văn học và đại chúng, mời đọc: NGƯỜI MỚI Diễn Đàn Văn Học và Phụ Nữ - Nguyễn Tà Cúc chủ trương. |
KHÔNG PHẢI LÀ PHÊ BÌNH VĂN HỌC Nguyễn Tà Cúc |
Võ Phiến nêu rõ chủ trương của ông khi phê bình: -…Chúng tôi vẫn cho rằng nhận định về một tác giả là nhận định về một tâm hồn, chứ không phải về một kỹ thuật, một chủ đề, một tư tưởng…;nhưng tôi chỉ muốn chú trọng đến phong cách, đến tâm hồn tác giả. Cái đó nó là một, qua mọi tác phẩm. Trong một câu thơ, một bài thơ: có nó; mà trong hàng chục thi tập cũng là nó thôi. Chỉ lo không nhận diện ra nó, không "bắt" đúng nó…" (trang 503, 504, sđd) Kể ra là một quan niệm tốt. Tiếc là tác giả không áp dụng được nó cho trọn vẹn. A. SAI LẦM VÌ CHỦ QUAN I. BỘ MÔN TRUYỆN Trường hợp Túy Hồng và Tôi Nhìn Tôi Trên Vách Có một chữ ngay trong phần đầu viết về Túy Hồng mà tôi nghĩ là một sự sơ xuất của tác giả: -…Bởi vì sự đổi mới không bắt đầu bằng một tuyên ngôn, bằng một sự nổi dậy…Ở đây là một thay đổi thật sâu xa, thật căn bản, mà lại lăëng lẽ, gần như vô ý thức…(trang 1597, sđd- chữ in đậm là của người viết) Nếu đi cùng chữ "lặng lẽ" thì "vô thức" đúng hơn là "vô ý thức". Nhưng dù có- ý- thức hay không- ý- thức, tiếc rằng trong sự đổi mới của "khuôn mặt người nữ tiểu thuyết gia" (lời Võ Phiến) lại có một cuốn truyện tệ hại như cuốn Tôi Nhìn Tôi Trên vách của Túy Hồng. Núp dưới dạng tiểu thuyết, đây là một cuốn tự truyện, kể lại cuộc tình duyên giữa tác giả (gốc Huế) và nhà văn Thanh Nam (gốc Bắc). Xấu nhiều hơn đẹp. Ðúng ra chàng xấu hơn nàng. Cái gốc Bắc Kỳ của chàng cũng làm nàng ngứa mắt, khiến tuôn ra những câu văn đẫm mùi "mắm cua chua". Mùi mắm cua chua nó ngào ngạt ra sao? Xin dành lời cho nhà văn (gốc Bình Ðịnh) Võ Phiến sau. Nay hãy cứ thưởng thức lời lời châu ngọc hàng hàng gấm thêu của một nhà văn nữ hết sức nổi tiếng của văn học miền Nam đang cong cớn chê bôi cả nước: -…Chồng chị là thằng cha đậu hũ thối (trang 71, sđd) -…Bún riêu bún riêu cua đồng cua đồng…Ba con rạm giả giã nát bấy bầy ra, thocï tay vào vọc vọc rửa rửa, bẩn ơi là bẩn, rồi bày đặt gọi cho văn vẻ là bún riêu, không có bún riêu, bún rạm, bún rạm, phải kêu là bún rạm…(trang 82, sđd) Lại xin đợi đọc phần mắm Bình Ðịnh của Võ Phiến. -…Lấy ruốc, bún rạm phải ăn với ruốc, người Huế gọi măém tôm là ruốc. Còn thịt châáy thì người Bắc gọi là ruốc. Hồi còn ở Huế, một hôm tôi hỏi một anh bạn người Bắc: Buổi sáng anh ăn gì? Anh trả lời: Tôi ăn bánh mì với ruốc. Tôi nhăn mặt trợn mắt: buổi mai mát mẻ mà ăn cái gì tanh tưởi thối tha vậy? (trang 83. sđd) Cũng lại xin đợi đọc phần mắm Bình Ðịnh của Võ Phiến sắp tới. -…Ðại khái đàn bà Huế lãng mạn thi vị trong khi đàn bà Bắc lo làm ăn bon chen rít chặt đồng tiền …(trang 226, 227, sđd) Chê người xong thì phải khen mình cho đủ đạo làm người …Ðắc Kỷ: -…vua nhà Nguyễn ở Huế, vua nói tiếng Huế bởi đó tiếng Huế được suy tôn. Dân mấy miền Quảng Nam, Quảng Ngãi, Ðà Lạt, Sàigon, Bắc kỳ mới nịnh bợ tôn xưng tiếng Huế bảo tiếng Huế chửi nghe cũng hay…(trang 20, sđd) Không hiểu dân Quàng Nam, Quảng Ngãi như Phạm Xuân Ðài (Thế Kỷ 21), Gia Ðịnh như Tô Thùy Yên, Bắc kỳ như Bùi Bảo Trúc nghĩ gì về sự nịnh bợ tôn xưng này nhỉ? Người ta đã chỉ …đích danh các bạn, còn đợi gì mà không lên tiếng? -Sao mà gái Huế đi đâu cũng được người ta thương. Có lẽ gái Huế là những người vợ toàn chân toàn thiện toàn mỹ…(trang 67, sđd) Có lẽ gì nữa: rủa chồng toàn chân toàn thiện toàn mỹ như thế là nhất rồi. -…Gái Huế quý như trầm, như quế nên cha mẹ vừa gả chồng vừa tiếc…(trang 78, sđd) Còn con gái mấy chỗ khác chắc là …củi mục hết, cái kiểu củi mục bà để trong nhà. Ai mà sờ đến hóa là trầm hương? -Huế là chốn kinh kỳ vua chúa nên người Huế nào cũng thông minh…(trang 83, sđd) Aùp dụng triết lý này vào Hà nội là chốn kinh kỳ vua chúa đã cả bao ngàn năm thì hơi phiền cho cả nước đấy nhé! -Trời ơi, người Huế ăn thịt gà xé thật sang trọng quý phái, chứng tỏ người Huế không thèm ăn xương (trang 196, sđd) Trời ơi, thế …Nam kỳ ăn xương à? Mà mới chỉ ăn thịt gà xé mà đã được mang tiếng là sang trọng quý phái thì Túy Hồng hơi dễ tính. (May quá, may nhờ có cái món này mà chứng tỏ người Huế không thèm ăn xương!) -…"những nữ sĩ nổi tiếng hầu hết là gái Huế"…(trang 318, sđd) Kể ra cũng vẫn còn khiêm nhượng chán: mới chỉ "hầu hết" chứ chưa có "đều là"! Vẫn còn nhớ đến …sử nước Nam với Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Bà Bùi Thị Xuân, với Ðoàn Thị Ðiểm, Hồ Xuân Hương đấy chứ vv và vv… Trước khi độc giả ngậm ngùi thương xót cho nhân vật chồng Nghiễm (tức là nhà văn Thanh Nam), tôi xin nói rõ là anh chàng (Bắc kỳ) này cũng đáo để ghê lắm: độc thân đến bốn mươi mới lấy vợ thì dễ gì bị bắt nạt bởi những người mới…di cư vào Tràng An như cô vợ Khanh (Tuý Hồng): -…Gái Huế đầu hôi lắm. Anh quen đầu cô nào cũng hôi…(trang 67, sđd) -…Người Huế chỉ là một ngón tay của người Bắc. Người Huế chính là người Bắc bị trục xuất ra khỏi Bắc kỳ. Nguyễn Hoàng đánh không lại Trịnh Kiểm mới đào tẩu…(trang 83, sđd) -Người Bắc ăn miếng thịt gà chặt chứng tỏ người Bắc ăn một con gà vừa to vừa béo, miếng thịt chặt vừa vàng vừa dầy…còn thịt gà xé nhỏ ra, xé vụn ra…ôi, người ta có thể làm môät con gà mới nở rồi xé vụn ra, ai biết…(trang 196, sđd) -…Gái Huế đi ra đường là tưởng bao nhiêu cặp măét cứ dán vào mình…Khó tìm ra được một gái Huế tự nhiên không hoang mang bậy bạ…(trang 317, sđd) Ðúng là Nam Bắc phân tranh, kỳ phùng địch thủ. Khi chê bún riêu là một món ăn làm bằng cách thọc tay vào vọc vọc rửa rửa, bẩn ơi là bẩn, hẳn Túy Hồng chưa có dịp ra Bình Ðịnh. (Tôi có hơi băn khoăn: làm thức ăn không làm bằng tay thì làm bằng gì, bằng…chân hay bằng cách chỉ tay năm ngón?) Riêng ở Bình Ðịnh, theo lời chính Võ Phiến, người đàn bà còn mong có được những bàn tay bẩn ơi là bẩn này: -…Trong phương pháp làm mắm cua chua được đời đời truyền lại có những chỗ mơ hồ, khiến cho phương pháp ấy hóa thành một thứ bí thuâät. Giã một cân cua phải pha bao nhiêu lít nước?…;khi vắt nước cua người ta chỉ được chỉ vẽ: "đặc một chút" hoặc "lỏng hơn một chút nữa" …Rất nhiều khi qua một vài ngày người ta đã gặp ngay triệu chứng không hay: mắm trở mùi, mắm không chịu đỏ màu mà cứ đen như mực tàu pha loãng, thế là hỏng. Nhưng biết được kịp thời thì không đến nỗi phải bỏ hũ mắm; ta có thể đổ vào trã mà kho, để làm mắm cua khai….Người ta tin rằng có những bàn tay sinh ra để làm nên mắm cua chua, và có những bàn tay bâát hạnh chỉ làm thối mắm mà thôi…Dùng mắm cua chua người ta thường dùng thực cay để cho giảm bớt mùi đi. Nhưng khổ một điều là ăn xong, uống nước xong, xúc miệng xong, hơi thờ của thực khách vẫn còn nặng mùi. Mắm cua chua có tính là lưu xú rất lâu dài nơi người dùng…Chẳng biết tự bao giờ mắm cua chua đi thẳng vào ca dao, vào văn chương…(Võ Phiến, Tạp Luận II, trang 58, 59, 60, nhà xuất bản Văn Nghệ. 1987, Hoa Kỳ) Việc Túy Hồng kỳ thị …người Việt làm một nhà văn khác, Nguyễn Thị Thụy Vũ, giáng cho một câu bất hủ, đại khái "chị Túy Hôàng hay khen món Huế, nhưng thiệt ra con lươn ngoài Huế chỉ bằng con sán lãi trong Nam…" (Nếu tôi nhớ không lầm thì câu này do Hồ Trường An -em ruôät Thụy Vũ- thuật lại, mà nay tìm mãi không ra bài đó. Xin độc giả -hay tác giả- chỉ cho) Sau khi đã mua vui được vài trống canh nhờ đọc các trẻ cãi cọ nhau, hãy trở về vấn đề ở đây là văn chương. Nhà văn không thể dùng tác phẩm để xỉ mạ, tổ tiên, dân tộc hay một địa phương như Túy Hồng đã làm và như Võ Phiến đã tránh né khi phê bình Túy Hồng. Cách đây vài năm, Nguyễn Thị Ngọc Dung (gốc Bắc) viết quyển Phượng Vẫn Nở Bên Trời Hà Nội có một câu vô ý thức không kém gì Túy Hồng: -…Một con Quảng Nơm hỗn xược và ngu dốt như Việt cộng… Cho nên, tôi có linh tính rằng không phải vì rủi ro mà xui cụ Võ viết nhầm chữ ý thức thành vô ý thức ngay trong những dòng đầu tiên viết về Túy Hồng như tôi đã đặt câu hỏi. Dám là "Tiệt nhiên định phận tại thiên thư" chứ chẳng phải chơi! Viết như thế chỉ chứng tỏ tác giả thiếu sự giáo dục trong gia đình (hoặc gia đình có giáo dục mà không thu nhập được) mà càng không có giáo dục công dân là lúc người ta phải học rằng con người là một sinh vật xã hội, nghĩa là một phần tử trong một tập thể. Nhỏ thì từ gia đình, lớn hơn thì làng xóm, thôn ấp, quốc gia, rồi quốc tế. Không có con người nào mà không có gốc. Cái gốc ấy không chỉ là những cái rễ của rặng tre vây quanh làng, cái chốn kinh kỳ vua chúa quen thuộc, không chỉ là những bóng đèn đường nơi mình sinh trưởng mà chính là cái hồn bao nhiêu trăm năm, bao nhiêu nghìn năm, thấm đẫm, luân lưu từ người tiền bối cho tới kẻ hậu sinh,. Dân Việt đuổi giặc Mông, mở phương nam, tồn tại qua bao nhiêu lần "những máu cùng me" chắc chắn không nhờ những con người nặng óc địa phương (như Túy Hồng trước 1975 và Nguyễn Thị Ngọc Dung sau 1975) Rồi nhà văn còn phải nhìn quá được cái biên giới của đất nước mình mà tìm tới những ảo diệu hơn: Người thơ nằm xuống đó hiên
ngang
(Vũ Hoàng Chương, Thi Hào Ðã Khuất* Kính điếu thi hào Lionello Fiumi) Võ Phiến nói đúng: có lúc Túy Hồng viết như viết nhật ký. Bởi thế, đúng nghĩa nhật ký là có nhiểu việc không xứng đáng để in ra, để tới mắt người đọc. Cái lối nỏ mồm, vơ đũa cả nắm không thể được bỏ qua khi tôn xưng rằng "Ðến Túy Hồng, tiểu thuyết miền Nam dần dâàn đổi sắc mặt…Nó bộc lộ ào ạt. Nó không hẳn nhằm thể hiện thực tại đời sống, mà như là chủ yếu cốt nhằm xác định thái độ…" (trang 1601, sđd). Thái độ nào? Thái độ đem chồng và quê quán chồng ra rủa xả công khai? Nếu cũng nói như Võ Phiến "nhận định một tác giả là một nhận định về tâm hồn" thì Võ tiên sinh nhận định ra sao về cái tâm hồn bé tẻo tèo teo của Túy Hồng mà tôi đã dẫn chứng? Ðể cho dễ hiểu hơn, xin trình Võ tiên sinh một thí dụ cụ thể: tưởng tượng rằng phu nhân Võ Phiến không là người cùng quê với chồng (thế này cho chắc ăn: tôi thoát được cái tiếng là có ác ý với một "sắc dân" nào đó như dân Hà Ðông, dân Vĩnh Long…) một ngày tối trời nào đó, quyết định ngồi xuống viết một cuốn "Ái Tình Tổng Quan" (mượn tựa Văn Học Miền Nam-Tổng quan) trong đó viết rõ đã bao nhiêu lần nàng phải nại cớ "nhức đầu" khi bữa cơm chiều có dọn món mắm cua khai hay mắm cua chua. Chưa nư giận, nàng sẽ cho em gái, em trai, cô dì chú bác…gọi chàng là "một thằng cha mắm cua chua thối." Và "Tui mà lấy phải thằng chồng Bình Ðịnh chắc là tui ly dị ngay đêm tân hôn" (nhại văn Túy Hồng: những chữ Bắc Kỳ được bỏ đi và điền vào chỗ trống bằng chữ Bình Ðịnh cho hợp nghĩa với nhà văn Võ Phiến). Rồi nàng sẽ đọc kinh khổ về dân Bình Ðịnh chuyên ăn những thứ thối tha tanh tưởi, chua khai…Nàng sẽ không cần sưu khảo, bằng chứng, nhân chứng làm gì cho lôi thôi rắc rối, nàng sẽ viết vung tàn tán như Nhã Ca (cùng là hồi ký mà). Nàng sẽ tóm ngay lấy tài liệu vô cùng quý giá thấy đăng trong cuốn hồi ký Những Khuôn Mặt Văn Nghệ Ðã Ði Qua Ðời Tôi của Tạ Tỵ để chì chiết chàng: -…Ðặc biệt, tòa soạn BÁCH KHOA còn là nơi tàng trữ những bức thư tình "tối mật" do các bạn văn có lòng "nể vợ" nhờ cất giữ, trong số đó có…; của T.H. gửi cho P. và của L. gửi cho …(trang 272, sđd). Hà hà, hóa ra Bách Khoa từng nổi
tiếng là nơi "xôi đậu" với các nhà văn phe ta như
Võ Phiến…, phe nó như Vũ Hạnh…cũng lại là một nơi xôi
đậu ái tình, một cái …ổ nhện tơ tình vấn vít. Tạ Tỵ
đã viết tắt nhưng người đọc có thể truy ra từ số nhà
văn vẫn cộng tác với Bách Khoa: Võ Phiến, Túy Hồng, Trùng
Dương, Y Uyên…
Nêáu chuyện càng cay nghiêät lắm, càng oan trái nhiều này xẩy ra cho Võ Phiến, không hiểu cụ còn đủ bình tĩnh, đủ …đầu mình chân tay để âu yếm tỏ tình đồng nghiệp với Túy Hồng (tôi nói tình- đồng- nghiệp, chứ không phải tình gì khác đâu đấy nhé) mà phê rằng: -…Túy Hồng viết tiểu thuyết như thể để cãi nhau với Nhất Linh …(trang 1599, sđd) Hay là chính chàng sẽ nhân danh những bàn tay -làm-mắm-cua-chua mà đích thân cãi nhau đến nơi đến chốn với nàng? Chưa kể, có thể không chỉ có cãi nhau suông mà chàng lỡ tay, dám xảy ra…án mạng khiến "chiếc bình hoa ngày cưới nay thành chiếc …bình hương" cũng nên. Khen các tác phẩm của Túy Hồng khi đáng khen là một chuyện. Nhưng không thể vì-tình-đồng-nghiệp mà lơ đi cái việc làm quấy hết sức đáng trách khác. Tưởng cũng từ đó mà phải nhắc đến việc một tác giả từng có đầu óc bé mọn như Tuý Hồng lại có thời ngồi trong ban giám khảo chấm văn chương cả nước. Ở phần cuối, còn là một sự khôi hài khi cụ Võ sướt mướt ca ngợi: -…Vào các năm cuối của chế
độ hoàn cảnh xua các tiểu thuyết gia vào nhật báo: kẻ
trước người sau lần lượt viết phơi-dơ-tông. Túy Hồng
không làm khác được. Và bà thấy đau lòng: "Giờ đây, trên
bìa năm 1973 nhìn lui, văn chương của mình không biết có phải
đã bước giật lùi. Làm văn nghệ sao mà thê thảm."
Tôi tưởng một nhà văn được xưng tụng là sâu sắc uyên thâm, dí dỏm và tinh tế (trích Văn số 34, 19. 1999) như Võ Phiến phải tránh được cái lối nói "thời thượng" này chứ: tự trong căn bản, người làm nghệ thuật phải có lòng thành. Ðó là bổn phận với trước là nghệ thuật, sau với người thưởng ngoạn. Cái bổn phận ấy, nhà văn bằng mọi cách phải chu toàn và chúng ta không có bổn phận phải thương xót họ. "Bước giật lùi" mà cứ bước là phản nghệ thuật và không thể bào chữa bằng bất cứ lý do nào. Một nhà văn có tài vẫn viết phơi-dơ-tông được, bằng cớ là cuốn Mã Lộ của Viên Linh. Nhà văn không nên rền rỉ oán thán chế độ (tự do) chỉ vì sự bức bách của đời sống vật chất. Chỉ mới có thế mà đã bước giật lùi thì không hiểu khi bị sự bức bách của…nhà nước (cộng sản), các bạn ta còn cuống quýt, thê thảm đến đâu?! Hẳn mọi người còn nhớ Hàn Nho Phong Vị Phú của Nguyễn Công Trứ, mở đầu bằng: Chém cha cái khó, chém cha cái khó. Rồi có những câu: Ðến bữa, chưa sẵn bữa, con
trẻ khóc dường ong
Chẳng lẽ chúng ta giờ này lại
lôi nhà Nguyễn ra trách móc rằng chế độ xua tác giả vào
tình trạng hàn nho để tác giả …phải làm những bài thơ
hay như thế?!
Quan niệm hẹp hòi này làm người ta sẽ không thể thưởng thức nổi những nghệ thuật hay những cái đẹp khác trong đời sống. Những cuốn như Tôi Nhìn Tôi Trên Vách chắc chắn không thể nào đem ra so sánh được với thí dụ, bức gấm Chức Cẩm Hồi Văn của Tô Huệ, đời Tấn. Chồng Tô Huệ, Ðậu Thao, đóng quân ở miền Bắc, xa nhà. Tô Huệ dêät một bức gấm rồi thêu bốn mươi câu thơ (theo hình chữ chi) tả tình cảnh xa cách, thương nhớ chồng ở biên ải xa, dâng lên vua. Vua cảm động, cho Ðậu Thao về xum họp với Tô Huệ: …Thử thời đạo biệt mỗi
kinh hồn
Thử thời tống biệt lư diệp
hoàng,
Cụ Lam Giang dịch như sau: …Sợ biết mấy nhắc câu ly
biệt
Lau vàng nhớ buổi tiễn đưa
Từ viết (thơ) như Vũ Hoàng Chương tới thêu (thơ) như Tô Huệ, không hiểu Võ Phiến còn thấy "tỷ mẩn" tới chừng nào nữa, dù thơ của họ đều thuộc loại các nhà "danh gia"! Sau nữa, làm văn nghệ trên nguyên tắc cũng là một thứ nghề nghiệp. Ðã là nghề thì không hy sinh, không học hỏi sao tiến bộ được? Người dệt vải không thể làm lôãi chỉ, bác thợ nề chẳng thể xây tường nghiêng, người thầy thuốc phải có lòng thương con bệnh (cho đúng câu "lương y như từ mẫu" chứ không biến thành "lương y như Tào thị"- Tào Thị là mẹ kế rất ác nghiệt của Nghi Xuân và Tấn Lực, hai con của Phạm Công và Cúc Hoa, chú của người viết) thì tại sao nhà văn lại có quyền cung hiến cho đời những tác phẩm không xứng đáng? Chỉ có nhà văn vô ý thức mới có thể làm cho văn nghệ xuống dốc, thê thảm (như dùng văn chương để xỉ mạ người thân, địa phương, phong tục, quê quán của người khác…). Tưởng là không nên cổ võ cho cái kiểu "văn nghệ thê thảm" ấy nữa. B. SAI LẦM VÌ PHÊ BÌNH THEO CẢM TÍNH I. BỘ MÔN TRUYỆN Trường hợp Duy Lam Duy Lam không phải là một người viết xuất sắc. Nhưng theo Võ Phiến, Duy Lam đã tạo được cho mình "nét cá biệt mới mẻ" nhờ "những nhân vật say đắm, bất ngờ, quyết liệt, cực đoan có khi bí hiểm…"(trang 636, sđd). Nhưng chính nhân vật mà Võ Phiến cho là "xuất sắc" ấy (trang 637, sđd), làm được những gì: phát minh ra một triết thuyết mới chăng? Ðội đá vá trời chăng? Không đâu, dẫn từ hai tác phẩm Gia Ðình Tôi và Lột Xác ("chàng xòe cả hai bàn tay ra đếm các mối tình vẫn không đủ ngón tay để đếm cho hết…-trang 142, Gia Ðình Tôi", "Mình biết mình dễ có succès với nhiều hạng đàn bà, mình cuốn hút họ...-trang 21, Lột Xác"-chữ in đậm bởi Nguyễn Tà Cúc), Võ Phiến y như một anh đàn ông lóa mắt trước những thành tích "phi thường" (chữ của Võ Phiến) - lập tức hoan nghênh nhiệt liệt: -…Sức cuốn hút ấy đưa tới thành công liên tiếp: nhân vật này ngủ với em gái bạn, ngủ với vợ bạn, ngủ với gái làng gặp giữa đồng vắng…Vậy, đây là một nhân vật xuất sắc… (trang 637, sđd- Chữ in đậm là do người viết) Xin nhường lời bàn riêng về những "thành công" này cho các bạn tương cận với Duy Lam và Võ Phiến. Phần tôi, xin trích ra một đoạn trong Ðôi Mắt Ngọc Trai Ðen mà Võ Phiến chọn cho in vào phần Duy Lam với lời khen là nhân vật Thừa là nhân vật độc đáo có cá tính (trang 633, sđd): -…Em ngu lắm!…em không hiểu anh… -…Thừa say không hoàn toàn vì rượu, vì chàng kiêu hãnh về đủ mọi điều: sở hữu một cô tình nhân đẹp như Loan, ngồi tại chiếc bàn nhiều người đẹp nhất… Tôi thực không hiểu tại sao Võ Phiến lại có thể khen một nhân vật rỗng tuếch (kiêu hãnh vì sở hữu một cô nhân tình đẹp, được ngồi chung với nhiều cô gái đẹp khác …) lại có lối ăn nói rất bất lịch sự với bạn gái như vậy? (Cụ Võ hẳn quên rằng các cô không chỉ dùng guốc cao gót để…đi đâu đấy nhé!) Bảo rằng "cá tính mạnh mẽ của một thanh niên thu hút cô gái" thì may ra còn nhắm mắt tin được. Nhưng liền sau đó lại cho rằng "cá tính độc đáo của các nhân vật tiểu thuyết thì thu hút độc giả…" (trang 634, sđd) thì e rằng hơi ép độc giả (nhất là với những nhân vật có cá tính độc đáo như tự bêu ra việc ngủ với em gái bạn, với vợ bạn luôn nữa!) Cụ Võ cũng quên báo cho độc giả biết rằng nhân vật đàn ông của Duy Lam đã vậy, nhưng nhân vật đàn bà thì ra sao? Dĩ nhiên họ cũng rỗng tuếch một cách thời thượng, một cách rất…tây nhà đèn như nhân vật nam vậy: những đầu óc hoàn tòan trống rỗng được nuôi dưỡng bởi những kiêu hãnh tầm thường phát xuất từ rượu tây và (tưởng rằng) tự do luyến ái hay nhu nhược, gần như không có cá tính gì cả. Chỉ có những nhân vật nữ như thế mới "chịu nổi" cái cách đối xử "lục súc" của người mình yêu và yêu mình để tác giả không phải tốn công vận dụng sự sáng tạo cho truyện có lý lẽ hơn Khi nói tới tự do luyến ái và thái độ dửng dưng ngay cả trong lúc luyến ái, người ta có quyền có những cảm tưởng chán nản hay thảng hoặc, "khinh" nhau trong một tích tắc như nhân vật của Trần Thị Ngh. trong Căn Nhà có Cửa Khóa Trái. Truyện có thành công là khi người ta thuyết phục được độc giả. Căn Nhà có Cửa Khóa Trái thuyết phuc được độc giả mặc dù sau khi gấp cuốn sách lại, người đọc vẫn có thể giữ ý tưởng đây là một câu chuyện chỉ có thể xẩy ra với một vài người đàn bà ít oi nào đó: cuộc sống chung ngắn ngủi với một người đàn ông có vợ của một nhân vật nữ hơi làm dáng một tý, coi sự ngoại tình như một bằng chứng của sự lãng mạn, tiến bộ và cynic của mình. Truyện của Duy Lam hoàn toàn không gây được ý tưởng nào khác, ngoài sự khó chịu ở độc giả là tác giả đã dùng văn chương như một phương tiện để viết về một cái tôi rất tầm thường và họm hĩnh của mình. Cho nên, người đọc bắt buộc phải bất đồng ý kiến với Võ Phiến "Giá Duy Lam không gặp trắc trở thì hay biết bao" Sự thực là Duy Lam không gặp trắc trở nào mà vẫn không hay ho gì cả. II. BỘ MÔN THƠ Trường hợp Vũ Hoàng Chương, Ðinh Hùng, và Trường Hợp Thanh Tâm Tuyền *Trường Hợp Vũ Hoàng Chương Ðây có lẽ là một thí dụ quan trọng chứng tỏ khuyết điểm trầm trọng nhất của Võ Phiến là căn cứ sự phê bình một tác giả tuyền trên những ý thích, yêu ghét của chính mình. Chính tình cảm riêng tư này nhiều chỗ đã đẩy chữ nghĩa của Võ Phiến xuống một mức quá thấp. Người ta còn có cảm tưởng rằng chính vì cái thiên kiến không tốt đẹp về tác giả ấy mà Võ Phiến còn cố tình viết những điều không đúng sự thực, những điều mà một người mang tiếng là viết nhiều, đoc nhiều như Võ Phiến không thể không biết. Rất nhiều lần ông móc méo công trình viết chữ của Vũ Hoàng Chương mà ông dè bỉu là "tỉ mẩn của tiểu xảo" (trang 3088, sđd): -…Một hôm Bàng Bá Lân hỏi Vũ Hoàng Chương bài thơ nào ông thích nhất, ông Vũ bảo là bài "Thôi hết băn khoăn": "Dấu hỏi vây quanh trọn kiếp
người
Dù được làm trong một dịp trọng đại, ngày thi sĩ thân mẫu qua đời, bài nhị thập bát tú vẫn có cái tỷ mẩn của tiểu xảo: dấu hỏi đối dấu than, dấu hỏi xoáy vòng như ốc sên, dấu than giống hình chiếc đinh…(trang 3088, sđd) Ðó là lúc tôi đã nói "văn chương Võ Phiến bị đẩy xuống chỗ thấp nhất": không thể tự tiện "diễn nghĩa" một bài thơ- nhất là một bài thơ khóc mẹ- để gán cho tác giả cái chữ tỷ mẩn của tiểu xảo. -…Vũ ông tỷ mẩn bày ra thơ nhị thập bát tú với thơ truyền kiều…Khi người ta đã tỉ mỉ gọt tỉa ra vài chục lời thật điêu luyện, thì việc nẩy ra cái ý nắn nót trình bày những lời châu ngọc ấy dưới dạng chữ thật đẹp, trên nền giấy trang nhã, cũng là tự nhiên…Chữ quốc ngữ được đưa cho vai trò trang trí, được đưa vào tranh, vào thế giới hội họa! Kể ra trong cái thú chơi chữ này, Vũ Hoàng Chương cũng không bơ vơ. Trước 1945, ở Bắc, vẫn ông bạn Nguyễn Tuân của ông từng được biết rộng rãi về những trang chữ và những tập bản thảo viết đẹp, trình bày cầu kỳ…" (trang 3184, 3185, sđd) Trong hai đoạn trên, Võ Phiến có hai sai lầm lớn: a. Thuật Viết Chữ Ðẹp không phải là một sự trang trí, đưa vào tranh, thế giới hội họa…: Viết Chữ Ðẹp là một phương cách để đạt tới cái mỹ và đồng thời, trau giồi, tu dưỡng con người (Selection of Masterworks in The Collection of The National Palace Museum). Thuật Viêát Chữ Ðẹp sau này bị lẫn vào một thứ trang trí như Võ Phiến hiểu lầm vì người ta không hiểu rõ xuất xứ cũng như mục đích của nó nữa. Viết Chữ Ðẹp không nẩy ra từ những lời thơ châu ngọc vì riêng nó đã là một nghệ thuật. Từ vương tôn công tử cho tới hàn sĩ đều ưa chuộng, tập luyện, không riêng chỉ có nhà thơ. Nét chữ ở đây không còn là một phần mà là toàn thể con người, là tâm hồn và tính khí cùa người ấy. Những danh gia (có môn phái riêng sau này có kẻ học theo) không có bao nhiêu. Những người nổi tiếng có thể kể hai cha con họ Vương, đời Tấn, đêàu chữ tốt. Cha là Vương hy Chi, hiệu Dật Thiếu; con là Vương hiến Chi, tự là Tử Kính. Vương hi Chi của Thuật Viết Chữ được so sánh với "Khổng Tử của Triết Học"(Bradley Smith&Wan-go Weng, China-A History in Art, trang 101) b. Viết Chữ Ðẹp không phải là một sự chơi chữ Cụ Lãng Nhân có một đoạn rất được xem là định nghĩa của Chơi Chữ: -…Chơi chữ cần có những yếu tố không phải ai cũng gom được đủ: có học đã đành, nhưng lại còn phải có tài. Học có hàm súc, mới biết dùng chữ cho rành, dùng điển cho đích đáng, khiến câu văn ít lời mà nhiều ý; tài có mẫn tiệp, mới lĩnh hội được mau lẹ những nét trội trong một cảnh huống, và diễn xuất ra một cách nhanh chóng đột ngột, hồ như là tự nhiên… Và có thí dụ chẳng hạn như: Quân tử cố cùng, quân tử cùng
quân tử cố
Hoặc một bài thơ như: Bác mẹ sinh thành giống tổ tông
Còn việc cho rằng thơ nhị thập bát tú của Vũ Hoàng Chương là loại thơ "tỷ mẩn" thì chưa chắc đúng: -…Bốn câu, 28 chữ, nhị thập bát tú, đưa thơ ông từ điêu luyện tới giản dị…. Lối thơ này của Vũ Hoàng Chương
đã có ngay một người tháp tùng tài ba: Mai Thảo với Ta Thấy
Hình Ta Giữa Miếu Ðền…
Cũng vì nét chữ mà một nhà thơ khác không được Võ Phiến ưa: giống hệt trường hợp Vũ Hoàng Chương là trường hợp Ðinh Hùng. Chính Võ Phiến thú nhận: -… Tôi yêu toàn bộ những câu thơ nhiều câu, nhiều bài- thật đẹp của Ðinh Hùng, nhưng đối với toàn bộ không thấy có sự đồng cảm…Mặt khác, không chừng còn có vấn đề cá tính. Thanh Nam tữ Hà Nội vào Sài Gòn mang theo lá thư của Ðinh Hùng gửi Hồ Dzếnh…Hồ mới lấy lá thư ra, …đưa cao phong thư lên ngắm nghía rồi cười cười:’Thằng cha này viết chữ đẹp thật.’ Người mê thơ Ðinh Hùng mê luôn cả nét chữ của chàng. Phải quá. Thơ với chữ có thể cùng biểu hiệu một phong cách. Tôi cũng nhiều lần xem qua xem lại nét bút chép thơ của Ðinh Hùng, tôi không mê. Cầu kỳ quá, thừa thãi quá, nhiều vòng xoắn rối rít quá…Tôi tiếc là mình không thấy hợp được với phong cách ấy…(trang 2841, 2842, sđd- chữ in đậm là do NTC) Phải nhận cụ Võ "che" khéo lắm, "dẫn" độc giả từng bước từng bước thầm từ giả thuyết "Thơ với chữ có thể cùng biểu hiện một phong cách" tới kết luận (thơ Ðinh Hùng) "cầu kỳ quá, thừa thãi quá, …rối rít quá." Nhưng cụ Võ không giấu đươc sự dẫn đường cho người đọc này vì cụ…tử tế quá: nếu quả thật thơ Ðinh Hùng thừa thãi, rối rít thì không riêng gì cụ Võ mà cả nước cũng không thấy hợp được, đâu cần đến cái chữ đãi bôi tiếc là của cụ: người ta chỉ tiếc những cái đẹp, cái tốt, không ai tiếc cái thừa thãi, xoắn rối rít cả. *Trường hợp Thanh Tâm Tuyền Kể ra, đây không phải là lần duy nhất cụ Võ phải tử tế một cách đãi bôi như thế: nhà thơ thứ hai mà cụ tiếc là, là Thanh Tâm Tuyền. Cụ viết được đúng 12 dòng về một trong vài nhà thơ quan trong nhất của thời 54-75 của miền Nam. Lần này cụ không nại được rằng chữ viết của Thanh Tâm Tuyền cầu kỳ, rắc rối cho nên cụ đành chịu, đành thú ra rằng xin nhường lời cho những vị thực lòng thấu cảm nó. Ngay tại đây, Võ Phiến đã tự nhận mình không là một nhà phê bình văn học. Một nhà phê bình không có cái xa xỉ phẩm (hay cái lười biếng) là lựa chọn và chỉ bàn đến những tác giả (hay chỉ một phần sáng tác của tác giả đó) mà mình yêu mến hay thấu cảm. Bổn phận của nhà phê bình là phân tích và tìm hiểu cả về cái không yêu mến hay không thấu cảm ấy. Nếu Võ Phiến không đặt cho sáu tập này cái tên chung là "Văn Học Miền Nam" thì có thể tạm chấp nhận được. Nhưng không thể nói đến Văn Học Miền Nam mà không nhắc đến dòng thơ chính của Thanh Tâm Tuyền, là một dòng thơ rất đặc biệt, rất…Thanh Tâm Tuyền. Tôi sẽ bàn sâu xa hơn về vấn đề này ở phần Thơ C. SAI LẦM VÌ KHÔNG CÓ CÔNG TÂM Vì được hướng dâãn bởi tình cảm nên không có công tâm là chuyện đương nhiên. I. BỘ MÔN TRUYỆN Trường hợp Nguyễn Thị Hoàng và Nhã Ca Cùng một thái độ bỏ nhà ra đi vì tình yêu, ân ái tới trước cưới hỏi mà sao Nhã Ca lại được khen rằng "Nhã Ca mạnh dạn tự mình chọn lựa tình yêu của mình…Bà không ngần ngại bỏ nhà ra đi…"(Thơ, trang 3000) mà Nguyễn Thị Hoàng lại bị nhiếc là "…Vậy thái độ đối đầu cương cường, dõng dạc trước dư luận, đâu phải lúc nào cũng là một thái độ…tây!" (trang 1195, sđd) Trường hợp Túy Hồng và Linh Bảo Phê bình Linh Bảo, Võ Phiến rất hằn học một cách thâm độc khiến mất luôn cái láu lỉnh cố hữu đã nhiều lúc làm áo giáp để ông ra chiều đãi bôi với các tác giả ông không thích: -…Vậy Linh Bảo không phải là tác giả khó tính nhất, xung quanh cũng có lắm kẻ bi quan, nhìn thấy đời đen tối xấu xa; nhưng quí hồ những người đó đừng nhìn thấy mình tốt quá thì lời nói của họ dễ tin hơn. Ta lại sắp lẫn lộn Linh Bảo với cô Trang nữa rồi! Nhưng cách đây ít lâu một tờ tạp chí văn nghệ phê bình tập truyện ngắn Tàu Ngựa Cũ của Linh Bảo cũng đã từng có một nhận xét đại khái rằng các nhân vật trong ấy đều là tác giả cả. Khi nhiều người cùng lẫn lộn theo một cách thì chắc là phải có lý do. Có nhiều tác giả nông nổi một cách lố bịch, muốn cho thiên hạ để ý đến mình và khâm phục mình. Họ tự in hình hay thủ bút nguệch ngoạc một cách rất nghệ sĩ của mình ở trang đầu tác phẩm. Tác giả Những Ðêm Mưa không non nớt như thế, nhưng đọc qua chừng bẩy chục trang sách của bà ai cũng có thể nhận thấy cô Trang (?) là con nhà quan , học đại học, có năng khiếu về nghệ thuật, người đã thật xinh lại thông minh mà còn thêm rất mực đảm đang nữa; tóm lại là "một viên ngọc quý" (trang 69)!… (trang 878, 879, sđd) Thứ nhất, Võ Phiến lại không trưng dẫn tài liệu: tạp chí văn nghệ phê bình nào có nhận xét ấy, xuất bản ở đâu, ai viết…Hai nữa, nếu Võ Phiến dành bao nhiêu chữ để "bới" sự trùng hợp giữa Linh Bảo và nhân vật của bà thì tại sao Võ Phiến không nhìn ra điều đó ở Tôi Nhìn Tôi Trên Vách của Túy Hồng? Trong cuốn này, Túy Hồng còn không cần che đậy gì cả. Bà ta viết tuồn tuột ra, khiến độc giả (trừ…độc giả Võ Phiến) không thể nào không nhận ra tác giả cũng là nhân vật nữ chính. Không những thế, độc giả còn nhận ra luôn…chồng và quê quán của cả hai nữa! Nếu so với Linh Bảo, nếu quả đúng như Võ Phiến đã chê Linh Bảo thì Túy Hồng lố bịch (chữ của Võ Phiến) hơn nhiều: Túy Hồng (và nhân vật Khanh) quả là tài sắc vẹn toàn. Túy Hồng mà viết Truyện Kiều thì trăm năm cái tiếng của bà to (thơ Tam Nguyên Yên Ðổ) khối người thành hoa nô, gái góa hết, chỉ có: Túy Hồng là chị, em là Thúy Vân… Ðể dẫn đến: Hồng càng sắc sảo mặn mà
Vì cứ theo lời Túy Hồng thì "…gái Huế khôn ngoan quá nên mắt gái Huế đẹp và lanh, nhìn xa thấy rộng…(trang 124). Thậm chí còn tự tôn mình bằng cách hạ người chồng mình xuống "Tự nhiên đùng một cái Khanh nhẩy đại vào Sàigon làm bao nhiêu thằng hỏng cẳng…-Khanh có nhận thấy là Nghiễm không xứng đáng xách dép cho Sanh không…" vv và vv. Chưa kể cái lố bịch của Túy Hồng cần phải được nhắc đến vì tác giả không chỉ tự dâng hương vái mình, tác giả còn tuôn ra không biết bao nhiêu lời khinh rẻ, mạt sát những địa phương khác. (Nói thế không có nghĩa là đòi hỏi Võ Phiến phải tấn công bằng cách chứng minh ngược lại rằng chính đời sống tác giả không có gì vinh quang lắm "ôi dào, gái lỡ thì, vớ được tấm chồng là phúc rồi, chê với bôi…", hay "các nữ sĩ nổi tiếng người Huế đều có tậât mà cấm có biết giật mình: bà Túy Hồng thì chửi chồng như hát hay; hai bà Nguyễn Thị Hoàng và Nhã Ca thì…bụi đời. Chưa kể trộm thơ mà cứ xưng là nhà thơ không biết ngượng…" vv và vv). Văn chương không nên nhầm lẫn với đời riêng và quê quán của tác giả như Võ Phiến đã làm nhiều lần với Nguyêãn Thị Hoàng, Kim Lefèvre, Tô Thùy Yên... II. BỘ MÔN THƠ Trường hợp Vũ Hoàng Chương và Ðông Hồ Hai nhà thơ này đều nổi tiếng có cái thú viết thơ. Nhưng Vũ Hoàng Chương bị nhiếc là tỷ mẩn tiểu xảo trong khi Ðông Hồ lại được khen là "văn hay chữ đẹp…"(trang 2873, sđd) Có một đoạn cụ Võ trích của cụ Nguyễn (Hiến Lê) mà tôi xin phép độc giả cho tôi được có vài lời- bàn- Tà- Cúc: -…Ông Nguyễn còn dám bảo "Tôi chắc chắn không có một giáo sư đại học nào ở Việt nam hiện nay có thái độ và tấm lòng đó với sinh viên…" (trang 2874, sđd) Cả Võ Phiến và Nguyễn Hiến Lê đều không dậy đại học như Ðông Hồ nên có thể lấy làm ngạc nhiên trước tình thày trò thân thiết như giữa Ðông Hồ và môn sinh. Dĩ nhiên không phải ngươiø thày nào cũng có trò quyến luyến hay yêu học trò như thế; nhưng quả quyết rằng chắc chắn không có một giáo sư nào như Nguyễn Hiến Lê là sai. Có thể lấy thí dụ một người tại Hoa Kỳ đây là giáo sư (Y Khoa) Trần Ngọc Ninh. Ðó chỉ là một thí dụ trong bao nhiêu giáo sư đã âm thầm có thái độ và tấm lòng không khác gì nhà thơ Ðông Hồ. C. SAI LẦM vì KHÔNG ÐỦ KIẾN THỨC VĂN CHƯƠNG Tập "Văn Học Miền Nam-Thơ" Trong sáu tập, tập Văn Học Miền Nam-Thơ là tập bày ra nhiều cái bất toàn nhất của Võ Phiêán. Ở tập Thơ, ngoài vấn đề Thanh Tâm Tuyền, Võ Phiến bỏ ra những nhà thơ quan trọng nhất của miền Nam như Tuệ Mai, Cung Trầm Tưởng, , Trần Tuấn Kiệt, Mai Trung Tĩnh rồi Vương Ðức Lệ, Hoàng Trúc Ly, Kim Tuấn, Du Tử Lê … Trong số này, có nhiều người đã đoạt giải thơ miền Nam. Nhưng cái làm thiệt hại nhất cho Võ Phiến không phải là những nhà thơ ông bỏ ra, mà là những nhà thơ ông nhặt vào. Trong những nhà thơ ông nhặt vào có hai trường hợp vô lý, không tha thứ được là Trần Bích Tiên và Vũ Khắc Khoan. Hai người này, có người làm được đúng một bài thơ trước 1975. Tôi không nói nhầm. Mà cũng chẳng phải thuộc loại ba năm làm được hai câu (thơ Giả Ðảo) gì cho cam. (Ðọc bài ca ngợi thơ của Trần Bích Tiên, tôi cứ có cảm tưởng là na ná như những bài …ca ngợi các (nữ) thi sĩ chưa lên mà đã xuống nhan nhản ở hải ngoại. Hóa ra cái bệnh ủng -hộ -mầm-non-văn-nghệ của các cụ tiên chỉ đã xuất hiện từ Sàigon kia đấy.) Ba trường hợp khác cũng câàn xét lại là Anh Tuyến, Ðỗ Tấn và Lê Nguyên Ngữ. Quan trọng hơn, cách nhặt này chứng tỏ Võ Phiến không biết gì về sinh hoạt thơ hay có được một cái nhìn khái quát, đầy đủ về Thơ Miền Nam chứ chưa nói đến khả năng phê bình. Chẳng hạn nhắc đến Luân Hoán, không thể không nhắc đến Ðynh Hoàng Sa, Thành Tôn, Hoàng Lộc, Nguyễn Tôn Nhan, Nguyễn Ðạt …(Thành Tôn và Hoàng Lộc ra ngoại quốc vẫn làm thơ không kém gì hồi còn trong nước) Trong phần Lời Nói Ðầu, Võ Phiến đã cẩn thận đưa Hoài Thanh Hoài Chân và Vũ Ngọc Phan ra bào chữa trước. Nhưng người ta không thể lấy nhầm lẫn hay thiếu sót của người đi trước để giải thích cho sự nhầm lẫn hay thiêáu sót của chính mình. Oâng "khen" cái "quyết tâm công bình" của Vũ Ngọc Phan. -…Ông sổ toẹt bao nhiêu tên tuổi rõ ràng là chỉ vì "phê bất vị thân", là không có tà ý ác tâm nào trong đó. Cái bỏ đi thế nào, cái đưa vào cũng thế ấy thôi…(sđd, trang 507) Nhưng cái "tưởng là công bình" ấy chưa chắc đã giúp cho người phê bình làm tròn bổn phận của mình: -…Năm 1942, bộ Nhà Văn Hiện Ðại do nhà Tân Dân ở Hà Nội xuất bản lần đầu, không có một tiết riêng cho Nguyễn Bính, dù lúc ấy Nguyễn Bính đã có ít ra là 8 tác phẩm được xuất bản. Nhưng ông Vũ Ngọc Phan đã dành những tiết mục riêng cho hai "thi sĩ’" mà ông cho là xứng đáng hơn: Nguyễn Giang và Nam Hương. Chỉ vì Nguyễn Giang là con trai cụ Nguyễn Văn Vĩnh vô cùng thế lực. Và có thể tương tự với Nam Hương. Chỉ vài năm sau, không ai biết thơ Nguyễn Giang và thơ Nam Hương ra thế nào, dù ông Vũ Ngoc Phan tán tụng Nguyễn Giang trong 11 trang và tán tụng Nam Hương trong 5 trang. Giá trị thi ca của họ không tồn tại nổi ba năm, song giá trị thi ca Nguyễn Bính đã tồn tại trên nửa thể kỷ, dù chỉ được ông Vũ Ngọc Phan nói đến trong 6 giòng, lại chung với Tchya Ðái Ðức Tuấn. Hơn thế nữa, trong 6 giòng ấy, hai giòng chót là để chê bai. Nguyên văn như sau: "Người ta có thể kể những thi sĩ dùng lời thật cũ, thỉnh thoảng điểm một vài ý thật mới như Tchya Ðái Ðức Tuấn, Nguyễn Bính. Nguyễn Bính dùng một lối thật cổ, lối lục bát phong dao để diễn một thứ tình què phác thực. Nhiều câu của ông gần như vè và thực thà, rõ ràng như hai lần hai là bốn (Nhà văn Hiện Ðại, quyển III, Thăng Long Saigon tái bản, 1960, trang 701) Ðó là tất cả những gì Vũ Ngọc Phan viết về Nguyễn Bính. Mấy chữ "gần như vè" đã như dấu chàm đóng vào trán Nguyễn Bính, và dính ở đó; tôi thì nghĩ dấu chàm đó cũng dính trên trán ông Vũ Ngọc Phan, hay một hai nhà "phê bình văn học" gần đây mà Khởi Hành sẽ có dịp nói đến, khi họ viết về Thơ Miền Nam và Thơ Hải Ngoại…" (Ðời Thơ Nguyễn Bính, Viên Linh, Khởi Hành số 29, trang 14). Ở trường họp Võ Phiến, mọi lời "biện giải" dài giòng trong phần 9, từ trang 508 tới trang 510, về sự lựa chọn những tác giả không đủ xứng đáng trong tập THƠ trở thành vô nghĩa vì có quá nhiều chứng cớ-như đã dẫn- tác giả đã lệ thuộc quá nhiều vào mỹ cảm riêng, một thứ mỹ cảm không có bản lĩnh. Trường hợp Tuệ Sỹ Trường hợp Tuệ Sỹ là một trường hợp cần bàn đến vì ông tiếp tục truyền thống sáng tác có mùi vị thiền của các nhà sư Phật giáo, một truyền thống râát lâu đời của dân ta. Ở thế hệ ông (và trước ông), không có nhiều. Tuệ Sỹ là người làm thơ viết truyện có hơi tài tử (vì ông chuyên về nghiên cứu Phật giáo) nhưng truyện ông vẫn xứng đáng hơn là, thí dụ truyện Tô Thùy Yên; và thơ ông chắc chắn phải xứng đáng hơn là, thí dụ Vũ Khắc Khoan. Trường Hợp Ðỗ Tấn Khôi hài nhất là trường hợp Ðỗ Tấn. Tôi nói "khôi hài" vì cụ Võ có khen đến đâu, người đọc cũng biết ấy là vì Ðỗ Tấn là phe ta, là bạn thân, là người cùng nhóm với tác giả. Mời bạn đọc thưởng lãm thơ Ðỗ Tấn được bạn ta Võ Phiến rối rít xưng với tụng là "…Sự sôi nổi, hăng hái, nhiệt thành ấy có vẻ trẻ thơ mà dũng mãnh. Chao ôi, cái dũng mãnh mà chẳng mấy ai trong chúng ta còn giữ được, nhất là cái dũng mãnh thật hồn nhiên…" Ðoạn thơ mà tôi trích ra đây là cùng một bài thơ mà Võ Phiến đưa ra để bình: …Viên đạn này nêu cao chính
nghĩa
Không hiểu các bạn nghĩ sao, chứ quả thật đọc những câu này, tôi cứ thấy ghê cả mình, cứ như là đọc thơ…Tố Hữu! Viên kia, đôi lứa chúng mình thì càng tối nghĩa nữa. Hay nàng bảo trước là chàng mà lạng quạng thì …đôi mình cùng một viên đạn?! Loại thơ tâm lý chiến này thua xa, thí dụ Hà Huyền Chi. Ít nhất các em gái hậu phương còn vẫn có thể mơ về không gian vương dấu giầy hơn là viên đạn của Ðỗ Tấn. Còn một câu nữa trong bài này không thể gọi là thơ được (giời ạ) "chỉ biết thương anh là thế là" (Là) thế là (là) thếø nào? (Ðây là lúc tôi chơi chữ đấy, kẻo cụ Võ lại mắng tôi là tỷ mẩn vẽ thơ như cụ đã mắng Vũ Hoàng Chương thì oan cho tôi quá) Trường hợp Anh Tuyến và Nguyễn Nhược Pháp Thơ Anh Tuyến không có gì xuất sắc, cho nên độc giả sẽ không bao giờ hiểu được tại sao ông lại được Võ Phiến đưa vào tập Thơ. Nhưng có điều rõ ràng rằng Võ Phiến không thể so sánh Anh Tuyến với Nguyễn Nhược Pháp.: -…Trước 1945 thiên hạ theo dõi từng bước chân cô gái đi lễ chùa Hương của Nguyễn Nhược Pháp; sau này không ai buồn để ý đến những rung động tình cảm e lệ, ngập ngừng của một thiếu nữ nữa. Thiên hạ không để ý, chỉ có Anh Tuyến để ý, cho nên Anh Tuyến lu mờ trong thời đại của ông…(trang 2803, 2804, sđd) Không đúng: Anh Tuyến lu mờ vì thơ Anh Tuyến không hay, không có gì đặc sắc, dưới trung bình. Hãy đọc những câu thơ rất vụng sau đây: Hôm ấy chúng mình đã giận nhau
Lạnh lẽo ngoài hiên gió thở
dài
Giận quá như không muốn sống
đời,
Còn bài sau này thì không thể so với Ði Chùa Hương được: Trước mặt em chàng đứng
Tôi có thể thông cảm nhà văn Võ Phiến, người từng có những câu thơ rất chất phác như Em nuôi con heo, anh nuôi con sáo (Mộng) nhưng không thể gieo tiếng dữ cho độc giả là độc giả không để ý đến vv và vv mỗi khi độc giả không thể cảm nổi những câu thơ có con heo, có thằn lằn, có nhổ râu, có ngáy nghĩa là rất…lục súc tranh công kiểu này. Trường hợp Trần Dạ Từ (với Nhã Ca) và Thanh Tâm Tuyền Như đã dẫn, Võ Phiến tự nhận không "thấu cảm" nổi thơ Thanh Tâm Tuyền. Oâng trích ra một bài mà ông cho là "không phải một bài thơ tiêu biểu của tác giả" (trang 3077, sđd). Ngừơi đọc hiểu ngay ông muốn ám chỉ đến những bài mà ông không thích, những bài như: Tôi thèm giết tôi
Nhưng Thanh Tâm Tuyền không chỉ "tuyền" những bài thơ đó: bài thơ mà Võ Phiến trích không khác gì những bài thơ như: Mây đục đậu lên bờ cửa sổ
Thanh Tâm Tuyền là nhà thơ ở thế hệ ông được chú ý bởi lối viết đào sâu vào tâm thức con người qua tâm thức chính ông. Người ta có thể khen hay chê, đọc hay không đọc nhưng không ai có thể nói rằng ông "bắt chước" ai hay cố tình "sáng tác" những câu hoàn toàn vô nghĩa, chỉ để ra cái điều theo-kịp-văn-minh-thế-giói: Thanh Tâm Tuyền, cũng như Tô thùy Yên, Viên Linh …là những bản độc nhất. Trái lại, như chính Võ Phiến phải viết ở đoạn cuối, Trần Dạ Từ từng viết những câu như sau: Một cây tùng mới lớn ôm lấy
người đàn bà
Và Những và
Võ Phiến phải kêu lên rằng"thành thực mà nói, tôi không thích giọng ấy…" Nhưng lập tức chữa ngay "Nhưng nói ra là để cho nó cạn lời, chứ điều ấy không đáng đếm xỉa…"(sđd) Ðáng đếm xỉa chứ sao lại không: một nhà thơ không thể có những bài thơ quá chênh lệch về ý tưởng hay cú pháp. Từ "bài thơ" trên của Trần Dạ Từ, người đọc sẽ ngạc nhiên khi thấy cụ Võ rối rít khen những câu : Hạnh phúc đi qua một lần,
là "thiết tưởng cái Tình Yêu trẻ trung mói lạ, nếu tình cờ nó ngoái nhìn lại những son phấn lòe loẹt màu mè diêm dúa của các cụ cố Tình Yêu thời trước, e nó cũng đến bật lên cười rộ thôi" (trang 3129, sđd) Các "cụ cố Tình Yêu" nào, không thấy ông dẫn chứng? Chẳng lẽ lại so những câu thơ (ngớ ngẩn ) trên với thơ cụ cố -mới đây thôi- Vũ Hoàng Chương…(như Võ Phiến có làm) để cho độc giả cười rộ lên sao? Nhiều lời khen khác đều không thấy được chứng minh: "…huống hồ Từ Nhã là một cặp nghệ sĩ: tâm hồn họ có cánh chứ. Khi bay, họ bay cao hơn những Em Huyền-Diệu, những Nữ Chúa Sầu là cái chắc". Cho tới nay, người ta có thể nói hầu như chắc chắn sự nghiệp thơ của "Từ Nhã" (bắt chước Võ Phiến) không vượt nổi một số nhà thơ cùng thời, nói gì đến các Nữ Chúa Sầu của Ðinh Hùng. Cái vết chàm (mượn chữ nhà thơ Viên Linh) trộm thơ dịch Kinh Thánh Tin Lành sẽ còn mãi trên trán Nhã Ca và những bài thơ làm dáng cây-liễu-ôm-người-đàn-bà sẽ ở lại cùng với những bài thơ khác của Trần Dạ Từ. Võ Phiến đã tự bày tỏ sự "thẩm thức" hạn hẹp khi ca ngợi hêát lời những câu thơ chỉ là một thứ bắt chước kém cỏi ở một thi sĩ này (Trần Dạ Từ) trong khi từ chối hay không nhận ra được sự sáng tạo thực sự ở một thi sĩ khác (Thanh Tâm Tuyền). Trường hợp Tô Thùy Yên Có một điều có lẽ làm "mích lòng" nhiều độc giả (và có lẽ cả nhà thơ Tô Thùy Yên?) là lời phê của Võ Phiến rằng:"Và Tô Thùy Yên không phải chỉ bắc có cái giọng. Hình như ông còn gần gũi miền bắc tự trong tâm hồn…" (trang 3080, sđd). Lại không thấy cụ Võ dẫn chứng "tự trong tâm hồn" là căn cứ vào những dữ kiện nào: lấy vợ bắc chăng? Ðâu có (bà Tô Thùy Yên-Huỳnh Diệu Bích- là người Nam), bắt chước nói giọng Bắc chăng? Không đâu, giọng nhà thơ Tô Thùy Yên đặc sệt…Gia Ðịnh thành. Oâng còn đi xa hơn nữa khi kết luận rằng nhờ "tư tưởng siêu hình" mà thơ "Tô Thùy Yên cao hơn thơ người khác, nhờ nó mà ông nâng cao thơ miền Nam lên chăng?" và "Tô Thùy Yên lấp bằng khoảng cách Bắc Nam ấy". Ðể dẫn chứng cho sự không -siêu -hình của miền Nam, Võ Phiến viết: -…Trước đây khi bị số mệnh dồn đến đường cùng Thúy Kiều cùng Nguyệt Nga cùng quyết định tự trầm….Nhưng sau đó, trước khi gieo mình xuống sông, nhân vật của Nguyễn Du hai lần rợn ngợp (Trời cao sông rộng một màu bao la", và "Trông vời con nước mênh mông") còn nhân vật của Nguyễn Ðình Chiểu thì "vội vàng nhảy ngay" không lôi thôi. Một nhà phê bình tiền chiến đã liên hệ thái độ của Thúy Kiều với thái độ triết lý của Pascal trước vũ trụ vô cùng và cho rằng Nguyệt Nga có vẻ láu táu buồn cười. Tô Thùy Yên lấp bằng khoảng cách Bắc Nam ấy…" (trang 3093, 3094, sđd) Lại không thấy cho biết nhà phê bình tiền chiến "láu táu buồn cười" ấy là ai! Tự tử là một hành động đột biến phát sinh từ trạng thái sinh lý và tâm lý cũa con người. Trạng thái ấy âm ỉ cho đến khi con người cảm thấy "vô phương cứu chữa", đầu hàng hoàn cảnh đến nỗi chỉ tìm đuoc lối thoát là tự hủy mình trong khoảng thời gian mà cường độ của sự tuyệt vọng lên cao nhất. Tốc độ quyết định trong cái cường độ của sự tuyệt vọng ấy, những hành đông tích tắc trước khi quyêát định… không liên quan gì, đừng nói đến, sự hiểu biết về "siêu hình" của người tự tử, trừ những trường hợp đặc biệt mà sự ám ảnh về vấn đề siêu hình có sẵn cộng với căn bệnh "trầm uất" dễ đẩy ngưới ta vào trạng thái tuyệt vọng ấy hơn. So sánh kiểu này dễ dẫn đến những sự võ đoán: không thể chỉ căn cứ vào một tác phẩm, một nhân vật mà ước lượng được các giá trị khác. Lấy thí dụ một lời bàn khác của Võ Phiến: -…Kiên Giang giống Nguyễn Bính chỉ giống Nguyễn Bính tiền chiến, Nguyễn Bính "Lỡ Bước Sang Ngang", Nguyễn Bính của những tâm hồn mộc mạc đơn sơ: cái đó dễ, vì là sở trường của miền Nam. Trái lại, Tô Thùy Yên bắt ngay vào cái sở trường của miền Bắc. Oâng tinh vi, cô đọng, trau chuốt đâu kém ai…(trang 3077, sđd) Nguyễn Bính không chỉ là của những tâm hồn mộc mạc đơn sơ như Võ Phiến và mấy nhà phê bình tiền chiến (mà Viên Linh nhắc tới) quyết đoán. Cõi thơ Nguyễn Bính đúng như Viên Linh nhận xét :"Thế nhưng trong hơn nửa thế kỷ nay, cõi thơ Nguyễn Bính vốn ra vào dễ, trở thành cõi dân dã, buông tuồng. Nguyễn Bính đã bị đánh giá quá thấp so với thi tài phong phú nhiều mặt của ông…"(Viên Linh, bài đd). Vì Nguyễn Bính còn có những câu: …Chín năm đốt đuốc soi rừng
Bởi thế, Kiên Giang không giống Nguyễn Bính như Võ Phiến dẫn vì nếu "mộc mạc đơn sơ" là "sỏ trường của Miền Nam" thì tại sao người miền- Nam- Kiên Giang lại phải bắt chước người- miền- Bắc Nguyễn Bính? Còn"tinh vi, cô đọng" chưa hẳn là sở trường của chỉ riêng miền Bắc (còn miền Trung bỏ đi đâu?!). Chỉ cần lắng nghe một vài tuồng hát của người miền Nam sẽ thấy ngay họ rất "cô đọng" và giàu có:"Sao em đứng một thành hai, ngực thấp bụng cao?" Ðó là lời Phạm Công hòi Tào thị khi dẹp giặc trở về, thấy Tào Thị…một thành hai ra đón mừng) Cô Tào thị lập tức trả lời:"Vậy chàng không hay rằng em đã thọ thai?" (Tuồng cải lương Phạm Công Cúc Hoa.) Một nhà thơ như Tô Thùy Yên, sinh trưởng ở một miền đất có những ngôn ngữ…tinh vi kiểu này thì tưởng rằng không cần phải "bắt kịp cái điêu luyện của ngôn ngữ" (trang 3077, sđd) nào, ngoài cái ngôn ngữ Việt. Dở hơn nữa là việc Võ Phiến so sánh thơ Tô Thùy Yên với thơ tuyên truyền của những người miền Bắc. So như thế thì phe kia thua là cái chắc: không nên đặt thi sĩ cạnh với những người viết mướn, nhất là sau lưng kẻ viết mướn ấy lại có dí họng súng AK-47 đen ngòm và những ngày đói rét. So sánh kiểu đó thì thi sĩ ở miền tự do có hơn cũng chẳng vẻ vang gì. Tôi chỉ mới đưa ra một vài trường hợp tiêu biểu chứng minh sự "thẩm thức" yếu của Võ Phiến đã làm ông không biết phân biệt thế nào là sự sáng tạo, thế nào là sự bắt chước. Sâu xa hơn, ông không thể có một cái nhìn chính xác và toàn thể về thơ và người làm thơ vì nhận xét của ông chỉ là những bài phiếm rất nông căn cứ trên sự yêu thích chủ quan và lối lý luận giới hạn vào một thứ kiến thức tự nó đã không đến nơi đến chốn. Bởi thế, ở THƠ, Võ Phiến lại càng lúng túng, càng không thuyết phục được người đọc là vì thế. * * * Ðây là một bài tổng quát, chưa đi sâu vào một số trường hợp mà tôi đã dâãn. Tôi sẽ trở lại những trường hợp ấy sau. Ðây cũng chỉ là Phần Một và Phần Hai của bài điểm sáu tập phê bình Văn Học Miền Nam của nhà văn Võ Phiến. Phần Ba (tạm lấy tựa là "Văn Học Miền Nam và những Vấn Ðề Liên Quan đến Chính Trị qua Cách Nhìn Của Võ Phiến") sẽ lại được gửi tới độc giả sau. Tại sao một nhà văn có tiếng viết nhiều như Võ Phiến mà khi phê bình lại thâát bại nặng nề đến vậy? Câu trả lời rất giản dị: không cứ nhà văn nào cũng có khả năng và thấu hiểu đủ văn chương để phê bình. Ðộc giả cũng thấy trong bài này, tôi hoàn toàn không nhắc gì đến những phương pháp phê bình (thường của ngoại quốc) mà các bạn ta thường bàn tới bàn lui, tràng giang đại hải hay dẫn chứng bằng các nhà văn ngoại quốc. Aáy là vì tôi tin rằng cốt lỏi của sự phê bình nằm ở khả năng, kiến thức của người phê bình; là nền tảng để người ta áp dụng những phương pháp phê bình ấy, nếu có. Không chịu nghiên cứu cho đến nơi đến chốn, chỉ trông câäy vào sự cảm nhận (như Võ Phiến) rõ ràng dễ vấp phạm vào những lỗi lầm rất sơ đẳng mà lại còn bày ra -cũng chính như Võ Phiến nhiều lần bày tỏ- cái tâm hồn người viết. Cái tâm hồn ấy, tiếc thay lại rơi vào chính những chữ tác giả gán cho người khác :tiểu xảo, tỷ mẩn… qua những bài viết nham hiểm bới móc đời riêng của người khác, những đoạn cắt xén nguyên văn để hướng dẫn độc giả với ác ý rõ ràng, những chữ dùng quá thấp cho một nhà văn, đùng nói đến nhà phê bình. Bấy lâu nay, cụ Võ thật chẳng khác gì …Tôn Ngộ Không: cũng như Tôn Hành Giả, búng nhiều sợi lông hóa thành nhiều Tôn Hành Giả khác múa thiết trượng khiến chúng sinh hoa cả mắt, cụ Võ cũng viết đủ thể loại, múa bút vi vút, thoắt cái là Võ Phiến truyện ngắn, thoắt cái Võ Phiến Tạp Bút, rồi Võ Phiến Tiểu Luận, rồi Võ Phiến Thơ …cũng làm chúng sinh hoa cả mắt. Nhưng qua những tập phê bình này, cuối cùng người đọc nhận ra chỉ có một Võ Phiến với thứ văn phong "láu lỉnh". Ở những thể loại khác, sự láu lỉnh này có thể nhầm được với văn chương, kiểu láu lỉnh đỡ văn chương, nhưng ở phê bình thì không. Loại hết những câu phiếm, những màn huê dạng, những lời bàn ác độc nhắm vào đời riêng không dính gì đến văn chương, những dẫn chứng chỉ có một nửa, những lời phê hoàn toàn dựa trên tình cảm cá nhân…sáu tập sách này sẽ có những lỗ hôång khổng lồ. Phê bình -không phải là viết tạp- đòi hỏi người viết sự nghiêm chỉnh xứng đáng dành cho những người đang được phê bình. Sự nghiêm chỉnh ấy ngoài thể văn cho thích hợp cũng sẽ thể hiện qua sự nghiên cứu kỹ lưỡng, sự cân nhắc tài liệu…Và trên hết thẩy là sự hiểu biết đủ để thưởng thức rồi đánh giá. Ở trường hợp Võ Phiến, người vẫn tỏ lòng lo lắng cho văn học miền Nam trước sự cố tình trù dập của nhà cầm quyền cộng sản, sự sai lầm của ông càng đáng nghĩ ngợi hơn: khi cộng sản loại bỏ văn chương và nhà văn miền Nam, người ta biết ngay là sự loại bỏ ấy nhân danh bạo lực. Nhưng sự loại bỏ nhiều tác giả một cách vô lý của Võ Phiến cùng những phần phê bình thiếu xác thực vì không có tài liệu, mà nhất là cố ý theo sự yêu ghét cá nhân…còn nguy hiểm hơn vì ông làm việc này nhân danh văn chương và nhân danh luôn cả một nền văn học đang bị bôi xóa. Nêáu không làm cho sáng tỏ, người ta có thể tưởng nhầm rằng ở nhiều bộ môn, văn học miền Nam cũng tầm thường, cũng chỉ là một sự hoa mỹ, huê dạng vì có tác phẩm hoặc vì có tác giả không xứng đáng mà vẫn được khen ngợi; rằng nhà văn và độc giả (miền Nam) sẵn sàng chấp nhận những sự không lương thiện, huênh hoang, bịa đặt (Nhã Ca với bài thơ trộm Kinh Thánh Tin Lành và hai quyển Ký), sự ấu trĩ, xỉ mạ tổ tiên (Túy Hồng và Tôi Nhìn Tôi Trên Vách), sự non kém (truyện Duy Lam và thơ Trần Dạ Từ…) Ngược lại, những tinh hoa, những đăc sắc của nền văn học ấy (Vũ Hoàng Chương, Ðinh Hùng, Tuệ Mai, Thanh Tâm Tuyền, Mai Trung Tĩnh, Cung Trầm Tưởng, Trần Tuấn Kiệt, Tuệ Sỹ…) lại bị bỏ xó hoặc nguy hiểm hơn, bị Võ Phiến bầy ra một cách hết sức thiệt hại cho họ. Sự sai lầm này sẽ trầm trọng hơn khi ông bàn đến các nhà văn (hay nhà thơ) chống lại cộng sản hay những nhà văn có hoạt động đi ngược lại chủ trương (chính trị) của chính Võ Phiến. Tôi sẽ bàn đến những người cầm bút này trong Phần Ba, như đã nói. Nguyễn Tà Cúc |
|