Để theo dõi tin tức bình luận sinh hoạt nữ trí và văn học,
văn học và đại chúng, mời đọc:

NGƯỜI MỚI

Diễn Đàn Văn Học và Phụ Nữ - Nguyễn Tà Cúc chủ trương.

NỮ TRÍ VÀ DÂN TRÍ
Nguyễn Tà Cúc

Sắp sang một thiên niên mới mà Việt Nam vẫn còn là một trong những quốc gia nghèo khó nhất. Tình trạng này dĩ nhiên gây ra bởi một chính phủ không quan tâm đê'n người dân. Suốt nhiều năm trong khi đeo đuổi mục đích sau cùng là đưa Việt Nam hoàn toàn vào thế giới côäng sản, người cộng sản Việt Nam từng tự hào rằng họ đã giải phóng phụ nữ Việt Nam khỏi sự đầy đọa của phong kiến thực dân và nay phụ nữ cũng đứng ngang với đàn ông ở mọi lĩnh vực.  

Ảo tưởng ấy bị thực tế chứng minh một cách hết sức thảm hại: về thể chất, phụ nữ Việt Nam càng gầy và thấp đi; về tinh thần, số phần trăm học cao giảm sút so với số dân tăng trưởng. Thậm chí họ còn bị cai thầu ngoại quốc hành hạ, đánh đập, sách nhiễu tình dục...như thí dụ về hãng giày Nike mới đây. Aáy là chưa kể đến số phụ nữ Việt Nam bị bắt cóc bán sang Trung Hoa đang xẩy ra bây giờ.

So với tình trạng phụ nữ ­nói chung- tại Việt Nam, tình trạng phụ nữ Việt Nam ở hải ngoại ra sao? Liệu những thành công của họ về tài chánh, học vấn...có tiếp tục bảo đảm được cội nguồn của họ và sự giáo dục những thế hệ phụ nữ tương lai sẽ ra sao nếu muốn giữ được cội nguồn ấy?

Trong tương lai, Người Mới sẽ có những cuộc phỏng vấn về vấn đề này. Ngay bây giờ, xin đăng lại những bài góp ý của một số nhà văn, nhà cách mạng...chia xẻ cùng một mối ưu tư khi họ trả lời cuộc Trưng Cầu Ý Kiến của báo Phụ Nữ Tân Văn cách đây hơn bẩy mươi năm. Dù cách chúng ta hơn bẩy thế kỷ, những nhận xét và cao kiến này đến nay xét ra có chỗ vẫn còn sử dụng đượ?c. Bài đầu tiên, Vị Thuốc Ðắng (tựa do Người Mới đặt), là của nhà cách mạng Huỳnh Thúc Kháng.

Người Mới cũng cho đăng một bài trong loạt "Nữ Trí và Dân Trí" của người chủ trương, Nguyễn Tà Cúc. Xin các vị thức giả gâàn xa cho chúng tôi thêm ý kiến, bất luận ngắn dài, chúng tôi sẽ tùy tiệm mà trình bày tới độc giả.

 +++++

VỊ THUỐC ÐẮNG
Huỳnh Thúc Kháng

Tháng trước tôi có tiếp được thơ bà hỏi ý kiến đối với vấn đề phụ nữ thế nào, tôi chưa trả lời kịp, kế đến tờ báo Phụ Nữ tân văn ra đời, bà có gởi tặng ba số?; tôi có giới thiệu trên báo Tiếng Dân mà không bàn luận gì. Nay lại được thơ bà xin trả lời cái thơ trước, tấm lòng ân cần đặc biệt của người chủ một tờ báo mới mẻ như tờ Phụ Nữ tân văn nầy, tôi rất lâáy làm thâm cảm, vậy tôi xin lấy lòng thành thực đối với bạn nữ đồng nghiệp mà thư lại cho bà rõ sở dĩ tôi không trả lời vội được, là bởi mấy cớ sau này: 

1. Về đường lý tưởng, thì tôi vẫn nhận cái thuyết "nam nữ bình đẳng" là hợp vớ?i nhân đạo và công lý, mà những học thuyết cùng phong tục bên Á Ðông ta ngày xưa như "Nam tôn, nữ ty, nam quý nữ tiện" là sai lầm; trong bài diễn văn tôi đọc tại Nữ công học hội ở Huế năm trước có nói: "Ðàn ông đàn bà ở trong xã hội, cũng như tay mặt tay trái ở trong thân thể" chính là bày tỏ cái lý thuyết đó. Song thuở nay lý tưởng cùng sự thực thường thường so le; mà không cùng xuất hiện ra một: hoặc lý tưởng phát minh ra từ đời trước, mà đời sau mới thấy thực hành được; hoặc lý tưởng thì xem hoàn toàn, mà thực hành thì nhiều chỗ rất ngại, không phải lý tưởng chân chính, không làm được mẹ đẻ của sự thực đâu, mà chính vì những kẻ manh tùng (theo mù) chỉ ham cái danh hão mà không xem cái tình thế, không hiểu cái gì là hợp, cái gì là trái, điều gì nên trước, điều gì nên sau, mà thành ra thế. Việc trong xã hội, việc gì cũng vậy, mà vấn đề phụ nữ là một chuyện "Không nên nói cao, nói thấp cho ngày nay có thể làm đưuợc" Tôi bình sanh vẫn phục câu ấy, nên đối với vấn đề bà hỏi, nói thấp e không hợp với phong thói hào huyễn hiện thời, mà nói cao thì e không chút gì bổ ích trong việc thực tế, vì thế nên không trả lời vội được, âáy là một. 

2. Ở trên thế giới xưa nay, Ðông tây, dầu cho dân tộc mà ngày nay cho là văn minh bậcnhất, cái bước tiến lên con đdường tiến hóa, sao cũng đàn ông đi trước mà đàn bà mới tiếp theo, đàn ông có học thức, mà sau đàn bà mới có học thức, dàn onân có quyền bảo cử, mà sau mới có đàn bà đòi tham dự chính trị, không phải tại đàn bà hư hèn, mà bước trước, bước sau, nhất định như thế, thử xem toàn cả thế giới có dân tộc nào đàn ông thì trình độ đê hèn, mà đàn bà tiến cao lên được bao giờ? Hiện ở trong xã hội ta, trong bạn đàn ông ra thế nào? Học thức dịch duyệt, trăm bề khiếm khuyết; danh lợi vật dụng, say đắm mọi bề; chưa nói đến việc công ích công lợi, chỉ một cái tư cách làm người mà còn mười phần sa sút đến tám chín. Tôi cũng là một trong đám đàn ông đó, tìm thày chạy thuốc, lo chữa bệnh của bạn mày râu, mà chưa thấy chút hiệu quả gì, nay lại giương mày trợn mắt mà trách vọng vào đám quần thoa, không phải một điều đáng thẹn sao? Vì thế nên thấy và nghe trong bạn chị em có ai đề xướng ra việc gì, tổ chức được chuyện gì, cũng lấy làm mừng thầm, không bàn lang đến, ấy là hai. 

3. Nữ giới nước ta, xưa nay là một cái xã hội không học, từ ngọc triều Âu hóa tràn vào, mà trong nước có trường nữ học, lần lần học trường Y viện; bọn nữ lưu có người ra giúp việc; cho đến báo chương tạp chí; trên đàn ngôn luận, cũng đã thấy danh hiệu những bạn văn sĩ không râu. Kể theo lịch sử phụ nữ nước ta, không khác gì mở cái màn hắc ám thuở nay mà trông thấy bóng sáng trong trời đất, thật là môä điều đáng mừng cho chị em, ai là người hữu tâm lại không cảm kích. Song tôi sở dĩ không dám bàn phiếm, là không muốn đem cái thói hư "làm ít nói nhiêàu" của bạn đàn ông chúng tôi, mà làm hư lây đến một cái xã hội mới mẻ trẻ trung của chị em, vì ba chữ "cổ động hão". Trên ba mươi năm nay chính những công của bạn đàn ông mà con mắt tôi cũng thấy rõ ràng, thì nhờ cổ động hão mà trồi lên, lại cũng vì cổ động hão mà sụt xuống; mưa dội không khi nào trọn ngày, mà lửa rơm thường hay lụn sớm. Hội nọ cuộc kia, rầm rầm rột rột, mà rút cục không ai nhớ tới tên, vì thế nên nhũng điều kinh nghiệm trong đám đàn ông, nó buộc tôi phải kiên trì một cái chủ kiến "không cổ động hão". Tức như Nữ công học hội Huế thành lập đã gần ba năm nay, hội Ðà Thành nữ công (Tourane) cũng mới thành lập, nay mai Phụ nữ tùng san ở Huế cũng sắp xuất bản, mà có hỏi điều gì, tôi chỉ nói một vài câu, thực sự chưa dám bày tỏ ý kiến gì cả. Theo cái lương tâm tôi, thà là mang cái tiếng chị em trách rằng lãnh đạ?m, hơn là vỗ vai cười ngọt, không đau mà rên, là cho công việc ích chung xứ ta, cứ đeo một cái danh hiệu suông, ấy là ba. 

Ðó mấy cớ nói trên, nó buộc tôi phải trả lòi chậm trễ là thế. Còn nói về thiển kiến của tôi đối với vấn đề phụ nữ ta, thi tôi cho là ông Phan Văn Trường đã đăng trên quý báo số hai là rõ ràng thiết thực. Tôi xin phụ thêm một câu:"biết bịnh tức là thuôác". Ở cái xã hội mới cũ dở dang như xã hội ta ngày nay, thêm một điều lợi, không bằng trừ một điều hại, việc gì cũng thế, mà về phương diện phụ nữ, lại càng cần thiết. Nay bà đã có lòng khẳng khái, tổ chức một cái cơ quan mới để thức nữ đồng bào ta trong cơn mê mộng, thì nên trước tựu chỗ thói hư nết xấu, sự lầm điều dở mà tìm cách đào gốc lấp nguồn; rồi sẽ đem gương tốt Âu, Mỹ mà lần lần chỉ dẫn, thì thực tế mới có trước lạc mà không sa vào nơi trống không. Nếu không như vậy, ruộng đầy những cỏ, thì giống tốt cũng không chỗ mọc lên, ao chứa những bùn, thì nước trong cũng hóa ra đục. Bình quyền bình đẳng, nhân quyền xã hội, rao rầm trên mặt giấy cùng đầu miệng, mà nếp cần kiệm tiết hạnh, một ngày một tiêu mòn, cái phong khí dâm dật kiêu sa, thương luân bại lý, mỗi ngày mỗi xuất hiện, thì tiền đồ xã hội ta có ích lợi gì không? 

Mấy lời ngay thực, gọi là cung một vị thuốc đắng trong làng nữ giới, xin bà lượng xét. Sau này xin chúc quý báo phát đạt và trường thọ. 

HUỲNH THÚC KHÁNG, Phụ Nữ Tân Văn, số 9, ngày 27-6-1929 . 

+++++

DÂN TRÍ VÀ NỮ TRÍ: VẤN ÐỀ GIÁO DỤC  
Nguyễn Tà Cúc

Giáo dục phụ nữ chưa bao giờ là mối quan tâm hàng đầu của các nhà cầm quyêàn. Chịu ảnh hưởng nặng nề của Nho giáo và những điều luật cấm kỵ phát sinh bởi sự áp dụng cực đoan của Nho học nhắm duy trì quân quyền và phụ quyền, phụ nữ cho tới mãi thế kỷ gần đây mới bắt đầu được vào trường và lục tục tham dự vào các ngành chuyên môn. Nhưng số này vẫn chưa đủ đại diện cho phụ nữ. Nói chung, phụ nữ Việt Nam vẫn còn phải đương đâàu với những khó khăn về kinh tế trong một quốc gia vẫn còn chậm tiêán, bởi thế vấn đề giáo dục vẫn bị đẩy lùi vào hạng thứ không câáp bách phải giải quyết. Còn số phụ nữ ít oi sinh sống tại ngoại quốc sau biến cố chính trị năm 1975 được may mắn hơn là có đủ phương tiện và hoàn cảnh để học bất cứ ngành nào mà họ muốn (và con gái họ cũng thế) nhưng nêu có giáo dục đầy đủ ở học đường, những thế hệ phụ nữ đầu tiên ở ngoại quốc này sẽ dựa trên những căn bản nào để giáo dục con gái ở nhà để một đằng vẫn tiến bộ, đằng khác vẫn giữ được tinh thần đặc biệt của dân tộc biểu hiệu qua Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Bùi Thị Xuân...những Nguyêãn Thị Lộ, Ðoàn Thị Ðiểm, Hồ Xuân Hương...  
 
Nhưng nếu vấn đề giáo dục phụ nữ không là mối quan tâm hàng đầu hay mối quan tâm chút nào của giới cầm quyền, đó vẫn là một vấn đề làm bận tâm những nhà giáo dục, người trí thức, nhà văn và chính phụ nữ nữa. Trong baiø này, tạm không bàn đến chương trình và cách thức giáo dục ở học đường, trừ nhận xét chung rằng phụ nữ nay có cùng cơ hội với nam giới để lựa chọn và theo đuổi những ngành chuyên môn mà họ muốn từ nghệ thuật đến khoa học.  

Vì chú tâm vào bản sắc đặc biệt của phụ nữ Việt, người viêát sẽ hạn chế vào môi trường văn hóa và cả những lề thói ảnh hưởng sâu xa đến sự giáo dục phụ nữ trong gia đình nơi đóng vai trò rất lớn trong việc hoàn tất giáo dục ở học đường và sự tự học để sưả soạn thêm cho những hoạt động ngoài xã hội. 

ß SỰ GIÁO DỤC TRONG GIA ÐÌNH.  

''...trên ba mươi năm nay,...mà con mắt tôi cũng thấy rõ ràng, thì nhờ cổ động hão mà trồi lên, lại cũng vì cổ động hão mà sụt xuống; mưa dội không khi nào trọn ngày, mà lửa rơm thường hay lụn sớm. Hội nọ cuộc kia, rầm rầm rột rột, mà rút cục không ai nhớ đến tên, vì thế...nó buộc tôi phaiû kiên trì một cái chủ kiến 'không cổ động hão'...Bình quyền bình đẳng, nhân quyền xã hội, rao rầm trên mặt giấy cùng đâàu miệng, mà nê` nếp cần kiệm, tiết hạnh, một ngày một tiêu mòn, cái phong khí dâm dật kiêu sa, thương luân bại lý mỗi ngày mỗi xuất hiện, thì tiền đồ xã hội ta có ích lợi gì không? (Nhà cách mạng Huỳnh Thúc Kháng, Trả Lòi Cuộc Trưng Cầu Ý Kiến Về Vấn Ðề Phụ Nữ, Phụ Nữ Tân Văn, số 9, ngày 27. 6. 1929) 

Từ khi Việt Nam bắt đầu thu nhập văn minh và văn chương Âu Châu trong vài thế kỷ gần đây, sự giải phóng phu ï nữ khỏi những tập tục lạc hậu để họ tự do gia nhập vào các lãnh vực chỉ dành cho nam giới không khỏi dẫn tới sự lo ngại rằng họ sẽ từ bỏ luôn cả những giá trị đạo đức cổ truyê`n. Cũng có những tác giả như Nhất Linh trong Ðoạn Tuyệt đã cổ võ cho một sự hoàn toàn cắt đứt giữa Ðông và Tây, giữa mới và cũ vì quan niê.m rằng cái "cũ" của Việt Nam hoàn toàn không có gì cứu vớt được, chỉ tuyền những hủ tục phải diệt trừ tận gốc, dù cái gốc ấy nuôi dưỡng cho cả một nền văn hóa Việt. Càng hấp thụ những trào lưu tư tưởng và triết học mới, càng được giới thiệu những hệ thống văn minh khác, người ta càng dễ bỏ quên hay có khái niệm sai lầm về những giá trị đạo đức cổ truyền cũng như đánh thấp sự tiến bộ của chính mình. Riêng về vấn đề phụ nữ, Việt Nam là một nước khá tiến bộ, căn cứ trên hình luật. Ðiều này rất quan trọng vì chứng tỏ rằng phụ nữ Việt Nam được sinh hoạt từ lâu trong một môi trường tương đối tự do và trong một tinh thần tương đối rôäng rãi hơn là phụ nữ ở những quốc gia khác. Sự tự do và rôäng rãi này chắc chắn ảnh hưởng tới sự giáo dục trong gia đình. 

I- Ðịa Vị Phụ Nữ Trong Các Bộ Luật Chính.  

Trong các bộ luật cũ thì có quyển Hình Thư , đời vua Lý Thái Tôn; bộ Quốc Triê`u Hình Luâ.t, đời vua Trần Thái Tôn; luật Hồng Ðức, đời vua Lê Thánh Tôn và bộ Hoàng Triều Luật Lệ, đời các vua nhà Nguyễn. Trong cacù bộ luật này, bộ Hồng Ðức vẫn được xem là môt bộ luật sáng suốt, quy mô và thuần Việt Nam nhất dù có dựa đôi chút vào luật nhà Tùy và Ðường của Trung Hoa. Ðáng tiê'c rằng sau đó, vua Gia Long lại sao chép luật nhà Thanh mà thảo bộ luật mới nên quyền lợi và địa vị của phụ nũ cũng theo đó bị suy giảm đi. Không so riêng gì với luật Trung Hoa mà ngay cả với luật tại Hoa Kỳ bây giờ ở vài trường hợp, bộ luật Hồng Ðức vẫn có phần nhân đạo và hợp lý hơn. 

A/ Sự bình quyền trong hôn nhân và thừa kế tài sản.  

Ngay từ thế kỷ thứ XV khi bộ luật Hồng Ðức được áp dụng, phụ nữ Việt Nam đã đứng ngang hàng với nam giói về hai phương diện trọng yế?u nhất : tài sản (gồm cả bất động sản) và hôn nhân. 

a/ Tài Sản: Theo luật Hồng Ðức, con gái cũng có quyền thừa hưởng tài sản của cha mẹ như và bằng con trai:  

-...Theo luật nhà Lê, di chúc bằng văn tự hoặc lời nói của cha mẹ phải được tuân theo miễn làsự phân chia tài sản cho các con trai và gái được công bằng... Sách Hồng Ðức Thiện Chính Thư, nói rõ về việc phân chia của thừa kế một cách đồng đều này (bằng cách) không phân biệt con trai và con gái và cho thấy là hai bên được đối xử đồng đều như nhau. Càng rõ ràng hơn, điều 269 của sách này bàn về quyền từ con của cha mẹ với những nguòi con hư hỏng, có nhắc rõ ràng về "sự phân chia tài sản giũa con trai và con gái"...  

(...Under the Le the parent's oral will or testement was to be respected provided that the distribution of their estate among the male and female children was not groundlessly unjust. Hong Duc Thien Chinh Thu, elaborating on this point of equal distribution of the inheritance, did not make a distinction between sons and daughters and apparently treated them equally. Even more explicity of this document, with the parent's right to disown a child who repeatedly misbehaved, mentioned ''the partition of the estate among sons and daughters.'') (1)  

Nếu gia đình không có con trai, người con gái (trưởng) cũng có quyền (giữ một phần hai mươi của toàn bộ tài sản, ngoài phần của mình) để lo việc cúng kiếng, hương hỏa. Trong viêäc thừa tự, người con gái được xếp hàng thứ hai ngay sau con trai, trước con (trai) nuôi. Người em gái cùng mẹ khác cha có quyền thừa hưởng của hương hỏa để cúng giỗ mẹ (thay vì người anh trai, con của người chồng trước) (2) 

Những tài sản được thừa hưởng này thuộc về quyền người con gái và được giữ làm của riêng sau khi lấy chồng. Trong truờng hợp chồng chết, theo điêàu 377 luâät nhà Lê, người vợ dù lấy chôàng khác vẫn được toàn quyền diều hành tài sản do ngươiø chồng để lại cho các con và còn có thể bán những tài sản này đi nếu được gia đình chôàng và nhà chức trách sở ta.i cho phép (3). 

Nếu không có con, người vợ được quyền giữ phần tài sản riêng mình trước khi lâáy chồng, hơn nửa tài sản mà hai nguòi gây dựng đuọc trong khi lấy nhau (tân tạo điền sản) và phần lớn hoa lợi của số điền sản mà sau này sẽ trả về cho nhà chồng sau khi người vợ chết. Luật nhà Lê như thế rõ ràng công bằng hơn cả luật Anh quốc và được sử dụng bởi Hoa Kỳ cả ba thế kỷ sau(4):  

-...Người chôàng qua hôn nhân, chiếm hữu mọi tài sản mà người vợ làm chủ khi lấy nhau...Những tài sản này, bởi sự? kết hôn, trở thanøn tài sản cuả ông ta ...và những tài sản này sẽ không bao giờ còn thuộc về người vợ nữa ...nếu như người chồng không cho phép, và trong trường hợp ông ta qua đời thì tài sản này sẽ không trả lại người vợ mà thuộc về người điều hành vấn đề thừa kế của ông ta..."  
( The husband, by marriage, acquires an absolute title to all the personal property of the wife, which she had in possesion at the time of marriage... These, by marriage, become his property ... and such prpoerty can never again belong to his wife... unless it be given to her by his will; and in case of death of the husband, this property does not return to the wife, but vests in his executer...-Tapping Reeve, Law of Baron and Femme, 1816) 

Những quyền này bị hủy bỏ một thời gian trong thời nhà Nguyễn nhưng sau đó đã đuọc tái ban hành bởi nhà cầm quyền Pháp và sau này bởi chính phủ Miền Nam là nơi mà nữ quyền được tôn trọng hơn, giản dị chỉ vì luật nhà Lê hợp với cách sinh hoạt và phong tục, văn hóa của dân Việt hơn. Thí dụ như người chồng không thể bán điêàn sản hay tài sản của người vợ mà không có sự bằng lòng và chữ ký của người vợ. Trong hâàu hết các sự mua bán điền sản, chữ ký của người vợ đặt song song vơiù chữ ký của ngườøi chồng. Trong khi ấy, luật Pháp coi người chồng như một thứ "chủ nhân" của người vợ và được quyền đơn phương cho mướn, mua hay bán mọi tài sản, dù là của riêng của người vợ (5). 

b/Hôn Nhân: Xã hội Việt Nam đặt nặng vấn đề gia đình nhưng không phải vì thế mà xử ép người đàn bànhư Trung Hoa. Luật nhà Lê cho phép người đàn bà được ly dị. "Phàm chồng bỏ lửng vợ (chính) mà năm tháng không đi lại thì mất vợ (vợ phải trình với quan sở tại và có xã quan làm chứng). Nếu vợ đã có con thì hạn cho một năm. Nếu chôàng vì việc quan phải đi xa thì không theo luật này(1aa). 

Cũng người chồng ấy, sau khi bỏ rơi vợ, vợ lâ'y chồng khác mà tự chuyên, bắt bớ người chồng mới của vợ mình thi sẽ bị giáng chức (6). 

Ðiều 308 như đã dẫn trên dùng chữ "sơ thê" (bỏ phế) và "bất vãng lai" (không thăm viếng) để chỉ những hành động này, nghĩa là cho phép người vợ được bỏ chồng nếu hai bên không có quan hệ tình dục, nghĩa là người chồng không thể vì yêu đắm vợ thứ hay thê thiếp mà (có quyền) giữ vợ (chính). Ðiều này cũng xác quyết rằng người chồng không thể nại những cớ như đi buôn hoặc thăm viếng thân nhân đau ốm ở xa mà xao lãng bổn phận với vợ con. Không những thế, con rể mà chửi rủa cha mẹ vợ mà không có lý do chính đáng thì người vợ cũng có thể báo lên quan để ly dị (điều 333, luật nhà Lê). 

Qua các đạo luật khác, luật nhà Lê còn bảo vệ phụ nữ khỏi sự ruồng bỏ của người chồng hay hà hiếp của quan chức sở tại hoặc ở trườnghợp đàn bà góa, sự hà hiếp của gia đình chồng. Luật nhà Lê còn đi rất xa hơn nữa trong việc bảo vệ người con gái còn vị thành niên. Luật nhà Lê cấm mua hầu gái dưới 15 tuổi (tức là tuôåi được xem như truởng thành). Nếu bắt được, những cô gái này sẽ được thả và nhữõng kẻ mua bán và làm chứng cho sự mua bán cô ta sẽ bị trừng trị nặng nề bằng cách bị nọc ra đánh. Trong vấn đề cưỡng hiếp trẻ em, điều 404 quy định rõ ràng rằng "giao hợp với một ngườii con gái mười hai hay kém hơn, dù với sự bằng lòng của cô ta, sẽ bị trừng trị như phạm tội cưỡng hiếp" (6). So sánh với luật Hoa Kỳ hiện nay, theo luật sư Nguyễn Quốc Lân, luật nhà Lê không phân biệt cỡ tuổi để thẩm định viêc cưỡng hiếp :theo luật Hoa Kỳ thì bị kết tội nếu cô bé "bằng hay dưới 10 tuổi" hay ""trên 10 tuổi nhưng dưới 16 tuổi và người con trai hay đàn ông phạm tội phải lớn hơn ít nhất là bốn tuổi" . Và luật nhà Lê cũng không xét đến việc người con gái có bằng lòng hay không: việc có bằng lòng hay không không được xét tới trong khi luận tội (...the girl's consent or lack of consent is irrelevant to the dertermination of culpability...-Nguyễn Quốc Lân).  
 
II- Bốn Ðiều Ðức Lý Của Phụ Nữ: Công, Dung, Ngôn, Hạnh.  

Sự khác biệt giữa luật nhà Lê và luật Trung hoa, luật Pháp, luật Hoa Kỳ...như đã dẫn, chứng tỏ dân Việt ngay từ nhiều thế kỷ trước đã có tinh thần độc lập và cấp tiến. Tinh thần ấy cũng như đã nói là phản ảnh cả nêáp sống của một dân tộc trong gia đình, làng xóm. Khi nguời phụ nữ được bảo vệ rõ ràng bởi luật pháp và có vị trí quan trọng được công nhận thì dĩ nhiên trong gia đình họ cũng được hưởng sự đối xử tương tự. Thế thì sao lại có sự đòi "đoạn tuyệt", thế sao laiï có sự suy thoái hoặc chậm tiê'bộ của người đàn bà Việt? Sự giáo dục trong gia đình vẫn dựa trên cái quan niệm "công dung ngôn hạnh" dùng để tả và cũng là thước đo một người phụ nữ đến nay được xem là cũ, nhưng trong khi chờ đợi một sáng kiến nào mới mẻ và toàn vẹn hơn, nay hãy trở lại vói những mẫu mực này để xem điêàu gì quả thật là tinh túy đáng giữ, điều gì lạc hậu cần đào thải và điều gì cần thêm vào cho hợp với tâm tính và thời buổi mới. 

-Công: Khéo léo trong sinh hoạt cụ thể như thêu thùa, tầm tang, bếp núc (1a)

Cho đến nay, việc bếp núc may vá ... vẫn còn được xem là của phụ nữ. Nhưng tại sao lại có sự? trái ngược là những người nấu bếp giỏi, những nhà vẽ kiểu mẫu quần áo nổi tiếng trên thế giới lại là đàn ông? Có lẽ những người đàn ông này thành công vì họ coi đó là một thú vui và không ngại đi ngược lại cái thành kiến rằng việc "thủ công" này chỉ cuả đàn bà. Sự may vá, nấu nướng không những là câàn thiết mà còn nên coi như một sự sáng tạo, không chỉ là một sự lập lại. Thêu thùa cũng là một thứ nghệ thuật: các bảo tàng viện của Trung Hoa và Ðài Loan hiện trưng bày những bức thêu tay của các gia đình quý tộc Trung Hoa, tuyệt xảo không khác gì tranh vẽ. Nhiều bức thêu này pha trôän cả nét vẽ (bằng sơn hay baàu7857?ng mực) và có khi có thủ bút của các danh gia thơiø bấy giờ. Nhưng nếu người nào không có khiếu hoặc muốn dành thì giờ vào những việc mà họ yêu mến hơn thì không nên ràng buộc họ vào chỉ những công việc này mà nên mở rộng ra cho tất cả những hoạt đôäng tương tự cần sự chăm chỉ cuả bàn tay con người nhắm đem lại sự thoải mái, tô điểm cho đời sống được đầy đặn hơn: sửa sang các dụ?ng cụ trong nhà... 

-Dung: dáng vẻ nhu mì, cử chỉ đoan trang, mặt mày nghiêm chỉnh. Hiền thục ngay thẳng khiến người mến mà trọng(2a)

Ðây là một trong điều bị hiểu lầm nhiều nhâát trong bôán điều đạo lý làm người của đàn bà (tứ đức) Vì dung có nghĩa là "mặt" và mặt một người đàn bà (đẹp) vẫn đuợc ví với hoa (Vân tưởng y thường hoa tưởng dung- Lý Bạch) nên chúng ta vẫn hay cho rằng dung ở đàn bà chỉ sắc đẹp. Nhưng chắc chắn không phải thế. Dung là biểu tuợng của một người biết tự kềm chế tình cảm của mình, dù vui hay buồn, là những thái cực của tình cảm. Có thể ví dung là một mặt hồ lúc nào cũung giữ được phẳng lặng, dù có những đợt sóng ngầm quẫy mạnh bên dưới. Ðè nén được tình cảm nhất thời là bước đâ`u tiên để trau mình, để khỏi hành đôäng hấp tấp, gây những hậu quả không lường về sau cho chính mình và người thân cuả mình. Dung cũng là cái gương phản chiếu tâm hồn một ngườiø, bỏi thế không thể chỉ chú trọng trau chuốt "làn thu thủy, nét xuân sơn" mà để mặc cho tâm hồn chết vữa vì sớm hay muộn, bộ mặt cũng sẽ bày ra cái chết của phần tâm linh. Phần bên trong ấy mới là phần hết sức gợi cảm ở những người đàn bà có một đời sống nội tâm phong phú, là sự? quyến rũ kỳ ảo của họ. Khi đã chỉ biết trông vào nhan sắc, lập tức khi có biến phải than rằng "Tạo vật đố hồng nhan" (Tạo hóa hay ghen với người dàn bà đẹp) mà Nguyễn Du diễn tả hê't sức thành công trong "Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen". Ngoài ra không biết chống đỡ xoay sở bằng chính sức mình . Thiển ý, "má hồng" sở dĩ bị trời "đánh ghen" vì ngoài "má hồng" ra, người đàn bà ấy không đuực giáo dục và tự giáo dục để có bản lãnh tài năng mà tự chế và xử sự cho khôn ngoan, phải lý hơn. Khi đã chỉ trông cậy hoặc chỉ sở hữu vào một điều kiện chỉ có tính cách nhất thời, phù phiếm (nhan sắc) dĩ nhiên khi có sóng gió ba đào thì không thể đương đầu được (31:30 Duyên là giả dối, sắc lại hư không- Sách Châm Ngôn, bản dịch Kinh Thánh Tin Lành ). 

-Ngôn: nói năng tế nhị, thông minh, thanh nhã, dịu dàng mà quả quyết. (3a)

Trong các tội "thất xuất", nghĩa là bẩy điều mà đàn bà phạm phải thì chồng có quyền bỏ, nhà Nguyễn có điều thứ bốn là "Ða Ngôn" (lắm lời, lắm điều). Như thế phải chăng đàn ông có quyền "đa ngôn" mà không bị vợ bỏ?! Nhưng điều luật này cho thấy dân tộc Việt rất chăm chú vào cách nói năng của đàn bà. Trong bài ca dao "Mười Thương", đức ăn nói được đặt ngay vào hàng thứ hai (Hai thương ăn nói mặn mà có duyên). Nhà thơ Trầøn Lam Giang dùng một chữ rất đáng chú ý trong định nghĩa trên, là "quả quyết". Ngươiø đàn bà không chỉ dịu dàng mà còn cần quả quyết. Sự quả quyết âáy là điều kiện rất cần thiết sau này khi người phụ nữ có chức quyền trong xã hội. Những nghiên cứu mới nhất cho thấy giọng nói (và"ngôn ngữ của điệu bộ thân hình " ­body language) của một người là kim chỉ cho thấy người ấy tự tin hoặc lúng túng, lịch lãm hay vẫn còn non nớt, quen sử dụng quyền hành, phần vụ mình hay chưa . Căn cứ trên kết quả của những cuộc nghiên cứu này mà các công ty lớn cũng đã mướn người huấn luyện nhân viên ( nhất là những nhân viên cao cấp) để học cách nói cho thích ứng với phần vụ, trách nhiệm cuả mỗi người. Nhất là ở phụ nữ, khi xã hội và cả chính họ nữa, vẫn còn chưa quen với sự phụ nữ nay nắm giữ những chức vụ quan trọng. Trong cách cấu trúc gia đình cổ điển của dân Việt, khi người đàn bà không những ngang hàng với người đàn ông (như dẫn qua những bộ luật bàn đến ở trên) mà còn là "nội tướng", nắm hết tiền bạc và chi thu trong gia đình, sự "quả quyết" này rõ ràng là cần thiết để không ai có thể đặt dấu hỏ?i về những quyết định của họ. 

Phan Khôi trong bài viết bàn về ""Kiểm Thảo về Ðại Danh Tự" có nhắc sơ đêán chữ "em" mà phụ nữ vẫn dùng và hết sức đả phá trong trường hợp này:  

- Ðàn bà sao lại xưng em trước mặt đàn ông? Xưng em, chỉ có vợ xưng với chồng; ngoài ra, cô đào xưng với quan viên, nhà thổ xưng với làng chơi, mỗi đằng có ý nghĩa riêng của nó. Còn bất cứ một người đàn bà nào đối với bất cứ một hay nhiều người đàn ông nào, việc gì lại phải xưng như thế? Xưng như thế chỉ để mà thú nhận rằng mình là yếu đuối thấp kém, đành một phận làm người dưới kẻ bé, không dám nói chuyện bình quyền bình đẳng với các anh đó thôi...  
(Kiểm Thảo Về Ðại Danh Từ, Phan Khôi, đăng lại trên Hợp Lưu số 33, tháng 2&3. 97) 

Bài này Phan Khôi viết cách đây khoảng sáu mươi năm nên không còn đúng với tình trạng ngày nay nữa. Riêng ở miền Bắc và sau này khi người Bắc di cư vào Nam, phụ nữ Bắc vẫn xưng "tôi" (chứ không là "em") với những người đàn ông mà họ không thân thiêát hoặc mới gặp lần đầu. Rồi tùy theo tuổi của người đàn ông mà gọi họ là "ông" (lớn tuổi hơn) hay "em" (nhỏ tuổi hơn). Sự xưng hô như thế lập tức tránh được sự suồng sã của những người đàn ông kém hiểu biêát mà vẫn giữ được sự lịch sự với những người đàn ông đứng đắn. Tưởng đây là một tục tốt mà nên tiếp tục duy trì. 

-Hạnh: Hiếu đễ, thủy chung, giữ gìn ngũ thường (nhân, nghĩa, lễ trí, tín) với phong thái hiền hòa, đằm thắm (4b).

Hạnh tuy xuâát hiện rốt cùng như ng lại quan trọng nhất: người không có "hạnh" thì không thể giữ được ba đức trên. Nhưng hạnh cũng không thể chỉ giới hạn vào những điều răn dành chung cho con người. Vì phụ nữ sẽ lại nắm vai trò giáo dục con cái nên có một điều xưa nay vẫn chưua thấy được đề cập hay chú trọng đến: đó là cái "hạnh" với ngươiø ngoài gia đình, với nhân quần và tập thể mà chúng ta là môät phần tử. Làm vợ đảm, mẹ hiền là điều tốt nhưng tinh thần tốt đẹp ấy còn phải phổ biến ra ngoài xã hội. Phụ nữ nước Nam ít làm được việc lớn cũng chỉ vì quá quan trọng tới cái "hạnh" trong nhà mà quên rằng phải sửa soạn sao cho thích ứng với cái gia đình còn lớn hơn nữa: tôi muốn nói đến phần "giáo dục công dân", nghĩa là cái "hạnh" ngoài xã hội, nghĩa là lòng yêu con, yêu chồng, yêu cha mẹ, anh em rộng lớn thế nào thì lòng yêu người cùng môät cộng đồng, một nước cũng phải tương tự, dù dưới một hình thức khác và dĩ nhiên, không thể là cùng một thứ tình riêng tư như vậy. Nguyễn Trãi không nhầm lẫn chút nào khi từ thế kỷ XV đã khuyên con gái đàn bà trong Gia Huấn Ca: 

Thấy người đói rét thì thương  
Rét thường cho mặc, đói thường cho ăn.

Người ở đây rõ ràng không chỉ hạn chế vào người thân trong nhà. Cũng không cần đợi phải đến khi sang giàu nứt đố đổ vách như Thạch Sùng mới có thểù cho mặc, cho ăn. Gia đình không thể hưng vượng trên sự nghèo đói, thất thoát của xã hội. Sở dĩ có những người nhũng lạm quyền chồng để mua quan bán tước (hay bất cứ sản vật nào ra tiêàn), ỷ thế chồng mà hống hách với dân đen con đỏ; có những người ra phố xả rác; có những công chức chỉ hăm hở toan tính sao cho có một chỗ ngồi cao hơn để hòng chuyện "đục nước béo cò"; có những nhà văn dùng thì giờ ở sở để "viết trộm"; có nhũng người hở tý của công thì khuân về nhà mà nâåy không ra một hạt gạo trong xó bếp để cứu tế làm phúc...là vì họ không thấy quá được cái ngưỡng cửa gia đình, họ không bao giờ đặt vấn đề rằng muôn người cũng làm như họ thì của cải tài sản quốc gia thất thoát, thành phố chỉ là một bãi rác khô?ng lồ, năng suất phát triển của quốc gia suy kém. Chưa kể, còn cái nạn nhũng nhiễu, cường hào ác bá khiến những người dân khố rách áo ôm có việc đến cử?a công phải chầu chực chờ đợi khốn đốn vì thì giờ thay vì dành cho họ đã được dùng vào việc chè tàu thuốc lá , đàn đúm tán nhảm hay tệ hại hơn, "tốt lễ dễ nói". 

Ra đến ngoại quốc, những thói hư tật xâáu tập thể này vẫn còn rớt lại : những cuộc lường gạt các công ty bảo hiểm từ xe cộ đến y tế của những người mệnh danh là trí thức hay không trí thức. Hạ giá cho phụ nữ hơn là những cuôäc lường gạt những cơ quan xã hội, bảo hiểm này phần lớn laiï do phụ nữ tổ chức và tham dự để thay đổi bộ mặt, hình vóc...là những giá trị? hết sức bề ngoài; những bãi đậu xe đầy rác rưởi; những quán ăn với những chiếc ghế cọc cạch, bẩn thỉu với những phòng vệ sinh chung hết sức dơ dáy... Cái tinh thần hết sức ích kỷ chỉ biết lấy đi mà không biết cho lại, cái thiêáu sót của phâàn phẩm hạnh với xã hô.i ấy mà bắt đâàu đi từ phụ nữ phải chấm dứt, phải được bổ khuyết nếu muốn dân mạnh nước cường, nêáu muốn cộng đồng mà chúng ta sinh sống trong đó tiến bộ hơn. 

TỰ GIÁO DỤC  
 
...Nói tóm lại thời chỉ có một câu: tự mình chị em giáo dục lấy chị em. Oùc khôn ta là thầy, chí khí ta là thợ, tay chân phách lục ta là bộ ngũ quân lính, có gánh gì ta cất chẳng nổi, có quyền gì ta tranh chẳng hơn?...Nếu chị em ta, không trước để lòng về chức nghiệp, mà chỉ cứ trau son dồi phấn, cợt liễu cười hoa, mái tóc cho bóng, móng tay cho dài, lấy cô đốc bà tham làm mô phạm , thời những bao nhiêu câu nữ quyền, câu giá trị đều là nói khoác mà thôi...(Nhà cách mạng Phan Sào Nam, Trả Lời Cuộc Phỏng Vấn Về Vấn Ðề Phụ Nữ, Phụ Nũ Tân Văn, số 10, ngày 4.7. 1929) 

Sau khi đã ra khỏi học đường, sau khi đã không còn sống chung với gia đình, phụ nữ cũng cần học nữa. Sự học là một dòng nước, chảy hoài không ngưng nghỉ. Sự học không chỉ là mảnh bằng, mảnh bằ?ng chỉ là sự khởi đầu của môt cuộc tìm kiếm, thu nhận, chỉ kết thúc khi qua đời. Không có nghề nghiệp nào -nhâ't là nghề viết- mà tiến xa được nếu không có kiêán thức sâu xa thu nhập được từ cái nguồn đông tây kim cổ. Sự tự giáo dục âáy còn là áp dụng những kiến thức hocï hỏi được vào đời sống. Có học hỏi thì mới theo được tiến bộ mới, mới uyển chuyêå n trong cách suy nghĩ và thực hiện. Một trong những sai lầm lớn nhất của những thế hệ trước ­mà nay đã bỏ đượ?c khá nhiều- là kềm giữ người đàn bà và rồi họ cũng vì thế mà tự kềm giữ vào những việc quanh quẩn trong gia đình, vào những câu đầu môi nông nổi như "trai tài gáiù sắc", "gái thời giữ việc trong nhà":  
 
-...Kìa con trai, đã không muốn cho có anh hùng hào kiệt, thời những phụ nữ, tất phải chôn hết vào đống mả ngu si, nhỏ từ việc làng việc họ, lớn đến việc nhà việc nước triều đình, không một tý gì kể đến con gái đàn bà; mà thường xem con gái đàn bà chỉ là một bày gà mái, vẫn không muốn dạy dỗ, mà cũng không cần dạy dỗ làm gì, tích lệ lâu ngày trùng trùng điệp điệp...(Phan Sào Nam, bđd) 

Sự "không kể gì đến đàn bà con gái" ấy " khi tính việc triều đình" có lẽ chỉ vì môt lý do đơn giản: xưa nay, những người đàn bà có nhúng tay vào việc triều đình thường đem tới những hậu quả khốc hại. Lại có khi chỉ vì họ tài sắc hơn người mà mang họa lây cho ngươiø khác khi cái tài sắc ấy bị chiếm đoạt (trường hợp Nguyêãn Trãi và Nguyễn Thị Lộ) . 

Nếu người đàn bà càng thông minh thì càng đáng sợ, bởi lẽ người ta không biết sự thông minh ấy có được người đàn bà sử dụng một cách đứng đắn không khi không được gia đình và chính họ sửa soạn, trau luyện. Sự thông minh là một ân sủng nhưng biết sử dụng nó lại là một ân sủng khác, lớn hơn. Khi không biết sử dụng, những người đàn bà này sẽ chỉ là môt thứ tai hoạ cho người khác (nhiều hơn là cho chính họ). Cũng trong nhiều thế kỷ nay, vì sự học của đàn bà không có là bao nên tài năng của họ có lúc không đi xa hơn là những hành đô.ng cụ thể hóa sư duyên dáng của họ trước đám đông (con công nào không muốn khoe bộ lông của nó?). Nghĩa là có lúc nhũng sự thông minh, những tài năng đó đúng ra chỉ là một sự giải trí, là một thứ phụ tùng của người đàn ông mà họ đi cạnh. Cũng lại thường thấy , đàn bà thường chỉ viết văn mà không làm chủ bút; thường chỉ ngâm thơ mà không làm thơ . Dĩ nhiên cũng cần nói rõ, rằng khi nói tới "làm thơ", người viết chỉ nói đến những người làm thơ xứng đáng được gọi là nhà thơ. Cái trò lạm phát "thi sĩi, nhà thơ" như chúng ta đang có tại đây- Ba đồng một mớ nhà thơ. Chị bỏ vào lồng chị xách đi chơi- chỉ chứng minh thêm rằng sở dĩ có sự lạm phát này, nhất là ở phía phụ nữ, vì người ta không chú tâm đến việc tự học để nhận ra được sự sâu kín của tâm thức thơ đòi hỏi nhiều hơn những "lời quê chắp nhặt dông dài" (mượn chữ Nguyễn Du). Ðó cũng là lý do giải thích sự? kiệt quệ của một số người cầm bút phái nữ chỉ một thời gian rất ngắn sau khi xuất hiện. Sau vài tác phẩm đầu tay, sau khi đã tiêu xài hết vốn liếng có sẵn mà không có gì bù đắp vào, tác phẩm mới của họ chỉ lập lại những tác phẩm cũ, nghĩa là không có sự sáng tác. Lịch sử cho thấy những nhà thơo nổi tiếng như Ðoàn Thị Ðiểm, Hồ Xuân Hương, những người hay chữ như Nguyễn Thị Lộ...đều là những người có học và phải tự học. Chính vì căn bản "có học" rồi "tự học" nên họ có thể đứng ngang hàng hay vượt trội cả những đồng nghiệp phái nam cùng thời dù cái thời ấy cách đây nhiều thế kỷ khi mà phụ nữ không được đi học cao hơn ở trường ốc. 

Sự tự học còn cho người ta cái tự tin để đảm nhận và xứng đáng đảm nhận những viêeäc chung. Sở dĩ chủ trương "lương thê hiền mẫu" (vợ đảm mẹ hiền) bị đả phá vì người ta cho rằng chỗ yếu kém nhất của thuyết này là đào tạo một người đàn bà tốt đẹp chỉ để phục vụ người khác chứ thực ra không ích lợi gì cho họ hết. Cho nên họ không cần học nhiều mà nhất là càng không cần tự học, nghĩa là không sửa soạn họ để gia nhập chính quyền hay dấn thân vào những công việc to tát. Nói một cách thực tiễn hơn, trong vòng gia đình nhỏ hẹp mà người đàn bà càng lúc càng bị chồng con bỏ lại về tư tưởng, về kinh nghiệm...thì làm sao đủ can đảm góp ý, góp công với gia đình rộng lớn hơn, là xã hội? Lợi ích thiết thực nhất của sự tiếp tục tu bổ cho cái học của riêng mình dâãn đến cái công việc, cái thú vui của riêng mình là họ không phải nương cậy vào người đàn ông và việc làm, thú vui của người ấy. Người đàn bà không thể chỉ là cái bóng lẽo đẽo đi sau người đàn ông để mà chỉ vui cái vui , sầu cái sầu của họ. Trời đất sinh ra mỗi người đều có một tâm linh để nuôi dưỡng, môät bổn phận để làm tròn, môät lý tưở?ng để theo đuổi thì không có cớ gì lại trông câäy vào người khác. Xã hội được sự? đóng góp của cả hai phái (nam và nữ) thì hẳn phải dồi dào, sung túc và linh hoạt hơn.  
 
Cho tới nay, vẫn khó mà tưởng tượng ra một phụ nữ vừa là một "mỹ nhân" vừa là một "danh tướng" vì hai hình ảnh âáy có vẻ tương phản nhau. Những phụ nữ nào có cả hai điều kiện ấy vẫn được coi là trường hợp ngoại lệ. Nhưng sẽ không có gì tương phản, không có gì ngoại lệ nếu quan niêäm rằng "mỹ nhân" là cái hình tướng bên ngoài mà "danh tướng" là cái cốt tủy bên trong. Sự giáo dục phụ nữ Việt trong gia đình nếu giữ được những giềng mối cũ thì là một căn bản tốt đẹp để bồi đắp , gây dựng bằng tư tưởng, học hỏi mới, không kể là xuất xứ ở Ðông hay Tây. Rồi mới có hy vọng mà mạnh dạn nhận trách nhiêäm , kể cả trách nhiệm lãnh đạo, nhất là khi xẩy ra chuyện hữu sự, cần tới cả lòng sốt sắng và cái óc hiêåu biết, chứ không chỉ cam tâm tô son điểm phấn để chinh phục chỉ một người. Sự tô son điểm phấn của tinh thần nhờ lòng ham học, bởi sự tự học sẽ thập phần đáng kể hơn vì may ra, có thể chinh phục được muôn người mà làm được điều lợi ích chung. 

Nguyễn Tà Cúc.
Chú thích:  

-1,2,3,4,5,6: những đoạn này được trích ra từ " Studies In East Asian Law- The Status of Women in Traditional Vietnam, Ta Van Tai, Harvard Law School", "The Vietnamese Tradition of Human Right, Ta Van Tai, Institute of East Asian Studies, University of California, Berkeley"" và "Traditional Vietnamese Law- The Lê Code ­and Modern United States Law: A Comparative Analysis, luận án tiến sĩ, Nguyễn Quốc Lân, 1990". Tác giả xin cảm ơn luâät sư Nguyễn Quốc Lân đã sao chép cho những tài liệu hêát sức quý báu này và cho phép trích dẫn từ luận án của ông.  

-1aa,1a,2a,3a,4a: Tác giả cũng cảm ơn nhà thơ Trần Lam Giang đã cho những định nghĩa và ý kiến về công dung ngôn hạnh và sao chép cho môt số luật nhà Lê và nhà Nguyễn từ "Dân Luật Lược Giả?ng"" của giáo sư Vũ Văn Mẫu.

* Những tài liệu và ý kiến này sẽ được sử dụng nhiều và rộng rãi hơn ở một bài tới.