Để theo dõi tin tức bình luận sinh hoạt nữ trí và văn học,
văn học và đại chúng, mời đọc:

NGƯỜI MỚI

Diễn Đàn Văn Học và Phụ Nữ - Nguyễn Tà Cúc chủ trương.

NHIỀU TÓC  ÍT ÓC
Nguyễn Tà Cúc 
Cách đây gần 10 năm, nhà văn Hà Thúc Sinh có một bài trên tờ Thời Luận bàn về cái hiện tượng "nhiều tóc ít óc" của những người cộng sản và đám theo họ. Hiện tượng này mới đây được thấy lại với một số bạn ta tự nhận là nhà văn "yêu quê hương nhớ mẹ hiền". Như ông Hoàng Khởi Phong. Oâng lại vừa đăng đàn diễn thuyết về cuốn sách "Đi về Nơi Hoang Dã" của ông Nhật Tuấn. Cuốn sách này với tác giả này được nhìn với nhiều căëp măét khả nghi vì người ta chưa có bằng cớ chắc chắn rằng chỉ viêát một cuốn truyện "phản kháng" là toàn dân đã phải rạp xuống tung hô vạn tuế. Nhưng viết là quyền của ông Phong. Khốn nỗi không hiểu ông cay cú nhân vật nào trong hội Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại trước kia mà ông mượn bài điếu văn này để đánh hôi cả hội:

-.nhưng có điều chắc chắn vì mải tranh dành các chức vụ, mà dường như các hội viên của Văn bút Việt nam Hải Ngoại đã dồn mọi nỗ lực trong việc tranh cãi, hơn là sáng tác những tác phẩm có giá trị văn học.(Người Việt, số 5601, 8 tháng 4.2001)

Khi viết câu này, hẳn ông Phong quên mất ông bạn chí thân Cao Xuân Huy vì ông Huy là người bỗng dưng nhẩy ra "tranh dành chức vuï" chủ tịch ớ chi nhánh Nam Calif. Và từ bấy đến nay không thâáy ông Huy có."sáng tác những tác phẩm có gía trị văn học" naò hêtá. Đau nhé! Ong Phong còn cố tình bỏ quên một sự kiện rất quan trọng mà một cựu hội viên như ông phải biết: người mưu toan chiếm đoạt Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại là ông nhà báo Nguyễn Hưũ Nghĩa, chủ nhiệm tờ Làng Văn, Canada, người đã tự công nhận là con (rơi) của đại tướng cộng sản Nguyễn Chí Thanh.

Khi một người bạn của ông Phong như ông Huy trợ giúp cho ông Nghĩa bằng mọi cách kể cả cách vu khôáng luôn cựu chủ tịch của hội này với tang chứng trước Văn bút Quốc tế thì một người nếu còn nhất điểm lương tâm (như ông Phong, tôi hy vọng thế) chẳng nên tiếp tục cái trò "đánh lận con đen" nữa.

Mà muốn đánh lận cũng không được. Chỉ ngay sau đó là caiù chết của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Tờ Người Việt và tờ Nhật Báo Viễn Đông cho đăng tải nhiều bài viết về cái chết này, nội dung ca ngợi, cắt nghĩa cho Trịnh Công Sơn. Đa số có hệt một lý luận "thế chênh vênh của người nghệ sĩ, kẹt giữa hai lằn ranh." vv và vv. Đọc những bài này, người ta không khỏi có cảm tưởng răèng lỡ vô phúc có ý kiến ngược lại với các câäu nhà báo này là có đường chết oan, là mang tiếng "hận thù đăèng đằng" khi sơn hà hết nguy biến. Sự thực ra sao? Chỉ cần phân tích tên tuổi và thành tích của tác giả những bài viết naỳ là đã có thể suy đoán ra có tin cậy được hay không. Nói chung, đa số không đáng tin câäy. Hoặc là vì người viêát chưa có thẩm quyền (như Hoàng Trọng Thụy) hay vì người viêát (như Vũ Thư Hiên.) tuyên bố những câu (1) làm .chủ bút Đỗ Quý Toàn choáng ngừơi lên mà vẫn im như thóc

Một người muốn nhìn lại hiện tượng Trịnh Công Sơn sẽ phải căn cứ vào những tài liêäu nào? Trong số tài liệu ấy có một nguồn tin đáng tin cậy là bài viết của nhà văn Văn Quang gửi sang từ Sàigòn. Tôi chú ý tới những dòng này:

-.Nhưng chưa lần nào tôi đến nhà anh cả. Lý do đầu tiên là tôi không bao giờ uống được rượu.Lẽ thứ hai là hồi này anh có nhiều bạn mới mà tôi không quen. Đã không rượu lại không quen bạn thì sự có mặt cảu tôi chỉ làm anh khó xử và mất vui. Băèng cớ là buổi tối hôm đó, đêán giờ khâm liệm Trịnh Công Sơn, quan khách , bạn bè thân thuộc đến quá đông mà vỏn vẹn tôi chỉ quen có vài ba người. Mỗi lúc một đông và số người tôi không quen càng tăng.(Chuyện Sài Gòn Những Ngày Qua, Văn Quang, Thời Luận, 12 tháng 4.2001, trang 21)

Văn Quang viết.rất khéo. Nhưng người ta lập tức có cái cảm tưởng bất an là một anh nhà văn "phản động" như Văn Quang chỉ tổ làm cho "nghệ sĩ" Trịnh Công Sơn mất vui. Không những máát vui mà còn .khó xưû. Khó xử với ai? Vớiù giới thượng- lưu- chính-trị-mới chăng?! Văn Quang lại là người quảng giao trước 75, thế mà "chỉ quen có vài ba người ". Như vậy nghĩa là giới nghệ sĩ, nhà văn, nhà thơ của miêàn Nam trước 75 đã không có mặt? Giới sinh viên cũ ở Việt nam cũng im lặng. Những bài gửi ra của toàn "người lạ".

Tôi có thể hình dung ra điều Văn Quang viết vì tôi thâáy hiện tượng ấy tái diễn ở đây. Trong hai buổi tổ chức tưởng nhớ Trịnh Công Sơn tại ngay Little Saigon, đã không đông như đáng lẽ phải đông Buổi đầu được khoảng 200 và buổi sau khoảng 400. Những người tham dự, phát biểu .đa phần là bạn bè của Trịnh Công Sơn. Nhưng mang tiếng là nhạc sĩ của cả một thế hệ, nhất là của giới trẻ, giới sinh viên mà khi nằm xuống, những người hát nhạc họ Trịnh sôi nổi nhất thời bấy giờ, góp phần làm nên tên tuổi Trịnh Công Sơn đã không tới. Thê thảm hơn, cứ theo bài tường thuật đăng ngay trên tờ Viễn Đông Nhật Báo thì Ca Khúc Da Vàng -loạt ca khúc quen thuộc được hát nhiều lần trong các khuôn viên của các trường đại học Sàigon ngày xưa trong các "Đêm Không Ngủ"- lại được trình bày bởi một .mợ nạ dòng không hề có chút dính dáng gì đến những sinh hoạt đại học âáy.

Tại sao lại có sự "chối bỏ" Trịnh Công Sơn như vậy? Có thể là vì những hoạt động của họ Trịnh sau 75. Một trong những nhân chứng của thời ấy là cựu Trung tá Bùi Đức Lạc (2):

-.chúng tôi nhìn những anh em không may nằm xuống chỉ là con người với con nguời, không căm hận không suy tư, mà chỉ còn dùng tình người mà đối xử với nhau. Cho nên họ Trịnh sống hay chết không phải là vấn đề cần đăët ra; chúng tôi chỉ đặt ra khi có sự bất xứng.

Những người cầm súng rất cương quyết, nhưng lại dễ quên và dễ tha thứ; nhưng giữa ngày tang của cả Dân Tộc mà đùa giỡn trên đau khổ được sao, chính tiếng đàn đó chúng ta đã tán thưởng, chính giọng ca đó chúng ta đã vỗ tay, nhưng nay chính thanh âm phát ra từ cuống họng đó, lại ca tụng đối phương băèng nhưnõg lời lẽ mà khi chúng ta đã nghe thì nó đăéng cay, đã miệt thị, để không bao giờ chúng ta có thể quên được. Tôi đã nghe chính miệng họ Trịnh dõng dạc nói trên đỉnh nón sắt của người cầm súng ngày 30.4.75 nhiều lần lâäp đi lâäp lại với cường điệu mỗi lúc một tăng :"Hôm nay ngày vinh quang của dân tộc, ngày này chúng ta đã mong đợi từ lâu, mới các bạn văn nghệ sĩ hãy về đây cùng ca với chúng tôi Nối Vòng Tay Lớn, vòng tay của anh em, của tình thương, của bẻ gẫy xích xiềng, của chống Mỹ, của diệt Ngụy." Và cứ như vậy hết ca đéán nói , hết nói đến ca, những tiếng đàn tiếng ca không phải của những người thân cộng, càng không phải của nhưnõg người ăn cơm Quốc Gia thờ ma Cộng Sản, mà là tiếng ca của quân thù, dứt khoát như vậy, chắc chắn như vậy.(Khởi Hành số 55 trang 9, 5.2001)

Cái tẻ lạnh mà những người nghệ sĩ Miêàn Nam còn ở Việt Nam và hầu như của toàn thể cái thế hệ người trẻ (nay đã gìa đi) ở hải ngoại từng tôn thờ nhạc họ Trịnh dành cho người nhạc sĩ này chẳng qua chỉ là cái hậu quả đáng sợ của một người làm văn nghê đã để cho chính trị chi phối. Không hề có chuyện họ Trịnh "đúng giữa hai lằn ranh" vì ông đã chọn môät bên "lằn ranh" để đưnùg. Thế của ông vưnõg như kiềng ba chân đấy chứ, có chênh vênh hồi nào?! Có điều tôi thááy chính những người bạn của họ Trịnh hình như quên không nói điều này: người ta không kết tôäi họ Trịnh vì những bài ca năm nào. Người ta cũng có thể quên sự chọn lựa sai lầm. Nhưng người ta chỉ mong tác giả của nó tiếp tục sáng tác cho đúng với sự thực. Khi những người con gái da vàng (và cả Mẹ Việt nam nữa) bị hãm hiêáp trên biển Đông; khi chồng, cha, anh em trai họ bị tù mà không tôäi, những ngươiø con gái da vàng đã từng hát nhạc Trịnh Công Sơn đã chờ đợi những bài hát khác của ông. Cũng công khai như ngày Miền Nam chưa có côäng sản vậy. Họ Trịnh không làm được, hay không muôán làm, hay xoay ra vẽ tranh.cũng không ai kết tội. Nhưng không thể đòi hỏi sự thông cảm hay tiêáp tục yêu mến của người nghe nhạc nữa.

Bỏi thế, có một thứ lý luận cũ rích, không nên đem ra mà bàn tán nữa: là khi các bạn ta "chống" lại chiến tranh nồi da xáo thịt, đế quôác Mỹ vv và vv thì các bạn được công kênh như những tay gan lỳ nhất thế giới. Nhưng khi các bạn ta thááy họng súng đen xì xì của người cộng sản trước mặt và làm những trò âám ớ thì sau đó sinh linh trăm họ lại phải nghe bạn của các bạn bào chữa là "kẹt giữa hai lằn ranh ." Thế là thế nào?

Thế nhưng chuyện Trịnh Công Sơn có dính gì đến bài của ông Phong trên kia?

Có chứ. Tờ Nhật Báo Viễn Đông đăng rất nhiều bài về Trịnh Công Sơn và trích cả bài của ông Phong ban phước lành cho Nhật Tuấn. Không ai ở đây phản đối. Không ai ở đây biểu tình, nhất là bằng cách "trâàn như nhôäng"- như cách chống đôái của một số người ngoại quốc- để kết án tờ báo này bất cứ tội gì. Cái đa số thầm lặng ở đây, như người ta đã biết, không yêu mến thì không đến dự, không nhắc nhở. Lắm khi có nhiều trò chướng tai gai mắt, người ta cũng lờ đi cho trăm họ đặng bình an. Như vụ cô MC Thụy Trinh nhất định gọi hoạ sĩ Trịnh Cung là "nhạc sĩ" dù chung quanh cô có tới ít nhất là mười bức tranh quá khổ của ông đang trưng bày. Người ta cũng phải nín thở qua cầu khi một cô khác tuy sở trường là sửa chữa các vòng 1, 2, và 3 nhưng cũng nhất định nhẩy long còng cọc lên sân khấu để long trọng đọc huấn thị từ giã người Trịnh Cung. Vì hiếm có khi nào cô được thấy ánh đèn sân khấu. Cô mà thấy ánh đèn sân khấu ở đâu là cả nước chết oan với cô. Cả nước sẽ bị một màn tra tâán về thơ (?) hay hát (?) do cô "tự biên tự diễn" (Ông sân -khấu- cảnh Hoàng Khởi Phong ở đâu khi chúng tôi cần đến ông nhỉ?!)

Nhưng trừ ông Nguyễn Hữu Nghĩa. Trước hêát ông Nghĩa giả mạo Minh đức Hoài Trinh để nhân danh Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại ra thông cáo chống lại Nhật Tuấn. Vụ giả mạo này bị bà Bút Vàng tố cáo với đầy đủ chi tiết trên tờ Thời Luận. Nghĩa là Minh đức Hoài Trinh chỉ là con rối trong tay Nguyễn Hũu Nghĩa. (Và nếu các hội viên khác không chống lại thì cái hội này đã mất từ khuya rồi. ) Bà Bút Vàng còn viết rõ là " trên số Làng Văn 95, ông Nguyễn Hữu Nghĩa đăng một bài chửi bới ông Nhật Tiến một cách hạ cấp bẩn thỉu.) (số tháng 4.13.01, báo đã dâãn) Sau đó, ông Nghĩa cho lên website Hoi Nghi một bài gọi ông Nhật Tuâán là "công an" và ông Nhật Tiến là "tư lệnh tiền phương" chiến dịch giao lưu văn hóa. Oâng Vũ Aùnh phải viết bênh phe ta, trong đó có câu :

-.Những đồng hương tî nạn ở đây đã từng là nạn nhân của chế độ cộng sản tất không thích bất cứ môät ai cáo buộc và lên án người khác mà không cần băèng chứng.(14.4.2001)

Không những thế, chỉ một ngày trước đó, ông còn dẫy nẩy lên kêu gọi nẩy lửa như sau:

-..nhưng đã đến lúc những người chống cộng đứng đắn và minh chính không nên để cho những phần tử này lẫn lộn trong tổ chức của mình nữa.(13.4.01)

Dĩ nhiên, câu này là câu kết luận của một sự kiêän khác nhưng rất hợp lý với nhiêàu trường hợp của những người chống cộng đứng đắn như ông Vũ AnÙh.

Tôi đọc câu này thì hết sức mừng rỡ. Hóa ra hôài xưa khi chúng tôi chính thức thanh lọc hàng ngũ bằng cách không những chôáng lại mà còn trục xuất những phần tưû như Nguyễn Hữu Nghĩa ra khỏi hội Văn Bút mà các tiên sinh vẫn im lìm (hay thậm chí tiếp tay) có lẽ là vì .chưa đêán lúc chăng? Vậy đề nghị tiên sinh Vũ AnÙh lập ngay một cái hội, lấy ngay cái tên "Những Người Chống Cộng Hết Sức Đưnùg Đăén". Chúng tôi sẽ xin xung phong "giữa đoàn hùng binh, coù chúng tôi đi hàng đầu ". Nhưng để cho hội ta có khí thế hoành tráng ngay từ khi thành lập, tôi cũng lại xin bắt chước Thần Kim Quy mà mách nước cho tiên sinh Vũ AnÙh rằng "Giặc ngồi ngay sau lưng nhà vua đó!" Đó là ông Cao Xuân Huy, người vu khống không bằng chứng đứng vào lằn ranh cùng với tờ Làng Văn để mạ lî nhiêàu người với thứ chữ nghĩa câu thơ Thi xã, con thuyêàn.Nguyên Hương (3) trong nhiều năm mà Nhật Tiến là nạn nhân mới được cập nhật hóa đây . Đó là ông Hoàng Khởi Phong, người lôi hội viên VBVNHN ra làm cái bung xung để tránh đề câäp đêán cái lý do đích thực và hoanø cảnh bên trong sự xuất hiện của cuốn "Trăm Hoa Vẫn Nở Trên Quê Hương". Tôi thấy ông họa sĩ Rừng phong cho ông Phong làm văn cảnh (vì nghề của chàng hi xưa là quân cảnh) mà tôi hãi quá. Văn cảnh gì mà phạm đủ thứ luật vậy? Từ tội chứa chấp kẻ phạm pháp Cao Xuân Huy tới tội viết nhảm về cả một cái hội?

Trước khi viết hịch dậy dỗ những tên thô lỗ mà "nhà vua" Vũ Aùnh đã đề cập đến, nhà văn chúng ta phải làm gương, phải thanh lọc hàng ngũ, phải chỉ đích danh những con sâu" này trong văn giới. Thanh lọc xong, ta sẽ kéo quân lên San Jose sau. Ta khoan nói chuyện San Jose-như nhà vua Vũ Aùnh đề cập đến- vì lỡ người San Jose hỏi ta về những chuyện lôi thôi tầy đình ở miền Nam thì ta .biết trả lời sao?

Hy vọng "nhà vua" Vũ Ánh sẽ làm được việc mà không cân chém đầu "giặc" hay phải "rẽ nước xuống biển" bỏ của là tờ Viễn Đông mà chạy lấy người vì giặc đông quá. Nhất là thứ giặc nhiều tóc ít tóc như tôi đã liệt kê với đầy đủ bằng chứng như trên./.

Nguyễn Tà Cúc
Chú thích:

1. Trong một bài phỏng vâán trên tờ Thế Kỷ 21, Vũ Thư Hiên hỏi lại Thế Dũng, đại khái "thế cũng có một nền văn học hải ngoại nũa à." Ủa, nếu không có một nền văn học hải ngoại thì tờ Thế Kỷ 21 (nơi đăng bài phỏng vấn này) là cơ quan ngôn luận của nhà nước cộng sản từ Việt nam chăng? Đúng là "thấy người đói rét thì thương. Thấy người .ngớ ngẩn lại càng thương hơn" !

2. Trung tá Bùi Đức Lạc là cựu Tiểu đoàn trưởng Tiêåu Đoàn I Pháo Binh Dù. Tôi rất tiếc không thể trích đươcï nhiều hơn vì khuôn khổ bài báo. Nhưng đây là một bài viết rất chính xác và khả tín. Riêng câu nói của Trịnh Công Sơn mà trung tá Bùi Đức Lạc nhắc lại, theo vài người bạn tôi hỏi lại là đúng hoàn toàn. Họ còn thêm như sau: cái cảm tưởng khi nghe giọng Trịnh Công Sơn lúc đó là một sự bàng hoàng, rồi phẫn uất. Có người ném hết những tập nhạc hay những tape nhạc của họ Trịnh vào xọt rác.

3. Nguyên Hương là vợ của Nguyễn Hữu Nghĩa kiêm chủ nhiệm tờ Làng Văn.