm Văn bút mọc
như nấm khắp nơi, thử tìm cho ra vài người cầm bút thực
sự có uy tín để được các bạn văn trên thế giới kiêng
nể quý trọng? Khi đất không lành thì chim không đậu và
trở thành chỗ trú cho những kẻ ưa chuyện náo hoạt sính
dùng văn. Vì sao đất không lành? Xin dành câu trả lời cho
các bạn văn xa gần." Khi viết những câu này, về những
trung tâm Văn bút mọc lên như nấm khắp nơi, về sự không
có vài người cầm bút thực sự có uy tín để được bạn
văn trên thế giới kiêng nể quý trọng ... vv và vv...chẳng
lẽ Nguyễn Mộng Giác lại không biết rằng một trong những
trung tâm đó là Đông Ấu, chẳng lẽ ông mạt sát luôn người
cộng tác với ông như nhà văn Lê Minh Hà (phó chủ tịch chi
nhánh Đông Ấu) là không được kiêng nể quý trọng
và
chuyên
náo hoạt sính dùng văn?!
Hóa ra tờ Văn Học là chỗ chuyên
đăng bài của những người
không được kiêng nể quý
trọng và sính dùng văn?! Và người đọc không khỏi cười
thầm khi thấy những chữ "đất không lành" của Nguyễn
Mộng Giác: đất Văn Học cũng không lành gì cho lắm
đâu. Cách đây chỉ mươi năm, hai nhà văn Võ Phiến và Lê
Tất Điều lẳng lặng đóng cửa tờ Văn Học Nghệ Thuật
(bộ tục bản có Nguyễn Mộng Giác tích cực tham dự) và
ra khỏi luôn cái đất
Văn Học. Trong số Văn Học "chuyển
giao" từ Văn học Nghệ Thuật, Nguyễn Mộng Giác (và Võ Phiến)
không đả động gì đến lý do chính mà Võ Phiến và Lê Tất
Điều phải "rút lui" không kèn không trống. Nhưng ba năm sau,
trong tờ Văn Học số 45, tháng 11. 1989, Nguyễn Mộng Giác chính
thức công bố lý do mà Văn Học đã trở thành "đất không
lành" để đến nỗi hai con chim Võ Phiến và Lê Tất Điều
phải tung cánh bay đi. Từ đó đến nay, cả Võ Phiến và Lê
Tất Điều đều im lặng nên người ta không thể kiểm chứng
được xem sự thể có đúng như Nguyễn Mộng Giác đã trình
bày không. Nhưng có một điều không từ chối được, là
sự không thành thực của Nguyễn Mộng Giác ngay từ đầu.
Sau nữa, không hiểu vì khiếp sợ hay vì chỉ muốn an thân
mà chủ nhiệm Võ Phiến và chủ bút Lê Tất Điều đã không
lên tiếng và không công bố những tài liệu liên quan đến
chính tờ Văn Học Nghệ Thuật của họ để độc giả có
cơ hội xét đoán. Dùng chữ "khiếp sợ hay an thân" không
phải là không có lý do: Võ Phiến sau đó cho triệu tập một
buổi họp mà người tham dự có cả Như Phong, Võ Thắng Tiết
để hai bên bàn thảo. Nội dung của buổi họp đó mà hai
người phát biểu chính là Võ Phiến và Nguyễn Mộng Giác,
cũng không bao giờ được chính thức công bố. (Tác giả sẽ
bàn tới nội dung buổi họp này sau, khi cần).
Ông Nguyễn
Mộng Giác khi cho đăng - hay đích thân viết? - bản tin xuyên
tạt về Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại, hẳn lại yên chí rằng
- cũng như vấn đề Văn Học Nghệ Thuật với hai nhà văn
Võ Phiến và Lê Tất Điều trước đây - sẽ không có tác
giả nào phân tích về vấn đề này cùng những hoạt động
khác của ông vì khiếp sợ hay chỉ muốn an thân?! Rằng
rồi ra, cũng như vụ Văn Học Nghệ Thuật, lúc nào ông cũng
có thể lợi dụng được sự an thân hay khiếp nhược ấy
ở một vài nhà văn để đi một chiều và để sử
dụng một khu đất có một cái tên rất mỹ miều là
Văn Học vào những mục đích không
văn học tý nào?! |