Để theo dõi tin tức bình luận sinh hoạt nữ trí và văn học,
văn học và đại chúng, mời đọc:

NGƯỜI MỚI

Diễn Đàn Văn Học và Phụ Nữ - Nguyễn Tà Cúc chủ trương.

"TẠP BÚT"
KHÔNG PHẢI LÀ PHÊ BÌNH VĂN HỌC
Nguyễn Tà Cúc
MỞ.

PHẦN MỘT- THIẾU CHÍNH XÁC

I. Bộ Môn Truyện
Trường hợp Ðỗ Tiến Ðức và Má Hồng
Trường hợp Nguyễn Thị Hoàng và Kim Lefèvre
Ai phát giác Mai Thảo?

II. Bộ Môn Thơ
Vũ Hoàng Chương chê thơ Ðinh Hùng?

III. Bộ Môn Ký
Nhã Ca và Giải Khăn Sô Cho Huế
1. Sự bịa đặt trong cả hai cuốn Ký: Giải Khăn Sô Cho Huế (trước 1975) và Hồi Ký Một Người Mất Ngày Tháng (sau 1975)
a.Vụ Nguyễn Ðắc Xuân (Ðắc) và Trần Mậu Tý (Tý)
b.Hai cuốn Ký song sinh
2. Rủi Ro hay Cố Ý (bịa đặt trong Ký, một thể văn không thể bịa đặt được)

PHẦN HAI - PHÊ BÌNH SAI LẦM vì CHỦ QUAN, THEO CẢM TÍNH, KHÔNG CÓ CÔNG TÂM hay KHÔNG CÓ ÐỦ KIẾN THỨC VĂN CHƯƠNG CẦN THIẾT

A.Sai Lầm vì Chủ Quan
I.Bộ Môn Truyện
Trường hợp Túy Hồng và Tôi Nhìn Tôi Trên Vách

B. Sai Lầm vì Theo Cảm Tính
I.Bộ Môn Truyện
Trường hợp Duy Lam
II.Bộ Môn Thơ
Trường hợp Vũ Hoàng Chương, Ðinh Hùng và Thanh Tâm Tuyền
*Trường hợp Vũ Hoàng Chương và Ðinh Hùng
a.Thuật Viết Chữ
b.Chơi Chữ
*Trường hợp Thanh Tâm Tuyền

C.Sai Lầm vì Không Có Công Tâm
I.Bộ Môn Truyện
Trường hợp Nguyễn Thị Hoàng và Nhã Ca
Trường hợp Túy Hồng và Linh Bảo
II.Bộ Môn Thơ
Trường hợp Vũ Hoàng Chương và Ðông Hồ

D.Sai Lầm vì Không Ðủ Kiến Thức Văn Chương
@ Tập VĂN HỌC MIỀN NAM-THƠ
Trường hợp Tuệ Sỹ
Trường hợp Ðỗ Tấn
Trường hợp Anh Tuyến và Nguyễn Nhược Pháp
Trường hợp Trần Dạ Từ (với Nhã Ca) và Thanh Tâm Tuyền
Trường hợp Tô Thùy Yên

KẾT

"TẠP BÚT" KHÔNG PHẢI LÀ PHÊ BÌNH VĂN HỌC

Tháng chín năm 1999, mười ba năm sau khi cuốn Văn Học Miền Nam- Tổng Quan (1.1986) ra đời, nhà văn Võ Phiến hoàn tất công việc này bằng sáu cuốn dành cho các bộ môn sáng tác: ba cho truyện (50 tác giả, tổng côäng 1306 trang), môät cho Tùy Bút&Kịch (4 tác giả phần tùy bút và 10 tác giả phần kịch, 417 trang), một cho Ký (22 tác giả, 418 trang) và một cho Thơ (32 tác giả, 416 trang).

Nếu làm cẩn thận, đây là một việc làm tốt đẹp cho những ai- nhất là những người đi sau- muốn tìm đọc và khảo cứu về văn chương miền Nam vì có phần văn thơ tiêu biểu cho những tác giả này đính kèm. Như đã nói trong "Lời nói đầu", Võ Phiến đã hình dung được vài phản ứng của độc giả khi không thấy những tác giả mà số độc giả đó yêu chuộng:

-…người thi sĩ mến yêu ấy, ông tiểu thuyết gia lỗi lạc kia, bà nữ sĩ tài năng nọ, sao không thấy có mặt ở đây? Thiếu sót lớn quá! Còn như ông này cô nọ, là ai vậy? Nghe lạ hoắc. Họ biến thành văn thi sĩ hồi nào vậy cà? Những trách cứ như thế, chúng tôi có nghĩ đến, có đóan thấy, và rất lấy làm ái ngại. Nhưng thật khó tránh khỏi. Một phần vì thiếu sót vẫn là chuyện thường xẩy ra, mà tuyệt hảo là cái…bất khả." (Võ Phiến, Truyện, Tập I, trang 506, nhà xuâát bản Văn Nghệ, Hoa Kỳ, 1999).

Trên nguyên tăéc, độc giả chỉ mong ước mà không đòi hỏi sự "tuyệt hảo" ở các nhà phê bình văn học. Nhưng chắc chắn điều mà họ đòi hỏi trước tiên là sự chính xác và công tâm. Nhất là ở trường hợp Võ Phiến, xưa nay vẫn chỉ có tiếng là một nhà văn và một người viết "tạp bút", không phải một nhà phê bình. Nhưng nay ông đã bước sang lĩnh vực này thì thử xem các tập viết mới đây có chính xác, có công tâm không, trước khi bàn đến khả năng chuyên môn căn cứ trên tiêu chuẩn chọn một tác giả và sự tuyệt hảo khi nhắm vào việc tuyển chọn các tác giả ấy.

Ngoài ra, sẽ căn cứ vào chính sự lựa chọn và lời phê bình của tác giả để cũng bàn qua về những vấn đề văn học có liên quan đến chính trị vì văn học miền Nam và nhà văn miền Nam vẫn còn là mối bận tâm của nhà cầm quyền hiện nay.

PHẦN MỘT - THIẾU CHÍNH XÁC

Một trong những lỗi lầm lớn nhất của bộ sách này là Võ Phiến viết thiếu chính xác dẫn đến sự sai lầm hay võ đoán vì không đặt nặng vấn đề tài liệu. Lỗi lầm này càng trầm trọng hơn ở chỗ những tác giả mà ông đề cập đến và sự việc liên quan đến họ xẩy ra ngay lúc này, đương thời, không xa xôi gì để mà nại cớ là không có hay không đủ tài liệu.

I. BỘ MÔN TRUYỆN

Trường hợp Ðỗ Tiến Ðức và Má Hồng

Võ Phiến nêu một câu hỏøi mà nếu người đọc chỉ đọc qua, lại không có cuốn Má Hồng, sẽ cho là một câu hỏi chí lý:

-…Má Hồng là một câu chuyện một số công chức, quân nhân và thiếu nữ, ở một quận châu thành, vào thời kỳ chiến tranh gay cấn hồi đệ nhị cộng hòa ở Miền Nam. Quận nào? Châu thành nào? Thuộc tỉnh nào vậy? Tác giả không nói…(trang 753, sđd)

Rồi Võ Phiến nói hộ tác giả:

-…Ðại khái cũng giống như trong phần lớn các cuốn truyện do văn sĩ xã hội chủ nghĩa viết thời văn nghệ cởi trói. Cởi trói thì được phép viết về cái xấu; nhưng cái xấu nào có tên, có tuổi, xảy ra ở những địa phương cụ thể, thì động chạm đến những thế lực quyền uy này nọ, e gặp rắc rối. Thời dân chủ, dù đã cởi trói xong, văn chương vẫn khó cựa quậy hơn thời phong kiến thời đế quốc: trong các truyện xưa nhân vật đều có quê có quán…Có đâu vất vưởng như dưới thời dân đã làm chủ…(sđd)

Nghĩa là văn chương miền Nam được tự do bằng văn chương Việt nam cởi trói và thua thời phong kiến đế quốc?! Nhưng nếu người ta có cuốn Má Hồng tái bản tại Hoa Kỳ thì dở ngay "Ít Hàng Giới Thiệu của NHÀ XUẤT BẢN" sẽ tìm ngay ra được lý do tại sao không có tên quận, châu thành, tỉnh…như Võ Phiến đòi hỏi:

-Má Hồng được viết từ năm 1969 hồi Ðỗ Tiến Ðức làm Thanh Tra Bộ Thanh Niên và Thể Thao. Công việc đó khiến ông phải đi khắp nơi, từ Quảng Trị tới Cà Mau, gặp từ ông Ðại biểu Chánh phủ tới người cán bộ xã. Nhờ thế nên Ðỗ Tiến Ðức được thấy được nghe những thảm trạng của đất nước trong thời chinh chiến. Và ông viết thành sách…

Như vậy Má Hồng không thể có tên một tỉnh, châu thành, quận nào vì lý do giảøn dị là những chuyện xẩy ra trong Má Hồng xẩy ra ở nhiều quận, nhiều châu thành, nhiều tỉnh…chứ chẳng phải tại động chạm đến những thế lực quyền uy này nọ…như Võ Phiến võ đoán. Thêm nữa, truyện không phải là ký, đâu thể đòi hỏi tác giả phải nêu tên thật của mọi nhân vật, nơi chốn ra? Ðó còn là môät vâán đề liên quan đến khía cạnh khác của văn chương: nhà văn có thể nào dựng một nhân vật với những chi tiết đặc biệt đủ để người đọc nhận ra họ ỏ ngoài đời hay không? Nếu được thì khi nào thực chấm dứt và truyện bắt đầu?

Một người viết rất nhiều truyện như Võ Phiến mà đặt vấn đề này ra thì hơi lạ đấy.

Trường hợp Nguyễn Thị Hoàng và Kim Lefèvre

Ðể phê bình cách viết của Nguyễn Thị Hoàng, Võ Phiến đưa ra một sự so sánh giữa Nguyễn thị Hoàng và Kim Lefèvre:

-…Tình cờ mà Nguyễn thị Hoàng với Kim Lefèvre cùng sinh vào năm 1939, cùng học ở Nha Trang, về sau cùng là văn sĩ tiếng tăm. Vào thập niên 50, ở Nha Trang có xẩy ra hai mối tình thày trò. Hai nữ sinh yêu thày mỗi người phản ứng một cách. Người "tây" hơn cả, người có hẳn một nửa lượng máu Tây phương trong huyết quản, lại khuất phục theo truyền thống Á Ðông, cúi đầu chịu trận đòn dữ dằn trong gia đình, bỏ Nha Trang đi nơi khác trốn lánh sự đay nghiến của dư luận. Còn người kia…Vậy thái độ cương cường, dõng dạc trước dư luận, đâu phải lúc nào cũng là một thái độ …tây! (trang 1095, sđd)

Sau này sẽ bàn đến chuyện nại cớ phê bình văn học để lôi đời riêng (của Nguyễn Thị Hoàng) ra dè bỉu. Ngay bây giờ hãy xét xem tin tức dùng để chê ấy có đúng không. Nghĩa là mối tình thày trò mà Võ Phiến nhắc đến có phải là lý do duy nhất hay lý do chính để Kim Lefèvre phải "bỏ Nha Trang đi nơi khác"? Võ Phiến không chỉ ra là đã căn cứ theo tài liệu nào nên nguời đọc bắt buộc phải tìm câu trả lời ở những tài liệu khác.

Theo một bài viết rất công phu, Nửa Dòng Máu Việt trong quyển Lôái Xưa Xe Ngựa của nhà biên khảo Nguyễn Thị Chân Quỳnh (Pháp) thì không:

-…Sinh tại Hà-nội, có lẽ vào năm 1937: Kim không có khai sinh thực sự. Cái tên Lam Kim Thu do cha dượng đặt và khai cho khi Kim lên mười để có giấy tờ đi học. Cha đẻ là một quân nhân Pháp, Jean Tiffon, song hai cha con chưa bao giờ gặp nhau: Kim là con vô thừa nhận. Mẹ Kim, nguòi Bắc, có một trình độ học vấn cao so với phụ nữ thời xưa (certificat d’etudes), vì trót sinh con hoang nên bị gia đình hắt hủi. Thời thơ ấu của Kim là một chuỗi ngày đau khổ…Ði đến đâu Kim cũng nghe toàn những lời cay đắng:" cái giống lai nó bạc lắm". Năm lên 6, mẹ bị gia đình ép phải bỏ Kim vào viện mồ côi…được mẹ đón về ở với cha dượng, một người Tàu ở Chợ Lớn, hết sức lạnh nhạt với Kim…Cũng may mẹ Kim đủ sáng suốt để nhận định Kim cần phải có học vấn để tự tạo một tương lai sáng sủa…, và Kim đã đi học trong một tình trạng khác người: học bài vụng trộm trong bếp, cập sách dấu trong đống củi…và nhâát là nhờ sự giúp đỡ của mẹ, Kim đã giành được một địa vị trong xã hội: tốt nghiệp hạng ba trường Ðại học sư phạm và được bổ nhiệm ngay tại Saigon. Mấy tháng sau được học bổng sang Pháp (1960) Kim đã chọn ở lại Pháp, đi dạy học các trường trung học một thời gian rồi chuyển sang ngành ca kịch. Năm 1989, Kim cho ra đời cuốn Métisse Blanche (Ðứa con gái lai bạch chủng)…Nhờ cuốn sách này, Kim đã nối lại được liên lạc với Việt Nam mà Kim cố tình tránh né từ lâu: Việt Nam gợi cho Kim những ngày thơ ấu đầy đau khổ. Ngày nay Kim đã trở về thăm gia đình và thăm Việt Nam, Kim đã giải tỏa được nỗi sợ hãi Việt Nam mà Kim lại vừa yêu vừa hận…"

Nguyễn Thị Chân Quỳnh, Nửa Dòng Máu Việt, Lối Xưa Xe Ngựa, trang 279, 280, 281, An Tiêm xuất bản lần thứ nhất, 1995, Paris, Pháp)

Nửa Dòng Máu Việt là một bài viết phân tích về thân thế và tác phẩm của bốn người cầm bút Việt Nam mà chỉ có bố hay (mẹ) là người Việt. Bốn người ấy là: Samuel Baron, mẹ người Bắc, bố người Hòa Lan; Michel Ðức Chaingeau, mẹ là người công giáo Huế tên Benette Hồ thị Huề, bố người Pháp; Hồ Dzếnh, tên thật là Hà Triệu Anh, mẹ người Bắc, bố người Trung Hoa; và gần đây nhất, Kim Lefèvre, mẹ người Bắc, bố người Pháp. Bởi thế, có đoạn sau còn rõ hơn nữa:

-…kể cả những người thân nhất, đôi khi cũng thốt ra những lời làm Kim tủi cực: "Mày là con lai, chúng tao tin mày thế nào được?". Người lớn cũng một luận điệu:" Nuôi làm gì cái giống lai, ngày sau lớn lên, cái máu Tây mạnh hơn, nó sẽ bỏ mình ngay. Giống lai là chúa bạc"

-…Bên cha không nhận, bên mẹ hắt hủi…Ngày nay bình tâm nghĩ lại, Kim đã thận trọng cân nhắc:"Việt Nam nuôi dưỡng tôi, …Tôi thiết tha với Việt Nam, tổ quốc của tôi…, nhưng Việt Nam không yêu tôi và sẽ chẳng bao giờ chấp nhận tôi. Tuy vậy tôi cũng không lên án Việt Nam. Việt Nam với tôi là hình ảnh người mẹ dịu hiền" (Metisse blanche)..

(Nguyễn Thị Chân Quỳnh, trang 283, 284, sđd)

Và đây là nhận xét của tác giả Lối Xưa Xe Ngựa có chút liên quan đến việc Kim Lefèvre rời Tuy Hòa (Nha Trang) rồi sang Pháp:

-Ðâu là sự thực?

…Thuở nhỏ Kim quả có một đời sống cay cực, nhưng nói rằng "Việt Nam không yêu và sẽ không bao giờ chấp nhận Kim" thì có phần oan cho Việt Nam …Kim nhận xét ở Việt Nam mình bị lạc loài, sang Pháp được đón nhận ngay. Nhưng hai trường hợp khác hẳn nhau. Nước Pháp giang tay đón tiếp một thiếu nữ trẻ đẹp, có học vấn, có nghề nghiệp, tương lai. Việt Nam, trái lại, phải bắt buộc cáng đáng một đứa con rơi của kẻ thù, có thể lớn lên nó sẽ hùa theo những đứa con lai khác quay lại ức hiêáp khinh khi người nuôi dưỡng nó…Kim chọn ở lại Pháp vì đời sống Paris thích hợp với Kim hơn…Ở Saigon, ai làm gì mọi người đều biết, ở Paris mạnh ai nấy sống, không ai có thì giờ dòm ngó đến ai. Lòng ưa chuộng tự do của Kim đã thể hiện ngay từ khi Kim hứa với mẹ sẽ xin đi dậy học ở tỉnh nhà (Tuy Hòa) song lại nộp đơn xin dậy ở Saigon, vì tự biết ở Saigon không bị gia đình kiềm thúc…(Nguyễn Thị Chân Quỳnh, trang 288, 289)

Tôi phải trích dẫn dài dòng như thế để chứng tỏ hai điều.

Thứ nhất, lập …giả thuyết- như Võ Phiến- mà dựa trên những tin tức sai lầm hay thiếu sót, lập tức cái giả thuyết ấy đổ ngay. Trường hợp Kim Lefèvre không giản dị như Nguyễn Thị Hoàng: Kim là "con lai" không được bố (Pháp) công nhận vào những thập niên 40, 50, 60 là một sự tủi nhục còn kinh khủng hơn các thập niên sau này. Bởi thế sự bỏ Tuy Hòa rồi Việt Nam không thể chỉ căn cứ trên một mối tình không toàn vẹn như Võ Phiến đã viết (mà không hề chỉ ra tài liệu, nhân chứng ở đâu để độc giả dễ dàng kiểm chứng, so sánh).

Sau nữa, chỉ trưng ra sự kiện này còn là một sự hết sức bất công với sự cố gắng gần như phi thường của một cô bé con lai bị xua đuổi, đẩy vào cô nhi viện, hắt hủi khinh rẻ… để học cho đến thành tài. Càng bất nhẫn hơn, là ném đi luôn sự đau đớn, là gieo tiếng dữ cho bà mẹ cuả Kim Lefèvre, một người mẹ không chịu bỏ con và bằng mọi cách chu toàn bổn phận của mình (…Người đàn bà vốn rất phục tòng chồng này đã không ngần ngại, lén lút xin cho con riêng đi học…Khi còn làm bếp cho một ông Giám đốc Viện Hải học ở Nha Trang, thấy ông có ý săn sóc dậy Kim tiếng Pháp, mẹ Kim đánh bạo xin ông giúp Kim đi học…Lập tức ngày hôm sau bức tường phân chia chủ tớ lại được vạch ra phân minh…(Nguyễn Thị Chân Quỳnh, trang 281, 282, sđd)?

Thứ hai, trừ khi cần thiết phải phân tích một tác giả, cấm kỵ nhất là lôi đời riêng ra mà xoi mói, chưa kể là lôi đời riêng của một tác giả khác không dính líu gì đến, chỉ với thâm ý tàn hại người kia. Nghĩa là so sánh văn chương Nguyễn Thị Hoàng với Nhất Linh thì được nhưng so sánh đòi riêng Nguyễn Thị Hoàng với đời riêng Kim Lefèvre thì không. Aáy là chưa kể cái người xoi mói chắc gì đã trắng như bông, hồng như lửa. Nghĩa là không được "đánh dưới vòng eo" (below the belt) như Võ Phiến đã làm trong trường hợp này.

Phải dùng đến nửa giòng máu ngoại quốc của Kim Lefèvre ra chỉ để mỉa mai thái độ của Nguyễn Thị Hoàng (công khai nhìn nhận sự dính líu tình dục với một người đàn ông có vợ, Cung Giũ Nguyên) là "đâu phải lúc nào cũng là một thái độ.. tây" là một sự so sánh không cần thiết và sai hoàn toàn. Có …sống ở tây bao giờ chưa, biết bao lăm về phong tục tập quán của người ta mà dám đại ngôn là đàn bà tây đều phản ứng kiểu Nguyễn Thị Hoàng?! Một người từng viết truyện như Võ Phiến phải hiểu rằng phản ứng của phụ nữ trong những trường hợp tình duyên ngang trái không tùy thuộc hoàn toàn chỉ vào văn hóa, đất nước mà họ sinh trưởng. Tình yêu là một thứ cảm xúc vô cùng mãnh liệt, chỉ huy hầu hết mọi cảm xúc khác trong lúc đó khiến dù Ðông dù Tây, dù bây giờ hay ngàn xưa, người ta đều lắng nghe theo cái ngôn ngữ ẩn mật ấy.

Nếu phân biệt Ðông Tây, kim cổ, đã không có Thôi Oanh Oanh của Mái Tây, đã không có Lady Chatterley’s Lover (D. H. Lawrence, xuất bản 1928- viết về mối tình rồi cuộc bỏ trốn của vợ một nhà quý tộc với một người giữ vườn cho dinh cơ của nhà quý tộc ấy), rồi cũng đã không cóù nỗi tiếc hận của Thúy Kiều "Nhụy đào thà bẻ cho người tình chung". Thị Mầu và Thị Kính là hai phương diện tương phản của đàn bà: một vì lòng yêu thiết tha mê cuồng mà quyến rũ cả sư sãi; một kia như Phật bà Quan Aâm, dang tay ôm hết oan trái của mình và của người. Còn nói về những phương diện đạo đức khác, hầu như trong bất cứ chuyện dân gian nào cũng có hai nhân vật song song: Cúc Hoa và Tào Thị, Tấm và Cám…

Bổn phận nhà phê bình khi phân tích một tác giả là lần bước theo những ngõ ngách bầy ra trong tác phẩm họ, chứ không phải là một viên phán quan chăm chắm vào những ngõ ngách của đời riêng họ một cách trần tục.

Cho nên, quan trọng hơn hết thẩy, là sự xúc phạm tới Kim Lefèvre. Ðộc giả có thể liên tưởng rằng sau bao nhiêu năm bị ám ảnh về quá khứ tủi cực "con lai" của mình, vết thương đã lành, "Kim đã trở về thăm gia đình và Việt Nam. Kim còn dịch Tướng Về Hưu của Nguyễn Huy Thiệp và ký tên vào danh sách những người đòi trả lại tự do cho Dương Thu Hương. Quả nhiên Kim Lefèvre vẫn quan tâm đến quê mẹ." (Nguyễn Thị Chân Quỳnh, trang 293, sđd)… thì không hiểu chúng ta nên nghĩ gì khi phải đọc những câu bàn tán, xuýt xoa về gia đình và đời riêng trong một câu chuyện không hề dính líu gì đến bà hay các tác phẩm của bà ("cúi đầu chịu những trận đòn dữ dằn,…sự đay nghiến của dư luận…")?

Ai cho Võ Phiến, cho chúng ta những người câàm bút, cái quyền "dàn dựng" chuyện riêng tư của người khác, cái quyền cắt xén sự thật, cái quyền viết lách lấp lửng (hai mối tình thày trò, người này, người kia)… để múa may lập (giả) thuyết?

Ai phát giác Mai Thảo?

Trong tập Truyện 3, trang 1804 (sđd), Võ Phiến viết như sau:

-…còn Mai Thảo mãi đến năm 1955 mới được ông Nguyễn Sỹ Tế phát giác ra, cho đăng cái truyện ngắn đầu tiên… (Hợp Lưu, California, Hoa Kỳ, số 39, tháng 2&3-1998, trang 7)

Ông Nguyễn Sỹ Tế không phải là người phát giác ra Mai Thảo. Tôi cần mở ngoặc đơn ra đây để nhận xét rằng cái chữ ông Nguyễn Sỹ Tế mà Võ Phiến dùng trong trường hợp này không được chỉnh. Võ Phiến có quyền không công nhận Nguyễn Sỹ Tế là một nhà văn hay nhà thơ nhưng không nên quên rằng Nguyễn Sỹ Tế là một trong những người thuộc nhóm Sáng Tạo, từng đi tù nhiều năm vì ngòi bút của mình, từng có hoạt động trong cả hai lĩnh vực văn chương và giáo dục, dù những hoạt động ấy có thể không xuất sắc. Nếu không gọi Nguyễn Sỹ Tế là nhà văn, ít nhất cũng nên gọi Nguyễn Sỹ Tế hoặc chỉ bằng tên không hoăëc bằng danh xưng thông thường của ông ta là giáo sư Nguyễn Sỹ Tế. Trở lại vấn đề Mai Thảo, Nguyễn Sỹ Tế không phải là người khám phá hay phát giác ra Mai Thảo. Người phát giác ra Mai Thảo là Thanh Tâm Tuyền. Tài liệu mà Võ Phiến trích dẫn (không có cả tên người viết) trên tờ Hợp Lưu chính ra là một cuộc phỏng vấn do Thụy Khuê thực hiện:

TK:-Xin cảm ơn anh Duy Thanh. Nhà văn Nguyễn Sỹ Tế là người đã đăng truyện ngắn đầu tiên Ðêm Giã Từ Hà Nội của Mai Thảo. Thưa anh, trong điều kiện nào đã phát sinh nhóm Sáng Tạo và tên tuổi của Mai Thảo ạ?

Nguyễn Sỹ Tế:-…trong những năm 54 đến khoảng giữa năm 55, thì một hôm trong thư tín tôi có nhận được một truyện ngắn nhan đề là Ðêm Giã Từ Hà Nội, người viết chính là anh Mai Thảo….và tôi đã đăng báo để mời tác giả đến. Vài hôm sau anh Mai Thảo đến gặp gỡ chúng tôi, và rồi anh bước vào làng văn từ đó…

Nhưng theo lời một nhân chứng khác thì Nguyễn Sỹ Tế không phải là người nhận trong thư tín truyện ngắn đầu tiên của Mai Thảo, không phải là người "đầu tiên" đọc văn Mai Thảo, cũng không phải là người quyết định cho đăng lên báo, cũng không phải là người đăng báo để mời Mai Thảo đến tòa soạn. Người làm tất cả những việc đó là nhà thơ Thanh Tâm Tuyền. Trong một bài viết đăng trên Tạp Chí Thơ, số Mùa Xuân (nghĩa là đầu năm) 98, Thanh Tâm Tuyền thuật lại rất rõ:

-…Trong khi chờ anh Hiệp (Trần Thanh Hiệp-chú của người viết) tìm kiếm nguồn tài trợ, chúng tôi nhận hợp tác với nhật báo Hòa Bình của anh Vũ ngọc Các, làm trang văn nghệ hàng tuần cho tờ báo. Tôi được giao phó công việc đầu bếp lo việc sắp xếp bài vở cho trang báo vì rảnh thì giờ nhất và được nết chịu khó đọc….Mai Thảo gửi đến chúng tôi Ðêm Giã Từ Hà nội. Tôi nhận được một bao thư dầy cộm, không địa chỉ người gửi, trong đựng xấp bản thảo đánh máy. Bút hiệu Mai Thảo hoàn toàn xa lạ với tôi. Liếc nhìn dòng chữ đầu tiên của bài gửi, tôi giật mình kinh ngạc:

Phượng nhìn xuống vực thẳm: Hà Nội ở dưới ấy.

…Nhớ trong buổi họp kiểm bài vở trước khi chuyển xuống nhà in, tôi đã không ngăn nổi mình yêu cầu các anh Hiệp, Sỹ (Doãn Quốc Sỹ-chú của người viết), Tế nghe tôi đọc Ðêm Giã Từ Hànội đăng trọn trong một kỳ báo, không câàn lời giới thiệu. Và tôi đọc say sưa, hùng hồn liên hồi. Và các anh chịu khó ngồi nghe trên căn gác lửng tối chật của tờ báo. Anh Tế kết thúc buổi họp nói đùa: "Anh làm chúng tôi mất cái thú tự mình khám phá"…Ðăng bài anh, tôi viết lời mời nhắn mời anh đến chơi tòa soạn. Mai Thảo đến…(Thanh Tâm Tuyền, tháng 2. 98, số đd, trang 5,6).

Như thế, rõ ràng Thụy Khuê nói sai, Nguyễn Sỹ Tế nhớ sai và Võ Phiến dẫn sai. Việc dẫn sai này không thể bỏ qua được vì dính líu đến một trong những nhà văn và nhóm nhà văn quan trọng của miền Nam là Mai Thảo và nhóm Sáng Tạo. Nếu không có bài của Thanh Tâm Tuyền với đầy đủ chi tiết và nhân chứng (còn sống như Nguyêãn Sỹ Tế, Trần Thanh Hiệp, Doãn Quôác Sỹ…), người đọc sẽ vẫn còn bị thuyết phục bởi "huyền thoại" Mai Thảo là người khám phá ra Thanh Tâm Tuyền, Tô Thùy Yên…và cái huyền thoại Mai Thảo là người "sáng lập" tờ rồi nhóm Sáng Tạo. Theo lời chứng của Duy Thanh, Mai Thảo "lẳng lặng" lấy bài của một số người như Thanh Tâm Tuyền, Tô Thùy Yên cho đăng vào Sáng Tạo, là tờ báo được cấp ngân khoản từ phòng Thông Tin Hoa Kỳ. Mai Thảo hoàn toàn nắm vấn đề tài chính (nên mới có chuyện Mai Thảo đưa một cô vũ nữ hoa khôi về ở chung).

Sự thiếu chính xác của Võ Phiến sẽ càng làm cho huyền thoại này rối mù lên, thay vì sáng tỏ ra. Vì ngay từ đầu Võ Phiến sử dụng tài liệu của Thụy Khuê mà Thụy Khuê-qua lời Duy Thanh- không phải là người biết rõ nhóm Sáng Tạo:

-…Nhiều người cứ tưởng tờ Sáng Tạo có một đường lối văn nghệ rõ rệt…Nàng Thụy Khuê ở Pháp, sau hôm Mai Thảo mất cũng điện thoại hỏi tôi về chuyện này và nêu lên thắc mắc tương tự…Thụy Khuê còn thắc mắc hỏi giữa Mai Thảo với Thanh Tâm Tuyền ai là người chính…" (Duy Thanh, Vài Kỷ Niệm Với Mai Thảo, Tạp chí Thơ, trang 17, 18, số mùa xuân, 1998). Nhưng dù thế, sự sai sót này vẫn có thể tha thứ được vì tác giả chỉ không nghiên cứu kỹ. Sang đến phần Vũ Hoàng Chương thì không vì tác giả cố ý che giấu tài liệu để ngụy chứng cho giả thuyết của mình.

II. BỘ MÔN THƠ

Vũ Hoàng Chương chê thơ Ðinh Hùng?

Ðáng ngạc nhiên hơn nữa là phần Võ Phiêán viết sai về Vũ Hoàng Chương. Vì không có lý do gì để viết sai cả: ở đây không có chuyện hai người còn sống (Nguyễn Sỹ Tế và Thanh Tâm Tuyền) nói về một người đã khuất (Mai Thảo) và bị cung cấp tài liệu bởi một người không nghiên cứu đầy đủ (Thụy Khuê).

Ở đây là chữ nghĩa trên giấy trắng mực đen. Trong phần viết về nhà thơ Ðinh Hùng, Võ Phiến dẫn Vũ Hoàng Chương như một thí dụ bênh vực cho nhận xét rằng thơ Ðinh Hùng hoặc không được "đề cập tới" hoặc "chỉ nói qua loa":

-…Muốn vượt qua sự hững hờ của kẻ bên trong đối với người bên ngoài lề, tôi cố tìm hiểu thái độ người bạn thân thiết Vũ Hoàng Chương và đó không phải chuyện dễ. Oâng Vũ nói về cái tình mật thiết với bạn thì nhiều, nhưng về cái hay cái đẹp của thơ bạn thì rất ‘thận trọng." Trong cuộc nói chuyện tại Trung Tâm Văn bút Việt Nam để tưởng niệm Ðinh Hùng, ông ngại phạm phải lỗi chủ quan, ông tự nhủ mình:"Thận trọng đấy nhe! Thận trọng và thận trọng hơn nữa!" Tìm mãi không thấy lời ca ngợi, rốt cuộc tôi chỉ gặp cảnh Vũ chê thơ Ðinh…" (trang 2840, sđd)

Ðể thuyết phục độc giả về việc "Vũ chê thơ Ðinh", Võ Phiến kể thêm một giai thoại:

-…Thanh Nam kể trong hồi ký:"Một dịp tình cờ tại Hà Nội, tôi đã chứng kiến một cuộc tranh luận giữa Chương và Hùng về một câu thơ của Hùng. Không rõ câu chuyện bắt đầu từ lúc nào nhưng khi tôi đến thì thấy Chương vừa cười vừa nói:

-Cái gì mà "Ta lòng như lửa, mắt như dao…" Tôi không thể hiểu tại sao cậu lại cho câu đó vào bài thơ này?

Ðinh Hùng mặt đỏ gay, gần như văng tục:

-Cậu thì hiểu thế "đếch" nào thơ tôi được mà bàn cãi?

Vũ Hoàng Chương cười xòa, không nói gì nữa."… (Võ Phiến, trang 2840, 2841, sđd)

Một lần nữa tôi lại phải mở một dấu ngoặc khác, rằng cái lối gọi xách mé "Vũ" (chê thơ) "Ðinh" không những không chỉnh mà còn là một sự thiếu thận trọng. Vì "Ðinh"Hùng(và"Vũ"Hoàng Chương) không phải là những… anh bạch đinh của làng thơ Việt Nam. Nếu gọi được Ðỗ Phủ, một nhà thơ Trung Hoa xa lắc xa lơ là "Ðỗ tiền bối"(sđd) thì không có lý do gì mà gọi các tiền bối Việt Nam chỉ bằng cái "ho"ï trống không như vậy.

Nhân việc… Võ xủng xoảng bàn đêán Vũ và Ðinh (mượn cách xưng hô của Võ Phiến) cũng xin nói qua về cái lễ tối thiểu giữa những người cầm bút kẻo đám hậu sinh lại bắt chước Võ tiền bối thì hỏng.

Trong số Khởi Hành số 35, tháng 9. 1999, nhà thơ Viên Linh đề cập đến một vấn đề tương tự trong phần chú thích của bài Vũ Hoàng Chương, Lịch Sử Thơ khi ông nhận xét rằng Mai Thảo với tập Ta Thấy Hình Ta Giữa Miếu Ðền là một người tháp tùng tài ba của Vũ Hoàng Chương

-…Nhiều người lớp sau ở hải ngoại ngạc nhiên vì thi tài một nhà văn như Mai Thảo, vì có thể họ không có một chiều dài quá khứ liên tục về văn học miền Nam trước 1975…nên thiếu một cái nhìn bao quát, sát nút, hay không hề đọc Nhị Thập Bát Tú của Vũ Hoàng Chương. Và cũng không biết sự thân cận giữa hai người như thế nào, và tập thơ Ta Thấy Hình Ta Giữa Miếu Ðền của Mai Thảo thân cận với Nhị Thập Bát Tú của Vũ Hoàng Chương như thế nào, tuy rằng dù thân cận đến đâu cũng không thể là thân cận "mày tao chi tớ" như Mai Thảo đã viết, nhất là hai người cách nhau 12 tuổi…

Trong Sổ Tay, Văn số tháng 10.1999, nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng cũng "tình cờ" dẫn chứng lời Mai Thảo là Vũ Hoàng Chương có cho thân thiết mày tao. Rồi ông Nguyễn "cảm khái" rằng

-…Tôi hiểu tại sao Phạm Công Thiện ­thua tôi một tuổi, và cách Mai Thảo trên* một con giáp ­mà cứ mày-mày-tao-tao với tác giả Sống Chỉ Một Lần. Tôi hiểu tại sao nhà văn Nguyễn Tuân-cùng lứa tuổi với Vũ Hoàng Chương, không bằng lòng khi tôi gọi bằng bác. Nhà văn không có tuổi. Nhà văn chỉ có già đi và chết. Nhà văn không đếm cái khoảng thời gian sống…(chữ in đậm là của Nguyễn Xuân Hoàng)

Oâng Hoàng nói đúng về việc nhà văn không có tuổi vv và vv, nhưng phần này ông lạc đề vì ông đang bàn về chuyện mày mày tao tao cơ mà (bắt chước in đậm). Oâng cũng lạc đề luôn chuyện Nguyễn Tuân vì rõ ràng ông vẫn không được mày tao với tác giả Vang Bóng Một Thời. Sau nữa Phạm Công Thiện có mày tao với Mai Thảo là chuyện của Phạm Công Thiện. Còn Mai Thảo mày tao với Vũ Hoàng Chương trên cả giấy trắng mực đen thì là một vấn đề khác.

Ðể cho "rõ nghĩa", xin đưa một thí dụ điển hình: nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng thuật lại một cuộc "ngư tiều vấn đáp" trên Sổ Tay giữa Nguyễn Xuân Hoàng và Võ Phiến như sau:

-Mày viết bài mới cho tờ Văn đi chứ. Tao đợi đấy, rồi thủng thỉnh sẽ làm một số đặc biệt cho mày: xem ra, nhiều đứa theo …đạo Võ Phiến lắm.

-Tao không viết. Gửi cho mày, nhuận bút chả thấm tháp gì mà lỡ mày cho đăng vào tờ Viet News thì lại mang tiếng cướp cơm chim của báo Việt Nam trên đó. Còn số đặc biệt, tao chẳng cần. Báo mày thì bõ bèn gì so với tờ Làng Văn: chúng nó đã làm số đặc biệt cho tao từ lúc thằng Mai Thảo còn sống, từ lúc mày chưa mó được vào tờ Văn kia đấy. À, mày bảo tờ Làng Văn là tờ báo "chửi" chuyên vu khống anh em, sao bằng tạp chí văn học như báo mày? Miễn là nó trọng vọng tao thì thôi chứ, sống chết mặc chúng bay…

Liệu người đọc có chịu nổi cái lối "mày mày tao tao" này (lại còn viết lại như Mai Thảo đã làm) không? Lại tưởng tượng thêm rằng (theo kiểu suy luận "nhà văn không có tuổi" của Nguyễn tiên sinh), cả làng cứ mày tao tứ tung trước công chúng, ngay cả trong những cuộc họp mặt, gặp độc giả, trong hồi ký thì không hiểu rồi đi đến đâu? Không cần là một nhà văn, ai cũng có thể hiểu trong giới văn chương, mọi người đều là anh em, cho nên những cách xưng hô "chú, bác"…không bắt buôc (sao mà Nguyễn Xuân Hoàng lại gọi Nguyễn Tuân là bác, giời ạ!) Không bắt buộc vì không phải ai cũng bằng lòng với sự xưng hô này, nhất là giữa hai người khác phái. Nhưng không có nghĩa là suồng sã. Mà nếu có, tưởng nên giữ chỉ trong vòng "đôi ta". Tình thân cũng như tình yêu, càng kín giấu càng tốt. Khi đã có mặt người khác- trẻ hơn, đi sau- nhất là khi những "người khác" ấy lại không cầm bút (như độc giả) thì tránh đi. Viết ra như thế, phải chăng để khoe khéo cái tình thân ấy? Chưa kể là ở trường hợp Mai Thảo, người ta không có cách nào kiểm chứng được vì Vũ Hoàng Chương không còn sống nữa. Nhà văn đâu thể tầm thường đến nỗi giở cái võ của những cô nàng lúc nào cũng không bỏ qua cái dịp để thông báo cùng cả nước rằng "ấy nửa đêm tối qua anh ấy còn cất công ra tận Hải Ký mua cháo hoa cho tôi"?!

Riêng tôi, tôi không tin rằng nhà văn có quyền đi ngược lại những đạo lý căn bản, những phép lịch sự tối thiểu của con nguòi. Nhà văn có quyền tự đặt cho mình một lề thói, kiểu cách riêng để sống. Nhưng nhà văn không có quyền áp đặt cái lề thói, kiểu cách ấy cho các nhà văn khác. Vì không phải nhà văn nào cũng chấp nhận được cái lối ăn nói sỗ sàng khi có mặt một ngưòi thứ ba. Mà dù Vũ Hoàng Chương có cho phép Mai Thảo mày tao với ông đi nữa cũng chưa chắc đã cho phép Mai Thảo đưa chuyện cho phép đó biểu diễn sau khi ông qua đời.

Trờ lại việc "Vũ chê thơ Ðinh" như Võ Phiến phát giác ra, không hiểu Võ Phiến có biết rằng nguyên bài nói chuyện ấy đã được đăng lại trong cuốn Loạn Trung Bút của Vũ Hoàng Chương do nhà Khai Trí xuất bản tại Sàigon năm 1970 không? Không hề có chuyện Vũ chê thơ Ðinh như Võ Phiến đã buộc cho Vũ Hoàng Chương: bài nói chuyện này chỉ để nói về thân thế nghĩa là chỉ cắt nghĩa về những hoàn cảnh sống nào đã tạo nên thơ Ðinh Hùng:

-…Thật thế, Trung tâm Văn Bút Việt Nam họp ban Thường-Vụ chiều ngày thứ tư 20 tháng trước đã quyết định tổ chức một cuộc nói chuyện về thân thế và văn nghiệp của nhà thơ quá cố họ Ðinh. Sự phân công thật rõ rệt: tôi sẽ nói về thân thế, và văn hữu Bàng bá Lân, tiếp đó, sẽ nói về văn nghiệp ÐINH-HÙNG…Nhưng lần này được chỉ định nói về thi sĩ họ Ðinh, tôi lại thấy ngại ngùng, muốn chối từ mà chẳng dám… E rằng quá thương em xót bạn, tôi sẽ không tự kiểm soát được lòng mình…Nhưng từ chối không thể được, tôi đành phải tự nhủ:" Thâän trọng đấy nhé! Thận trọng và thận trọng hơn nữa!…Ðừng chủ quan, chớ thần tượng hóa một con người, kể cả trường hợp con người ấy mình vẫn coi là thần tượng"… (Vũ Hoàng Chương, trang 166, 167,168, sđd)

Quyết là Võ Phiến không thể nào " gặp cảnh Vũ chê thơ Ðinh" như ông đã "hí hởn" kết luận, nhất là sau khi ông không hề dẫn chứng là ông căn cứ trên cảnh nào trong bài nói chuyện này để kết luận như vậy. Trong một buổi tưởng niệm mà Vũ Hoangø Chương đã nói rõ là ông chỉ nói về thân thế Ðinh Hùng (còn phâàn "phân tích kỹ lưỡng những yếu tố nào xây dựng thành giá trị của thơ Ðinh Hùng, nghĩa là đứng trên quan điểm một phê bình gia để soi sáng vào thi phẩm…"- Vũ Hoàng Chương, trang 199, sđd" thì là phần việc của nhà thơ Bàng Bá Lân) thì đó là lý do giải thích sự Vũ Hoàng Chương chỉ "nói về cái tình mật thiết với bạn thì nhiều, nhưng về cái hay cái đẹp của thơ bạn thì rất ‘thận trọng’ " (Võ Phiến, sđd) chứ không như Võ Phiến cố ý bẻ quẹo đi.

Tôi dùng chữ "bẻ quẹo" với một nhà văn như Võ Phiến mà không nặng vì người viết không thể tự tiện gán cho một tác giả sự chê bôi văn chương một tác giả khác -nhất là khi hai tác giả này đều đã qua đời-bằng cách cố tình cắt xén nguyên văn để hướng dẫn sai độc giả. Lời thuật của Thanh Nam càng không chứng tỏ được gì hết vì Vũ Hoàng Chương cũng không hề chê thơ Ðinh Hùng.

Võ Phiến còn "dọa" độc giả rằng "tìm hiểu thái độ người bạn thân thiết Vũ Hoàng Chương" (với thơ Ðinh Hùng) "không phải chuyện dễ". Khó gì đâu: cứ dở lại Loạn Trung Bút (nhà Xuân Thu tái bản tại Hoa Kỳ tháng 8, 1991) sẽ được đọc ngay những lời Vũ Hoàng Chương phê bình thơ người bạn thân thiết Ðinh Hùng. Trong bài "Bàn Tay Lực Sĩ" (Một Vài ý nghĩa về Thơ-Hôm-Nay), Sàigòn, 1962,Vũ Hoàng Chương rất tán thưởng thơ Ðinh Hùng:

-…tác giả ÐƯỜNG VÀO TÌNH SỬ không những thiện dụng thơ ca mà còn chế biến cả từ điệu…, đề nghị một thế giới ảo diễm đầy nhạc đầy hương, và đâáy cũng là một chiều hướng sáng tác của Thi ca hôm nay. Văn minh cơ khí càng đắc thắng đời sống tinh thần của nhân loại càng bị bóc lột; Con Người mỗi ngày một nghèo đi. Mộng giải thoát sẽ cứu vớt người máy…"

(Vũ Hoàng Chương, trang 99, 100, sđd)

Còn nếu cắt nghĩa rằng không cố ý "bẻ quẹo", chỉ không thể hiểu nổi (đến nỗi hiểu lầm) một bài nói chuyện rất rõ ràng, đơn giản như của Vũ Hoàng Chương thì còn…thể thống gì ở cái bộ sách đồ sộ "vô song" này nữa?!! Thì làm sao còn vào nổi tâm thức thơ của các thi sĩ mà phê bình?

III. BỘ MÔN KÝ

Nhã Ca và Giải Khăn Sô Cho Huế.

Võ Phiến nhắc lại chuyện "anh Ðắc nặng tình bạn lên núi tầm sư học đạo rồi theo giải phóng trở về tìm bạn…" (trang 2051, sđd) trong Giải Khăn Sô Cho Huế. Oâng cũng "mắng yêu" Nhã Ca "…Nhưng không biết diễn biến rủi ro nào đã xui khiến sau hai năm suy tưởng, lúc chấp bút thảo nên Giải khăn sô cho Huế, Nhã Ca lại dùng tiêáng "Giải phóng" để gọi cộng quân, và không gọi trong ý nghĩa mỉa mai" để rồi liền ngay đấy vỗ về, an ủi rằng "…Từ Giải khăn sô cho Huế đêán tháng 4-1975 đã hơn năm năm, từ Giải khăn sô cho Huế đêán hồi ký Một người mất ngày tháng là hăm hai năm: trải bao dâu bể Nhã Ca Giải khăn sô…không chừng là cô con gái của Nhã ca Hồi ký một người…Gọi chung chung là Nhã Ca cả, đâu tiện. Nhã ca Hồi ký có quyền mắng cô Nhã ca Khăn sô …là nông nổi, bộp chộp…Thì ngay sau 1975, Nhã Ca đã bày tỏ thái độ với Nguyễn Tuân. Oâng Nguyễn, giá gặp nhau bảy tám năm trước, có thể được liệt vào hàng bác Giải phóng, cụ Giải phóng. Sau này, ông bị Nhã Ca đánh chan chát. Oâng Nguyễn hỏi Trịnh Công Sơn về Trần Dạ Từ "Ðang được học tập ở đâu?" Thoáng nghe, Nhã Ca đã đốp chát ngay:" cái gì mà học tập cải tạo. Anh muốn hỏi về ông chồng tôi à? Tù thôi. Ði tù thì nói đi tù, việc gì phải dùng chữ hoa mỹ." Cho nên tưởng chê trách thực không phải chê trách là thế. Vì Nhã Ca già dặn mà trách Nhã Ca non nớt…" (trang 2057, 2058, sđd)

Trước hết, là xét xem sau hơn hai mươi năm, Nhã Ca của cuốn ký Hồi Ký của Một Người Mất Ngày Tháng (xuất bản năm 1991, Hoa Kỳ) và cả những tác phẩm sau đó có là chị hay là mẹ của Nhã Ca Giải khăn sô cho Huế như Võ tiên sinh vẽ vời hay thực ra là giống hệt nhau, là hai chị em song sinh, nghĩa là sau mấy chục năm mà Nhã Bà (và Võ Oâng vẫn cứ …trẻ trè tre.) Sau khi đã xác định được điểm này, ta sẽ bàn thêm về trách nhiệm của người viết Ký, may ra giải được thắc mắc của Võ tiên sinh Nhưng không biết diễn biến rủi ro nào đã xui khiến …Nhã ca lại dùng tiếng "Giải phóng" để gọi cộng quân…(như đã dẫn ở trang 2053)

1.Sự Bịa Ðặt Trong Cả Hai Cuốn Ký : Giải Khăn Sô Cho Huế (trước 1975) và Hồi Ký Một Người Mất Ngày Tháng (sau 1975)

Trong Ký, điều tối kỵ là bịa đặt. Thậm chí, Võ Phiến còn trích ra định nghĩa trong cuốn Từ điển văn học do nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội in ở Hà Nội :

" Tính chính xác tối đa là đặc trưng cơ bản của ký" (trang 2248, sđd).

Vụ Nguyễn Ðắc Xuân (Ðắc) và Trần Mậu Tý (Tý).

Một trong những việc mà Nhã Ca bịa đặt có thể kiểm chứng được, liên quan đến Nguyễn Ðắc Xuân ở cả hai hồi ký. Trong Giải Khăn Sô Cho Huế, Nhã Ca dành gần hết chương 7, qua lời một nhân vật tên Khâm, thuật lại cảnh (Nguyễn) Ðắc (Xuân) trở về Huế, lôi người bạn (Trần Mậu ) Tý ra khủng bố hết sức dã man:
-…Cậu bạn của Ðắc, tên Mậu Tý , dơ cái băng đỏ dấu hiệu giải phóng quân lên cao, lạy van Ðắc…Nhưng mặc Tý năn nỉ, hoan hô, Ðắc vẫn nhất định nổ súng vào người bạn nhỏ (Tựa nhỏ:Viết để chịu tội, sđd, trang 10,11, xuất bản tại Saigon, Việt Nam, 1969)

-…Ðắc đã tìm gặp được Tý. Hắn bắt Tý đừng dưới một hố cá nhân rồi bắt đầu hỏi tội và hành hạ. Ðắc xin các đồng chí Giải Phóng có mặt ở đó được giải quyết mối thù riêng và các đồng chí Giải Phóng đã không ai can thiệp. Tý đứng dưới hố, cứ mỗi lúc Ðắc đưa súng lên nhắm vào trán Tý mà bóp cò, Tý lại nhắm mắt, khuôn mặt lạnh lùng chờ đợi. Nhưng rồi phát súng chờ đợi không nổ. Ðến khi phát súng chờ đơiï nổ thì Tý vẫn không chết. Mỗi phát đạn cứ lướt qua màng tang, qua đầu, qua bên vai và mỗi lần như thế Tý đã lưu lại thế gian tiếng thét cuối cùng của nó. Sau đó, Ðắc kéo Tý lên rồi dẫn đi…" (trang 368, sđd).

Cần lưu ý thêm một điều là ở trang 376, Nhã Ca không hiểu thần hồn nát thần tính thế nào mà viết luôn tên Xuân (thay vì Ðắc) ra:

-…Tôi thắc mắc không biết xác của ai. Tôi nghĩ tới Tý. Cũng không có thể là Tý. Xuân đã bắt đi, không dễ dàng gì cho hắn trả nợ thế…(chữ in đậm là của người viết- sđd)

Nhưng sự thực ra sao: có đúng là Xuân giết Tý sau khi đã bắn dọa rùng rợn như Nhã Ca diễn tả từng ly từng tý thêm trong 4 trang trước đó (364-367) bằng trò chơi Russian roulette không? Câu trả lời là không, ít nhất là theo chính Nhã Ca và cả người bị kết tội là Nguyễn Ðắc Xuân.

Trong Hồi Ký Một Nguòi Mất Ngày Tháng hai mươi năm sau, Nhã Ca xác nhận lại là chỉ nghe kể chứ không chứng kiến tận mắt viêäc Nguyễn Ðắc Xuân về Huế hay giết Trần Mậu Tý:

-…Ðắc là sinh viên tranh đấu cũ, sau bò ra khu. Năm Mậu Thân, nghe kể Ðắc theo quân Cộng sản về Huế…Tôi có kể chuyện này trong Giải khăn sô cho Huế. (trang 198, sđd, 1991- chữ in đậm là của người viết)

Có hai tài liệu quan trọng có thể dùng để kiểm chứng việc này- và nhiều việc khác nữa- là hai bài viết, một của Nhã Ca đăng trong Hồi Ký Một Người Mất Ngày Tháng sau 1975, một của Nguyễn Ðắc Xuân có tựa "Hậu quả của ‘cái chết’ của tôi" đăng lại trên tờ Ðông Dương Thời Báo, số 69, ngày 30.7.1998, Houston, Texas, Hoa Kỳ, cùng thuật lại cuộc gặp gỡ giữa hai người sau 1975 ngay tại quán bán hàng của Nhã Ca trên đường Ðồng Khởi, Sàigon.

Ðây là phần Nhã Ca:

-…Khi anh ta bước vào, một tay ôm cái cặp da, một tay ôm cái cặp giấy. Thấy anh ta lớ ngớ, không chịu ngồi vào bàn, tôi bước ra.

"Chị không nhận ra tôi há? Chị Vân?"

…Không nhớ. Lắc đầu. Cười vậy…

"Xuân đây. Nguyễn Ðắc Xuân đây. Huế nì"

Vẫn không nhận ra nét quen thuộc nào…Anh ta cười xuề xòa:

"…Nãy giờ tôi đi qua đi lại mấy lần, muốn vô thăm chị. Tôi đứng ở quầy bánh trước nhà, mua mấy cái bánh, rồi mới vô…Chị khỏe không?"

…"Xin chị cho tôi một ly đen. Cho phép tôi mời chị một ly?"

Không còn hình ảnh Ðắc của Mậu Thân nữa. …

"Tôi muốn mời chị về lại với Huế. Mời chị viết."

"…mời chị cộng tác với tờ Sông Hương, tờ báo của Huế mình."

…Tôi không gặp lại Ðắc. Hai năm sau, Từ ra khỏi trại tù. Một hôm đi về kể vừa gặp một người ngoài đường. Anh ta gọi, quay lại, không nhận ra. Lại giới thiệu…Ðành xưng thêm đầy đủ: Nguyễn Ðắc Xuân. Có nói chuyện với nhau không? Từ nói có. Anh ta còm cõi tội nghiệp …"

Nhã Ca khi sang bên này mới cho xuất bản cuốn hồi ký có những giòng trên: quá khứ tưởng chỉ có mỗi một Nhã Ca còn sống, còn viết. Bất đồ, mới đây, Nguyễn Ðắc Xuân lên tiếng. Trong bài đã dẫn (trích trong tập Cửa Sổ Giữa Tầng Lá Xanh) Nguyễn Ðắc Xuân viết rất chi tiết về Thu Vân-tức là Nhã Ca-khi còn ở Huế, chưa bỏ nhà vào Sàigon, Nhã Ca gặp Trần Dạ Từ ở Huế sau khi hai người đã liên lạc với nhau kiểu "tìm bạn bốn phương" một thời gian, Nhã Ca bỏ nhà vào Sàigon chung sống với Trần Da Từ, hai cuốn ký bịa đặt về chuyện ông ta giết Trần Mậu Tý …

Nguyễn Ðắc Xuân kể lại chuyện tình cờ gặp lại Nhã Ca và đã hỏi bà này về chuyện vu oan cho ông ta về việc Trần Mâu Tý trong cuốn Giải Khăn Sô Cho Huế.

-…Các hoạt động của tôi ở Huế, dân Huế biết, các đồng chí đồng sự của tôi hiện đang sống đều biết rất rõ. Giữa một cuộc chiêán đấu lớn lao, đông đảo như thế, tôi xử ai và tôi giết ai tôi không thể làm một mình và chắc chắn 30 mươi năm qua những đối tuợïng ấy không thể làm thinh trước dư luận báo chí trong và ngoài nước. Tôi đã mở tòa án ở đâu và xử ai?…Bẵng đi mấy năm không có dịp nhắc đến Nhã Ca nữa. Rồi đến một dạo trước năm 1980 (tôi không còn nhớ đích xác năm nào), tôi vào TP HCM…Tôi hỏi "Chị làm ơn bán cho mấy cái bánh!" Người đàn bà đến mở nắp thẩu lấy bánh cho tôi. Khi tay cô vừa chạm vào mấy cái bánh trong thẩu thì như bị điện giật cô rút tay ra và chụp cái nắp nhôm chụp xuống miệng thẩu cái cốp rồi quay lưng vô nhà. Tự nhiên tôi kêu lên:

"Thu Vân, tại sao thấy moa, toa lại bỏ đi?"

Người đàn bà quay lại nét mặt thảng thốt:

" Tôi nghe người ta nói anh đang tìm tôi để giết nên tôi sợ quá…!"

-"Vì chuyện nhân vật Ðắc toa viết trong Giải Khăn Sô cho huế phải không?" Tôi hỏi và nói tiếp-"Chuyện của nhân vật Ðắc có liên quan gì đến moa mà moa tìm giết toa! Mà sao moa có giêát toa dễ dàng dến vậy?" Nghe thế có lẽ Nhã Ca thấy đúng là con người thật của tôi khác với con người cô tưởng tượng …cô lấy lại tư thế bình thường. Cô không mời nhưng tôi vẫn kéo ghế ngồi. Thu Vân miễn cưỡng ngồi vào ghế đối diện tôi. ..Ðến khi câu chuyện trở nên thân tình, tôi hỏi thật cô:

-Vì sao năm 1968 Thu Vân lại viết về nhân vật Ðắc để ám chỉ tôi như thế?

Thu Vân trả lời rất thành thật:

-Lúc đó ai cũng nói anh chết rồi, ai ngờ…

-Sao Thu Vân lại nỡ dựng chuyện ác cho em một người bạn mình như thế? Tôi hỏi với giọng trách móc.

-Như anh biết đó-Thu Vân giải thích-viết ký thì phải có những con người bằng xương bằng thịt mình biết rõ ràng mới hay, chứ anh nghĩ lính giải phóng ở miền Bắc vào nào tôi có biết ai đâu?

-Té ra như vậy.

Sở dĩ có chuyện không tốt ấy xẩy ra là vì nhiều người tin tôi đã chết. Hồi tháng 10.96, trong bữa cơm thân mật ở nhà chị Trà My-anh Phạm Doãn Ðể ở quận 19 thủ đô Paris tôi kể lại chuyện gặp lại Nhã Ca trên đường Ðồng Khởi trên đây, hai anh chị cười vang:

-"Thế mà bao năm nay, anh chị cứ trách Xuân!"(bđd)

Chính Nguyễn Ðắc Xuân cũng không rõ Tý chết trong trường hợp nào:

-…Hơn một năm sau tôi mới nghe tin T. đã chết trong tết Mậu Thân. Những khi gặp những người quen biết T., chúng tôi thường đưa ra mấy giả thiết về trường hợp T. chết như sau…(bđd)

Sở dĩ Nhã Ca sai lầm vì đã dựa vào một chi tiết có thực: ấy là việc Nguyễn Ðắùc Xuân bắt Trần Mậu Tý "xuống hầm cá nhân ngồi":

-…đội công tác thanh niên chúng tôi đang đào hầm trú ẩn cá nhân ….có người dẫn độ T. vào gặp tôi. Thâáy tôi,…T….ôm tôi và nói:

-‘Bọn tự vệ bắt mình, mình nói là bạn của X., nên họ đưa mình qua đây!".

…T đặt tôi vào một hoàn cảnh rất khó xử. Giả như tôi không giận T mà sau lưng tôi là anh Hoàng Minh Loan, chính trị viên của đôäi công tác thanh niên…tôi không thể tỏ ý thân thiện với T. lúc này được….tôi sẽ bị tình nghi quan hệ với địch và sẽ bị tống cổ lên rừng ngay, …Bản năng tự vệ trong tôi buộc tôi phải la lên:

-"Tao là bạn của mày được sao!" Tôi chỉ hầm cá nhân đang đào dang dở trước sân nói tiếp ­"Chuyện chi còn có đó. Xuống ngồi dưới hầm cá nhân đó!…Tôi đưa cho T một xấp giấy manh bảo qua nhà anh Vĩnh Tháp…Nhưng sau đó chúng tôi bị căn cứ Mang Cá rót đạn cối vào nhà, phải di chuyển ngay chỗ ở. Và tôi cũng không còn dịp gặp lại T. nữa. .."

Chính vì chi tiết "hầm cá nhân" này mà Nhã Ca đã bịa ra nguyên bốn trang về việc Nguyễn Ðắc Xuân chơi trò Russian roulette trước khi giết Tý.

Bởi thế, Nguyễn Ðắc Xuân đòi hỏi Nhã Ca phải đính chính:

-…Ðến nay ở nước ngoài có lẽ Nhã Ca có thể viết rõ ra để chứng minh tính chân thực của cuốn sách…Cái chết của T . cũng thế. Nhưng vì Nhã Ca đã không viết đúng sự thực, nếu tôi không viết thêm đoạn này thì người đọc trong các thế hệ sau sẽ khó có được một tư duy đứng đắn về sự kiện này." (bđd)

Ðọc xong cả hai, người ta cảm thấy câu chuyện Nhã Ca thuật lại có lắm điều không ổn mà điều vô lý nhất là việc Nguyễn Ðắc Xuân mời Nhã Ca cộng tác với tờ Sông Hương để Nhã Ca có thể khoe tài "bất khuất" nói xiên nói xỏ cộng sản để từ chối. Lúc xẩy ra cuộc găëp gỡ này là "trước năm 1980", nhà nước chưa "cởi trói" cho văn nghệ, làm sao một nhà văn, nhất là một nhà văn miền Nam như Nhã Ca, có chồng đang đi tù vì nhận là CIA, lại được mời viết ở tờ Sông Hương là một tờ "nặng ký" ở Huế? Nhưng lộ nhất là câu "Không còn hình ảnh Ðắc của Mậu Thân nữa. Anh ta ngồi, hiền lành, hình như còn đôi chút bối rối nguợïng ngùng.."

Giữa hai người, Nhã Ca phải là người bối rối thì đúng hơn vì tự trong thâm tâm bà ta hiểu rằng chuyện công khai gán cho Nguyễn Ðắc Xuân đầy những chi tiết ác độc này chỉ được nghe lại sau khi nhiều người tưởng nhầm anh ta đã chết. Càng vô lý hơn là Nhã Ca lại "không nhận ra nét quen thuôäc nào" lúc gặp lại Nguyễn Ðắc Xuân dù anh ta là em trai của người bạn mình?! Nên để ý đến chi tiết mà Nhã Ca viết sau đó: cả Trần Dạ Từ cũng không nhận ra Nguyễn Ðắc Xuân: làm sao cả Nhã Ca và Trần Dạ Từ lại có thể "quên" được một người từng cho mượn chiếc giường bố để hai người "yêu nhau thật sự" được nhỉ?! Hay vì "sợ" nên cả hai người đều không dám nhận ra để dễ "bỏ đi" đúng như lời kể của Nguyễn Ðắc Xuân?

Trái với lời Nhã Ca, theo cách viết của Nguyễn Ðắc Xuân, người đọc thấy ngay anh ta là một người cộng sản trung thành và cho đến bây giờ cũng còn rất coi thường (dùng chữ "khinh miệt" thì đúng hơn) thái độ chính trị, đời sống và "tài năng" văn chương của cả Nhã Ca lẫn Trần Dạ Từ:

-…Tôi gặp Thu Vân ở nhà chị tôi ở đường Chi Lăng nhiều lần. Cô không đẹp, khuôn măt hơi nặng nên bọn em trai của chị tôi cùng thế hệ với cô lúc ấy ít người để ý đến cô…Phương Nam (tức là Hoài Nam, bút hiệu trước của Trần Dạ Từ-chú của người viết) về nhà Ngô Ðức Chương ­một nguòi bạn làm thơ ở với mẹ gia tại ngõ hẹp của đường Ngô Ðức Kế trong Thành Nội. Nhà chật có khách thơ, Chương mượn tôi cái giường bố cho Phương Nam nằm…Về sau, có lẽ hối hận về hành động phũ phàng của mình. Thu Vân đã tìm đến Phương Nam va hai người đã yêu nhau thật sự ngay trong nhà Ngô đức Chương. Sau đó Thu Vân bỏ học vào Nam vói Phương Nam và hai người có hai bút hiệu mới là Trần Dạ Từ và Trần Thy Nhã Ca…mùa hè năm 1966, Trần Dạ Từ ra Huế tiếp tục nói xấu phong trào miền Trung bị anh em sinh viên quyết tử chận lại tại sân bay Phú Bài và buộc anh phải rời miền Trung…Sau 1975, về lại Huế…(3.1976) nhiều người đặt bài cho tôi viết lên án Nhã Ca. Tôi từ chối. …:dù sao Nhã Ca cũng là bạn của chị tôi, nỡ nào tôi lại đánh người dưới ngựa bạn của chị mình…" (chữ in đậm là của người viết- Cho thấy Nguyễn Ðắc Xuân không hề kính trọng gì Nhã Ca cả)

Ðời nào có chuyện anh ta phải khúm núm, gặp nhau xun xoe chào hỏi trước như Nhã Ca đợi chạy tuốt sang Mỹ rồi mới tả tình tả cảnh? Sao không dám làm như Dương Thu Hương, là viết ngay ra và cho công bố những trò này-nếu có- ngay tại Sàigon? Sang đến đây thì có vẽ rắn thêm vài chục cái chân nữa cũng chẳng ai hay, mà biết đâu lại có bậc thức… giả vội vàng ôm chầm ngay vào để khen lấy khen để là đánh chan chát, kêu coong coong! Cho nên, nếu đã tự hào như Võ Phiến "Ký ấy thật khác với ký miền Bắc trong cùng một thời kỳ…Mất cái đặc trưng cơ bản (tính chính xác tối đa- chú của người viết, như đã dẫn), ký dễ biến ra ký giả…" thì chúng ta không thể cứ bênh vực người viêát của miền Nam, của chúng ta một cách mù quáng vì cái công nghĩa là cái khác biệt giữa người miền Nam và nhà cầm quyền miền Bắc. Qua bài viết của Nguyễn Ðắc Xuân, tôi có cảm tưởng rằng anh ta quả đã có tham dự vào những cuộc giết người ở Huế. Nhưng hành hạ, khủng bố tinh thần Trần Mậu Tý trước khi giết như Nhã Ca đã gán cho anh ta thì không. Tệ hại hơn nữa là thái độ huênh hoang với những chi tiết hoàn toàn bịa đặt của Nhã Ca về cuộc gặp gỡ anh ta sau 1975: Nhã Ca còn không nêu ra được thời điểm của cuộc "tái ngộ" này trong khi Nguyễn Ðắc Xuân viết rất rõ, với nhân chứng về những chuyện liên quan đến Nhã Ca (và cả Trần Dạ Từ) truóc và sau 1975. Tôi thực tiếc Nhã Ca đã tự gây thiệt hại cho đời-viết-ký của mình bằng sự không công khai nhìn nhận sai lầm (ở Giải Khăn Sô Cho Huế) và tiếp tục sự bịa đặt ấy một cách "vĩ đại" hơn (ở Hồi Ký Một Người Mất Ngày Tháng).

Hai cuốn ký song sinh.

Võ Phiến kết luận rằng cuốn ký thứ hai của Nhã Ca đã "già dặn" hơn cuốn trước, căn cứ vào sự tỉnh ngộ tương tự của học giả Nguyễn Hiến Lê và chuyện Nhã Ca bày tỏ thái độ với …Nguyễn Tuân! Tưởng là bày tỏ thái độ với Ðỗ Mười: cụ Võ làm độc giả mừng hụt nhá! Cuốn Giải Khăn Sô Cho Huế có những câu những đoạn chửi rủa người lính miền Nam, ca ngợi lính chính quy miền Bắc. Ðây là một đoạn tiêu biểu:

-…Tôi nhớ lại khuôn mặt anh lính giải phóng gác nơi cầu khi chúng tôi di qua. Một anh lính Bắc Việt ngờ nghệch, anh nhìn ai cũng ra bọn Mỹ Ngụy hết. Anh la hét, cấm đoán rồi cuối cùng mọi người cũng chạy được qua cầu. Tôi nghĩ chắc anh không trông thấy gì ngoài đàn ông, đàn bà, con nít chạy loạn, còn bọn Mỹ ngụy chỉ một đêm nổ súng là chết hết rồi…(Giải Khăn Sô Cho Huế, trang 182, 183- chữ in đậm là của người viết)

Có cần lời bàn nào không?!

Chỗ yếu nhất của Võ Phiến trong phần này là sử dụng Nguyêãn Hiến Lê để bào chữa cho sai lầm của Nhã Ca:

-Tại sao đánh nhau? Ai phải ai trái? Không phải một anh lính trẻ. Mà một học giả đầy ưu tư đối với dân tộc-ông Nguyễn Hiến Lê-cũng từng nghĩ quấy. Trước sau năm năm, thực tại được chứng kiến đã làm ông Nguyễn Hiến Lê đổi hẳn thái độ…(sđd)

Nguyễn Hiến Lê đổi hẳn thái độ bằng một tập Hồi Ký vạch rõ những sai trái, tàn ác của cộng sản và gửi ra ngoại quốc cho in. Ðây là một tài liệu vô cùng quý giá cho những thế hệ đi sau vì có đầy đủ chi tiết về tình trạng miền Nam và Việt Nam dưới chế độ cộng sản: những lần đốt sách, đổi tiền, bắt bớ …làm điêu đứng cả nước. Ðiều đáng chú ý là bản thân Nguyễn Hiến Lê không bị bắt bớ đâày ải nhưng bổn phận một người cầm bút khiêán ông chính thức, công khai xác nhận lỗi lầm của mình và dành cuối đời cho việc ghi lại những sự việc mà ông cho rằng rồi ra đảng cộng sản Việt Nam phải chịu trách nhiệm về sự suy thoái của cả dân tộc.

Trong khi ấy, cuốn Hồi Ký Một Người Mất Ngày Tháng xuất bản năm 1991, sau khi tác giả ra khỏi Việt nam, chỉ đầy những bịa đặt, giả trá nhắm thổi phồng tác giả. Võ Phiến có thể tán thưởng cái "đốp chát", cái "đánh chan chát" của Nhã Ca với Nguyễn Tuân. Tôi thì nghĩ khác: tưởng là đốp chát, chan chát với ai, chứ với một nhà văn già lọm khọm từng vừa nuốt nước mắt vừa thổ lộ: "tôi còn sống được đến ngày này chỉ vì biết sợ" thì nói làm gì? Có vẻø vang gì cho cam? (Chưa kể một người dám nói câu đó thì mới không biết sợ là gì) Nhã Ca có dám chan chát với…Tố Hữu thử?!

Tôi còn có cảm tưởng bất nhẫn là những nhà văn miền Nam (nhất là những nhà văn miền Nam như Võ Phiến, người có may mắn rời miền Nam nửa tháng trước khi miền Nam mất) càng không nên "vỗ tay chan chát" khi thuật lại những chuyện này: Nguyễn Tuân không phải Tố Hữu hay Trần Bạch Ðằng, Chế Lan Viên. Nếu họ chống lại được, chúng ta khen mà không thì cũng chẳng nên dè bỉu: chắc gì mình giữ được lòng son sắt, không quỵ gối, không đầu hàng nếu bị đe dọa khủng bố như Nguyễn Tuân? Vì nếu dè bỉu Nguyễn Tuân, Võ Phiến sẽ phải giải nghĩa ra sao về việc Trần Dạ Từ nhận là làm việc cho CIA khi cộng sản bắt ông sau 1975? Liệu chúng ta có nên đem chuyện đó ra gán cho ông cái họ sợ như Võ Phiến từng làm với Nguyễn Tuân?

Vo õPhiến cũng bào chữa thêm rằng Nhã Ca cũng "non nớt như 90% người miền Nam, theo ước lượng của ông Nguyễn Hiến Lê" nhưng Võ Phiến quên rằng "90% người Miền Nam" không vu oán cho người khác hay tiếp tục vu oán cho người khác như Nhã Ca. Hơn thế nữa, Nhã Ca còn tiếp tục nguyền rủa miền Nam bằng cách đăng lại trên Hồi Ký Một Người Mất Ngày Tháng những bài báo hay qua phỏng vấn rằng Miền Nam là một miền đất mà đã "văn hóa tuột dốc, chịu khổ ải dưới (ảnh hưởng của Hoa Kỳ đến nỗi) …con gái trong nhà biến thành đĩ điếm và gái bao ngắn hạn…"(trang 518, sđd)

Ðó là những tin tức sai hoàn toàn mà nhà văn Võ Phiến không thể ngó lơ được khi đã xếp nó vào Ký, nhất là khi muốn dùng nó để bênh vực cho Giải Khăn Sô Cho Huế.

Tôi chỉ cần đưa ra ba thí dụ điển hình: thí dụ thứ nhất là việc "quảng cáo" rằng Trần Dạ Từ phải đi tù nhiều năm "như những tù nhân chính trị". Sự thực Trần Dạ Từ đi tù nhiều năm vì tự nhận là làm việc cho CIA như dịch giả Nguyễn Hữu Hiệu viết rất rõ trên Khởi Hành.

Thí dụ thứ hai là việc Nhã Ca tuyên bố với tờ The New York Times, đăng trên số ngày 19 tháng 11. 1973 là "chính phủ Sàigon có lúc đã tịch thu sách của bà…" (The Sàigon government has on occasion seized books of her…"-trang 518, sđd, chữ in đậm là của người viết)

Những lời dối trá loại này không những được đăng lại đầy đủ cùng nhiều lời mạt sát miền Nam khác mà lại còn được trích ra in ngay ngoài bìa cuốn Hồi Ký của Một Người Mất Ngày Tháing "…Về phía chính quyền miền Nam thời đó, mặc dù từng được giải thưởng Văn chương Quốc gia, bà vẫn bị chính quyền Sàigon đưa ra tòa nhiều lần vì các bài viêát chống lại họ" (Tom Hansson, nhật báo Svenka Dagbladet, ngày 19. 4. 1987, đăng lại trên Hồi Ký Môä Nguòi Mất Ngày Tháng trang 529)

Những lời vu cáo này cũng lại được xuất hiện như một lời quảng cáo cho một cuốn khác mới xuất bản đây, cũng ngoài bìa sau (Chớp Mắt Một Thời).

Là một công chức làm tới chức Chánh sở tại Bộ Thông Tin trước 1975, là một người trong giới nhà văn, nhà văn Võ Phiến cắt nghĩa ra sao về những sự man trá này trong một cuốn mà ông gọi là Ký? Oâng đọc không kỹ hai cuốn ký mà ông phê bình hay ông đồng ý với Nhã Ca? Nếu ông đồng ý thì chứng cớ đâu (cuốn sách nào của Nhã Ca bị tịch thu và tác giả chúng ra tòa ­nhiều lần- vì viết bài chống chính phủ Saigòn ngày nào…)?

Thí dụ thứ ba là lời vu cáo Nguyễn Ðắc Xuân lập lại ờ Hồi Ký (cuốn 2) đã được quảng cáo trên môät cuôán khác , Sàigon Cười Một Mình, trang 261, xuất bản tháng 8, 1990, Hoa Kỳ.

Người ta dĩ nhiên không ngạc nhiên gì về thái độ của Nhã Ca, nhưng sự thiếu sót của nhà văn Võ Phiếân có thể làm người ta sửng sốt. Chính vì sự thiếu sót này mà Võ Phiến phải băn khoăn về "sự rủi ro" nào trong cuốn hồi ký thứ nhất.

2/ Rủi Ro hay Cố Ý?

Nếu xét toàn bộ truyện, thơ và ký của Nhã Ca, người ta sẽ không có lý do gì để kết luận những bước "hụt" này của Nhã Ca là một sự rủi ro: Nhã Ca là một người viết không cẩn thận và đúng như Võ Phiến nhận xét, "bù lu bù loa". Nhiều truyện của Nhã Ca trùng lập cùng một số chi tiết (nghĩa là cũng song sinh như hai cuốn ký), đa số lại sử dụng cùng một cách mở (kết thúc) là những cái chết hay những bức thư đến quá muộn. Truyện của Nhã Ca là thứ truyện đọc không cần phải chăm chú: người ta có thể lược bỏ vài trang cũng chăúng hề gì. Sự trùng lập ấy còn khiến người ta có cảm tưởng rằng Nhâ Ca không biết gì về kỹ thuật viết truyện: may được một cuốn thành công thì cứ theo cái công thức ấy mà viết tiếp, chỉ thay đổi tên nhân vật. Cho nên truyện Nhã Ca không có chiều sâu, không lưu lại chấn động nào vĩnh viễn. Ngay cả một truyện mà Nhã Ca đặt nhiều tâm trí vào sau nhiều năm viết truyện, Trăng Mười Sáu- cuốn thứ hai mươi tám trong đời viết văn- rủi thay, cũng ..y như tên đặt của nó, là rất văn nghệ hiệu đoàn, rất …mười ba, mười bốn, mười lăm, mười sáu..

-…Mỗi thời đại văn chương Việt Nam hình như đều có một truyện về loại tình yêu chú cháu. Thời tiền chiến Khái Hưng viết cuốn Ðẹp…Lần này với cuốn Trăng Mừơi Sáu, tình yêu này được mô tả qua cái nhìn liều lĩnh vô tội của một cô bé vừa mười sáu tuổi…(Nhã Ca, Phút Nói Thật, Nguyễn Mai phỏng vấn, Văn tháng 7, 1973, Sàigon, Việt Nam)

Trong cách xếp đặt, Trăng Mười Sáu có nhiều điểm giống với Ðẹp: "chú Hiên" (TMS) là một nhà văn; "chú Nam" là một họa sĩ, nghĩa là không phải những ông chú chán phèo, chân chỉ hạt bột, chán như cơm nếp nát. Oâng chú này là bạn của bố. (Trong Yêu của Chu Tử, Ðạt là một ông giáo). Cô bé Lan của Ðẹp và cô bé Gia Lai của Trăng Mười Sáu đều có những cô em hay cô chị cũng thân thiết, quấn quýt với ông chú. Nhưng ở Trăng Mười Sáu, mối tình Gia Lai hoàn toàn một chiều: chú Hiên yêu người chị, dẫn đến sự tự tử của người chị này sau khi gia đình cấm cản và lá thư Hiên gửi cho Trúc rủ bỏ nhà trốn đi nhờ Gia Lai chuyển bị Gia Lai đốt mất. Trái lại, trong Ðẹp, Lan lấy được chú Nam.

Ðây là chỗ "tách" ra của Trăng Mười Sáu và so vói Ðẹp, cũng là sự non nớt của tác phẩm này. Ở Trăng Mười Sáu, kết thúc có thể đoán được, không có gì mới lạ (chú không yêu cháu). Ở Ðẹp, cuộc hôn nhân của Lan và Nam chiếm trọn hơn nửa phần sau cuốn sách: Khái Hưng có chủ ý đấy. Chủ ý của Khái Hưng không chỉ là một mối tình chú cháu như Nhã Ca tưởng lầm. Bởi thế, không phải tự nhiên Khái Hưng lại dựng nhân vật -chú ùNam- là một họa sĩ.

Mối tình khác thường (chú cháu) của Lan và Nam chỉ để làm nền cho một vấn đề sâu xa hơn: với các người sáng tạo, liệu tình yêu buổi đầu- dù tình yêu ấy phải vượt qua những cổ lệ thông thường, gần như cấm kỵ - khi biến sang hôn nhân liệu có còn giữ được những cảm xúc mới mẻ, dồi dào để người ta tiếp tục sáng tác? Hay cái vòng thê tróc tử phọc sẽ làm người ta cùn mằn và giết luôn cả tình yêu đó đi? Liệu nguồn cảm hứng-người yêu- sẽ còn nguyên vẹn ("Trong một giây cái hy vọng lớn lao hiện ra, rõ rệt, to tát: Lan sẽ mãi mãi là nguồn cảm hứng của chàng, khi Lan đã là vợ chàng cũng như khi Lan hãy là hôn thê của chàng" trang 82, Ðẹp) hay sẽ biến thành một "bà sư tử ghen lồng lên" (Ðẹp, trang 97) hoăëc một người vợ chịu đựng, cái chịu đựng chỉ làm người chồng bẳn gắt thêm, vì sự ràng buộc vô hình trói chặt?

-…Mà dẫu cho chúng ta thành thực yêu nhau nữa, thiết tưởng chúng ta cũng nên vì nghệ thuật mà hy sinh ái tình của chúng ta. Ràng buộc một nghệ sĩ vào trong gia đình tức cũng như đem cây đa mà trồng vào môät chiêác châäu sứ. Cây sẽ cằn cỗi, không nẩy nở được mà cái chậu sứ có khi bị nứt vỡ…(trang 79, Ðẹp)

Ðó là câu Nam nói với Lan chỉ một ngày trước khi nhờ anh hỏi Lan cho mình. Và ngay lập tức, chỉ sau vài tháng ngắn ngủi, sự lo sợ của Nam biến thành sự thật: Lan trở nên ghen tuông vô cớ và nếu không có Trinh- người bạn gái bị nghi ngờ-đủ thông minh để tỏ cho Nam biết không phải cô cháu nào cũng yêu ông chú, bạn của bố mình, thì chưa biết cuộc hôn nhân của Lan và Nam có tồn tại được không.

Khái Hưng, một nhà văn tinh tế mà mỗi tác phẩm là một câu hỏi về đời sống (Vọi, Tiêu Sơn Tráng sĩ, Nửa Chừng Xuân…) không chọn Ðẹp để làm tên cho cuốn truyện một cách vô cớ: ông chọn Ðẹp để nói về cái đẹp của nghệ thuật, một cái đẹp trừu tượng lấy cảm hứùng rất nhiều ở một cái đẹp cụ thể khác (người đàn bà) nhưng liệu hai cái đẹp này có sống chung nổi, song song bên cạnh nhau không? Câu trả lời là không.

Sự thắc mắc chung ấy thể hiện ra ở cuộc đời nhiều nhà văn, nhà thơ không chỉ ở Việt Nam. Cô nàng Laura (tên thật Olga Ivinskaya) trong Doctor Zhivago, nguời tình và nguồn cảm hứng của Boris Pasternak, đã có lần phải nói:

-… As a poet, he was ruled by his "passion to break free’ (Olga Ivinskaya, Captive of Time, dịch bởi Max Hayward, trang 25, nhà xuất bản Doubleday, Hoa Kỳ, 1978)

Mấy chục năm sau khi Ðẹp xuất bản, Trăng Mười Sáu - lại của một nhà văn nữ - hoàn toàn chỉ là một chuyên tình của một cô bé mới lớn. Không có gì mới, không có gì khác. Mà quan trọng hơn hết thẩy, nó không thể được nhắc đến như một thứ "con tương cận" với Ðẹp như Nhã Ca đã lầm vì tình yêu chú cháu trong Ðẹp chỉ là một yếu tố cực đoan để làm nổi bật toan tính của tác giả (như tôi đã dẫn.) Lầm như thế, nghĩa là không đủ hiểu biết để thẩm thấu văn chương.

Về thơ, như tôi đã chứng minh, một trong những bài thơ làm nên tên tuổi Nhã Ca (Ðàn Bà) lại là một bài thơ "trộm" từ bản dịch Kinh Thánh Tin Lành. Võ Phiến không nhắc tới chuyện này trong tập "Thơ" khi viết về Nhã Ca là quyền của ông. Nhưng chính Nhã Ca sẽ rất "khó ăn khó nói" với độc giả khi đã bị chứng minh là "cố tình đảo lộn một vài chữ, ý để nhận vơ là của mình" ("Ðẹp như mặt trăng" đổi thành "đẹp như mặt trời" còn "tinh sạch như mặt trời" đổi thành "tinh khiết trong như trăng")…" (Nhà Văn Như Người Hướng Dẫn Dư Luận) Tôi cũng đã dẫn một số những chữ rất đặc sắc khác mà Nhã Ca "trộm" của cụ Phan Khôi (Phan Khôi là một trong những người dịch Kinh Thánh Tin Lành) như "người nữ, ái tình tôi…" Cả cái ý tưởng "cám ơn Thượng Ðế cho tôi đôi vú" mà Võ Phiến nức nở khen ngợi là cũng không có căn cứ, chưa kể cái tội nói hộ Thượng Ðế: làm gì có chuyện Thượng Ðế phải giật nẩy người vì có đứa thân mật, bình đẳng với mình như Võ tiên sinh múa bút quá đà? Sự không lương thiện ấy kéo dài luôn tới thời gian gần đây (Hồi Ký Một Người Mất Ngày Tháng).

Cho nên nếu xét đủ truyện, ký và thơ của Nhã Ca -như đã chứng minh- thì sẽ không có gì ngacï nhiên về sự non nớt dẫn đến rủi ro trong ký hay sự nghèo nàn trong thơ (trộm Kinh Thánh dịch), trong truyện (nội dung nhiều truyện giống nhau), được chuyên chở bỏi một thứ văn phong mà chính Võ Phiến nhận xét rất đúng là bù lu bù loa của tác giả.

[Tạp Bút 2]