Để theo dõi tin tức bình luận sinh hoạt nữ trí và văn học,
văn học và đại chúng, mời đọc:

NGƯỜI MỚI

Diễn Đàn Văn Học và Phụ Nữ - Nguyễn Tà Cúc chủ trương.

TỪ MỘT GÓC CALIFORNIA
Thày Pháp Thẩm Mỹ
và Thày Pháp Văn Nghệ
Nguyễn Tà Cúc

I. THÀY PHÁP THẪM MỸ

Ở cái tỉnh lî nhỏ xíu Little Saigon chỉ làm một bài tính cộng sơ sơ cũng thấy có một thứ hàng rất chạy, gần bằng hàng ăn, là hàng sửa sắc đẹp: gần 40 cửa tiệm của các ông thầy pháp Tây Y bảo đảm biến chúng ta thành những ông bà hàng xóm: những đôi mắt to trô trố, nhũng vòng số 1 vĩ đại, những cặp má chưa cười đã hở mười nụ...đồng tiền giả. Những đồng tiền này thường nằm trên những vị trí rất khả nghi như gần căèm hay sát khóe môi. Bình thường những quảng cáo này không làm chúng ta khó chịu lắm: người ta đã châáp nhận chúng như một thứ "phụ tùng" xẩy ra ở đời sôáng tî nạn vốn đã có nhiều buồn hơn vui. Xét cho cùng, cũng chẳng đáng tội lắm cái ý muốn không muốn làm bà .ba bị (hai bị dưới mắt, một bị dưới cằm) để dọa trẻ con.

Nhưng có những lời quảng cáo của những người đại diện các ông thầy pháp này cần nên xét lại vì sự .coi thường độc giả của chúng, như: " Muốn đẹp lộng lẫy tự nhiên." và "sắc đẹp cho chúng ta sự tự tin yêu đời." vv và vv.Nếu "tự nhiên" sao lại cần nhờ đến các ông thày giải phẫu nhỉ?! Nếu quả thật từ một cô nhan sắc thường thường bậc trung thành một cô "lộng lẫy" thì cái nhan sắc ấy sau khi làm đủ những trò cắt xén, thêm đầu này, bớt đầu kia.không cách nào gọi là "tự nhiên " được. Câu sau càng khả nghi hơn "sắc đẹp cho chúng ta sự tự tin yêu đời." Làm sao mà tự tin nổi khi trong lòng cứ thấp thỏm người ta đã biết tỏng những hàng họ mình bày ra chỉ là hàng giả, hàng đi mượn, hàng bị cắt xén? Vì chỉ có những người không tự tin chút nào mới phải ỷ lại vào săéc đẹp mà khốn nỗi lại là một cái sắc đẹp .giả? Làm sao "yêu đời" được khi cứ phải bán tin bán nghi không hiểu khi nào sẽ phải tới gặp các thày thuốc về ung thư (vòng số 1) hay không bao giờ biết được người ta yêu mình vì "mười thương" hay chỉ vì những của giả này?

Có quảng cáo còn kinh hãi hơn nữa khi người ta được đọc một câu nguyên văn như sau: "Không ai được quyền xấu nữa. Mọi người phải đẹp. Phép lạ đã xẩy ra tại Văn phòng bác sĩ YYY." Không hiểu cái chữ "xấu" ở quảng cáo này có nghĩa gì? "Xấu" như Thị Nở hay "xấu" như biết là của giả, là đồ mạo hóa mà vẫn vì dollars để quảng cáo những điều không có thực? Nói tới "phép lạ" thì càng coi thường độc giả và Thượng Đế nữa. Có thứ phép laï nào mà lại dính dáng tới thuốc mê để cho khỏi đau và tốn rất nhiều tiền như thứ phép lạ của các ông thầy pháp này?! Có thứ phép lạ nào lại xẩy ra ở những nơi mà con người hạ phẩm gía mình xuống một chỗ vô cùng thâáp là cắt xén chính thân thể mình để tự dối mình và dối người? Nhưng cao siêu hơn một bực -vì có lẽ nghĩ rằng quảng cáo thì lộ liễu quá chăng- nên người ta lại có dịp đọc những bài báo (không có tên tác giả) khéo léo lồng thứ dịch vụ này vào giữa những thứ linh tinh khác:

-.Khó ai có thể tưởng tượng dược những việc mà XXX có thể làm. Ít ai biết cô XXX còn có thể làm một. tiû thứ khác, những thứ mà rất ít người đàn bà nào biết làm [...] Cô XXX còn làm việc với trên 20 bác sĩ Mỹ -Việt giải phẫu thẩm mỹ. Cũng là bác sĩ giải phẫu thẩm mỹ nhưng có người làm mắt đẹp lại không làm mũi đẹp. Có người làm cằm đẹp mà không sửa ngực đẹp. Có người lại chuyên môn căng da hoặc hút mỡ.Cô XXX có sự hiểu biết rất rõ về tài năng chuyên môn của từng vị một và cô giới thiệu khách hàng tới đúng vị bác sĩ mà họ cần.(một tờ nguyệt san ở Nam California)

Tôi đọc đến đây thì sửng sốt, cứ tưởng rằng một người mà được ca ngợi là có thể làm một tỷ thứ khác, những thứ mà rất ií người đàn bà nào biết làm", khó ai có thể tưởng tượng được thì hẳn phải là .phi hành gia (mà không phải là người phi hành rán mỡ để xào rau muôáng) hay tiểu thuyết gia (tức là người viết chứ không phải người đọc tiểu thuyết) hay xoàng lăém thì cũng phải là luật gia (người làm luật phạt vạ những anh -hay chị- dùng ngòi bút để tán nhảm câu cơm). Hóa ra chỉ là "huê hồng gia" (người đứng trung gian để ăn tiền "huê hồng")!!! Những "khách hàng" tương lai này không hiểu có rợn tóc gáy lên trước cái viễn tượng rất rùng rợn là họ sẽ được các "huê hồng gia" diễu đi từ ông thầy pháp này sang ông thầy pháp khác để có đầy đủ những cái "đẹp" này không?

Nhưng người ta chắc chắn phải rùng rợn trước sự công khai ra tuyên ngôn, hăng hái cổ võ, xem như một điều đáng hãnh diện về việc sửa đổi những bộ phận-nhất là những bộ phận vẫn được coi là thầm kín- của phụ nữ. Phụ nữ -vâng, một .tỷ phụ nữ còn lại, cái "tỷ" làm nhiều thứ như cứu lụt, nuôi con, tranh đấu; hay giản dị hơn, ăn quà, nói dai, đánh ghen, hay khóc, thích dỗi.- cũng là cái thị trường rộng lớn đang được cô XXX lăm le o bế để sống trên cái lợi nhuận phát xuất từ họ. Sự kiện ấy vô cùng mâu thuẫn với cái câu mà tác giả bài báo trên vừa tuyên bố chắc nịch là cô XXX này "còn có thể làm một.tỉ thứ khác , những thứ mà rất ít người đàn bà nào biết làm" (!!!) Hóa ra, một trong những thứrất ít người đàn bà nào biêát làm mà cô XXX biết làm là phân loại "hàng hóa" -môi, cằm, ngực, mỡ bụng.- để rồi cô ta sẽ được hưởng một khoản tiền huê hồng hậu hĩ từ các ông thày pháp. Còn họ sẽ lần lượt sống với những túi "nước biển" lủng lẳng bên trong vòng số 1 hay những đôi môi sưng (vều) lên nhờ chích collagen cứ như bị ong đốt và những cái mũi đã được gọt đi, gọt lại. Chưa bao giờ những "tác phẩm nghệ thuật" là những "sản phẩm" nhắm đến chân thiện mỹ lại được hạ giá đến nỗi cho đứng ngang hàng với nhũng thứ không chân, không thiện , không mỹ chút nào như những túi nước biển trong thân thể ngưới ta của bài báo này. Nếu người đọc không biết tỏng ra đây chỉ là một bài báo hạng bét để quảng cáo, để bốc nhau lên thì cậu- hay cô nào- viết bài này chắc chắn sẽ được lãnh ít nhâát là .một tỉ cái guốc cao gót của quý cô về cách viết đại ngôn và lố bịch này.

Nhưng cái mà chúng ta lo ngại ở đây không phải là những bài báo nói láo ăn tiền (huê hồng) kiểu trên. Điều mà chúng ta lo ngại là nếu các bạn ta đồng lọat "căng da mắt, căng da trán,." "chích vết nhăn và làm môi mọng lên." như những lời quảng cáo này thì xã hội chúng ta sẽ biến thể thành một thứ xã hội tương tự như trong "Hòn đảo của bác sĩ Moreau" . Trong xã hội này, tuy chúng ta không có những sinh vật nửa người nửa thú hay dị dạng xấu xí như "Gã gù nhà thờ Đức Bà" vì tham vọng thay thế Thượng Đế của Bác sĩ Moreau nhưng ngược lại chúng ta sẽ có những bà cụ.nhất định không chịu già, mặt mũi không hề nhăn nheo vơiù những vòng số 1 nhất định không tuân theo định luật khoa học nào mà cứ muôn đời vĩ đại như bác Mao. Tất cả những cuốn Quốc Văn Giáo Khoa Thư sẽ phải lập tức in lại, tái bản để những câu tả bà ngoại, bà nội không được có những chữ rất tai hại như : đôi mắt hấp háy, tóc bạc phơ, da đồi mồi. Các em bé tả chị, mẹ và bà đều chỉ cần viết một bài rồi "thay vào một chữ cho hợp nghĩa." Rùng rợn hơn nữa, lên chùa để lễ Phật hay mượn ấm, mượn đĩa (mượn quan họ Bắc Ninh).chúng ta sẽ chỉ thấy rặt những người đàn bà "cổ quái" mà bình thường sự nhân hậu, từ ái vẫn thường hiêän lên ở những khuôn mặt già nua tuổi tác. nay đã bị các ông thầy pháp Tây dùng những con dao gọt nhaün hết nhân danh "sắc đẹp- sự tự tin-niềm yêu đời". Ngay cả giới nghệ sĩ, ca nương là giới rất cần sắc đẹp, tôi vẫn có cái cảm tưởng bất an, râát bất an khi gặp những người tuổi đã quá mấy lần "tri thiên mệnh" mà mặt mũi cứ.phẳng phiu như đồng bằng Cửu Long. Có cái gì trái thiên nhiên ở những bộ mặt này làm tôi kinh sợ. Nếu chúng ta cứ đòi bắt chước những vòng số một vĩ đại, những cái mũi cao chót vót như tháp Eiffel của những người hàng xóm Tây Phương, sao chúng ta không bắt chước luôn cái .can đảm của họ nhỉ? Các bạn cứ xem lại ảnh của Simone Singoret (tài tử nổi tiếng của Pháp) thì thấy ngay. Simone Singoret cuối đời vòng số 1,2 và 3.lẫn lộn với nhau hết nhưng khuôn mặt là khuôn măët thu hút của một đời người đã kinh qua hết mọi sự. Cái viễn tượng này đang làm tôi dự tính sẽ mở hội " Bảo tồn những người già tại hải ngoại". Địa chỉ liên lạc là địa chỉ của những ông thầy pháp Tây Y và những người đại diện cho họ. Các bạn nghĩ tôi làm một việc trái khoáy chăng? Ơ hay, chỉ có thân chủ của họ thì mới cần được liên lạc để "bảo tồn cái nêàn văn minh già cả ". Chứ như tôi và bạn, nhất định ngồi chờ "cái già xồng xộc nó thì lôi đi" thì cần gì phải liên lạc?!

II. THẨY PHÁP VẮN NGHỆ

Ấy là nói về cái "đẹp" bên ngoài. Còn cái đẹp bên trong ra sao? Lấy đâu ra những ông thầy pháp có thể chữa cái "xâáu" của "nội thể", của tâm hồn?! Đó là lý do cắt nghĩa tại sao lại có hiện tượng mâàm già và thầy pháp văn nghệ xuất hiện ở hải ngoại song song với hiện tượng "giải phẫu thâåm mỹ" và "thầy pháp giải phẫu".

A. THẨY PHÁP VẮN NGHỆ CÓ TĂM TIẾNG TIỀN 75

Thỉnh thoảng trong những bài viết đây đó tôi lại được (hay bị?) đọc những câu tán rất nhảm của các bạn ta, đại khái như :"Hai cô QQQ (1) và KKK là hai ngôi sao thi ca ở Paris" (Hồ Trường An, Chân Trời Lam Ngọc, trang 151, Kinh đô Ánh sáng, Pháp) hay "Ba cô HHH, LLL và SSS là ba cô công chúa của thi ca Việt Nam " (trích Việt Mercury-Phụ bản nhật báo San Jose Mercury News, trang 49, số 13, ngày 23.4.99, San Jose, California) vv và vv.Trên thực tế, thơ của những "ngôi sao" và "công chúa" này cũng chỉ như ánh trăng lu, như phó thừơng dân chúng ta thôi, có khi còn tệ hơn nữa. Hay là tôi không hiểu thâm ý của bạn ta Hồ Trường An là so sánh hai cô QQQ và KKK với dân bản xứ Pháp vốn không biết tiếng Việt. So sánh với những người mù chữ Việt này thì thơ thẩn của các bạn ta làm sao mà không thành .ngôi sao được?! Và các cô công chúa này mai kia cũng chỉ đứng bên leà buồn thảm vì "ngai vàng thi ca" sẽ truyền lại cho các cậu.hoàng tử, đời nào đến phiên các cô.công chúa?! Nói của đáng tội, bạn ta Hồ Trường An chắc cũng chỉ "ham vui" cho quên nỗi sầu xa xứ mà viết loạn lên về thế giới có mấy người bát nháo của chàng. Nhưng Hồ Trường An quên rằng nhà văn không thể không "đề cao cảnh giác". Khi viết phướn lên về những ngôi-sao-thi-ca này, chàng quên một điều rằng chính những điêàu ấy sẽ phản ảnh trực tiếp vào ngòi bút "phê bình" của chàng và quan trọng hơn hết thảy, góp phần vào sự hỗn loạn của "văn nghệ sĩ hải ngoại". Hầu như những bài chàng tả tình tả cảnh về những "ngôi sao ", những "cô công chúa" đều thuật lại những màn hát hỏng, làm trò, ngâm ngợi không có gì xuất sắc của các bạn ta. Đó là một điều rất đáng tiếc: là một nhà văn, Hồ Trường An phải là người đầu tiên nhận ra rằng chính vì những trò này mà cho tới nay các nhà văn phụ nữ vẫn bị xếp vào giai cấp thứ hai, cái giai cấp "bâát tri vong quốc hận", saün sàng "múa hát" mà không diễn thuyết, chỉ giúp vui mà không đặt vấn đề dù những vấn đề ấy sẽ làm người nghe mâát vui, chỉ biết ngâm thơ mà không thể diễn thơ, đừng nói đến làm thơ, chỉ là nhân vật tháp tùng mà không là người chủ trương. Không hiếm gì những nhà văn, nhà thơ nổi tiếng đóng kịch, ngâm thơ .nhưng hoàn cảnh khi họ xuất hiện bảo đảm tư cách nhà văn của chính họ. Cứ tuởng tượng một nhà văn phụ nữ nổi tiếng, lên sân khấu (nhất là lên sân khấu với toàn những của giả chủ ý để bày hàng sau khi đã đến thăm cửa tiệm của cô XXX trên kia) uốn uốn tấm lưng ong (đã hút mỡ), chớùp chớp đôi măét phượng (vừa giải phẫu xong), .thì còn gì là thơ với văn nữa?! Người đọc nhìn thấy ngay sự ."thày pháp" của Hồ Trường An khi đọc tới những đoạn chàng viết về các nhà văn tên tuổi:

-.Cũng vậy, quyển tùy bút của Vũ Khắc Khoan gồm "Mơ Hương Cảng" và "Túy Bút" (túy ở đây là say, Túy bút là bút ký viết về chuyện rượu chè) cũng có thứ văn chương cầu kỳ, trặc trẹo như vậy, cũng phô trương trí thức cẩu thả xả láng như vậy, chỉ có tác giả hiểu những gì tác giả viêát ra.(trang 109, sđd)

-.Hồi ở trong nước trừ Bùi Giáng ra, các ngôi sao thi ca như Trần Tuấn Kiệt, Hoàng Trúc Ly, Quách Thoại, Nguyễn Bắc Sơn, Nguyên Sa, Tô Thùy Yên chỉ đạt về cái đẹp nghệ thuật chứ về tư tưởng thì họ hãy còn mập mơø.(trang 111, sđd)

Về việc Hồ bạn ta vừa hạ những thi sĩ của chúng ta xuống thành những ngôi sao thi ca ngang hàng với các nhà thơ "đêm buồn tỉnh lẻ" ở hải ngoại, tôi xin dành lời bàn cho độc giả. Riêng trường hợp Vũ Khăéc Khoan, tôi muốn dùng để chứng minh rằng thật ra các ông thày pháp đã có từ Việt Nam. Có điều ít hơn hay chưa đến nỗi lạm phát như bây giờ. Không phải cứ là nhà văn tên tuôåi là phê bình giỏi hay chọn đúng người mà chọn mặt gửi.văn được. Mới đây, trong một bài viết về Vũ Khắc Khoan, nhà thơ Viên Linh có nhắc đến cái thiếu sở trường này của một nhà văn tên tuổi khác, Võ Phiến:

-.Võ Phiến dựa vào Cao Huy Khanh quá nhiều, song lại không thấy cái Cao Huy Khanh đã thấy, xác đáng và rành rọt:..Tại sao cùng bàn về Thần Tháp Rùa, Cao Huy Khanh và Võ Phiến lại thấy khác nhau? Cái khác nhau ấy xẩy ra, có lẽ vì Cao Huy Khanh là một nhà phê bình văn học, mà Võ Phiêán là người viết tạp văn..(trang 20)

Nhưng Hồ tài tử chỉ nguây nguẩy dèm pha cái văn chương "trặc trẹo" trong "bút ký rượu chè" của Vũ quân. Còn Võ văn hào mới càng ngấm nguýt cái cách tác giả "Thành Cát Tư Hãn" sáng tác ra cái "trặc trẹo" ấy:

-.Độ ấy, từ trung bắc nước Mỹ, ông thường gửi xuống Cali những bài lộng ngôn. Gần như trong cái ngôn nào cũng lẩn quất mùi rượu. Và cái rượu, ai cũng biết nó liên hệ rất lỏng lẻo với sự lao tác. (Kịch, trang 2753, chữ in đâäm là bởi NTC)

Võ văn hào nói hơi quá chăng: "ai cũng biết" rượu liên hệ rât lỏng lẻo với sự lao tác?! Ai mà biết! Định luật ấy đúng với mọi sự "lao tác" khác, trừ một sự lao tác duy nhất: viết. Tương truyêàn Lý Bạch bị lôi vào triều bắt làm thơ "vịnh" Dương Quý Phi đang khi say mèm (bài Thanh Bình điệu). Lý Bạch là một trong tám ông tiên .rượu (Tửu trung bát tiên.) Đỗ Phủ có nhắc đến trong bài "Aùm trung bát tiên ca" (2). Không cần là tiên mà tướng quân cũng biết thưởng thức rượu: Đỗ Thu Nương, nổi tiếng tài hoa, tác giả bài thơ " Kim Lũ Y" (3) là thiếp của quan Tiết Độ sứ Lý Kỹ. Lý Kỹ rất yêu, lúc uống rượu say thường ngâm vang bài thơ này. Sau Lý Kỹ làm phản, bị giết. Đỗ Mục, một nhà thơ khác -còn được gọi là Tiểu Đỗ để phân biệt với Đỗ Phủ là Lão Đỗ- soạn tập Đỗ Thu Nương thi về cuộc đời nàng. Trong Tỳ Bà Hành, Bạch Cư Dị có câu " Trang thành mỗi bị Thu Nương đố" chính là chỉ nàng vậy. Chẳng lẽ chúng ta đã không làm thơ được như Lý Bạch, như Đỗ Thu Nương mà còn.trặc trẹo đêán nỗi không uống được rượu để "nghiêng bầu mà hỏi" hay sao? Một người hẳn phải biết rượu mà còn biết lao tác viết như Viên Linh viết sao về cái "mùi rượu" đã làm khổ Võ Phiến này?

-.Những người không hiểu Vũ, nói rằng Vũ Khắc Khoan yêu Hồ Trường chỉ vì anh thích uống rượu. Có phải thế đâu. Bài thơ chẳng nói gì về rượu. Bài thơ quan trọng chỉ ở hai chữ, hai chữ không dính dáng gì đêán rượu: hà tất. Hai chữ hà tất này được nhắc đến hai lần:

-hà tất tiêu dao bốn bể luân lạc tha phương.

-hà tất cùng sầu đối cỏ cây.

Hà tất là cái lý do. Hà táát là cái cớ. Cái lý do mà tác giả bài thơ, Nguyễn bá Trác, hay người yêu Hồ Trường, Vũ Khắc Khoan, rót rượu ra, không phải vì thích say sưa. Cái lý do ấy, không phải là trượng phu, hà tất phaiû tìm hiểu. Không phải vì sự nghiệp, hà tâát phải sầu đối cỏ cây.

Và rượu rót ra, là cho bốn phương Đông Tây Bắc Nam. Chứ không phải cho Đông Tây Nam Bắc. Chỗ này có một tý hoán chuyển. Ta để cái Trời Nam Mù Mịt vào chỗ ráo rốt, chỗ cuối cùng. Và rượu rót ra đâu phải cho bọn ngưu ẩm, hay cho những .thôi, hà tất phải nói thêm. (trang 22, sđd)

Không phải chỉ có một tý rượu đã làm hỏng cái phê bình của Võ văn hào. Còn chuyện lớn hơn là chuyện chủ thuyết, chuyện văn chương. Vũ Khắc Khoan vào Nam, ở trong nhóm Quan Điểm. Nhóm Quan Điểm khác các "nhóm" khác như Sáng Tạo, không ở chỗ tuổi tác mà chính ở chỗ nhập thế. Trong khi Mai Thảo viết những tác phẩm trữ tình, Thanh Tâm Tuyền và cả Tô Thùy Yên làm thơ, băn khoăn về những vấn đề siêu hình hay bản thể con người thì tác giả trong nhóm Quan Điểm ngoài những sáng tác văn nghệ tùy theo sở trường còn viết "thuyết". Trên kia, Viên Linh có nói "Võ Phiến dựa vào Cao Huy Khanh quá nhiều". Quả có đúng. Dựa vào Cao Huy Khanh quá nhiều mà không hiểu được Vũ Khắc Khoan, tệ hơn lại dùng chính Cao Huy Khanh để .hiểu lầm Cao Huy Khanh nữa!

Cố tình hay vô ý hiểu lầm Cao Huy Khanh? Người đọc có cảm tưởng Võ Phiến cố tình cắt xén bài viết của Cao Huy Khanh (như đã làm trong trường hợp Vũ Hòang Chương) để đưa ra lý luận , "khám phá" khác, mới của mình. Trong khi âáy, cái lý luận khám phá ấy không mới chút nào mà đã nằm saün trong bài của Cao Huy Khanh Nếu không có nguyên bản bài viết này của ông, đăng lại trên Khởi Hành mới đây Cao Huy Khanh sẽ mang tiếng muôn đời vì lối viêtá, lối cắt xén hết sức tinh vi này của Võ văn hào. Bài Võ Phiến viết về Vũ Khắc Khoan trong tập "Văn Học Miền Nam. Kịch-Tùy Bút" từ trang 2745 tới trang 2759 có hai nhận xét chính mà Võ Phiêán nhận là của mình để dùng so sánh với Cao Huy Khanh: thứ nhâát là về cách viết ; thứ hai là thái độ chính trị, ý muốn lập "thuyết" (chống cộng).

Về cách viết, về sự nghiệp văn chương, về tác phẩm, đây là phần Võ Phiến trích dẫn Cao Huy Khanh:

-.Dù sao, rồi ông Cao cũng đi quá cái phần thân thể một chút: ông có lời nhận xét về tính tình Vũ ông. Rằng "nếu viết văn ông ta là một nhà văn lươiø biếng nhất thế giới thì đi dậy học ông ta là một ông thầy câu giờ quá cỡ". Ở một đoạn khác, trước đó, ông Cao nói rõ hơn: "với hai chục năm trong nghề mà số tác phẩm của ông ta chỉ có thể đếm được trên đầu ngón tay! (trang 2749, sđd)

Để sửa soạn cho bốn chữ hết sức quan trọng "dù sao" và "một chút", Võ Phiến trước đó trích gần một trang của Cao Huy Khanh tả "thân thể" Vũ Khắc Khoan.

Trích như thế, sửa soạn như thế, cắt xén như thế để Võ văn hào có dịp bác bỏ lý luận của Cao tài tử, để có dịp lên giọng thày đời, à quên thày pháp, mà khoe cái tài phê bình tài tử:

-.Và cái rượu, ai cũng biết nó liên hệ rất lỏng lẻo với sự lao tác[.] E ông Cao Huy Khanh nắm đúng chân lý chăng?- Chứ gì nữa. Oâng Vũ Khắc Khoan ủng hộ hết mình như thế thì ông Cao thắng là cái chắc- Thật ra họ Vũ chỉ ủng hộ Cao huy Khanh khoảng chừng nửa mình. Nửa khác, ông còn để dành ủng hộ những kẻ nói trái lại họ Cao.(trang 2753, sđd) [.] Cao Huy Khanh chê ông Vũ viết ít. Quả có ít thật. Trong một thời gian dài hơn, ông viết ít kịch hơn Đoàn Phú Tứ, ít hơn Vi Huyền Đắc. Nhưng riêng chỗ đó không hẳn do ông lười. Có thể vì ông kỹ. (trang 2757, sđd)

Có thực Cao Huy Khanh "đi quá cái phần thân thể một chút" (chỉ một chút thôi) như Võ văn hào "cấp báo, cấp báo" cho độc giả không? Không đâu. Sự thực là Cao Huy Khanh không chỉ viêát có 4 câu đó, Cao Huy Khanh viết hơn ba trang rưỡi khổ chữ nhỏ, khổ báo lớn như Khởi Hành, nghĩa là ít nhất cũng hơn mười mấy trang khổ cuốn Văn học Miền Nam của Võ Phiến. Cao Huy Khanh không hề chê Vũ Khắc Khoan viết ít. Đây là nguyên văn của Cao Huy Khanh chỉ ở môät đoạn, mà Võ Phiến đã trích thiếu:

-.Ngoài ra cả tác phẩm còn chứng tỏ cho thấy cái công phu gạn lọc kỹ càng, tính cẩn tthận của tác giả đôi khi còn quá cẩn thận! Đây là nhà văn nhàn nhã nhâát của văn chương miền Nam Thời Hiện Đại: với hai chục năm trong nghề mà số tác phẩm của ông ta chỉ có thể đếm được trên đầu ngón tay!.nhâát là nếu người ta chịu khó đối chiếu với những tác phâåm cùng loại (cùng chịu sự chi phối của một thứ hoàn cảnh chính trị) xuất hiện trong thời kỳ này vốn hầu hêát là nhũng tác phẩm được sáng tác một cách vội vàng và dễ dãi chiều theo những đòi hỏi nhất thời của tình thế chính trị. Bởi thế, về tác phẩm Thần Tháp Rùa của Vũ Khắc Khoan, trong văn học sử người ta có thể ghi nhận : Tác phẩm đánh dâáu sự xuất hiện một thể tài văn chương mới và hiếm hoi trên văn đàn Miền Nam (Huyền truyện) một cách thành đạt. .(Khởi Hành, số 47, trang 28)

Như thế có khác gì với "khám phá" mà Võ Phiến đã phản bác Cao huy Khanh đâu? Võ Phiến lập lại nguyên văn Cao Huy Khanh (kỹ càng, chữ của Cao Huy Khanh- kyõ, chữ của Võ Phiến), nỡ nào dấu biến cái xuất xứ ấy đi?! Võ Phiến cũng vì dụng ý mà chỉ trích ra chữ "lười" chứ không trích chữ "nhàn nhã" của Cao Huy Khanh. Vì dụng ý ấy mà Võ Phiến nhắc đi nhắc lại nhiều lần một chữ "lười" của Cao Huy Khanh để có cớ nói ngược lại dù ai cũng biết trong mạch văn ấy (một nhà văn lười biếng nhất thế giới), chữ "lười biếng" không có cái nghĩa mà Võ Phiến đổ diệt cho nó. Với nhận xét về "huyền truyện" độc đáo này, Cao Huy Khanh tìm thááy giá trị của người viết trí thức tiểu tư sản chống cộng Vũ Khắc Khoan:

-.Đó là ý nghĩa gía trị chính của Huyền truyện mà ngày nay đọc lại người ta có thể ghi nhận được, khi mà những dao đôäng của một thời thế cũ đã qua rồi, ý nghĩa giá trị của một nôäi dung chính trị (làm chứng cho những biến động thời cuộc của một giai đoạn lịch sử, đánh dấu một chặng đường trong tiến trình tư tưởng của giới trí thức miền Nam) được kết hợp toàn vẹn với một hình thức tương xứng (ngôn ngữ của Huyền truyện). Đó là những điều gì còn lại từ Huyền truyện Vũ Khắc Khoan, một kinh nghiệm lịch sử, một hành trình tri thức, và một bài học về nghệ thuật (phải chăng từng đó cũng đã là quá nhiều với một việc làm văn chương nhỏ nhoi).(trang 29, Khởi Hành, sđd)

Không những không đủ bản lĩnh văn chương để khám phá cái độc đáo của ngôn ngữ "huyền truyêän" trong văn chương Vũ Khắc Khoan, cái mục đích của huyền truyêän qua nhiêàu thập niên khi người ta còn phải sống trong những thời buổi "khó khăn, quá khó khăn" (Cao Huy Khanh),Võ Phiến còn chê Vũ Khắc Khoan viết truyện mà viết như ông, đời nay không viết theá, văn ông như dịch từ truyện Tàu thuở nào! Câu đó không cách nào bào chữa là một câu khen được! Tưởng tượng bạn ta Đặng Tiến viết lách thế nào mà bị.khen là "gớm, đời nay ai mà còn viết như thế, cái cậu Đặng Tiến viết cứ như là dịch từ mấy anh Tây nhà đèn từ thời bị đô hộ ra" thì không hiểu bạn ta có vội vàng ôm ngay lấy, khênh về cho đóng khung nó lên và trân trọng treo trong đại sảnh của tư gia không?!

Còn về ý muốn lập thuyết, về khuynh hướng chính trị, Cao Huy Khanh viết cũng tỷ mỷ không kém:

-.Vậy muốn chống Cộng cho có kết quả tất phải tìm ra cho được một lý thuyết một chủ nghĩa môät chế độ nào vừa tỏ ra thích hợp với mình làm lại vừa có tính cách đối nghịch lại với họ một cách có hiệu quả. Đó là điều Vũ Khắc Khoan và các bạn đồng chí của ông đã miệt mài theo đuổi: Đi tìm một ý thức hệ mới cho Miền Nam. [.] Vậy nên đọc lại tác phẩm Vũ Khắc Khoan, với trường hợp làm văn chương của Vũ Khắc Khoan, thêm lần nữa người ta tìm thấy lại câu giải đáp muôn đời cho mối thăéc mắc về sự tương quan giữa ý thức chính trị và ý thức văn chương thể hiện trong một tác phâåm, một nghệ phẩm làm thế nào để tác phẩm đó chuyên chở được hết cái phần nội dung chính trị của nó mà đồng thời vẫn không bị sa đọa vào trong một thứ văn chương khẩu hiệu và truyền đơn. (trang 29, Khỏi Hành, sđd)

Khi Võ Phiến dẫn chứng chuyện Vũ Khắc Khoan "rỉ tai" Đặng Tiến bỏ ra đi ăn phở, không muốn nghe "một nhà hùng biện thao thao thuyết giảng" để kết luận "Vũ Khắc Khoan không muốn nghe người ta lập thuyết chống cộng và chế giễu phép chống côäng bằng chủ thuyết ." là không đúng. Võ Phiến dẫn chứng quá ít nhưng qua những lời đã viết ra, người đọc có cảm tưởng giản dị rằng Vũ Khắc Khoan -và cả chúng ta nữa- không ai chịu ngồi nghe những nhà hùng biện kiểu tâm lý chiến đó. Khi rủ Đặng Tiêán bỏ đi, có lẽ Vũ quân chỉ chống lại .nhà hùng biện như chúng ta phản đối các mầm già văn nghệ bây giờ chứ không hề chống lại việc lập thuyết để chống cộng. Có điều ở Vũ Khắc Khoan, phản ứng ấy (đứng dậy bỏ ra) quyết liệt hơn là những người cả nể như chúng ta, những kẻ vẫn ngồi chịu trận và sau đó về nhà mới tả oán ầm ỹ lên hay trách móc ban tổ chức, những ban tổ chức neo người, không đủ tiền thuê Trưởng Ban Trật Tự. Người sáng tác không phải là những anh tâm lý chiến được nhà nước trả lương. Bởi thế, e rằng một cái thí dụ do Đặng Tiến đưa ra không bác được lời bình của Cao Huy Khanh. Nhất là khi Cao Huy Khanh đã từng viết vô cùng rõ về sự lập thuyết này. Nhất là khi Võ Phiến cắt xén bài của Cao Huy Khanh để có cớ "gieo tiếng dữ" cho Cao Huy Khanh rằng Cao Huy Khanh chê Vũ Kháéc Khoan "lười" về mọi phương diện. Còn nói về những bài viết "lộng ngôn" của Vũ Khắc Khoan sau 1975 để bác nhận xét của Cao Huy Khanh thì lại càng không công bằng, chưa cần biết tới là đúng hay sai: Cao Huy Kanh viết bài đó thời những năm 70 mà khi đem những chuyện sau 75 vào một cuốn sách viết về văn học Miền Nam trước 75 là cụ Võ đã "ăn gian" rồi đấy. Nhưng cụ Võ vẫn không thể ăn gian được vì Cao Huy Khanh tinh hơn cụ nhiều, gã nhìn thấy chủ ý của "lộng ngôn Vũ Khắc Khoan" từ hồi trước 75 rồi kìa:

-.Vũ Khắc Khoan: "Tình yêu chỉ là một cái cớ" (Những Người Không Chịu Chết-Kịch). Vâng, táát cả chỉ đều là một cái cớ hết thảy, từ Thành Cát Tư Hãn cho đến cái thằng cha đàn ông ma-nờ-canh tình nguyện tự đem mình bày bán trong tiệm chạp khô cho thiên hạ coi chơi đỡ nghiền ấy.[.] và ngay cả cái chú Cuội ba lăng nhăng kia nữa chứ. Bọn chúng, tất cả, đều là những cái cớ chứ có gì đâu, hỡi những Trương Chi, những Lưu Nguyễn, Tú Uyên và chàng họ Đỗ sắp hàng một chui đầu vào trong một cái cớ mà thôi vậy.[.] Nhờ thế mà tất cả tác phẩm của Vũ Khắc Khoan.xứng đáng là những tác phẩm văn chương chứ không phải là những tác phẩm tuyên truyền chính trị.(Khởi Hành, trang 29, sđd)

Cái nhận xét ấy không khác gì nhận xét mà Võ Phiến tự nhận là của mình, là " Ở Vũ Khắc Khoan có chỗ cho Thành Cát Tư Hãn ngồi lừ lừ, mà cũng có đủ chỗ cho thằng Cuội tha hồ lếu láo, đùa giỡn, nghịch ngợm. .." ( trang 2749, sđd)

Cao Huy Khanh còn ở lại Việt Nam. Bài Cao Huy Khanh, nếu không nhờ Viên Linh cho đăng lại trên Khởi Hành như đã nói trên, người ta- đời này và nhiều đời sau- không cách nào biết được bài Võ Phiến viết về Vũ Khắc Khoan là một bài không có gì mới, lạ; trừ vài cái giai thoại ông nhắc tới giữa Vũ quân và Đặng Tiến, Nguyễn Cao Đàm hay chính ông. Những giai thoại ấy chỉ trợ giúp mà không thể quyết định khi phê bình một tác giả. Người đọc còn có cảm tưởng nếu không có bài của Cao Huy Khanh để làm nền mà .cắt xén, Võ Phiến sẽ không viết được gì ngoài những giai thoại trên. So với Cao Huy Khanh, Võ Phiến không đưa ra được nhận xét "huyền truyện" và tác dụng chính trị của huyền truyện mà Vũ Khắc Khoan sử dụng rất thành công. So với Viên Linh, Võ Phiến không có cái thân cận đủ để phân tích tác giả- cùng- tác phẩm, không có phong cách nhà thơ để dùng chữ, không có bản lĩnh văn chương để phê bình về khía cạnh nghệ thuật. Bài của Võ Phiến, cuối cùng, là một bài rất nông, dựa vào chỗ này một tý, ngả vào chỗ kia một tî, tiếng là khen mà thập phần xách mé, vẻ là tán tụng mà vô cùng dè bỉu.

Vũ Khắc Khoan không phải là tác giả duy nhất suýt bị gục vì cái võ này. Dở bất cứ một tác giả nào ở ngoài nhóm Bách Khoa (mà Võ Phiến có mặt) lại xuất thân trí thức, lại có vẻ ..hào hoa, sẽ thấy lại cái võ ngáng chân ấy. Thí dụ như trường hợp Mặc Đỗ. Mặc Đỗ ở nhóm Quan Điêåm với Vũ Khắc Khoan, Nghiêm Xuân Hồng. Trong khi Bách Khoa nổi tiếng là nơi xôi đậu với những cán bộ cộng sản nằm vùng như Vũ Hạnh, nhóm Quan Điểm là nhóm "trí thức tiểu tư sản" chống cộng. Võ Phiến viết rất bạc về Mặc Đỗ, thu gọn những nhân vật của Mặc Đỗ vào một câu "Họ sống nhiều hơn làm. Trong cái "sống" của họ có rất nhiều bữa ăn, nhiều rượu tây, nhiều nhà hàng, có cả nhà hát cô đầu nữa." (trang 922, sđd) sau khi đã đưa ra cái tiền đề ".Những người may mắn này, thành phần được ưu đãi nhất của tiểu tư sản này, họ sống ra sao, họ làm những gì trước sự trông cậy của những ai cùng chiến tuyến?" (cùng trang, sđd). Dĩ nhiên, sau đó Võ văn hào phải khen vớt Mặc Đỗ (người Bắc giỏi biện luận.) để che cái bạc này. Nhưng cái khen ấy không cứu vãn gì được mà thật ra lại chỉ để ngầm xác nhâän lời phê trước đó là những nhân vật này chỉ nói, chỉ luậnnhiều hơn làm.

Cái "hai phải " mà Võ Phiến khéo léo tự nhận ở cuối bài (khen một tác phẩm vì giá trị nghệ thuật hay vì giá trị dấn thân) không dấu được cái chủ ý ngay từ đầu là tạo cho độc giả cái cảm tưởng các nhân vật sống mà không làm của Mặc Đỗ cũng chính là tác giả và thân hữu của ông (tác giả không những đã "gần", lại còn rước luôn họ vào sách mình, trang 929, sđd-chữ in đâäm là do NTC) . Cái "khen" của Võ Phiến là cái dụng tâm của một người phê bình có saün thành kiến không tốt với tác giả để che đậy cái thành kiến ấy. Nếu không, tại sao Võ văn hào lại lôi một truyện ngăén rất hay của Mặc Đỗ như truyện Trăng Đỏ để làm thí dụ mà giáng cho tác giả những lời bình sau đây:

-.Nhìn xung quanh, những nhân vật nọ nhìn sự việc cách hững hờ, nhìn người cách khinh bạc; nhưng khi nhìn rượu, họ có cái nhìn ngưỡng phục. Rượu mà có cả thuốc nữa thì nhất [.] thành thử, rượu đánh giá cái cao thấp của con người. Rượu là tiêu chuẩn đánh giá con người .(trang 924, sđd)

Ngay sau những lời bình hết sức tai hại cho tác giả, Võ Phiến bèn lại rất tử tế chống đỡ hộ cho tác giả và luôn các nhân vật ấy trong khi chỉ riêng ở Trăng Đỏ, hai nhân vật này không cần ai chống đỡ cho họ cả. Cũng không hề có việc "nhìn người cách khinh bạc; nhưng nhìn rượu, họ có cái nhìn ngưỡng phục" như Võ Phiến đã phê bình ở Trăng Đoû để gán cho mọi nhân vật khác của Mặc Đỗ. Tôi còn có cảm tưởng Võ văn hào có .ác cảm với rượu khi nhìn lại cái câu Võ văn hào viết về Vũ Khắc Khoan trước đó. Phải chăng cụ Võ nay phải "chừa rượu với chừa trà" (4)?!

Không hiêåu đôäc giả nghĩ sao. Riêng tôi, đọc xong nhiều bài của Võ văn hào với những màn "tiểu xảo" (trả lại chữ của Võ Phiến dùng cho thi hào Vũ Hoàng Chương) đã chứng minh, quả là tôi tê tái. "Tê tái" chứ không bàng hoàng" như bạn ta Viên Linh, người vô tình bắt găëp những cái tiểu xảo này. Vì đây không phải là lần đầu tiên tôi "tê tái": những sai lầm, cắt xén rất tinh vi và rất khủng khiếp kiểu này đầy dẫy ở trong sáu tập "Văn học Miền Nam" của nhà -phê- bình kiêm nhà văn Võ Phiêán. Với Vũ Khăéc Khoan, ông dùng chữ "giọng lưỡi", với Vũ Hoàng Chương, ông phê "tỷ mâån của tiểu xảo", với Đinh Hùng, ông phán "thừa thãi quá, nhiều vòng xoắn rối rít quá" (ơ hay, chữ viêát xấu hay đẹp thì mắc gì đến văn chương?), với Mai Thảo, ông giáng "nhẩy cỡn, hay ho". Chẳng lẽ nào một nhà văn nổi tiếng, lại đánh những cái "võ" (tôi không có ý chạm húy Võ Phiến) rất tầm thường này với đồng nghiệp, từ những đồng nghiệp thuộc loại "hậu sinh" như Cao Huy Khanh cho đến những đồng nghiệp "tiền bối" như Vũ Khăéc Khoan? "Hậu sinh" Cao Huy Khanh lúc viết loạt bài phê bình Mười Lăm Năm Văn Xuôi Miền Nam này, đăng trên Khởi Hành bộ cũ năm 1970, chưa tới ba mươi tuổi. Sau này nhà văn Doãn Quốc Sỹ thu thập, in lại và đem vào chương trình giảng dậy của ông tại Đại Học Sàigon. Võ Phiến có những bài viết này của Cao Huy Khanh, tại sao lại cắt xén nguyên văn? Còn sở dĩ tôi nói "tiền bối" là khi những Vũ Khắc Khoan, Mặc Đỗ, Vũ Hoàng Chương đã nôåi đình nổi đám thì Võ Phiến còn mới viết lách và chưa chính thức tham dự những hoạt động văn nghệ ở .Tràng An. Lúc đó, Võ Phiến còn phải gửi tác phẩm mình- tác phẩm đầu tay của Võ Phiến, Chữ Tình, xuâát bản năm 1956- tới tờ "Văn Nghệ" ở Sàigon và Viên Linh, trong ban biên tập tòa soạn, là người điểm cuốn sách này, khoảng năm 1957-58. Tôi viết sự kiện này ra, không để dè bỉu nhà văn Võ Phiến mà chỉ để chứng minh lời tôi viết vì ở thời điểm đó, ai cũng dư hiểu rằng, môät nhà văn có tăm tiếng thì tác phẩm mới sẽ lập tức được phê bình, được điêåm tới, không cần phải đích thân gửi cho tòa soạn. Làm gì có chuyện những Vũ Khăéc Khoan, những Vũ Hoàng Chương, những Mặc Đỗ phải làm chuyện đó, cái chuyện mà Võ Phiến đã phải làm?!

Than ôi, phải chăng cụ Võ nhà ta lệch ở những chỗ không thể lệch được chỉ vì những "đồng nghiệp" này tài hoa quá chăng? Trí thức quá chăng? Biết đóng kịch, diễn thơ, .uống rượu quá chăng? Được người ta yêu mến quá chăng? ø Tôi viết những nhận xét này là căn cứ trên tình hình văn học Miền Nam trước 1975: nhà văn Võ Phiến không phải là một nhà văn có thế lực ở cái nghĩa làm cho văn giới, độc giả sôi động vì những hoạt động hay chủ trương độc đáo, dù ngắn ngủi như Sáng Tạo. Cho đến nay, người ta vẫn chỉ nhắc tới ông như là một người nâng đỡ cho một số nhà văn nữ của Miền Nam và là một người viết truyện hay, viết tùy bút khéo. Riêng về tùy bút, cái khéo của ông vẫn chưa vượt nổi cái bén và chữ của Nguyễn Tuân. (Nhưng đó cũng không quan trọng vì không dễ gì mà vượt nổi Nguyễn Tuân.) Ngoài ra, hoạt động của ông hoàn toàn giới hạn vào sự viêát văn chuyên nghiệp. Bởi thế những nhận xét sai lầm của ông có thể bắt nguồn một phần từ một sự thực không thể từ chối được là ông không phải là người -trong-giới. Là một công chức chăm chỉ đến nỗi phải "trộm giờ" của sở để viết (trích lời Võ Phiến), Võ Phiến hầu như không tham gia những hoạt động văn nghệ, không phải là người có thể phê bình giới này nếu chỉ căn cứ trên sự quen biết cá nhân để soi sáng tác phẩm. Như một người khác viết rất hay về loại này, là Lô Răng Phan Lạc Phúc. Nhưng nếu chỉ trông cậy vào văn chương thì cho đêán nay ai cũng có thể kết luận một cách công bằng là ông không có khả năng ấy. Đó chính là lý do cắt nghĩa tại sao trong rất nhiều trường hợp ông phải ngụy chứng (trường hợp Vũ Hoàng Chương), hay "cắt xén", dựa dẫm vào một tác giả khác (như Cao Huy Khanh với Vũ Khắc Khoan), hay lạc đề một cách vô cùng thê thảm như xách mé đến đời riêng của Nguyễn Thị Hoàng (và Kim Lefèvre, một tác giả hoàn toàn xa lạ với Văn Học miền Nam).

Aáy là chưa kể đến một sự kiêän sẽ làm mọi người còn "bàng hoàng " hơn nữa (mà tôi sẽ chứng minh đầy đủ sau với nhiều tác giả khác): có thể Vũ Khắc Khoan, Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, Mai Thảo.ngoài những cái "tôäi" trí thức, nổi đình đám, tài hoa.như đã kể trên, hình như còn mắc cái tội.Bắc Kỳ nữa! Độc giả cho là tôi nói ngoa chăng: hầu hết các nhà văn, nhà thơ bị "ngáng chân" hay loại hẳn ra trong sáu tập sách của cụ Võ viêát về Văn học Miền Nam đều là người Bắc: ngoài Vũ Khắc Khoan, Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, Mặc Đỗ, Mai Thảo.còn Tuệ Mai, Thanh Tâm Tuyền, Cung Trầm Tưởng, Hà Huyền Chi, Du Tử Lê. Câu hỏi này càng đáng được nêu lên vì song song với việc loại bỏ, tàn hại các nhà văn, nhà thơ người Bắc, Võ Phiến lại lơ đi, không nhắc gì đến một sự việc râát quan trọng khác: viêäc Túy Hồng (gốc Huế) viết nguyên một tác phẩm (Tôi Nhìn Tôi Trên Vách) để tự khen mình một cách hết sức trơ trẽn và bản quán mình nhưng lại chửi rủa, mạt sát người chôàng Thanh Nam và luôn cả bản quán miền Bắc của Thanh Nam bằng một thứ ngôn ngữ vô cùng nặc nô không thể tha thứ được. Hay chủ trương của Võ Phiến là dùng văn chương để .trả thù riêng và viết lại văn học sử Miêàn Nam từ cái "chiếu" của ông? Riêng trường hợp của những nhà thơ mà Võ Phiến loại ra như Tuệ Mai, Cung Trầm Tưởng, Trần Tuấn Kiêät, Hà Huyền Chi, Du Tử Lê. thì tôi không tin rằng Võ Phiến có cách gì bào chữa được: tên tuổi họ quá đủ để có một chỗ trong văn học sử Miền Nam và sự thiếu sót này sẽ là một sự vô cùng bất lợi cho chính nhà văn Võ Phiến. Võ Phiến có quyền chê thơ họ nhưng khi cố tình bỏ qua mà lại nhặt những người không xứng đáng vào hay những người chỉ có một bài thơ mà thân thế mơ hồ cho đến nay vẫn không xác định được là ai.thì không thể trách móc "dư luận" là "dư luận " ấy đòi dậy, đòi "giáo dục" cụ Võ về cách phê bình như cụ Võ vừa phàn nàn, mách cáo trong một bài phỏng vâán của tờ Văn Học số 169, tháng năm, 2000. Nhà phê bình nào "dám" loại các nhà thơ Tuệ Mai. Trần Tuấn Kiệt, Cung Trầm Tưởng rôài Hà Huyền Chi, Du Tử Lê .ra khỏi Thơ Miền Nam mà không bị "dư luận" .giáo dục cho vài bài học?! Cụ Võ cư ngụ, sinh hoạt ở Miền Nam suốt mấy chục năm của văn học Miêàn Nam, chứ có ở miền Bắc, ở đường mòn Hồ Chí Minh đâu mà bảo là không biết? Tôi thực không hiểu tại sao cụ Võ lại rất hâäm hà hâäm hực với "dư luận" này. Hay cụ tưởng là "nhân chi sơ" mà "tính bản .phê bình" thì chỉ có Võ Phiến mới có tính và có quyêàn thôi?! Theo tôi, thế là còn may cho cụ Võ: cái dư luận này xem ra còn rất lịch sự. Họ mà đặt câu hỏi "bộ là cộng sản nằm vùng hay sao mà ra sách viết tầm bậy tầm bạ và loại hết nhà văn nhà thơ miền Nam -nhất là nhà thơ nhà văn di cư chống cộng hay từng phục vụ trong quân đội miền Nam- y như bọn cộng sản viết về văn học Miền Nam dzậy?" thì lôi thôi to đấy! Cụ cứ viết lách cho tử tế, cho cẩn thận thì chẳng cần gì hậm hà hậm hực hay cần ai cứu cụ kể cả cái tờ Văn Học và cái anh nhà văn ở San Diego đang cắp tráp cho cụ.

Việc gì mà một nhà văn tên tuổi như Võ Phiến lại phải chụp mũ cho độc giả, gọi họ mơ hồ dư luận này, dư luận kia. là họ đòi giáo dục cụ? Mà giáo dục không đúng sao? Nội cái việc lôi đời riêng của hai nhà văn phụ nữ ra mà mỉa mai như cụ Võ đã làm là đã đáng được.giáo dục lắm rồi! Được các bậc thức giả chỉ bảo cho là quý. Bộ cứ là "nhà văn" là thông thiên đạt địa à? Việc gì mà một nhà phê bình-nếu có tư cách của một nhà phê bình- lại không có can đảm trả lời những nghi vấn mà người đọc nêu ra (như việc ngụy chứng tài liệu để vu oán cho Vũ Hòang Chương chê thơ Đinh Hùng) mà lại cứ tiếp tục vu oán, lần này cho nhiều độc giả khác là bắt beû (Võ Phiến trả lời Văn Học, bđd)? Không những không trả lời được, cụ Võ còn nhăéc tới cách viết của Kim Thánh Thán và Vương Hồng Sển (giời ạ!). Các đại gia này viêát gì thì viết, viết sao thì viết nhưng tôi có thể chắc chắn một điều, ngay tại đây, rằng họ không có cách viết hết sức vô lễ với một nhân vật lịch sử, hơn thế nữa, là bậc anh hùng của dân tộc, như Võ Phiến đã (dám) viêát về Bà Triệu, nguyên văn như sau:

-.sau đó bao nhiêu sách lịch sử khác kéo nhau tiếp tục không ngừng. Mãi vâãn còn phải tìm hiểu thêm, viết thêm, còn lâu mới đủ sáng tỏ mọi điều: các vua Hùng có hay không có? Mỗi vua sống được mấy trăm năm? vú bà Triêäu ẩu đích thực dài đúng mấy thước? v.v và v.v (Văn Học, sđd)

Tôi đọc câu này (vú bà Triệu ẩu.) mà rởn cả người: Bà Triệu mà Võ Phiến còn viết như thế, huống gì Nguyễn Thị Hoàng? Võ Phiến nói câu này trong lúc mà ông gọi là "bộc bạch" (sđd) với độc giả, nghĩa là nói với công chúng. "Nói với công chúng" về những vấn đề văn chương, lịch sử mà còn sỗ sàng, thô tục như vậy, thì không hiểu trong những lúc không có ai, những lúc người quân tử .không cần giữ mình lúc vắng người thì cụ Võ còn phát ngôn đến đâu với những người tùy tùng chí thân như bạn ta Lê Tất Điều (cũng có bút hiệu là .bé Aùi Nhơn) ?! Viết như thế mà không đáng giáo dục sao? Viết lách như thế thì ø ẩu tả thật và quả là "hậu sinh" Võ Phiến không .khả ái một tý nào! Aáy là chưa kể đến chữ "ẩu". Chữ "Aåu" ai cũng biết nghĩa là "đánh lộn" hay "bà già". Chữ "Ẫu" này do người Tàu gọi Bà Triệu, gán cho bà cái tiếng ".không lấy chồng, kết tập bè đảng, cướp phá các quận huyện." ( Thái Bình Thiên hoàn vũ ký, Nhạc Sử đời Tống- trích lại của giáo sư Phạm Cao Dương, Lịch sử dân tộc Việt Nam-Thời Lâäp Quốc, Quyển I, trang 107) vì họ viết sử để có lợi cho họ. Còn với chúng ta, mọi sự đều không có gì quan trọng, đáng tìm hiểu hơn là lý do khởi nghĩa của bà, hoàn cảnh khởi nghĩa âáy, ngườiø đã muốn ".cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá tràng kình ở biển đông, quét sạch bờ cõi để cứu dân ra khỏi nơi đắm đuối."

Bởi thế, ngay tại chỗ này tôi cũng chê luôn các anh Văn Học. Vừa thôi chứ! Giờ này mà không nhâän ra những sự quá quắt ấy, giờ này còn dở trò bè cánh, giờ này còn ỉm đi những chuyện đó để đeo râu đội mão bàn chuyện văn chương của Nguyễn Thị Hoàng và văn chương, rồi văn học Miền Nam thì tệ quá, đáng xấu hổ quáù. Mang tiếng là một người Việt, các anh không lẽ không nói được một lời về sự qúa quắt này, "cong lưng làm tì thiếp" (mượn lời Bà Triệu) cho những lời đùa bỡn hết sức vô ý thức ấy? Mang tiếng là nhà văn, các anh không thấy việc Võ Phiến lôi chuyện đời riêng của Nguyễn Thị Hoàng lên một cuốn sách về văn học Miền Nam là đáng đặt câu hỏi ư? Đời riêng của Nguyễn Thị Hoàng thì dính gì đến văn chương? Hay có cần tìm hiểu thêm (.) Bà Triệu đích thực dài mấy thước như Võ Phiêán đã muốn.tìm hiểu không? Chi tiết ấy có quyết định trọng đại gì đêán cuộc khởi nghĩa của bà, cá tính xuất chúng của bà, sáng tỏ gì thêm cho lịch sử? Bởi thế, không ai trách các anh không có can đảm đặt những câu hỏi đó, không ai muốn các anh phải đẩy bạn các anh vào "ngõ hẹp" cho "đời tàn" luôn, không ai đòi hỏi các anh phải đặt câu hỏi tương tự với Võ Phiến về .cuộc đời ái tình của ông; nhưng nếu không thì thôi, hà tất phải bẻ ngoặt câu hỏi sang khía-cạnh-văn-chương để giúp phương tiện ngáng chân một nhà văn còn ở lại Việt Nam khó có phương tiện tự bảo vệ, hà tất cho đăng những lời xúc phạm, phỉ báng tới tiền nhân, tới lịch sử? Một người như Bà Triệu- Nhụy Kiều Tướng Quân- cách đây bao nhiêu thế kỷ, đứng lên "mặc áo giáp vàng", "đi guốc, cưỡi đâàu voi," (sđd) ra trận, để lại câu nói bất hủ "quét sạch bờ cõi để cứu dân ra khỏi nơi đắm đuối" và "tự tử, sau khi chết thành thần" (sđd) chứ không để bị bắt sống và làm nhục khi thất bại; chẳng lẽ lại có một đám hậu duệ là lũ các anh hủ văn ngồi bàn chuyện thô bỉ về bà? Đau đớn thay mà cũng mỉa mai thay cho những kẻ chưa bao giờ phải cầm gươm ra trận, mà chỉ ở chỗ trường văn trận bút cũng đã không thể nói cho ngay, đứng cho thẳng, thì đừng nói gì đến văn chương, dân tộc cho não người thêm.

Đây có lẽ là lần đâàu tiên và cũng mong là lần cuối cùng trong lịch sử văn học thấy xuất hiện cái hiện tượng một nhà văn tên tuổi và một tạp chí "văn học" không dám nêu đích danh những người phê bình mà phải "tự bạch" bằng cách nấp đằng sau hai chữ "dư luận" và tự bào chữa bằng cách lôi luôn cả các bậc anh thư của dân tộc ra nói nhảm như ở chỗ không người. Tôi càng thành thực mong mỏi từ đây trở đi nhà văn Võ Phiến (và cả tờ Văn Học) trước khi sướt mướt, khóc mếu đóng kịch "phỏng vấn, bộc bạch" nên tập tuồng trước cho khỏi vấp phạm (mượn chữ Kinh Thánh Tin Lành Việt Nam). Hay là các bạn đã tập kỹ lăém rồi đááy chứ nhưng vì đào kép (chỗ này thì phải đính chính ngay là không có "đào" chỉ có mấy "kép độc" thôi) "y uông" quá nên chẳng ra tuồng tích gì cả?!

Cho nên, xét kỹ lại sáu cuốn phê bình văn học Miền Nam mà Võ văn hào vừa cho xuất bản đây, tự nhiên lại lờ mờ thấy dáng hình một .ông thày pháp, thoắt ẩn thoắt hiện sau những bức mành mành văn tự. Võ văn hào có lời "khiếm nhã" với nhiêàu nhà văn khác, với Vũ quân chẳng qua cũng tưởng chúng sinh chỉ giỏi uống rượu vào những tiệc cưới xin, vào những buổi tang ma cho cái cảnh tiễn người đi - đi xuống .địa ngục hay vào Tiền Đường - đỡ tẻ. Nào có biết rượu không chỉ để uống. Mà còn để rót. Dù là không biết rót về nơi đâu. Bởi thế, Võ văn hào mới có cái tác phong phê bình (mượn chữ Viên Linh) làm người đọc bàng hoàng (cũng mượn chữ Viên Linh) . Mới có những chữ "hít khói, cà tơng, đi mất tiêu, giọng lưỡi nói năng" dành cho một đồng nghiệp mà lại là một đồng nghiệp tiền bối cỡ Vũ Khắc Khoan! Ngược lại, lại lôi đời riêng của môät nhà văn ra bỉ thử (5), tuyên dương những nhà văn dùng văn chương để búa những cái búa tạ vào quê hương, bản quán của người hôn phối (6) hay nức nở ca ngợi một nhà thơ trôäm chữ, lời và luôn cả ý của bản dịch Kinh Thánh Tin Lành (7). Cụ Võ ở phâàn cuối cái kịch "y uông" đã long trọng báo cho "dư luận" biết rằng cụ đã tự nhủ "Kiếp sau chớ khảo chớ bình"(Văn Học, sđd). Đợi mãi tới kiếp sau cơ à? Không hiểu "Ta làm gì cho hết nửa đời sau" (mượn thơ bé Aùi Nhơn Lê Tất Điêàu) ở kiếp này, nhưng xin ta- Võ- Phiêán chớ khảo, chớ bình thêm về bà Triệu, về văn học nữa là chúng tôi cũng đỡ hú vía lắm rồi! Vì nếu không, có thể chỉ vài hôm nữa, chàng lại hớn hở đăng đàn chình ình (mượn chữ của chàng) ngay trên tờ Văn Học để viết thêm, để làm sáng toû về cái việc dài mấy thước thì anh em nhà văn Việt Nam hải ngoại chỉ có nước độn thổ cùng với cả phái nữ (là những người cùng phái với Bà Triệu).

Còn nhiều chuyện để bàn, nhưng hà tất phải nói thêm, ở bài này!

B. THẨY PHÁP VẮN NGHỆ HẬU 1975

Dân ta từ khi bỏ nước, phải xiêu tán khắp nơi, có mang theo nhiều "truyền thống". Có truyền thống râát đáng được tiếp tục như "truyền thống " mặc áo dài. Nhưng cái truyền thôáng xem ra đe dọa nhiều nhất đến tình trạng văn nghệ là cái truyền thôáng thầy pháp văn nghệ đã xuất hiện tiền 75 nay càng tệ lậu hơn hậu 75. Không cần ở California, nơi nào có cộng đồng người Việt đông đảo là nơi ấy có những ông thầy pháp văn nghệ này.

Một số các cô các cậu sau khi bỏ rất nhiều thì giờ nhìn ngắm mình trong gương, cảm thấy vẫn chưa hài lòng. Và quên mất là những hoạt động văn nghệ hiệu đoàn không hề có họ hàng gì với sinh hoạt văn chương, họ bèn hành hạ chúng ta bằng cách "làm thơ, viết truyện". Để cho sự hành hạ này có "chính danh", họ bèn cầu cứu các ông thày pháp văn nghệ. Thế là có màn giới thiệu, ca ngợi, tặng bông, trình diễn.cứ inh ỏi cả lên. Tất cả đều thành hết. Cứ cái đà này tiếp diễn, chúng ta sẽ có cả tỉ thi sĩ chứ chẳng phải chơi. Từ "nữ sĩ" (nhưng sao không có nam sĩ?), ca sĩ nhà nghề hay cây nhà lá vườn, cho đến cả các "ngâm sĩ" -mà nếu không sang bên này- nghĩa llà không có một cuộc đổi đời kinh thiên động địa- bảo đảm không đời nào họ cạnh tranh được với những Hồ Điệp và Hồng Vân- đều chói loe lóe trong những buổi ra mắt sách tưng bừng, quảng cáo rầm rộ, có khi kéo từ tiểu bang này sang tiểu bang khác với đầy đủ thi nhạc giao duyên (đúng như các cụ ta có nói "thi" trung hữu họa, dịch chệch ra tiếng Ta là trong thơ có .nhạc tả pí lù) như những cuộc viễn chinh của các anh lính lê dương. Sửa soạn cho những cuộc viễn chinh tấn công vào làng mạc văn chương không có bao cát để tự vệ với những bưôåi trình diễn nặng mùi "con thuyêàn Nghệ An" là những bài giới thiệu (hay tự giới thiêäu) làm người đọc phát sốt phát rét như bài "một tỉ." mà tôi đã dẫn. Có lần tôi đã được đọc bài của một nhà thơ tên tuổi, rất- tên- tuổi, viết tràng giang đại hải ca ngợi một người có giọng ngâm rất xoàng. Có lẽ những năm tù cộng sản đã.tác hại lên sự suy xét của ông chăng? Đây là một dịp ngàn vàng để chụp mũ cộng sản rằng chính họ phải chịu trách nhiệm về những trò quái đản này!

Lần khác, một ông trong giới truyền thông lấy hết sức bình sinh ca ngợi một "ngâm sĩ" khác là "tài sắc vẹn toàn" (trích một tờ báo ở Seattle,Washington) dù người này cho đến nay vẫn chửa thấy cái tài gì kinh thiên động địa lắm. Có mỗi tài ngâm thì chỉ vào cỡ -hay dám còn thua- các cô ngâm thơ tài tử, nhất là các cô hoa khôi kiêm Trưởng Ban Văn Nghệ, Báo Chí của các trường nữ trung học ngày xưa. Bốc một người chỉ có "tài" ngâm vài bài thơ là "tài sắc vẹn toàn" thì không hiểu khi ông phải viêát đến những nghệ sĩ thứ thiệt như Thanh Nga, Bạch Tuyết hay viết về những phụ nữ có tài cứu lụt, tranh đấu .thì ông "bốc làm sao, tán làm sao bây giờ", nhỉ? Nhưng ông này thế mà khéo: ông chỉ nói về tài sắc, ông để cái chữ "đức" yên thân. Tưởng tượng sau những "tài" và "sắc" này mà ông lại còn cặm cụi tán về chữ "đức" và "hạnh" của các đương sự nữa thì chúng ta còn đến là khôán khổ. Riêng phần sắc thì xin kiêng mà không có lời bàn La Sát vì đẹp xấu xưa nay vẫn tùy ngừơi đối diêän, nháát là những người đối diện rất ấm ớ kiểu ông này.Oâng này nghe đâu sang Mỹ từ lâu. Vì thế, ta có quyền đổ tội viết nhảm của ông cho "bơ sữa của đế quốc Mỹ" để cân bằng với "tội ác cộng sản" ở trường hợp trên.

Không biết tự bao giờ mà cái khổ nạn này bắt đầu. Hiện tượng này làm các nhà văn, nhà thơ bị chết oan. Nhà phê bình Nguyễn Hưng Quốc viết một bài nẩy lửa về cái mà ông gọi là "Sống và viết như những người lưu vong":

-.Với sinh hoạt văn học ở quốc gia chúng ta đang sống, chúng ta cũng lại là những người đứng bên lề, một thứ nhà văn sắc tộc khiêm tốn và buồn thảm, đứng bên lề những sinh hoạt chính mạch của thiên hạ [.] Ở hải ngoại, viết văn không thể là một nghề nghiệp mà trên thực tế, cũng không còn là một danh phận.

Có lẽ cái nhầm của Nguyễn Hưng Quốc ở đây là đồng hóa những ngươiø cầm bút với những người không xứng đáng được xếp vào cùng giới với họ. Tôi chưa thấy một nhà văn hay nhà thơ nào mà phải cần tới những ông thày pháp văn nghệ, phải dở tới nhưnõg trò tiểu xảo nói trên. Tôi chưa thấy một người chuyên cần làm viêäc nào mà mặt mũi lên đầy trên những tờ báo chợ với những bài giới thiệu kỳ quặc. Nếu phải tính sổ cuôái năm, có ngừơi cầm bút nào -đúng nghĩa nhà văn, nhà phê bình, nhà thơ- mà lại có những bài tán tụng lố lăng caiù kiêåu một tỉ người khác không làm được hay gõ trống khua chiêng ầm ỹ với những "tác phẩm" mở ra chỉ thấy toàn hình.tác giả?! Cách đây mười mấy năm, một tạp chí văn học đã phải chính thức bàn đến những hiện tượng nhăng nhố này vì nó đe dọa đến sinh hoạt văn nghệ đích thực, khiến lâu ngày người ta chán ngán, đồng hóa cả giới vào những trò nhảm ấy (như Nguyễn Hưng Quốc đã làm mới đây):

-. NNN vừa cho ra mắt tập truyện MMM, như vâäy đương nhiên là nhà văn. NNN còn làm thơ đăng báo, như vậy là thi sĩ. Cô còn làm người mẫu rất ăn ảnh, rất sexy, hình mẫu in ở bìa và cuối sách đã làm bằng chứng cho độ ăn ảnh của mình. Chưa hết, người thơ, người văn, người mẫu còn kiêm thêm nghề ca sĩ, cho đầy đủ thập bát ban văn nghệ! Sinh hoạt "văn học" trở nên náo nhiệt kèn trống, vui ra phết! [Văn Học số 19, trang 138, 8.87-Xin tạm viết tắt tên nhân vật được Văn Học.hài tội (NNN) ]

Mười ba năm sau khi tờ Văn Học "gồng mình" (8) phê bình .nữ sĩ nói trên, cái họa người thơ, người văn, người mẫu kiêm thêm nghề ca sĩ hay nghề ngâm sĩ chỉ có tăng mà không có giảm. Số thày pháp văn nghệ cũng tăng với mực độ càng kịch liệt hơn để đáp ứng nhu cầu "cấp bách" này.

Võ Đình, một họa sĩ kiêm văn sĩ có danh phận và .nghề nghiệp (nghề vẽ) đàng hoàng, viết một bài nẩy lửa (9) không kém để phản bác Nguyễn Hưng Quốc và để cho thấy người ta không nhắc đến những hiện tượng này vì người ta không muốn chứ không phải người ta không biết:

-.Biết đâu khi Nguyễn Hưng Quốc viết hai chữ "buồn thảm" ông cũng có nghĩ đến những hiện tưọng đã và đang xẩy ra ở hải ngoại trong giới "viết văn" nói riêng, làm "văn nghệ" nói chung. Tôi ngờ rằng chính những hiện tượng này là những gì khiến cho cái thân phận "khiêm tốn" và hoàn cảnh đứng "bên lề" trở nên rất buồn thảm. Rất buồn thảm. Hiện tượng in sách và ra mắt sách chẳng hạn.Thời buổi này, đối với những người tị nạn cũ ở những nước tư bản giàu có, in một cuốn sách nhỏ không phải là một chuyện khó. Cũng bìa màu, cũng phụ bản, cũng tựa, cũng bạt, và nếu là thơ thì cũng phải có vài bài được phổ nhạc. Đâu đó trong sách in thêm dăm ba nhận xét "xin" được từ vài bậc "chiêáu trên". Nói là "xin" chứ thiệt ra lắm khi "xin" không được thì thôi thúc, thì năn nỉ, thì áp đảo, thì .mua chuộc. Sách in xong, lại có những "buổi ra mắt". Quen biết khắp nơi được huy động, trưng dụng, đôn đốc. Giờ phút huy hoàng điểm một cái là có nhà văn nhà thơ này, học giả nghệ sĩ nọ lên máy "vi âm "kính thưa quý vị".Lời nói không máát tiền mua", thôi thì bao nhiêu được "lựa" đem ra cả "cho vừa lòng nhau" [.] Aáy vậy mà khi cần khen ngợi vì nhu cầu xã giao thì đồng bào ta lại đưa nghệ thuật đầu môi chót lưỡi lên đến mức tuyệt xảo. Nghe hay đọc những lời ca tụng kiểu này của những vị "giới thiệu" mà lấy làm ngượng cho người nói, người viết. Tai hại hơn cả là những "tác giả" được ca tụng lại săün sàng ôm cứng lấy những lời nịnh hót như những sự thực muôn đời ...Thế là cái nhãn hiệu "nhà văn" "nhà thơ" coi như được cầu chứng. (Việt, số 3, trang 240)

Trước khi đồng ý với họa sĩ Võ Đình, tôi thấy cần có một nhận xét riêng: hình như chỉ có ở hải ngoại, người ta - kể cả những người ta có tên tuổi- mới đồng lõa với những trò "đầu môi chót lưỡi" này. Đây là một sự sa đọa rất đáng buồn về sĩ khí, về phẩm giá người nghệ sĩ khi người ta nghiễm nhiên ca tụng và nhận những lời ca tụng ấy như những chuyện vô cùng tự nhiên mà tôi chứng kiến rất nhiều trong các buôåi ra mắt sách. Thay vì nói thẳng vào tác phẩm thì người ta lại nói (quá nhiều) tới những thứ linh tinh khác. Tác phâåm chỉ là một cái cớ để người ta ban phát và nhận lấy những lời khen mà tôi nghĩ chắc chắn sẽ làm các cụ như Nguyễn Khuyến đỏ mặt và Trần Tế Xương phải chua chát làm thêm dăm bẩy bài "Lẳng lặng mà nghe."

Còn ở những khoản khác, nhà văn Võ Đình không những nói đúng, mà còn nói hộ cho sinh linh, những sinh linh thâáp cổ bé miệng. Chúng ta hẳn không lạ gì cái hình ảnh tội nghiệp, buồn thảm của một số "tác giả" chuyên cướp sân khấu để không cần ai mời cũng "bẹo hình bẹo dạng" ngâm những bài thơ (giời ạ!) của họ và xấn đến những nhà văn tên tuổi để có dịp chụp- hình- lưu- niệm và mai mốt cho in đầy vào những tập thơ lá cải mà hình sẽ nhiều hơn chữ hay những "hồi ký" rùng rợn của họ. Vì không "biết người biêát ta", họ tưởng đâu cứ cho xuất bản là tên tuổi (và cả mặt mũi nữa, như trường hợp cô NNN mà tờ Văn Học đã.nhiếc cho đến nơi đến chốn) sẽ tồn tại tới ngàn thu mây bay chăng. Nhưng văn chương không đồng nghĩa với những "catalog" bày hàng và sau vài ba năm nước chảy qua cầu, nhưnõg "tác phâåm" ấy chỉ là chứng tích của những sự tiêu phí tiền bạc mà nếu đem ra làm phúc thì cũng hơn xây cả bao nhiêu cái "phù đồ". Thông dụng hơn nữa, là cái màn xướng họa thù tạc vô thưởng vô phạt, chẳng ra làm sao cả. Những tác giả loại này vẫn chăm chắm đợi những cuộc "tự phỏng vấn" để lập tức tuyên bố rằng họ "làm thơ và chỉ biết làm thơ, đọc thơ." Nêáu họ bỏ thơ mà hành nghề khác thì có phải là đỡ khổ cho toàn dân và giấy mực biết mááy không!

Nhưng những "tác giả" này kể ra không đáng tội bằng những ông thầy pháp văn nghệ đã cố vấn cho họ. Thôi thì cũng chẳng thua gì các ông thầy pháp Tây Y trên kia là mấy. Cũng quảng cáo phép màu (thơ thẩn mà biến thành thơ), cũng toàn là hàng giả (mới chỉ là .thiêu thân mà đã quảng cáo là bướm, là cỡ Hồ Điệp; mới chỉ thường thường bậc trung mà đã dọa độc giả là tài sắc vẹn toàn), cũng toan tính dùng "văn chương" để lừa thiên hạ cũng như đã dùng thủ thuật "giải phẫu" để đánh lừa các con mắt phàm của chúng ta.

Có đôi khi, một nhà văn có tên (và có tuổi, tuổi áng chừng nhiều hơn tên) bỗng biến thành thày pháp ngang xương mà dở chứng xưng tụng những người không xứng đáng cốt để kéo âm binh làm vây cánh hòng dè bỉu, trả thù một người cầm bút khác đã "dám" phê bình anh ta. Ở trường hợp này, nhà văn ấy tự hạ mình xuống và lập tức gia nhập vào thế giới của những trò rởm, của những ông bình vôi văn nghệ mà Võ Đình nhắc đến:

-.Buồn thảm hơn nữa là cái đầu óc "ếch nằm đáy giếng" của một số người làm văn nghệ gọi là đã "thành danh". Trong cái cộng đồng nhỏ bé họ là những ông bình vôi. Họ làm văn nghệ bằng cách dựa vào cái danh vọng mốc meo của họ, kiểu những nhà lãnh đạo chẳng làm gì ích quốc lợi dân mà chỉ ôm cứng lấy cái ghế cũ rích nhưng còn đầy thế lực. Cái viết cái vẽ trở thành những thứ, không phải là trò rởm vô tội vạ của nhũng "nghệ sĩ tay mơ" kia mà là để nhắc nhở sự có mặt của họ, để hù dọa những kẻ ngây thơ sính văn nghệ, để ra cái điêàu ta đây còn tồn tại và sáng tạo đầy mình. Nhũng nghệ sĩ "tên tuổi" này , thật ra, đánh lẫn tình yêu quê hương với niềm "tự hào dân tộc". Đánh lẫn tình yêu văn học nghệ thuật với nỗi vui đình đám. Và tệ hại hơn cả, đánh lẫn nỗi thao thức về cội nguồn với niềm "kiêu hãnh văn hóa". Tình yêu chân thành và sâu đậm thì vắng măët. "Tự hào" và "kiêu hãnh" thì lại toàn của giả. Hỏi có gì buồn thảm hơn. Có điều oái oăm ở đây. "Khiêm tốn" và đứng "bên lề" không có gì là buồn thảm. Trong khi những kẻ thật là buồn thảm thì lại không hề biết rằng mình quá ư là"khiêm tốn". Có cờ lọng mũ mãng và chiêng trống xập xõa cách mấy đi nữa mình cũng chỉ là kẻ đứng bên lề". Văn học nghệ thuật quả là thứ khó xài.(trang 241, sđd)

Liều hơn, có chàng-hay nàng-thầy pháp lại dám gán cho độc giả, khán giả, thính giả những điều bịa đặt hết sức lố bịch:

-".XXX không phát hành ồn ào. XXX thực hiện những . của mình một cách cẩn trọng như là những tác phẩm nghệ thuật. XXX bắt giới thưởng ngoạn phải chờ đợi, tuy nhiên mọi người không bao giờ phải thất vọng với XXX." (nguyệt san đã dẫn, California) vv và vv.

Cũng trên thực tế, chẳng có mống nào lại dư thì giờ "chờ đợi" những tác -phẩm -nghệ-thuật -vô. giá này cả cho dù tác giả của nó có phát hành ồn ào hay rất ồn ào đi chăng nữa. Nếu quả thực tác giả nổi tiếng đến nỗi băét được giới thưởng ngoạn phải chờ đợi, nếu quả thực tác giả là người có tý tự trọng (nhâát là tự trọng), tý thực tài. thì đã không phải sử dụng tới những bài viết nhố nhăng "ba đôàng một mớ" rất ồn ào kiêåu ấy để tự quảng cáo. Còn "thất vọng"?! Có ai "hy vọng" gì vào những "tác giả" mà văn thơ thuộc loại còn tệ hơn những "câu thơ thi xã, con thuyền Nghệ An", thứ tác giả thuộc loại "chài mồi văn nghệ" để mong kiếm chút hư danh? Một nhà văn có một chữ khác cho những kẻ này: ấy là chữ "sêán văn nghệ". Tôi không dám noi gương bạn ta vì thứ nhất chữ "chaiø mồi văn nghệ" của tôi chính xác hơn: dùng sự quen biết và những thứ võ bí mật của phụ nữ để các anh trai văn nghệ chuyên cả nể, thiếu bản lĩnh (và thực tài) nâng đỡ họ lên. Hai nữa, làm "sến" không có gì là xâáu cả. Nói thế vô hình chung nhục mạ các cô sến và rất có hy vọng được tăëng vài cái đòn gánh hay dăm bẩy cái guốc cao gót (bởi thế xin tạm dấu tên bạn ta nhà văn này).

Đây là thí-dụ-điêån-hình mà Võ Đình đã nhắc tới ở trên: những XXX này rồi ra sẽ "saün sàng ôm cứng lấy những lời nịnh hót như những sự thực muôn đời" để dở những trò rởm ra mà cứ đinh ninh là mình làm văn nghệ vì không ai có đủ can đảm hay .cái tàn nhẫn để nói nhỏ với họ rằng :"này, có chiêng trôáng xập xõa cách mấy đi nữa, bạn cũng chỉ là kẻ đứng bên lề, thôi về mà hành nghề khác cho chúng tôi yên thân" như Võ Đình từng phải.hét lớn trong bài của ông. Đây cũng là thí dụ của những lời giới thiệu mà đọc lên lấy làm ngượng cho cả người ca tụng lẫn người được ca tụng. Ở trường hợp này, không những ngượng, chúng ta còn muôán đem cả người ca tụng lẫn người được ca tụng ra phát cho vài cái giấy phạt vì phạm tội "mặt trơ trán bóng" khi đã vu cho chúng ta những sự "chờ đợi" hay "hy vọng" hoàn toàn không có thực. Mặt trời vẫn đổ lửa, trái đất vẫn quay đều, những tỷ người ta khác vẫn sinh hoạt bình thường, vẫn đi chợ, vẫn mua sổ xố kiến thiết quốc gia và cầu Trời khẩn Phật để trúng độc đắc, vẫn có hằng hà sa số những tác phẩm nghệ thuật (đúng nghĩa) để mua, để đọc, để xem, để bàn tán, để "xem người lại ngẫm đêán ta." Chúng ta hẳn không lạ gì những "tác giả" ồn ào ở trên, những người rất dễ nhận ra trong các hội hè đình đám vì lúc nào họ cũng cố chen vào cho có ảnh, saün sàng chiếm sân khấu để rên rỉ những bài thơ vừa- dài- vừa- dở, "liếc măét đưa tình" với các ông thầy pháp văn nghệ ra cái điều em-đang-còn-cô-độc (nhại thơ Thanh Tâm Tuyền) hay em- chửa- có - ai (quan họ Bắc Ninh). Sau đó họ sẽ tung tiền quảng cáo để các thân chủ báo chợ phải đăng những bản tin đại loại như sau:

-..Ngày hôm qua, XXX đã ra mắt tập thơ Y ở một tiệm ăn với những món ăn và cách tiếp đãi lãng mạn nhất ở quận Cam. Tập thơ này rất đặc biệt vì do họa sĩ Z viết tay. Bìa trước và bìa sau có hình tác giả bảy màu lộng lẫy. Nhờ con mắt nghệ thuật và bàn tay có hoa, XXX đã tự trang điêåm lâáy. Chính bà LLL, chủ nhà may áo dài Con Rêát đã vẽ kiểu cho áo cô mặc hôm nay. Tập thơ có 50 bài thì đã 49 bài rưỡi được phổ nhạc bởi nhạc sĩ danh tiếng đàn cò T. Có bẩy họa sĩ vẽ chân dung tác giả và tâát cả đã được mời lên sân khấu tặng bông, chụp hình lưu niệm để sau này rửa lớn như những cái mẹt đăëng treo trong văn phòng XXX rồi phát không cho "ông đi qua, bà đi lại" và chuyển về Việt Nam để tiêáp tục giữ lửa cho truyền thống "câu thơ thi xã, con thuyền Nghệ An". Thi hào S đọc bài diễn văn dài đúng 2 giờ 26 phút, bàn về những dòng thơ trác tuyệt của XXX, ca ngợi XXX "tài sắc vẹn toàn" và "phép lạ đã xẩy ra ở thủ đô tî nạn". XXX đã "bắt giới thưởng ngoạn phải chờ đợi", "tuy nhiên mọi người đã không bao giờ phải thất vọng" với tài làm thơ, ca, múa của XXX mà người ta "khó ai có thể tưởng tượng XXX có thể làm". XXX ngâm và ca với sự phụ họa của tiếng đàn tranh của văn hào H và tiêáng sáo của họa gia D. Bọn côäng sản .nên lấy làm xấu hổ vì dù chúng áp đặt chế độ độc tài phi nhân lên Viêät Nam, vẫn có XXX chạy thoát ra ngoại quốc, được dịp đổi đời thành nhà thơ, nhà nghệ thuật, nhà trò, nhà biêåu diễn. Mai kia biết đâu chừng lại kiêm thêm nghề họa sĩ đại tài làm nở mặt cho các họa sĩ Miền Nam tự do như Nguyễn Trung.Nghĩa là làm được những thứ mà "một tỉ".cán bộ cộng sản gian ác "không làm được". Xin độc giả theo dõi hình ảnh kèm theo bài tường thuật từ trang 2 tới trang 100 trong số này.

Những hiện tượng thê thảm, quê kệch như đã nói trên sẽ còn tồn tại dài dài cho đêán khi nào những thày pháp văn nghệ vẫn còn đâát sống vì nhu cầu của những kẻ chài môài văn nghệ, vẫn còn những ông chủ báo vì cả nể mà.nhắm mắt đưa in; hay đúng hơn, vì vẫn không bị những "thần núi Tản"- là độc giả, là chúng ta- chính thức và công khai phản đối hay yểm vài cái bùa cho .ngọng hết đi. Không khéo mà "thủ đô tî nạn" lại đúng với cái tên tiền định của nó: thủ đô của những người .tî -nạn -những -buổi -ra -mắt -sách- và- những -thày-pháp-văn-nghệ. Cuối tuần chúng tôi vẫn phải chạy túa ra biển, lên núi. Chỉ có các bạn từ xa tới mới mắc lỡm mà thôi! Chúng ta thường nghe nói tới những "sa-lông văn nghệ" ở các kinh đô ánh sáng với những văn nghệ sĩ độc đáo, có tài. Chúng ta cũng đã nghe không ít thì nhiều về những trào lưu văn chương mà những nhà văn tham dự đều là những "gã khôång lồ" của văn chương trong thời đại họ. Nhưng lăm le "tái diễn" ở đây với những ông thày pháp văn nghệ, những thi sĩ chưa- lên- mà- đã- xuống, những kẻ "chài mồi văn nghệ" và những ngâm sĩ-tài-sắc-vẹn-toàn thì đúng là đau đớn cho văn nghệ quá.

Những trò múa rôái này không thể nhầm lẫn với văn chương và nghệ thuật, là những lĩnh vực cần sự học hỏi trau giồi hay sáng tác trong sự cô độc. Văn chương chứ có phải là .tiệm thạch chè Hiển Khánh (10) đâu mà tự tiện sử dụng thơ văn (và cả chân dung, hình ảnh) của các tác giả nổi tiếng để lòe giới thưởng ngoạn là phục vụ nghệ thuật và "thân thiết" với các tác giả? Dù gì tiệm thạch chè Hiển Khánh cũng không có tội: chủ tiệm Hiển Khánh cung câáp một chỗ cho văn nghệ hiệu đoàn và không bao giờ ra cái điều là chúng -tôi- làm- nghệ- thuật hay quen- biết- các -văn- sĩ -đại -tài. Thê thảm nhất là những "sa--lông văn nghệ" trá hình dưới những văn phòng làm việc, từ sửa sắc đẹp, xâm lông mi lông mày, cho đến bán nhà bán đất, bán bát nháo thượng vàng hạ cám, cái kiểu :".Từ năm 1991, phòng uốn tóc của BBB trở thành cái xa-lông văn nghệ. Ở Paris, tin tức các văn nghệ sĩ ở hải ngoại được thông báo, truyền thông ở chỗ hành nghề của cô." (lại Hồ Trường An, trang 154, sđd.)

Tôi thực tình không hiểu thứ "tin tức" văn học gì của các "văn nghệ sĩ ở hải ngoại" nào được thông báo, truyền thông ở đây?! Chủ tiệm Hiển Khánh không bao giờ tự nhận chỗ buôn bán là một chỗ "sa-lông văn nghệ" hay "lãng mạn". Ở Việt Nam, chữ này đã bị lạm dụng, nay ra ngoài nước, chữ "lãng mạn" (11) là một trong những chữ cần được cho ngay vào viện bảo tàng để bảo vệ nó. Các cô yêu một ông có chính thất và dăm bẩy nhi đồng cũng sướt mướt tự nhận mối tình của mình là "lãng mạn"; một cô em bỏ nhà ra đi sau thành nhà thơ, nhà văn cũng được các nhà phê bình phong thánh "lãng mạn"; yêu thơ và nhất định đòi yêu luôn nhà thơ dù chàng có thể rơi vào trường hợp Trương Chi "người thì thâät .xấu, viết thì thật hay" cũng tự xưng "lãng mạn", làm dăm bâåy bài thơ thi xaõ cũng vội vội vàng vàng "lãng mạn" . Nhưng cũng chưa làm bá tánh kinh hãi bằng một trường hợp mới đây. Chữ "lãng mạn" nay được dùng cho cả món ăn và cách phục vụ như trong môät bài quảng cáo cho một tiêäm ăn đăng trên một tờ báo tuần tại Little Saigon: ".Lãng mạn, vì món ăn độc đáo, vì cách phục vụ ân cần.". Viết lách kiểu này thì chẳng bao lâu nữa, báo chí sẽ tràn lan những câu như " Hôm qua, cụ Võ Phiến đi một đôi giầy rất lãng mạn khi đến tòa soạn Văn Học trả lời phỏng vấn". Hay "Siêu thị 007 nổi tiếng lãng mạncáchphục vụ ân cần nhất quận Cam. Mua một, tính tiền gấp hai, ba. Những lọ cà muối được xếp bên những hũ tôm chua thịt luộc trông cũng thật lãng mạn Không những thế, tôm cá, lươn êách của chúng tôi cũng rất lãng mạn, chúng ngoan ngoãn nằm trong những thùng đựng đá. Không đời nào có chuyện nhẩy xôm xôm ra ngoài làm giật mình những cô tiểu thư lãng mạn đi chợ về làm những món ănlãng mạn cho mối tình lãng mạn của mình. .vv và vv" Đúng là hết thuốc chữa!

Bởi thế, chủ nhân những chỗ hàng quán ồn ào với những tiếng húp canh sùm sụp, những lời thì thầm bàn chuyện áp-phe, chuyện thày pháp giải phẫu thẩm mỹ hay cả những tiếng %$#@! .không nên lôi những chữ sa-lông văn ngheä hay lãng mạn, trữ tình.vào để làm khổ chúng. Nếu đã không đủ tài năng để hướng dẫn "người thưởng ngoạn", tưởng cũng không nên làm hạ gía văn nghệ thêm nữa bằng cách cho nó thường xuyên ngôài cùng chỗ (nghĩa đen) với nước mắm Phú Quốc, xì dâàu Maggi, hành tỏi tương ớt, ở những chỗ mà "chiếc bình hoa trang trí nay thành chiêác .bình tương." Cái "cảnh tượng đêm nay" quả là não nùng ai oán khi những bài thơ hay nhất của chúng ta bị đóng đinh trên tường, như Chúa chịu khổ hình, ngày ngày nhăn mũi với những mùi dầu mỡ và chứng kiến những cảnh "chài mồi văn nghệ", những buổi ra mắt sách kiêåu đó.

Độc giả Võ Đình đã thử yểm bùa bằng môät kết luận hơi nặng (có lẽ vừa ..bị đi dự một buổi "ra mắt sách" chăng?!) ở phần cuối "cái bùa" của ông nhưng chúng ta lại phải đồng ý với ông hoàn toàn:"Chỉ những con êách mới hiu hiu tự đắc. Những con ếch rất buồn thảm. Rất đáng thương" (trang 241, bài đã dẫn). Cái "truyền thống" thày pháp ấy nay tiếp tục ở ngoại quốc để nẩy ra những ngôi sao, những công chúa của thi ca, những người tài sắc vẹn toàn, những sa-lông văn nghệ, những tỉ kẻ chài mồi văn nghệ .thì cũng có gì là lạ?

Eách- văn -nghệ (12) có nhiều loại, dễ chừng không thua gì hai mươi loại bác sĩ giải phẫu thẩm mỹ đại tài đã được khoe ở trên: có thứ hiu hiu tự đắc, có thứ buồn thảm, có thứ đáng thương, có thứ gồm-cả-ba-đặc- tính-trên. Sao những nơi chúng ta cư ngụ không phải là đáy giếng mà vẫn có nhiều .ếch đến thế nhỉ?!

NGUYỄN TÀ CÚC


Chú thích:

(1) Tôi không viết rõ tên những ngôi sao thi ca, những công chúa thi ca, những ngâm sĩ tài sắc vẹn toàn, những kẻ chài mồi văn nghệ, những quý cô làm -được -một tỉ- những- cái- mà- chúng- tôi không- làm- được kiểu cô XXX nói trên như dụ dỗ những người đồng phái với mình độn những túi nước biển vào vòng số 1 để lấy hoa hồng và những tờ báo đăng những bài báo vô giá.trị này, vì tôi quan niệm (và cũng là chủ trương của tôi khi viết loạt Từ Một Góc California) rằng tôi chỉ viết về "hiện tượng", những hiện tượng trái tai gai mắt, khôi hài xẩy ra Ở Một Góc CA nơi tôi cư ngụ và có thể cũng xẩy ra ở những chỗ các bạn cư ngụ. Vì chỉ quan tâm đến hiện tượng, tôi không cần nêu danh tính những người gây ra hiện tựơng ấy. Vì nếu thế thì bài này sẽ dài vô tận! Nhưng tôi vẫn còn giữ đầy đủ những bài báo mà tôi dẫn, để có bằng cớ là tôi không .bịa về những hiện tượng kinh hãi đó. Ngựơc lại, tôi nêu tên những tác giả tên tuổi, những người có trách nhiệm và đủ phương tiện để trả lời tôi, nếu muốn.

(2) Ám Trung Bát Tiên Ca

Lý Bạch nháát đấu thi bách thiên
Trường-An thị thượng tửu gia miên
Thiên tử hô lai bâát thướng thuyền
Tự xưng thần thị tửu trung tiên
Đỗ Mục

(3) Kim Lũ Y

Khuyến quân mạc tích kim lũ y,
Khuyến quân tích thủ thiếu niên thì.
Hoa khai kham chiết trực tu chiết,
Mạc đãi vô hoa không chiết chi.

Đỗ Thu Nương

(4) Hai Chừa

Một trà một rượu một đàn bà
Ba cái lăng nhăng nó quấy ta
Chừa được cái gì hay cái nấy
Có chăng chừa rượu với chừa trà

Trần Tế Xương (Tú Xương )

(5) Nguyễn Thị Hoàng

(6) Túy Hồng (gốc Huế) mạt sát nơi sinh quán, dân tình, thậm chí cả món ăn (miền Bắc) của chồng (Thanh Nam). Xin xem dẫn chứng đầy đủ trong "Tạp Bút Không Phải là Phê Bình Văn Học" (Nguyễn Tà Cúc).Thanh Nam có tiếng hào sảng với bạn bè và quen biết nhiều giới văn nghệ. Thanh Nam có tập thơ "Đất Khách" xuất bản ở Hoa Kỳ: tâm sự u uẩn và da diết của người phải lưu xứ.

(7) Trong ít nhất là hai bài thơ của tập "Nhã Ca Mới", Nhã Ca đã trộm chữ và luôn cả lời (không phải chỉ có ý) của thiên "Nhã Ca của Sa -Lô -Môn." Sở dĩ sự lấy cắp này không bào chữa - hay chối cãi- được vì những chữ đó là những chữ rất đăëc biệt trong bản dịch của Kinh Thánh Tin Lành Việt Nam (không giống với bản dịch của Kinh thánh Thiên Chúa Giáo.) Khác với ngôn ngữ nhà Phật mà bất cứ một người Viêät Nam nào cũng đã nhập tâm, những chữ mà Nhã Ca đánh cắp của bản dịch Kinh Thánh Tin Lành như "ái tình tôi, người nữ, lương nhơn." là những chữ chỉ của người dịch Kinh Thánh Tin Lành và là chữ của địa phương (nơi người dịch này sinh trưởng) rất mới mẻ với chúng ta. Có rất nhiều chứng cớ để cho thấy người dịch này chính là nhà thơ Phan Khôi. Đó là chưa nói đến việc lấy cắp luôn cả lời và ý rồi xoay đi để cố tình lừa độc giả. Đây là một sự "đạo chích" có chủ tâm vì chính Nhã Ca thú nhận trong một bài phỏng vâán trước 1975 là bút hiệu đã lấy từ Kinh Tháønh và Nhã Ca không đọc được ngoại ngữ, chỉ đọc được bản dịch. Môät trong những bản dịch này chắc chắn phải là ..Kinh Thánh Tin Lành! Ngay cả cái bút hiệu mà còn phải "trộm" của Kinh Thánh thì hình như óc tưởng tượng của"nhà thơ Nhã Ca" không được dồi dào cho lắm. Đã thế mà còn "lậy ông tôi ở bụi này" bằng cách lấy trộm từ ngay Kinh Thánh, từ ngay chính thiên Nhã ca của Salomon thì quả bạn ta hoặc là dại dột hoặc là .coi thường độc giả và Salomon quá xá! Xin xem dẫn chứng trong TBKPLPBVH (NTC).

(8) và (9) Tôi dùng chữ "gồng mình" là có ý .khen các bạn ta Văn Học đã có "can đảm" nêu đích danh nữ sĩ và thứ trò rởm này lên báo, với đâày đủ chi tiêát. Và cũng là sự cảm ơn không riêng của tôi mà của độc giả tới nhà văn Võ Đình khi ông chính thức viết ra những điều tệ hại của những người không có khả năng văn chương và cái tình cảnh bát nháo xưng tụng rất trơ trẽn bây giờ của họ để nói rõ một điều: những người ááy không bao giờ lại có thể thuộc giới văn chương. Những tạp chí văn học, những người viết văn thường phải cân nhắc rất nhiều trước khi viết -hay không viết- đến những nhân sự và những trò rởm này. Là nhà văn, họ không muốn ngòi bút của họ phải phí vào những chuyêän không đáng. Aáy là chưa kể việc có thể bị chụp đủ thứ mũ từ mũ "ghen tài" cho tới mũ "ghen tuông"bởi các ông thày pháp văn nghệ đang hết sức bình sinh lăng-xê những nữ sĩ nam sĩ này, hay tiện việc "đánh hôi" những người phê bình dám phê bình các ông bình vôi văn nghệ. Nhưng nên viết ra nếu chúng ta còn muốn thực sự sửa đổi, còn muốn "cứu vãn" sinh hoạt văn nghệ ở đây.

(10) Tiệm thạch chè Hiển Khánh (tại đường Phan Đình Phùng, gần Cao Thắng - Sàigon) là tên của một tiệm bán giải khát và các món bánh ngọt, rất nổi tiếng với món chè đậu xanh lạnh tán nhuyễn, có điểm những sợi thạch thái băèng cỡ như những sợi chỉ len (do đó mới được gọi là tiệm "thạch chè"ø). Điểm đặc biệt của tiệm này là giới sinh viên học sinh là thân chủ. Mỗi bàn đều có kính, dưới mặt kính (và cả trên tường), chủ nhân cho chưng những bài thơ văn nghệ hiệu đoàn (không cần biết hay dở) của các cô cậu thân chủ.

(11) "Lãng mạn" được định nghĩa là "Phóng túng không bó buộc" trong "Hán Việt Từ Điển" của Đào Duy Anh (trang 483). Theo thiêån ý, bởi thế, người ta -nhất là một số quý cô- tưởng nhầm rằng bất cứ cái gì "phóng túng, không bó buộc" cũng có thể gọi là lãng mạn hết. Cũng theo thiển ý của người viết bài này, sự đi quá hay phá bỏ những trói buộc đương thời về luân lý, phong tục .không thể là những yếu tố duy nhất quyết định sự lãng mạn được. Nói thế hóa ra những người thủy chung hay nhất là những người quên mình đi để khỏi xúc phạm vào gia đình, người hôn phối của người mình yêu -thay vì cố tình chiếm đoạt chỉ để thỏa mãn cái lòng yêu tầm thường, ích kỷ của chính mình- không phải là những người lãng mạn à?! Những người trung thành với một mối tình dù có cám dỗ hay chia lìa, những người kính trọng tình yêu của người khác mới là những người lãng mạn, ở chỗ không có gì bó buộc họ được trong cách suy nghĩ và hành xử của họ. Họ sống ra ngoài vòng kiêàm tỏa của tình cảm chính họ (tham sân si), là những cái thực sự trói buộc con người nhiều nhất mà vẫn giữ được nguyên vẹn sự đắm đuối. Lãng mạn càng không đồng nghĩa với sự vô trách nhiệm. Bởi thế, một đời sống tình cảm sung mãn bày tỏ qua văn chương càng không phải là cái lý do để người ta cổ võ cho những sự tầm thường, ích kỷ ấy và tệ lậu hơn, cổ võ mà nhân danh những cái to tát như văn chương nghệ thuật.

(12) Riêng tôi, có lẽ tôi phải cảm ơn hai-mươi-loại-ếch-văn-nghệ ấy: nếu không có họ, tôi sẽ không- có- bài- này, viết- theo- kiểu- này, gửi tới quý độc giả. Với những "hiện tượng" khôi hài như thế mà phải viết sắt máu như Nguyễn Hưng Quốc hay trầm trọng như Võ Đình thì vất vả cho tôi quá!