Để theo dõi tin tức bình luận sinh hoạt nữ trí và văn học,
văn học và đại chúng, mời đọc:

NGƯỜI MỚI

Diễn Đàn Văn Học và Phụ Nữ - Nguyễn Tà Cúc chủ trương.

TỪ MỘT GÓC CALIFORNIA

THƯ NGỎ TRẢ LỜI NHÀ VĂN LÊ TẤT ÐIỀU (Kiều Phong),
KẺ ÐANG MƠ MÒNG LÀM "VĂN PHIỆT"
Nguyễn Tà Cúc


Lê Tiên sinh thân mến, 

Tôi được đọc "Lá Thư Ngỏ" của Tiên sinh-ký tên Kiều Phong- phê bình tôi (tru tréo thì đúng hơn-mượn chữ của Tiên sinh) về tội …dám cả gan (cũng chữ của Tiên sinh) phê bình nhà văn Võ Phiến và Tiên sinh. Tiên sinh tru tréo về mấy chữ "nhà văn Võ Phiêán bị cho vào xiếc"(Nhà Văn Như Người Hướng Dẫn Dư Luận) và một đoạn viết của tôi cách đây đã lâu, trong xấp tài liệu có bài của cụ Ðộc Thư đăng trên tờ Người Dân, viết về những sai trái quá mức của cuốn "Cầu Khỉ" của Lan Cao. Trong đoạn viết kèm ấy, tôi có trêu Võ Phiến và Tiên sinh về việc viết tựa, khen ngợi cho, hoặc là những tên tàn hại anh em, hoặc là những người không biêát cả về lịch sử, văn hóa dân tộc. 

I-KHI CẢNH SÁT PHẠM LUẬT ÐI ÐƯỜNG.
Từ bấy đến nay, không thấy Tiên sinh …hậm hực, cáu kỉnh gì hết. Bỗng nhiên, bây giờ thấy xuất hiện một bài đay nghiến, chì chiết, vận dụng tối đa thứ ngôn ngữ sống sượng để gán cho tôi-và người khác- nhiều điều không có thực, thậm chí phạm vào một điều vô cùng cấm kỵ là lôi cả con cái tôi và người bố chúng nó lên báo, một hành động mà môät nhà văn tăm tiếng như Tiên sinh không nên làm, một cảnh sát phục vụ cho người dân như nghề nghiệp của Tiên sinh lại càng phải cẩn thận. Tiên sinh không có quyền nhân danh bất cứ điều gì, dưới bất cứ hình thức nào, để nhắc đến con cái tôi hay bố chúng nó. Nếu ông ta có tội không cấp dưỡng cho chúng đầy đủ thì chỉ có ông Trời, con tôi (và luật pháp) có quyền phán xét hay công bố những tin tức ấy. Tôi còn không có quyền đó (dù tôi có phải chịu hậu quả là vất vả trăm bề), huống gì một người bàng quan như Tiên sinh? Tưởng tượng con cái tôi cho dịch những đoạn libel này ra tiếng Anh và đem tới nhờ đèn trời soi sáng, nghĩa là sở cẩm ở San Diego nơi Tiên sinh làm việc, thì không hiểu các quan dưới đó nghĩ sao? Cho dù là tiên sinh nhờ làm detective nhiều năm mà khéo léo "né" được tội trạng với pháp luật, nhưng liệu Tiên sinh có "né" được tòa án lương tâm của những người cảnh sát đồng nghiệp của Tiên sinh không? 
Cách đây vài năm, khi đọc Nguyễn Thiếu Nhẫn viết về Võ Phiến và Tiên sinh, có viết một câu đại khái như sau đăng trên tờ Việt Nam Nhật Báo, San Jose (chủ nhiệm Quỳnh Thi) : "Còn nhà văn Lê tất Ðiều, sau khi múa Vũ Ðiệu của Loài Công, đã không còn thấy xuất hiện nữa…", tôi đã hết sức sửng sốt. Giang hồ dư hiểu Nguyễn Thiếu Nhẫn ám chỉ điều gì trong câu đó (Vũ Ðiệu của Loài Công là tên tác phẩm của một nhà văn nữ). Những lời mỉa mai, đùa nghịch kiểu này chỉ làm khổ những kẻ vô tội: người đau đớn không phải là các "đương sự", mà chính là gia đình, nhất là người hôn phối của họ. Tôi thực không ngờ một người từng là nạn nhân như Tiên sinh nay lại có được sự "can đảm" để làm y hệt như vậy. 

II- MƠ MÒNG LÀM VĂN PHIỆT
Lẽ ra tôi không cần trả lời Tiên sinh: bài Tiên sinh viết vừa kém, vừa có chỗ sống sượng, sỗ sàng, vừa thấp (ấy tôi không dám ám chỉ gì đến hình dong không -được - cao- gì- mấy của Tiên sinh đâu đấy nhá), lại đăng trên một tờ báo nổi tiếng …là không văn học. Thế các tạp chí văn học mà Tiên sinh vẫn cộng tác đâu? Tên tuổi hơn ba mươi năm của tiên sinh chẳng lẽ chỉ đủ để bài của Tiên sinh được đăng như của một tên lính đánh thuê văn nghệ, nghĩa là không được xuất hiện như một mục riêng, không có tên trong mục lục, mà bị đẩy vào một mục thường xuyên (chửi bới) khi người phụ trách mục này bí đề tài, y như lời họ giới thiệu Tiên sinh? Tiên sinh mượn lời người khác chê ỏng chê eo rằng bài tôi không xuất hiện trên những tạp chí đứng đắn. Nay Tiên sinh sẽ ăn làm sao nói làm sao với độc giả khi bài của Tiên sinh xuất hiện ngay trên tờ báo này? 
Toàn bài của Tiên sinh không có dẫn chứng; mà có thì sai lạc để cố ý vu óan cho tôi. Những chỗ gán cho tôi là đòi lãnh đạo, ra chỉ thị về việc viết tựa viết bạt, những chỗ cắt chữ, đảo lời của tôi… với lối văn giảo quyệt, khích động bằng thứ ngôn ngữ thô tục chỉ cho tôi thấy rõ điều tôi vẫn nghi ngờ: bản lãnh của Kiều Phong chỉ tới chừng đó mà thôi. Tiếng tăm Kiều Phong trước 1975 sở dĩ có được là nhờ cái thói đánh ồ ạt trên nhật báo của phe cánh. Sau 1975, ngoài mấy cuốn sách viết về cộng sản và Hồ Chí Minh, Kiều Phong không còn…báo để đánh phủ đầu ai nữa. Có một lần bút chiến với Tú Rua (Văn Nghệ Tiền Phong) thì suýt tý nữa, Tiên sinh bị "lột tới cái quần…xà loỏng" (lời Tú Rua). Có nghĩa là Tiên sinh lâu nay "tưởng bở" vì chưa bao giờ có dịp bút chiến với một nhà văn, chưa bao giờ phải tận dụng sự kiến thức, thông minh (nếu có) để sử dụng tài liệu làm hậu thuẫn cho lý luận của mình. Sau đó phải còn có đủ văn chương để chuyên chở cho lý luận này. Bài viết mới đây cho thấy Tiên sinh hoàn toàn không có được những điều cần thiết ấy, chỉ tuyền lời vu oán. 
Ðây không phải lần đầu tôi bị vu oán, tại sao tôi phải phí thì giờ trả lời Tiên sinh? Sở dĩ tôi phải chính thức có vài lời- bàn- Ta-ø Cúc vì tôi muốn ngăn chận cái thói "văn phiệt" của các cây đa cây đề như Tiên sinh. Không riêng gì tôi mà cả giang hồ đều nghiệm ra rằng Tiên sinh viết một bài vô cùng hậm hực, giận quá mất khôn, dùng tới mọi thứ võ hạ tiện nhất như lôi chuyện con cái tôi, đời riêng tôi …thật ra không phải vì vài chữ tôi trêu Võ Phiến và Tiên sinh trong cái bài xa lắc xa lơ mà Tiên sinh dẫn chứng. Tinh thần văn phiệt khiến Tiên sinh viết một câu rất khó nghe: "…cô Cúc cũng có ra một huấn thị. Huấn thị này nhằm vào ông Võ Phiến, chỉ trích việc Võ Phiến khen chê sai lầm…" Nếu nhà văn Võ Phiến "khen chê sai lầm", ông nên được phê bình. Tại sao lại chụp mũ là "ra huấn thị" hay "chỉ trích"? Bởi thế, lý do chính làm cho Tiên sinh nhẩy tưng tưng, la bài hải, quên hết trách nhiệm của một nhà văn và tác phong chuyên môn (của một người cảnh sát, nghề của Tiên sinh) là vì mới đây tôi có viết một bài phê bình nhắm vào sáu tập viết về Văn Học Miền Nam của nhà văn Võ Phiến. Những chữ Tiên sinh lôi ra để bắt lỗi tôi trong những bài trước không thấm gì với những nhận định tôi mới viết đây. Xin nhắc lại: "Tạp bút không phải là phê bình văn học, một thứ mỹ cảm không có bản lĩnh, thiếu kiến thức văn chương, đánh dưới vòng eo" (của Nguyễn Thị Hoàng)"…T
Tiên sinh lộ cái ý đồ này ra qua chính những dòng này: 
-…Oâng Võ Phiến phải bỏ ra hơn bốn thập niên, chăm chỉ đọc sách viết sách cặm cụi cho ra đời hàng ngàn trang sách phê bình nhận định văn chương mới được thiên hạ coi là cây bút bậc nhất…Khen hay chê ai, ông Võ Phiến đều giải thích rõ ràng minh bạch, phân tích tỷ mỷ. Không đồng ý với sự yêu ghét, khen chê của Võ Phiến là chuyện thường. Nhưng không ai cả gan bảo là ông ấy nhắm mắt khen một cuốn sách dở vì bị "cho vào xiếc". Nói thế là quá coi thường trí thông minh và cả nhân cách nữa, của ông Võ…"
Rõ ràng hơn: 
-…nhưng nể lời họ, tôi cất lá thư đi. Chẳng ngờ sự cả nể này dẫn tới một lầm lỗi khác…" (chữ in đậm trong bài này là của NTC) 
Trong mạch văn của Tiên sinh, có phải Tiên sinh ám chỉ rằng nếu Tiên sinh dở cái thói "văn phiệt" (chụp mũ, tấn công đời riêng cá nhân, khủng bố bằng cách đem con cái, gia đình lên báo… chỉ vì người ta cả gan phê bình văn chương mình và bạn bè mình) ra sớm hơn, từ tháng chín, thì tôi sẽ sợ phát rét phát sốt lên đấy phỏng, tôi sẽ không dám phê bình nhà văn Võ Phiến như tôi đã phê bình mới đây đó chăng? Tiên sinh nhầm to rồi: cái danh hiệu "Kiều Phong", cái tên "Lê Tất Ðiều" không hù dọa được tôi, người coi sự thực là quan trọng. Nhất là khi Tiên sinh để lộ cái tâm địa hẹp hòi, cái văn phong thấp kém: văn Kiều Phong là thứ văn "xỏ lá ba que"; trong một "lá thư ngỏ" gửi tới một nhà văn phụ nữ mà đưa cả những chữ này vào: "bố ấy, chẳng biết mẹ gì, mẹ kiếp, Uûy Ban Ghế Tơ, sướng…".
Cho nên, tôi vẫn đang viết tiếp bài hai, phê bình thêm về sáu tập sách của nhà văn Võ Phiến. Vấn đề ở đây là một nhà văn viêát có đúng hay sai, không phải là thời gian (dài hay ngắn) dùng để viết (đúng hay sai) Tiên sinh hẳn quên răèng "tròn trước chưa hẳn đã chín trước" sao? Không những thế, tôi còn viết về những trò man trá, "mãi quốc cầu dollars" của vài nhà văn "tên tuổi" của miền Nam trước và sau 1975 (xin đón đọc cuốn Nhà Văn Như Người Hướng Dẫn Dư Luận sẽ xuất bản năm 2000). Tiên sinh nên sửa soạn những chiếc mũ rách khác là vừa. Nhưng lần tới nhớ chừa con cái tôi ra: nhỡ trẻ con nó mắng cho thì còn gì là nhà-văn-Lê-Tất-Ðiều, còn gì là cây -bút-xung-sát- Kiều- Phong nữa?! 

III- BÀN VỀ LÝ DO CHÍNH MÀ KIỀU PHONG NÉ TRÁNH
Trong bài tôi viết, tôi đã chứng minh băèng tài liệu, tác phẩm là trong sáu tập viết về Văn Học Miền Nam, nhà văn Võ Phiến đã mắc vào nhiều lỗi lầm sơ đẳng nhất, là viết không có tài liệu, dẫn chúng sai, không có thẩm mỹ quan để phê bình hay thưởng thức Thơ, viết sai lầm về cả những kiến thức căn bản như không biết phân biệt thế nào là thú chơi chữ, thế nào là thuật viết chữ đẹp…Nếu quả thực nhà văn Võ Phiến "viết nghiêm chỉnh, cẩn trọng, có nhân cách" như nhà văn Lê Tất Ðiều tán tụng thì cả hai nghĩ sao về những lỗi lầm không nghiêm chỉnh, không cẩn trọng mà tôi đã dẫn chứng với đầy đủ tài liệu: việc những cuốn ký được nhà văn Võ Phiến ca ngợi mà đầy tin tức sai lầm đã kiểm chứng được, việc lôi đời riêng nhà văn Nguyễn Thị Hoàng (và nhà văn Kim Lefèvre) lên sách, việc bỏ qua việc nhà văn Túy Hồng mạt sát người Bắc trong cuốn Tôi Nhìn Tôi Trên Vách, việc viết sai về nhà thơ Vũ Hoàng Chương (và Ðinh Hùng), việc nhầm lẫn thú chơi chữ với thuật viết chữ đẹp…? 
(Hai) Tiên sinh nên nhớ rằng, một khi tôi đã chứng minh, nghĩa là thuyết phục được (đa số) độc giả, một tác giả nêáu có nhân cách (như Kiều Phong quảng cáo) nay sẽ có bổn phận với độc giả-chứ không còn là với tôi- về những lỗi lầm không cẩn trọng, thiếu nghiêm chỉnh này. Vì tôi viết không để riêng nhà văn Võ Phiến hay bạn bè của tôi /hay của ông đọc, tôi viết để độc giả đọc, về một nền văn học mà nhà cầm quyền cộng sản toan tính xóa bỏ và còn đang trù dập. Tiên sinh không đồng ý với tôi, nên viết cho lịch sự, cho xứng đáng với danh nghĩa một nhà văn bằng cách trưng dẫn tài liệu, lập luận cho xác đáng. Vì Tiên sinh cũng sẽ phải trông cậy vào sự phán đoán của độc giả. Người mà (các) Tiên sinh phaiû thuyết phục cũng là độc giả, chứ không phải riêng tôi. Không nên dở thói "văn phiệt", nghĩa là im lặng là khinh bỉ…độc giả nữa! 
Tôi tin là "cháu nó lú có chú nó khôn": nhà văn Võ Phiến khi gặp tôi đã không hề nhẩy tưng tưng, la bài hải lên như Kiều Phong mà còn tìm đến nói chuyện về bài tôi viết (dù ông chỉ mới nghe nói). Là một nhà văn, Võ Phiến dư hiểu độc giả không phải ai cũng khúm núm như Kiều Phong, rạp xuống ca ngợi ông là "cây bút bậc nhất" (!) (Cây bút bậc… nhì là ai thế? Có phải là bạn ta Lê Tất Ðiều không? Hà hà, cứ nói nốt vì không ai nói hộ cho bạn ta đâu! Gớm, cứ như Võ Phiến là nhất, Kiều …Ðiều là hai không bằng!
Tiên sinh đã không có can đảm "bút chiến" với tôi ngay tại đây về bài "Tạp Bút Không Phải Là Phê Bình Văn Học" (mà lại đánh chệch qua bạn tôi, Viên Linh và Ðặng Văn Nhâm), tôi cũng không hẹp hòi gì mà ngó lơ cho Tiên sinh. Nhưng như đã nói, tôi vẫn trả lời bức thư ngỏ này để Tiên sinh ngộ ra rằng thứ nhất chúng tôi sẽ không dung dưỡng cho cái thói bè cánh, văn phiệt. Thứ hai, cũng để chứng minh rằng để "mua vui cũng được một vài trống canh" (just for fun),Tiên sinh viết dở ẹc hà. Chưa có nhà văn nào (thèm) bút chiến với Tiên sinh nên Tiên sinh tưởng là Tiên sinh ghê gớm, rùng rợn ma cà rồng lắm. Chỉ có một "cô bé" như tôi, áy náy rằng vì mình mà hai ba người bạn vong niên tự nhiên mắc vạ lây, nên đành phải "tự khinh bỉ " (mượn lời Trần Phong Giao, Tổng Thư Ký báo Văn trước 1975, khi trả lời Nguyên Sa) mà trả lời Tiên sinh vậy. 
Tôi vẫn nghe nói rằng Tiên sinh tình nguyện làm bodyguard (diễn nôm là "khỉ đột" ) cho nhà văn Võ Phiêán. Quả thật danh bất hư truyền. Nhưng hãy bình tâm xét xem Tiên sinh làm "khỉ đột" có hiệu quả không?! 

IV- CHUYỆN MỘT GÃ NHIỀU ẢO GIÁC (nhại tựa của Tiên sinh)
Tôi sẽ bỏ qua nhiều câu hố to hay sai bét, tôi sẽ chỉ "trả lời" vài điêåm chính vì tôi không thể "tự khinh bỉ" tôi quá mức. 
1-Vu Oán Nguyễn Tà Cúc Gửi Thư Rơi Thư Vãi:
Một trong những lập luận xem ra quan trọng với Tiên sinh để thuyết phục độc giả là tấn công tư cách của tôi, qua việc vu cáo răèng tôi hy sinh nhiêàu giờ, nhiều ngày đáng lẽ để săn sóc con cái, xén bót tiền quà của các cháu để mua tem tùy tiện gửi bài miễn phí tới cho nhiều người đọc. Vì sự vu cáo này xúc phạm trực tiếp tới những người bạn vẫn đọc bài tôi, tôi xin trả lời cặn kẽ như sau. 
Trước hết, tôi không hề gửi bài (8.8.1999) ấy cho nhà thơ Tô Thùy Yên và Võ Phiến như Tiên sinh cả quyết. Bài Nhà Văn Như Người Hướng Dẫn Dư Luận được gửi tới cho nhà văn Võ Phiến sau khi ông ra huấn thị (mượn lời Tiên sinh) cho tôi: quả thực tôi vì săn sóc con cái mà chưa kịp gửi cho ông đọc. Tôi rất phiền là Tiên sinh lôi một người vô can -Tô Thùy Yên- vào chuyện này, bêu tên tuổi họ lên những tờ lá cải trong một bài viết có những chữ nhơ bẩn, không thể đứng chung với tên tuổi của họ. Tôi cũng không hề gửi bài tới cho những người tôi không quen hoặc tỏ ý không muốn xem bài của tôi. Sau đó, quyền phê phán là quyền của họ. Nếu họ chỉ bảo, thêm ý kiến (như đa số vâãn làm), tôi hết sức đa tạ, dù có lúc tôi không đồng ý. 
Tiên sinh viết:"…Văn chương cô Cúc là món giải trí hoàn toàn miễn phí gửi đến tận nhà, lẽ nào họ không quyết tâm bảo vệ…" là bịa hoàn toàn: một số người tôi quen, sau khi nhận bài tôi, đã copy hay email cho bạn bè họ (để tôi khỏi "hy sinh nhiều giờ, nhiều ngày đáng lẽ dùng để săn sóc con cái", trích lời Tiên sinh) . Một số khác thường xuyên gửi tem và cả tiền để tôi có thể phổ biến bài tôi, mà không phải "xén bớt tiền quà" của con cái như Tiên sinh vô cùng khéo léo gợi ý cho độc giả. Chưa kể còn cho rất rộng rãi để tôi có thể mua thêm quà cho các cháu nếu gần các dịp lễ tết. Nay bài tôi đã có trên website) riêng của tôi (www.geocities.com/nguoimoi/) thì nhiều người, cả ngoài Hoa Kỳ, có dịp đọc. Trình bày khoảng 200 trang cho "Người Mới? Diễn Ðàn Văn Học và Phụ Nữ" trên Internet không phải là chuyện dễ. Rồi lại phải chăm sóc, thay đổi: công khó ấy cũng lại nhờ vài người bạn khác làm hộ không công từ A đến Z. 
Khi Tiên sinh bịa những câu trên, Tiên sinh không biết rằng Tiên sinh phạm vào hai lỗi rất lớn: thứ nhất, Tiên sinh khinh thường những người giúp đỡ tôi: hóa ra họ mới là người hy sinh thì giờ chăm sóc, cắt xén tiền quà của …cháu chắt (bạn tôi toàn những cụ già cả) để gửi thư rơi thư vãi do tôi sáng tác, để làm website cho tôi à!? Thứ hai, nếu tôi không là "cô Cúc" mà là "ông Cúc" thì Tiên sinh còn nại những cớ con cái đó được không? Nếu tôi cũng học đòi Tiên sinh, tôi sẽ hỏi lại rằng tại sao Tiên sinh hy sinh thì giờ chăm sóc con cái để viết bịa láo lếu, lại cắt xén tiền chợ, tiền son phấn của phu nhơn để mua tem gửi đăng trên những tờ lá cải, mang tiếng là "báo chửi", thì Tiên sinh trả lời tôi (và độc giả) ra sao đây? Dĩ nhiên khi tôi được giúp đỡ tận tình, được nhiều người tìm đọc như vậy, không phải vì bài tôi chỉ là một thứ "thư rơi, thư vãi", "xấc láo chửi bới", "vừa chửi vừa ca" như Tiên sinh tru tréo, như lỗi thứ hai của Tiên sinh. Nói như thế vô hình chung Tiên sinh cũng nhục mạ bao nhiêu bậc thức giả và cả những người trong giới nhà văn theo dõi đọc bài tôi thường xuyên. Một trong những người ấy, xui thay, lại là người mà Kiều Phong đang ra sức bảo vệ: nhà văn Võ Phiến. Trong một buổi họp mặt đọc thơ cách đây chưa đầy một tháng, nhà văn Võ Phiến khi gặp tôi có nói như sau: 
Tôi có nghe một anh bạn nói đã đọc trên net bài chị phê bình tường tận mấy tập sách mới ra của tôi. Sao không thấy chị gửi cho tôi đọc như chị vẫn gửi? Tôi lắm khi bận quá hay đau ốm luôn, nên có khi nhận rôài mà không báo. Chứ lúc nào cũng đọc kỹ bài của (các anh) chị gửi đến, đâu dám coi thường. Chị nhớ gửi cho tôi một bản cho tôi xem nhé.
Nếu thế thì lần này trống đánh xuôi, kèn thổi ngược đấy nhé: những "thư rơi thư vãi", những bài "vừa chửi vừa ca", những bài "chửi bới xấc láo" của tôi lại được một người mà Kiều Phong xuýt xoa khen ngợi là "cây bút bậc nhất", thông minh", "nghiêm chỉnh và cẩn trọng", "viết hàng ngàn trang"như nhà văn Võ Phiến muốn đọc, không dám coi thường, và một nhà văn khác không có cái xui xẻo là bị gửi thư rơi thư vãi tới nhà, phải đi kiếm website của tôi mà đọc. Nhà văn đó, theo lời chị Võ Phiến, là anh Ðặng Trần Huân. Lê tiên sinh có thể hỏi lại cả Võ lẫn Ðặng tiên sinh: tôi không hề cho anh ấy cái địa chỉ website của tôi (giản dị vì lúc đó tôi còn chưa nhớ mà). 
Hơn thế nữa, tôi còn có một bằng chứng cụ thể, tỏ ra rằng đúng như tôi đã nói, tôi không hề gửi "đại" bài tôi cho bất cứ ai: tôi xin được mạn phép Võ Phiến và Võ phu nhơn trích ra một khoản trong lá thư tôi mới gửi anh chị ấy khoảng hai tuần trước (và nhà văn Võ Phiến có báo đã nhận được rồi) về việc có kẻ vu cho tôi -y hệt như Kiều Phong- là tôi đã copy bài tôi và phát (không) cho nhiều người không quen biết: 
-… Không, Tc không hề copy bài ấy rồi phát cho nhiều người ở đám giỗ đầu ông Nghiêu Ðề (như chị nghe nói)... Không có việc "thất lễ" đến nỗi tc lợi dụng dịp ấy để phát bài tc ra. Phát ra làm gì? Ðể mong người khác đọc chăng? Không đâu: xưa nay tc viết vì có mục đích hẳn hòi. Và không bao giờ viết để người ta đọc càng- nhiều- càng- tốt. Cái kiếp người chỉ có 100 năm- có khi chưa tới. Bao giờ cũng cần nhớ điều ấy: cái danh, cái lợi, cái sự được nổi tiếng để nhiều người biết đến so với cái kiếp nhân sinh ngắn ngủi đo đạc cái miên viễn vô cùng của trời đất thì có ra gì? Thời gian là cái đánh giá mọi sự, nếu chỉ vì những mục đích ngắn hạn, cái tham-sân-si vói được trong tầm tay thì người ta-nhất là người nghệ sĩ- chẳng thể nào mưu cầu được điều gí sâu xa hơn là cái 15- giây- nổi- tiếng ấy. Dĩ nhiên, trong lúc viết, trong đời này…nếu có bạn đồng tâm đi cùng đường, nếu có nhiều người hưởng ứng thì là điêàu may mắn. Nhưng người viết tự căn bản là người cô độc thì nếu được như thế thì tốt, mà không đuọc thì vẫn phải đi trọn quãng đường ấy. Cho nên tc vốn không ưa thích sự có tiếng: bởi vậy không trông cậy vào sự "vận động" ai khác*…(*Bài "Tạp Bút Không Phải Là Phê Bình Văn Học" chỉ được đưa cho chị quả phụ Nghiêu Ðề theo lời yêu cầu, và nhà văn Trúc Chi) 
Tiên sinh nếu vẫn còn không tin, có thể kiểm lại với những người có mặt như họa sĩ Khánh Trường (chủ nhiệm tờ Hợp Lưu), nhạc sĩ Trần Duy Ðức, giáo sư Lưu Hà, chị Nguyễn Khoa Diệu Chi (vợ nhà văn Nguyễn Mộng Giác), nhà thơ và chị Nguyễn Ðình Toàn và rất nhiều người nữa mà tôi không được hân hạnh biết danh tính… 
Quan trọng hơn, ngay vào bài, Tiên sinh nhắc đến tên họ một số nhà văn tôi đã gửi bài tới: Võ Phiến, Phan Lạc Phúc, Phan Lạc Tiếp, Tô Thùy Yên… Phần cuôái, Tiên sinh ghi lại lời (họ) phê bình là tôi viết "chửi bới xấc láo, thư rơi thư vãi, món giải trí hoàn toàn miễn phí…" Tôi đã chứng minh bằng thư riêng gửi cho nhà văn Võ Phiến là tôi không hề có thói quen gửi bài tới những người tôi không quen. Tôi cũng chứng minh qua câu nói của nhà văn Võ Phiến là tôi là người viết có rất nhiều tài liệu và ông vẫn đọc bài tôi, "không dám coi thường". Như vậy chúng ta có thể loại nhà văn Võ Phiến ra khỏi những "vị này, bố ấy" mà Tiên sinh đẩy ra làm người chứng. Vậy trong các nhà văn còn lại, ai là người nói với Tiên sinh những câu đó? Tôi không tin răèng những nhà văn (bằng tuổi thân phụ toâi, lời Tiên sinh), từng là những người hết sức nghiêm chỉnh, từng làm nhiều việc lớn (nhà văn Phan Lạc Tiếp là bộ óc của "Uûy Ban Báo Nguy Giúp Người Vượt Biển", nhà văn Lô-Răng Phan Lạc Phúc là Chủ Bút tờ Tiền Tuyến, nhà thơ Tô Thùy Yên bị đầy đọa hơn mười năm trong tù cộng sản mà không đầu hàng …) lại không đủ can đảm nói ra điều họ nghĩ mà phải thì thầm nói sau lưng tôi rồi nhờ khéo Tiên sinh đem lên báo. Sau nữa, họ cũng sẽ không có thì giờ "giải trí" bằng những lá thư rơi thư vãi, như Tiên sinh đã hạ họ xuống quá thấp. Nghĩa là chính Tiên sinh đã bịa hay cố tình xuyên tạc những tin tức này để gán cho họ! 
Lạ nhỉ, phần Tiên sinh, đây cũng không phải là lần đầu tiên Tiên sinh nhận bài hay tài liệu của tôi, sao bây giờ Tiên sinh mới thắc mắc khiếu nại? Hay vì đây là lần đầu tiên Tiên sinh …bị chê? 

2-Vu Cáo về Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại
Tôi đã viết quá nhiều về VBVNHN rồi, tưởng không cần dẫn ra nữa cho tốn thì giờ của độc giả và chính tôi. Trong đời người ta, có những việc phải làm. Trong những việc phải làm ấy, có việc ngắn hạn, có việc dài hạn. VBVNHN là một việc mà tôi đã để tâm vào một khoảng thời gian ngắn hạn. Nay sự thực phần nào đã sáng tỏ, không cần sự để tâm âáy nữa. Bởi thế, tôi sẽ chỉ nói văén tắt về vài thắc mắc của Tiên sinh và không kèm tài liệu (những tài liệu mà tôi và nhiều hội viên đã phổ biến đầy đủ trước đây) 
Tiên sinh vu cáo nhà báo Ðặng Văn Nhâm:"ảnh bắt hội viên và các chức sắc hội ta xúm xít lại làm lễ ra mắt long trọng cho cuốn sách hôi hám dơ dáy ấy". Ðọc câu này, tôi phải bắt chước Tiên sinh mà…reo lên rằng Kiều Phong "kỳ này tới số rồi!" Vì không hề có chuyện đó. Ðây là một sự vu cáo hết sức "dơ dáy hôi hám": hội viên và chức sắc của VBVNHN (có cả nhà báo Ngọc Hoài Phương, chủ nhiệm tờ Hồn Việt) tại Nam California không…hèn đến nỗi bị ai "bắt" làm gì cả, đừng nói tới chuyện ra mắt sách. Riêng tôi, tôi không thể đồng ý với Tiên sinh về việc thâåm định văn chương Ðặng Văn Nhâm, nhất là khi Tiên sinh không dẫn chứng được là Ðặng Văn Nhâm viêát sai chỗ nào. Tại sao Ðặng Văn Nhâm không dùng "lời lẽ thô bỉ tục tằn" cho tôi hay cho các hội viên khác mà chỉ dùng cho quân tham nhũng, bọn sống trên xương máu dân lành, đám thảo khấu chuyên lật lọng và vu khống anh em? Hỏi tức là trả lời rồi vâäy (Wow! Cái câu cliché này mà hôm nay được việc quá đi chứ!). So với bài viết này của Tiên sinh, văn Ðặng Văn Nhâm còn sạch sẽ hơn nhiều: ông ấy chưa bao giờ nói động đến Uûy Ban Nhà Văn Nữ của Văn Bút Quôác Tế với kiểu "M. kiếp…Uûy Ban Ghế Tơ" cả, chưa bao giờ viết một chữ với hai ba nghĩa ám chỉ những việc không đứng đắn, chưa bao giờ lôi con cái người khác lên báo…như Tiên sinh. 
Nguyễn Tà Cúc là người rất lịch sự. Dù nói năng cũng không xài "bạc trăm, bạc nghìn" bao giờ. Cho nên sẽ không bao giờ có việc "cô Cúc đạp" hay "tống cổ" ai ra khỏi VBVNHN như Kiều Phong vu cáo (huhuhu). 
I. Nguyễn Tà Cúc không hề "buông bút, diện áo dài láng coóng, tất tả cầm lá phiếu đi bầu cho người tài đức Ðặng Văn Nhâm ", như Kiều Phong lại vu cáo (huhuhu). 
-Nếu Lê tiên sinh đọc kỹ tờ báo lá cải mà Lê tiên sinh gửi bài tới đăng, Lê tiên sinh sẽ biết là họ vẫn (cay cú) lôi chuyện mặc "váy ngắn" của tôi lên báo họ. Tại sai tôi lại mặc váy mà không mặc áo dài láng coóng? Không phải vì tôi xa quê hương, quên mẹ hiền (xin phép được mượn vài chữ của các ông Nhẩy Dù mũ Ðỏ). Tiên sinh có biết sắm một cái áo dài láng coóng tốn bao nhiêu tiền không? Ít nhất là vài trăm bạc. Aáy là chỉ mới có áo dài, chưa có quần dài, nghĩa là rất có hy vọng được sở cẩm của Tiên sinh bắt bỏ bót vì tội công xúc tu sỉ. Một người ân đền oán trả, …nợ để đấy (lại xin mượn tạm mấy chữ của các ông Biệt Ðộng Quân mũ Nâu) như tôi mà lại chắc chắn không thể liều đi cướp nhà băng được (nhất là nhà băng ở San Diego nơi Tiên Sinh đang đặc biệt chú ý tới tôi) thì vô phương. Chưa kể, đàn bà có một cái áo dài láng coóng, không lẽ mặc đi mặc lại. Thế thì phải sắm vài cái. Lúc đó thì quả thực tôi sẽ phải ăn chặn tiền quà của con như Tiên sinh nói bóng nói gió. Vậy thì xin ngưng chuyện áo dài ở đây. 
-Tôi cũng không hề được tất tả cầm lá phiếu đi bàu cho Ðặng Văn Nhâm. Vì tôi không được vào phòng họp thì làm sao được bỏ phiếu: cuộc họp này áp dụng điều lệ và nội quy của VBVNHN năm 1991 (trước khi nhà thơ Viên Linh đắc cử nhiệm kỳ 93-95), theo đó chỉ có đại biểu chính thức của các Trung Tâm địa phương mới có quyền họp và có quyền bàu Ban Chấp Hành Trung Ương. Kiều Phong cũng không nói đúng chức vụ của tôi, vậy xin nói lại cho rõ dù ai cũng dư biết "quyền rơm vạ đá" : trong nhiệm kỳ của nhà thơ Viên Linh, tôi vừa là Trưởng Uûy Ban Nhà Văn Nữ, vừa là Trưởng Uûy Ban Văn Nghệ Sĩ Bị Cầm Tù. Trong nhiệm kỳ của nhà báo Ðặng Văn Nhâm, tôi là trưởng Uûy Ban Nhà Văn Nữ và mới đây, kiêm Tổng Thư Ký (thay cho ký giả Anh Quân, qua đời). Tôi nói rõ phần vụ của tôi để sẽ có dịp phải nhăéc đến trong một đoạn tới. 
Uûy Ban Nhà Văn Nữ không phải do Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại tự lập ra để tôi cũng- có- một- chức như Kiều Phong ám chỉ: nó chỉ theo cấu trúc của Văn Bút Quốc Tế để tiện việc hỗ trợ và nhất là tranh đấu cho các nữ đồng nghiệp khi họ bị đàn áp tại quốc gia họ. Văn Bút Quốc Tế cho lập riêng Ủy Ban Nhà Văn Nữ vì nhận thấy phụ nữ có nhiêàu vấn đề cần được chú ý và hỗ trợ để họ có thể bình đẳng thực sự với nam giới. Nhất là tại những quốc gia mà phong tục và tôn giáo làm họ không thể lựa chọn hay quyết định đời sống họ. 
Chuyện Nguyễn thạch Kiên mạo danh VNQDÐ, đòi khai trừ Phó Chủ Tịch VNQDÐ Ðặng Văn Nhâm là chuyện khôi hài. Càng khôi hài hơn là Kiều Phong hý hởn tóm lấy rêu rao trên báo. Việt Nam Quốc Dân Ðảng đã ra thông báo chính thức bác bỏ chuyện khai trừ này của Nguyễn Thacïh Kiên (có đăng trên Hồn Việt, chủ nhiệm Ngọc Hoài Phương). Nhà báo Ðặng Văn Nhâm mới đây cho phổ biến thông báo này cùng một bức thư ghi lại những nhận xét không mấy tốt đẹp về Nguyễn Thạch Kiên của nhóm lãnh đạo Việt Nam Quốc Dân Ðảng. Kiều Phong muốn xem, xin gửi cho tôi vài dollars để trang trải tiền copy và tiền tem, kẻo mai môát lại vu vạ cho tôi là "xén tiền quà của con cái". 

V-SỰ KHÔNG LƯƠNG THIỆN CỦA CỰU TỔNG THƯ KÝ VĂN BÚT VIỆT NAM HẢI NGOẠI LÊ TẤT ÐIỀU
Tôi không phải là người quá khích, không phải tôi không biết VBVNHN có nhiều vấn đề cần sửa đổi. VBVNHN thu nhâäp hội viên là nhà văn thì dĩ nhiên cũng phải phản ảnh tình trạng văn giới hải ngoại từ khi thành lập cho tới bây giờ, nghĩa là có cả điều hay lẫn điêàu dở, người hay lẫn người dở. Những điều ấy không phải một sớm một chiều mà thay đổi được: nó cần tới thiện chí và cả quyết tâm của mọi hội viên. 
Từ khi tôi chưa gia nhập đã có những điều sai lầm trầm trọng (có người không biết viết cũng đã làm tới chức đại biểu, có quyền bỏ phiếu quyết định người đại diện hội, mắc tội vu khống người ngoài và trong hội tàn tệ…)Từ khi tôi gia nhâäp, đã có những chuyện "bên lề" mà tôi chính là người bị vạ lây: trong buổi họp mặt văn nghệ kết thúc cuộc họp VBVNHN Santa Ana, đã có một người lợi dụng được mời lên hát để sau khi hát đáng lẽ đi xuống thì tự giới thiệu (tôi xin nhắc lại: tự giới thiệu) để đọc một bài "thơ" của họ làm bá tánh thảy đều kinh hãi. Sau đó, thừa thắng xông lên, xông tới từng bàn có những nhà văn nổi tiếng để lôi họ ra chụp hình chung! Ngày hôm sau nữa, tôi bị nhận không biết là mấy cú phone và bao nhiêu lời trách móc, than phiền của anh chị em, nhất là những người đã cảm sự làm việc của tôi mà tham gia vào việc Văn Bút. Sau đó là bài "đàm tiếu" của Nguyễn Thiếu Nhẫn như tôi viết rất rõ trong Nhà Văn Như Người Hướng Dẫn Dư Luận.
Tôi đâu phải thánh thần Tiên Phật gì: tôi cũng ngao ngán chứ. Việc thì làm không hết: cuộc họp ở Santa Ana là kết quả của những cố gắng không ngừng nghỉ, những nỗ lực chung để Văn Bút Quốc Tế bằng lòng cử đại diện của họ (nhà thơ Trang Châu) sang quan sát, nhắm giải quyết tình trạng VBVNHN. Bao nhiêu cố gắng của hội viên mong chấn chỉnh, mong bảo toàn VBVNHN đụng phải bao sự khó khăn. Nhưng là "chức sắc", tôi phải luôn luôn nghĩ xa hơn một chút, chứ không thể để một hay nhiều biến cố nhất thời làm hỏng sự suy luận, hành động của mình, của hội. 
Tôi đưa thí dụ điển hình này -mà bao nhiêu người chứng còn sống đây, nhâát là những người đã mắng mỏ tôi về cái "tai nạn" này hồi đó- để chia sẻ với Tiên sinh điều này: làm viêäc chung không thể để những sự tức giận, vui buồn, nhất là những sự nhỏ mọn… quyết định cách làm việc của mình. Bỗng dưng bị trách móc (và mắng mỏ thậm tệ) tôi có quyền cay cú chứ. Tôi là người kêu gọi "Trả Văn Bút Cho Nhà Văn" mà lại có những trò quái gở xâåy ra ngay khi tôi có mặt ở đó thì tôi có quyền …dỗi, có quyền nổi quạu chứ. Ai làm việc với tôi cũng biết tôi là người hêát sức "nghiêm chỉnh" và có khi rất "khắc nghiệt". (Thú thực với Tiên sinh, hai Tiên sinh Viên Linh và Ðặng Văn Nhâm biết rõ thiện chí của tôi, nếu không chắc họ đã "khai trừ" tôi ra khỏi hội từ khuya vì cái tật "nói dai, nói dài" của tôi mỗi lần tôi không băèng lòng việc gì.) Nhưng những trò hám danh như không viết được một chữ cho nên thân mà làm chủ báo, làm đại biểu, làm Trưởng Uûy Ban này nọ; phát ngôn phát biêåu nhăng cuội, không ai mời mà tự đọc thơ mình, xoắn xuýt vào những người tiếng tăm để có hình chụp chung …không việc gì mà phải tức giận cả, nên coi đó là "hài kịch của con người" (human comedy). Ðã là "hài kịch của con người" thì đâu phải riêng vài người này, đâu chỉ xẩy ra ở VBVNHN? Cũng chẳng nên khắc nghiệt quá: người ngoài có thể khó chịu và đặt vâán đề nhưng hội viên thì cần nghĩ đến sự làm việc chung với nhau, không phải một ngày, một buổi họp mà trong nhiều ngày, nhiều buổi họp nữa để quên cái tiểu tiết mà nhắm vào hòa khí chung. Nhìn thấy khuyết điểm thì liệu đóng cửa bảo nhau mà sửa chữa. Hơi tý thì xách nhau lên báo như Tiên sinh thì còn ra cái thể thống gì nữa? 
Cũng như Tiên sinh đặt vấn đề Nguyễn Ðức An: đó mới là cốt lõi của những vấn đề trầm trọng của VBVNHN, tương tự như việc đánh fax rơi, vu khống của vài hội viên khác. Nhưng làm thế nào để thay đổi tình trạng này? "Tình trạng này" đã có từ lâu, không phải chỉ từ thời nhà thơ Viên Linh như Tiên sinh ám chỉ. Nó có từ khi VBVNHN thành lập mà không có điều kiện rõ ràng, từ khi chúng ta không có cách nào thi hành đứng đắn điều lệ, nội quy của hội. Xét trên tiêu chuẩn văn chương để thu nhập hội viên (hay…mời hội viên ra khỏi hội) thì còn gay go hơn nữa: ai dám làm ngự sử văn chương đây? 
Tôi xin lỗi Tiên sinh và độc giả đã nói hơi dài giòng, tuồng như tôi lại đi lạc đề chăng. Không đâu. Tôi phải viết như thế-về sự làm việc và quan niệm của tôi- để chứng minh rằng Lê Tiên sinh lại vu cáo tôi về một vài vấn đề lớn nhất trong đời Tiên sinh (chứ không phải trong đời tôi). Những vấn đề ấy là sự làm việc (chung) từ khi ra khỏi nước và quan niệm làm việc của Tiên sinh: 
a-Tháng 3, năm 1988, Tiên sinh đã gửi "Phiếu Trả Lời Cuộc Thăm Dò Dư Luận Về Vấn Ðề Quốc Ca" do tờ Làng Văn (Nguyễn Hữu Nghĩa và Nguyên Hương chủ trương) ở Canada "đầu têu". Tiên sinh đã đồng ý "Tán đồng đề nghị tạm ngưng dùng bài hát của Luư Hữu Phước. Ðồng ý chọn một bài khác làm "Côäng-đồng ca Việt Nam Hải Ngoại" như thấy ghi trên phiếu trả lời này (Làng Văn, Số đặc biêät Võ Phiến, trang 88 và 93). 
Dĩ nhiên người ta có quyền muốn bỏ bài quốc ca của Miền Nam, lấy cớ rằng bản này đã được sáng tác bởi Lưu Hữu Phước, một người cộng sản (tòa soạn Làng Văn rất "khôn khéo " khi dùng những chữ "bài hát của Lưu Hữu Phước" mà không nói đó chính là bài quốc ca) Nhưng một người như Tiên sinh từng viết sách chống cộng, từng mang tiếng viết lách hơn ba mươi năm và đang lên mặt dậy dỗ một "cô bé" như tôi (dù đọc tiểu sử của Tiên sinh thì Tiên sinh chỉ lớn hơn tôi chừng mười tuổi) thì phải nhận ra cái bẫy đó và cái câu rất quan trọng đi liền theo sau :"Ðồng ý chọn một bài khác làm ‘Cộng Ðồng ca Việt Nam Hải Ngoại’ ". Bỏ bài quốc ca này thì phải chọn một bài khác-làm quốc ca- thế vào chứ. Sao lại thay quốc ca bằng một bài Cộng Ðồng Ca? Aáy là vì thưa Tiên sinh, bỏ quốc ca xong, thì sẽ tới phiên quốc kỳ. Không có quốc ca, chúng ta chỉ là một "cộng đồng" như bao nhiêu cộng đồng khác, chúng ta mất hẳn tính cách tỵ nạn, chính trị…mà Tiên sinh vẫn kêu gào từ xưa đến nay.
Sau nữa, Tiên sinh-không phải một "cô bé" như tôi- còn là một Trung Uùy, làm trong tờ Tiền Tuyến (chủ nhiệm Hà Thựơng Nhân, chủ Bút Lô Răng Phan Lạc Phúc, Thư Ký Tòa Soạn Viên Linh) nghĩa là Tiên sinh từng là một người lính. Tiên sinh nghĩ sao về lời thề "Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiêäm" mà ngày nào đã hứa, dưới quốc kỳ, quân kỳ và cả quốc ca? Cái "chứng chỉ tại ngũ" mà Tiên sinh (dưới bút hiệu Cao Tần) từng …lợi dụng để làm thơ, làm mềm lòng độc giả, hăún bị quẳng vào nơi gió cát, nghĩa là cái sọt rác cùng với phiếu trả lời ấy ở tòa soạn Làng Văn rồi?! 
Cho nên, tôi không lạ gì khi thấy Tiên sinh tới giờ này còn viết gượng"…Nguyễn Hữu Nghĩa bị nhiều người xúm lại lải nhải tố cáo anh ta là con rơi tướng Nguyễn Chí Thanh, để lăm le chụp cho anh ta cái mũ Việt Cộng năèm vùng…" Khéo lắm! Tiên sinh cố tình "bỏ quên" chữ "cộng sản" trong bốn chữ "tướng Nguyễn Chí Thanh"! "Ðau đớn thay, phận …ông Kiều. Lời rằng …vu cáo cũng là lời chung." Lê Tiên sinh quên rằng chúng tôi không hề "tố cáo" nhà báo Nguyễn Hũu Nghĩa muôn vàn kính yêu-bắt chước xài tiếng VC - của Tiên sinh. Những người tiêát lộ những tin tức này (hay xúm lại lải nhải ) là Ðại tá Nguyễn Tử Ðóa và nhà thơ Hà Thượng Nhân (thượng cấp cũ của Tiên sinh), nhà văn Trần Nghi Hoàng, Hải Triều và nhóm Nguyệt San Việt Nam tại Canada … căn cứ vào sự tiết lộ của chính đương sự và gia đình: hội-viên-Văn-Bút-TT-Ontario Nguyễn Nhật Tân (bố vợ) nói với Ðại Tá Nguyễn Tử Ðóa và hội- viên- Nguyên- Hương (vợ Nguyễn Hữu Nghĩa) nói với Nguyễn Ngọc Ngạn, cựu chủ tịch TT Ontario và VBVNHN)!] Hà hà! 
b- Tiên sinh nhiều lần oán trách tôi về cái mà Tiên sinh gọi là hội-của-cô-Cúc, chủ- tịch- hội- Văn- bút- của- cô- Cúc, rồi đến những việc như tôi "bênh" nhà thơ Viên Linh vv và vv…Tôi có thể chỉ cần nhắc nhỏ cho Tiên sinh nhớ là VBVNHN không phải hội-của-tôi. Tôi cũng không phải là người duy nhất viết bài hay có thái độ xem ra "bênh" nhà thơ Viên Linh. Còn có người trong hội như cựu chủ tịch Trung Tâm Miền Ðông Nguyễn Ngọc Bích, người ngoài hội như nhà văn Trần Nghi Hoàng, nhà báo Hải Triều…Nhà báo Ðặng Văn Nhâm không thể đắc cử được nếu chỉ có một lá phiếu của tôi, dù tôi có được bỏ phiếu. Còn nhiều hội viên khác nữa đã bàu cho Ðặng Văn Nhâm, đã gánh vác công việc của VBVNHN. Những người đó, nếu muốn, sẽ…hỏi tội Tiên sinh sau. 
Nhưng nói thế sẽ không mạnh mẽ và sẽ không đúng sự thực bằng câu này: VBVNHN không phải là hội -của- tôi mà còn của cả Tiên sinh, người đang lăm lăm bêu xấu hội. Không những thế, trách nhiệm Tiên sinh còn nặng nề hơn tôi vì Tiên sinh chính là người Tổng Thư Ký đầu tiên của Văn Bút Việt Nam Hải Ngoaiï, người từng mời các nhà văn khác tham gia VBVNHN theo tài liệu của Quán Phong (TT Quebec, Canada) : 
" …Tháng 4, 1980, liên tiếp chúng tôi nhận được hai thơ của chị Minh Ðức Hoài Trinh mời tham gia VBVNHN mà…ông Lê Tâát Ðiều là Tổng Thư Ký" !!! Hàhà. Vậy mà Tiên sinh có can đảm (và liêm sỉ) để hài tội hội viên VBVNHN đã "im lặng mênh mông" khi Hoàng Văn Chí, Hà Thúc Sinh, bác sĩ Nguyễn Xuân Quang…bị tấn công sao? Nếu quả thực tôi viết "chửi bới xấc láo" như Tiên sinh vu cho tôi, ngay tại đây, tôi đã có quyền hỏi tiên sinh câu này "So where the …hell were you all those years?!" Nói một cách thật lịch sự, như bản tính của tôi thì "Lụt lội (mấy) năm nay bác ở đâu?". "Bác ở đâu" trong khi bác là Tổng Thư Ký đầu tiên của hội, của chúng tôi? Bác là người kêu gọi anh em tham dự VBVNHN mà khi anh em tham dự, rồi bị đánh tả tơi thì bác đi…trốn lụt ở đâu mất tiêu. Ðến khi hết lụt thì bác khăn đóng áo dài ra đòi giảng Luân Lý Giáo Khoa Thư cho chúng tôi chăng? Dĩ nhiên là bác (lù lù) ở đây nhưng bác không có huởn, không có rảnh để làm việc chung với anh em, đúng không? Là hội viên của hội, bác có khác gì chúng tôi đâu, bác cũng im lặng mênh mông vậy?! Là cựu Tổng Thư Ky,ù lại là một nhà văn…danh giá, Tiên sinh còn im lặng thì trách dân ngu khu đen sao đặng? Ðây cũng là lúc tôi cắt nghĩa về việc tôi nói rõ về "phần vụ" (Tổng Thư Ký, Trưởng Uûy Ban Nhà Văn Nữ) trước đó: tại sao tôi tham dự VBVNHN rồi đảm đương những thứ "quyền rơm vạ đá" trong lúc tổ chức này rơi vào tình trạng hỗn loạn nhất từ khi thành lập? Câu trả lời là ở sự so sánh giữa Tổng Thư Ký VBVNHN ( đầu tiên) Lê Tất Ðiều và Tổng Thư Ký (bây giờ) Nguyễn Tà Cúc. 
Giữa bác và tôi, tôi …ngon lành hơn bác nhiều: trong khi bác im lặng mênh mông thì tôi đã viết về Võ Kỳ Ðiền, về Hà Thúc Sinh, về điều lệ nội quy, về những khuyết điểm mà VBVNHN cần sửa đổi nếu muôán duy trì được vai trò của nó là lên tiếng cho quyền tự do tư tưởng, phát biểu tại quê nhà, trên thế giới với những hội viên xứng đáng với trách nhiệm này... Không những thế, tôi còn viết về Trương Anh Thụy, Nguyễn thị Ngọc Dung khi họ bị tấn công. (Aáy là tôi chưa kể Viên Linh. Nhưng có kể, bác cũng nhất định vu cho tôi là vì …tình riêng nên tôi tạm không kể ra vậy!) Còn tại sao bác lại bênh cụ Hoàng Văn Chí? Chuyện đó ta sẽ bàn sau, vào môät dịp khác. 
Tiên sinh còn quên một điêàu là VBNVNHN có phải là… sen đầm, cảnh sát cho văn giới đâu mà bắt chúng tôi làm viêäc nhiều thế? Nội cái việc chấn chỉnh nội bộ có những hội viên chuyên vu khống người khác-như Tiên sinh- là đã mệt tắt thở rồi. Nếu Tổng Thư Ký đầu tiên, tiền nhiệm như Lê Tiên sinh mà làm việc cho đàng hoàng tử tế thì mấy Tổng Thư Ký sau này như Võ Kỳ Ðiền, như tôi đâu có vất vả như bây giờ?! Tổng Thư Ký mà không biết là VBQT có Uûy Ban nhà Văn Nữ thì đủ hiểu Tiên sinh chỉ có cái chức thôi chứ chắc chưa bao giờ ngồi xuống viết văn thư cho họ. 
Thưa Lê Tiên sinh, qua hai thí dụ kể trên, tôi sẽ dành cho độc giả quyền phán xét về sự lương thiện và thành tích làm viêäc chung của Tiên sinh khi Tiên sinh cố tình che đậy việc Tiên sinh trả lời tờ Làng Văn đòi "bỏ quốc ca" và dấu biến chức vụ Tổng thư Ký VBVNHN để tiện việc xỉ vả và quy trách nhiệm cho người khác. Cũng thưa Lê Tiên sinh, sang đây bao nhiêu năm, ông làm được gì cụ thể cho VBVNHN, cho tập thể đồng bào, dân tộc ngoài sự chính ông thú nhận là chuyên môn "đùn việc" cho các người khác, cho anh Lê Ðình Ðiểu (Bạn Hiền, Lê tất Ðiều, Thế Kỷ 21 số 124, 8.1999, trang 76), rồi cho nhà văn Phan Lạc Tiếp của Ủy Ban Báo Nguy Cứu Người Vượt Biển (Thư Về Bloomington, Illinois, Lê tất Ðiều)? Khi nghĩ đêán Lê Tất Ðiều, có ai nhớ ra được Tiên sinh đã làm được việc nào chung, đã bao giờ xả thân, dấn thân cho cộng đồng? Câu trả lời là "none, nil, non". Nghĩa là trong ngôn ngữ nào thì cũng là một chữ "không" to kêách xù. Như thế thì đòi dậy bảo ai, hả giời? 
Trước đây, tôi có khen Tiên sinh về những cố gắng trong việc văn chương (cùng với nhà văn Võ Phiến) nhưng chớ nên nhầm lẫn răèng những cố găéng này lại cho Tiên sinh cái giấy phép coi thường hoạt động xã hội- là những hoạt động đòi hỏi sự hy sinh không riêng gì cho bản thân, mà còn cả gia đình, và lòng tự kỷ- của các nhà văn khác. 

VI- CHUYỆN "CẦU KHỈ" CỦA LAN CAO
Ðộc giả thấy nhà văn Lê Tất Ðiều sướt mướt mách cáo tôi "mạt sát thậm tệ cô- Trâàn- Diệu- Hằng ‘ hẳn phải nghĩ tôi là một tên hung hãn, chuyên đi "gây sự" với những quý cô …trẻ đẹp, nhất là một quý cô trẻ đẹp mà lại kiêm viết văn như cô -Trần -Diệu- Hằng. Tiên sinh có thể vu cho tôi bất cứ tội gì, nhưng tội này thì bắt buộc tôi-tác giả của loạt bài Dân Trí và Nữ Trí- phải lên tiếng đính chính. Tôi vốn là người viết có tài liệu chứng minh. Không phải như Tiên sinh :hở tý thì mạt sát người khác thậm teä như Tiên sinh đã mạt sát nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng (chủ nhiệm tờ Văn) và nhóm chủ trương tờ Người Việt là "chẳng biết mẹ gì" khi cho đăng bài phê bình sai nát ra của Trần Diệu Hằng. Không hiểu kiến thức, chữ nghĩa của Tiên sinh được bao lăm mà dám chê một ông cựu giáo sư Trung học (nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng) kiêm bạn văn của Tiên sinh là "chẳng biết mẹ gì". Vừa thôi chứ! Ðể tiện cho độc giả nhận xét, tôi xin nói rõ hơn tự sự trước khi có lời bàn. 
Cách đây mấy năm, Lan Cao có một tác phâåm, Monkey Bridge, viết về tâm sự của một cô bé Việt sang đây lúc 13 tuổi và những suy nghĩ của cô về hai nền văn hóa Việt-Mỹ, về gia đình. Ðộc giả có thể thấy phần nào chính thân thế của Lan Cao qua tác phẩm này: cô là con gái tướng Cao Văn Viên. Khốn nỗi, tác phẩm này đầy những sai lầm rất tai hại. Trong số Người Dân số 99. 11.1998, tòa soạn Người Dân cho đăng bài "Ðọc Cầu Khỉ" của (cụ) Ðộc Thư với những nhận xét như sau: 
-…Không biết bà/chị họ Cao này muốn cái gì. Nhưng quả là nguy cho chúng ta quá. Lỡ mà có những người bạn Mỹ chung quanh hỏi về lịch sử/văn hóa miền Nam dựa theo những chi tiết do óc tưởng tượng của bà/chị này viết thì chúng ta chắc chỉ có thể độn thoå (trang 27) 
Trong bài, cụ Ðộc Thư "tạm sơ sơ kể" ra 42 lỗi trong một cuốn sách chỉ có 260 trang. 
-…Một tác giả ngoại quốc muốn bịa gì về Việt Nam là quyền của họ. Một tác giả Việt Nam viết bậy viết bạ về Việt Nam là phản bội Việt Nam…
Kiều Phong võ đoán rằng tôi chỉ biết "Monkey Bridge" sai lầm qua bài cụ Ðộc Thư. Kiều Phong giận quá mất khôn, quên rằng tôi không phê bình Lan Cao (như cụ Ðộc Thư) mà tôi phê- bình- nhà- phê- bình- Trần- Diệu- Hằng. Kiều Phong cũng dở lý luận cũ mèm là chủ nhiệm, chủ bút không chịu trách nhiệm về bài xuất hiện trên báo họ. Tiên sinh có quyền quan niệm như vậy. Tiên sinh cũng có quyền phán rằng:"…cô Hằng viết một bài phê bình, hai ông kia cho đăng trên Văn và Người Việt. Chấm hết". Nhưng tiên sinh không thể chụp mũ độc giả (tôi) là mạt sát thâäm tệ khi tôi chứng minh được Trần Diệu Hằng, ngoài những thiếu hiểu biết hết sức căn bản về lịch sử Việt (như nhầm Nguyễn Trãi với Lý Thường Kiệt…), còn cổ võ cho một cuốn sách hết sức tồi tệ. Tồi tệ đến nỗi tòa soạn Người Dân (không bằng lòng "chấm hết") mà phải kêu gọi như sau: 
-…Rất mong trong số những bạn đoc/thân hữu của NgD có vị nào tìm cách góp ý với cái bà/chị Lan Cao này-tự mình viết hay chia xẻ với con em của mình, để những người trẻ này đặt vấn đề với một người mang cái tên Việt Nam đã viêát một quyển truyện về Việt Nam mà như hoàn toàn không biết tý gì về lịch sử, văn hóa của đất nước này…(trang 22, báo đd). 
Trước khi tôi đọc bài cụ Ðộc Thư, tôi đã có dịp đọc bài của Trần Diệu Hằng khen ngợi hết lời cuốn "Cầu Khỉ" với nhiều chi tiết sai lầm không kém. Những câu mà Kiều Phong cho là tôi mạt sát thậm tệ là những câu tôi viết về sai lầm ấy: 
-…Nhưng người đáng khiển trách hơn là nhà-văn-Trâàn- Diệu- Hằng, người đã mất một cơ hội để vạch những sai lầm của tác giả mà bà đã phê bình …Là một phụ nữ , Trần Diệu Hằng có bổn phận báo cho Lan Cao biết dân tộc chúng ta không phải là một dân tộc mọi rợ đến nôãi chà đạp lên phẩm giá đàn bà một cách hết sức dã man như chăng cái khăn trải giường có máu nguươiø vợ mới cưới ra cho cả làng xem hay tàn sát súc vật, giết thảm cô dâu không còn tân như đã được bịa ra trong cây "Cầu Khỉ" gió. Ðây không phải là những phụ nữ Việt Nam "bí mật" ẩn hiện thấp thoáng: đây là sự xúc phạm trực tiếp tới họ, tới tổ tiên và tới những bà ngoại, bà mẹ của thế hệ chúng tôi, của Trần Diệu Hằng. ..Cũng là một phụ nữ, Trần Diệu Hằng, là một người Việt Nam còn phải chỉ ra là người phụ nữ Việt Nam "lấy chồng là gánh giang sơn nhà chồng", không bao giờ bị lưu đầy như cái ý niệm quái gở mà Lan Cao đã tưởng tượng ra…,…trong toàn cuốn Monkey Bridge, không hề có một câu thơ nào của Việt Nam. Trong khi ấy, những Verlaine, Diderot, Montesquieu, Rousseau nẩy ra tanh tách…ở miệng các cô cậu điền chủ! Sở dĩ Lan Cao tưởng tượng ra chuyện này vì người đàn bà mà Lan Cao diễn tả (nhân vật mẹ) là một người đàn bà không có gốc Viêät Nam: bà ta học nhà dòng, học hoàn toàn tiếng Pháp, hoàn toàn không biêát gì đến văn hóa Việt, thậm chí lúc làm lành với chôàng cũng phải nhờ đến mấy câu thơ Verlaine (trang 180)! Một nhân vật mà khi yêu, khi giận không dùng tiếng mẹ đẻ của mình thì không thể dùng làm đại diện cho dân tộc ấy được…Cho nên mới dẫn tới sự nhận định sai lầm của Trần Diệu Hằng khi phán rằng Lan Cao "có tầm suy nghĩ trí thức". Theo tự điển Ðào Duy Anh, trí thức (hay tri thức) là "Những điều người ta vì kinh nghiệm hay học tập mà biết". Cho nên Lan Cao có tầm suy nghĩ trí thức về Luật (vì cô ta là luật sư) nhưng về văn hóa và phong tục Việt thì không vì Lan Cao không hề có kinh nghiệm cũng không chịu dở sách ra mà nghiên cứu, học tập…Ðó còn là sự coi thường độc giả tới mức trơ trẽn khi bày đặt nhắc tới Salman Rushdie, tới Jamaica Kinkaid, tới các thứ "xã hội học, nhân chủng học, tâm lý học" trong khi tác giả Trần Diệu Hằng không có một chút kiến thức gì về ba lĩnh vực này qua cách phê bình cuốn "Cây Cầu Khỉ" gió…"
* Tôi có nhận xét này vì Trần Diệu Hằng đã viết như sau "…nói lên thân phận người phụ nữ (nhân vâät mẹ)đã trở thành nạn nhân đứng giữa cuộc tranh chấp của hai thế lực, hai phe nhóm, hai quốc gia, hai cuộc tương tàn trong gia đình và dân tộc. Lan Cao đã bày tỏ tâm trạng của nhân vật Me thuộc thế hệ trưởng thành trước 1975: lâáy chồng, rời khỏi vòng tay âu yếm của mẹ cha là lên đuờng vào cuộc lưu đày thứ nhất….." ï
Ơ hay, nếu có mạt sát thậm teä thì chính tự điển Ðào Duy Anh và lịch sử Việt làm chuyện đó chứ đâu phải tôi? Lý luận như thế thì tờ Người Dân và cụ Ðộc Thư cũng phạm tội mạt sát thậm teä Lan Cao (rồi Trần Diệu Hăèng) à? Trừ phi Kiều Phong …không phải là người Việt, tôi tin rằng tự trong thâm tâm, Tiên sinh nhận ra được rằng chuyện vu cáo cho tổ tiên chúng ta những trò man rợ ấy cốt để cho người ngoại quốc đọc (cuôán Monkey Bridge viết bằng Anh ngữ) là điều đáng phê bình. Thế thì tại sao Tiên sinh lại …bênh ghê thế?! Nếu tôi dở cái võ lôi đời tư của Tiên sinh ra, tôi sẽ chỉ cần hạ một câu rằng :"Hay chàng lại muốn …múa nữa chăng?" Nhưng dĩ nhiên là không. Vì tôi dư biết trong trường hợp này, Tiên sinh (cho kẹo cũng không dám múa nữa) chỉ muốn sử dụng cô-Trần-Diệu-Hằng như một phương tiện để chụp mũ tôi. Vừa được tiếng hào hoa với người …chưa quá cố, lại gieo được tiếng dữ cho Nguyễn Tà Cúc. (Chưa kể là nếu hai cô này không biết thâm ý khích bác của Tiên sinh, dám lôi nhau ra đại chiến để làm trò cười cho thiên hạ.) Nếu không để "bênh" người chưa qua cố thì tại sao phần này Tiên sinh gieo tiếng dữ cho tôi lắm thế? Vì Tiên sinh muốn thuyết phục độc giả rằng (các) tiên sinh không có trách nhiệm gì với những lời tựa bạt (bị cho vào xiêác) của Tiên sinh hết . 
Ðó chính là câu hỏi (chưa là sự phán đoán) tôi muốn nêu ra trong bài đề ngày 8.8.99 mà môt người như Tiên sinh (từng được cây bút bậc nhất Võ Phiến khen là thông minh) không thể chậm hiểu hay tối dạ đêán nỗi không nhận ra chủ ý ấy của tôi: sau khi chúng ta đã khen ngợi, dùng tên tuổi, tâm huyết của mình ra bảo đảm cho văn chương người khác, đã chọn mặt gửi vàng mà sau đó họ lại sử dụng văn chương như một phương tiện để tàn hại người khác hay viết những điều sai lầm về chính quê nhà, dân tộc, tổ tiên…thì chúng ta phải làm gì? Ai đọc đoạn tôi viết về việc nhà văn Võ Phiến bị cho "vào xiếc" (Nhà Văn Như Người Hướng Dẫn Dư Luận) mà Tiên sinh đem ra kỳ kèo, thêm bớt…cũng dư hiểu tôi muốn nói đến trách nhiệm ấy của người giới thiệu. Ðề tựa cuốn "Ký" của Nguyễn Hữu Nghĩa, nhà văn Võ Phiến viêát nguyên văn : 
-…Sách đã khua dậy một khía cạnh hăm hở đối với cuộc sống, sách lại đánh thức chút thiên lương khuất lấp nơi mình, sách như thế đọc xong tôi không dám chỉ nói về sự thích thú mà không ghi lại nơi đây lời biết ơn. (Ký, Nguyễn Hữu Nghĩa, Tựa của Võ Phiến, 1.11.1988) 
Cứ cho là cuốn sách ấy hay thật (không có màu mè riêu cua như tôi thấy), nhưng song song với cuốn sách đánh thức chút thiên lương ấy, Nguyễn Hữu Nghĩa viết gì làm gì? Việc thứ nhất là đánh fax rơi phá hoại gia đình Tổng Thư Ký VBVNHN Võ Kỳ Ðiền với băèng cớ là số fax của và từ Làng Văn; việc thứ hai là, theo lời chứng của Nguyễn Ngọc Ngạn, copy bút tự Hà Thúc Sinh rồi cắt ghép thành thư chửi Hưng Ca làm Hà Thúc Sinh mang tiếng oan, vu khống Hà Thúc Sinh nhiều điều tàn tệ cốt để đẩy Hà Thúc Sinh ra khỏi phong trào mà chính ông sáng lập; việc thứ ba là xách động để ký quyết nghị vu khống cựu chủ tịch VBVNHN Viên Linh lấy tiền của VBQT dành cho văn nghệ sĩ tại Việt Nam; việc thứ tư là cho đăng nhiều bài báo đê tiện tấn công nhiều người trong đó có cả phó Ct VBVNHN Trương anh Thụy … 
Những việc ấy có thể nào từ một người có thiên lương chăng? Cái thiên lương khua đôäng nơi nhà văn Võ Phiến khi ông đọc một người không hề có chút thiên lương như tác giả là thiên lương nào? Như thế không gọi là bị lừa, bị "cho vào xiếc" thì còn gọi là gì? Hở giời? Tôi viết tiếng Việt chứ có phải Tây Tầu gì cho cam mà Tiên sinh nhất định không hiểu? 
Các Tiên sinh nên im lăëng để mọi người tiếp tục không biết đó là vàng giả chăng? Cụ Võ dĩ nhiên không thể biết được tác giả mà ông tỏ lòng biết ơn sau đó lại quay ra làm nhiều điều tàn tệ. Nhưng có nên im lặng tiếp tục để độc giả hiểu lầm rằng cụ Võ …muôn đời biết ơn chăng? Sao khi thấy hay thì khen bằng những lời vô cùng đao to búa lớn (thiên lương, biết ơn) mà khi thấy sai thì im lặng? Im lặng để tiếp tục giữ thể giá (là mình không đã nhầm lẫn) là quyền của (các) Tiên sinh, nhưng sọ chuyện nọ sang chuyện kia, bới móc những câu tôi khen người khác về phương diện văn chương (thơ Viên Linh…) để so sánh với những vấn đề có liên quan đến nhân cách (đánh fax rơi, ghép chữ người khác, vu khôáng) thì tự nó đã bày tỏ cái gian mà không ngoan của tiên sinh.
Tiện thể, tôi cũng muốn cắt nghĩa cho Tiên sinh biết tại sao tôi lại cho rằng lời giới thiệu của Tiên sinh cho cuốn "Vũ Ðiệu của Loài Công" là khôi hài, không phải vì sau này Trần Diệu Hằng mói phạm phải những sai lầm nặng nề khi tán dương cuốn "cây cầu khỉ gió" của Lan Cao: Tiên sinh dở ngay Tựa của tác giả ra mà đọc câu này : 
-…Lũ bạn cùng lớp tôi không ái mộ cô vì cô già xấu, và hay nói những điều xa vời khó hiểu. Riêng tôi biết rõ lòng mình, tôi không chỉ yêu cô giáo, tôi yêu những điều các cô nói, nhiều hơn…(sđd, trang X) 
Chê cô giáo là già xấu mà duyên dáng được aø? Dìm bạn (gái) mình xuống để ra cái điều mình khá hơn là…thông minh à? Nhưng cũng có thể là tôi nhầm: không phải Trần Diệu Hằng là không thông minh, duyên dáng. Chỉ có bạn ta Lê tất Ðiều mới không đủ thông minh để nhận ra mấy cái võ của quý bà này chăng? (Tội nghiệp dữ hông?). 
Tại sao tôi có thể biết chắc như thế? Vì tôi cũng học ở một trưỡng nữ tại Việt Nam ngày xưa. Với chúng tôi, cô giáo nào cũng trẻ và / hay đẹp cả. Kể cả những cô giáo hay cho chúng tôi ăn trứng vịt. Không bao giờ có màn dòm ngó, nói xấu, chê bôi. Mà nếu có thì cũng nên nọc ra trước…Văn miếu mà đánh cho vài trượng chứ có đâu lại khênh lên khen với ngợi, rồi có chàng lại …âu yếm khen tặng là duyên dáng nữa, giời ạ! 

VII- NGHỆ THUẬT "NHẤT BỘ TAM TỨ BÁI" CỦA (Kiều Phong) LÊ TẤT ÐIỀU
Tiên sinh đàn hặc tôi ghê lắm về việc tôi …khen thơ của nhà thơ Viên Linh. Tiên sinh còn nhắc nhỏm đến đời riêng của tôi khi tôi viết bài về VBVNHN hay khi tôi phê bình nhà văn Võ Phiến. Ơ hay, thế là Tiên sinh không công bằng tý xíu nào: Tiên sinh khen Trần Diệu Hằng bằng những câu rất cải lương, rất cliché, rất rùng rợn…mà chúng tôi có ré lên là vì một lý do thầm kín nào ngoài lý do văn chương đâu, vì tơ tình vướng vít như ổ nhện đâu?! Hà hà. Chúng tôi chỉ kêu là nó không đúng thôi và Tiên sinh nên có trách nhiệm về những lời tựa bạt của Tiên sinh. 
Tôi rất lấy làm lạ là Tiên sinh không hề nói cho độc giả biết là tôi từng khen Tiên sinh nhiều lần, hơn cả khen…nhà thơ Viên Linh nữa, dù rằng những lời khen (nhận xét) này được dẫn ra trong những bài viết của một chương sách tôi đang viết dở : chương sách ấy ?có những tài liệu chưa công bố- sẽ đối chiếu những lời khen này với những hoạt động văn chương của tiên sinh trước và sau 1975 để xét xem Tiên sinh có trung thành với những chữ Tiên sinh đã viết ra về dân tộc, về Miền Nam, về lòng nhân ái (để mà xứng đáng được khen) hay không và nếu không thì tại sao. Không riêng gì Tiên sinh mà tôi còn khen truyện Hà Thúc Sinh, Phan Lạc Tiếp, ký của Lô Răng Phan Lạc Phúc, Tuệ Sỹ, thơ Du Tử Lê… Khen công khai và chính thức. Chẳng lẽ nói như Tiên sinh thì tôi khen là vì tôi…mê các Tiên sinh, định làm thứ thất cho các Tiên sinh à? Hay tôi là… Thị Màu vì tôi khen truyện của Thượng Tọa Tuệ Sỹ (hay hơn truyện Tô Thùy Yên)!? Hay là, hay là khen thế …chưa vừa lòng nhau? Thấy tôi khen người khác thì…ghen chăng (ấy là ghen tài chứ chẳng phải ghen tuông). Làm thơ không được thì thôi, có gì phải …ghen, phải theo dõi là người khác được khen mấy lần, xấu hổ chưa?! Tiên sinh có ý gì cứ nói ra để tiện việc "thương thảo" (mượn chữ Trần Diệu Hằng). Ðừng có vớ vẩn ấm ớ hội tề, chả ra làm sao cả. Ðể tôi không hiểu mà lỡ tay thì có phải oan gia không? 
Tiên sinh tru tréo lên ghê quá, kết tội tôi dám so sánh Thủy mộ Quan vói thơ Tiền Nhân. Tiên sinh ôi, tôi chỉ lập lại lời một nhà thơ miền Bắc đang ở ngoại quốc. Thủng thỉnh rồi tôi sẽ xin phép họ báo cho biêát tên họ là ai. Nhưng nếu tôi có quá lời cũng chẳng thể nào vượt được nghệ thuật nhất bộ tam tứ bái của Tiên sinh và Võ tiên sinh. Hai Tiên sinh từng khen nhau một cách hêát sức là nôàng nàn, thắm thiết: may đấy, nếu một trong hai tiên sinh là phái đẹp thì thế nào cũng bị chụp cái mũ rách là có ý thầm kín như Lê Tiên sinh đã hung hãn gán cho tôi. Càng may hơn là cả hai đều có phu nhân đề huề nên càng không ai dám đặt câu hỏi loạng quạng. Trước khi Tiên sinh nhẩy đong đỏng lên, kết án tôi "cả gan" thế này, thế nọ, lại xin dẫn chứng lời Tiên sinh khen nhà văn Võ Phiến: 
-…có một đoạn nhắc đến vụ ông Võ và tôi, khi mất quê hương thì thất chí nản lòng đến độ quyết tâm bỏ bút….May cho độc giả Việt Nam, ông Võ đã cầm bút lại từ lâu…Tôi ước mơ rằng mỗi quốc gia trên thế giới đều có ít nhất một nhà văn như Võ Phiến…(Thư Về Bloomington, Illinois, Lê Tất Ðiều, trang 91, Văn Nghệ xuất bản, Hoa Kỳ 1997) 
Nếu nhà văn Lê Tất Ðiều có đọc sách, ông sẽ không cần phải…mơ ước gì sất: có nhiều quốc gia trên thế giới có ?không phải ít nhất một- mà nhiều nhà văn như (hay …hơn)Võ Phiến. Sau nữa, nếu Võ Phiến có cầm bút viết lại thì đó là điều may cho chính nhà văn này, chứ không phải cho độc giả. Viết như thế là coi thường độc giả một cách lố lăng quá mức. Một nhà văn mà khi nước mất nhà tan, có cơ hội thoát ra nơi an toàn lại không sáng tác được thì đó là "thảm kịch" (mượn chữ Viên Linh) của riêng anh ta , chứ không dính dáng gì đến độc giả cả. Ðúng là khôi hài! Tiên sinh cũng chớ nói hộ cho cả nước rằng " thiên hạ coi (Võ Phiến) là cây bút bậc nhất". Không ai có đủ thẩm quyền để phán ai là cây bút bậc nhất hết. Mà nếu khen, cũng ráng khen cho đúng chữ: một người nhỏ tuổi hơn không nên khen người lớn là "thông minh", như Tiên sinh dùng cho cụ Võ. Lời này nên để …thày giáo khen học trò. Trong trường hợp này, Lê Tiên sinh nên để cho hai người thày của cụ Võ là Chế Lan Viên và cụ Lam Giang nhận xét thì hay hơn, đáng tin cậy hơn (cụ Lam Giang- chứ không phải là nhà thơ Trần Lam Giang- là một vị cao tuổi, kỳ cựu trong làng thơ, hay dịch thơ chữ Hán. Sau 1975, cụ cũng bị cộng sản bắt ). Nếu những nhận xét của cụ Lam Giang không thấy đăng báo (như của Chế Lan Viên), Lê Tiên sinh cứ việc hỏi lại cụ Võ. 
Ðể đáp laiï tấm thạnh tình của nhà văn Lê Tất Ðiều, nhà văn Võ Phiến tặng lại một lời khen cũng huy hoàng tráng lệ không kém: 
-…Kiều Phong và Lê Tất Ðiều là hai phương diện của một tâm hồn.…Hai mặt bổ túc của một tâm hồn lương thiện, minh bạch và nồng nàn: yêu tốt ghét xấu. Yêu thì chân thành xót thương, ghét thì thẳng tay sát phạt.…Vì yêu tốt ghét xấu mà Ðiều cầm bút trong bao nhiêu năm . Lại cũng vì yêu tốt ghét xấu, đến độ quyết liệt, mà Ðiều đã dứt khoát bỏ nước ra đi;…..…Cho nên có thể nói những người như Ðiều tiêu biểu cho cái ý nghĩa tốt đẹp nhất của cuộc ra đi vừa qua…(Ký, Võ Phiến trang 1941, Văn Nghệ xuất bản, 1999, Hoa Kỳ) 
Cuộc ra đi vừa qua là một cuộc ra đi thảm khốc nhất trong lịch sử dân tộc. Những cuộc hãm hiếp, giết người Việt ra đi kinh khủng xẩy ra trên biển Ðông, những cô gái Việt bị hải tăc Thái bắt đi vào lầu xanh, những gia đình sống sót với người thân nằm lại đáy bể hay khổ ải hơn, em gái chị gái bị hải tăc bắt đi mất tích…Những nạn nhân này mới tiêu biểu cho cái ý nghĩa tốt đẹp nhất của cuộc ra đi vừa qua nếu chúng ta còn đủ cái nhẫn tâm hay cái vô tâm ngồi đây cộng trừ nhân chia để chia giải nhất với nhì. Một người lính "đào ngũ" rất sớm như cựu Trung Uùy Lê Tất Ðiều, bỏ nhiệm sở ở Sàigon hôm 18 tháng 4.1975, lên tàu rời khỏi Việt Nam cùng gia đình gần nửa tháng trước khi Miền Nam mất, không xứng đáng với danh hiệu đó. Viết như cụ Võ, hóa ra những người lính, người dân ở lại tử thủ, rồi nếu sống sót thì đi tù, gia đình có khi tan nát, rồi mãi bao nhiêu năm sau mới sang được đất tự do…là không biết "yêu tốt ghét xấu" đến độ quyết liệt như Lê tất Ðiều à? Nếu không có phương tiện ra đi nhờ Hoa Kỳ cung cấp ?như trường hợp Lê Tất Ðiều-thì dù có yêu tốt ghét xấu đến đâu cũng dám bị ở lại, đặt vấn đề "dứt khoát bỏ nước ra đi" làm chi cho tủi thêm… cái thân phận nhược tiểu? 
Còn người yêu tốt ghét xấu Lê tất Ðiều sang đây làm gì? Không thấy ông nhắc gì đến những sự xâáu đã có băèng cớ, không thấy ông "quyết liệt" phân biệt được giữa cái xấu và cái tốt. Không những thế, là một người làm việc trong hệ thống pháp luật Hoa Kỳ, ông còn "cả gan" bào chữa cho những kẻ vu khống là "lỡ dại"! Xét trên tư cách, nhất là tư cách một nhà văn, sau khi lỡ dại vu khống người khác mà vẫn im lặng được sao? Tôi sẽ nhường sự phán xét lại cho độc giả sau khi họ có dịp đọc một bài đầy những câu vu oán, lôi đời riêng, lôi con cái người khác ra , nửa mê nửa tỉnh (chữ Kiều Phong) giữa xấu và tốt, giữa thiện và ác …như bài này của Kiều Phong sau khi đã "cầm bút trong bao nhiêu năm" (trích lời nhà văn Võ Phiến). Nếu viết lách như thế này mà được khen là "biểu tượng ra đi tốt đẹp nhất của cuộc ra đi vừa qua" thì chúng ta …nên bỏ viết là vừa. 
Trở lại phần khen chê của tôi, Tiên sinh đưa hai thí dụ hoàn toàn không dính gì đến văn chương: thí dụ thứ nhất là tôi sẽ không trẻ đẹp mãi và thí dụ thứ hai là nhà thơ Viên Linh già yếu, làm thơ không còn lẫy lừng nữa… 
Về thí dụ thứ nhất, trước hết tôi xin đính chính một điều mà Kiều Phong nói nhảm :"…hẳn có nhiều lần trong đời, cô gặp những khách hào hoa khen cô trẻ đẹp…" Thưa Tiên sinh, quả là trong đời tôi, tôi không hề gặp khách hào hoa nào dám sỗ sàng đến mức dám nói nhăng nói cuội "thưa cô, cô trẻ đẹp" kiểu Lê tiên sinh. Những người tôi gặp đêàu có giáo dục. Không những có giáo dục mà lại còn có tâm hồn: tôi và họ không cần nhiều lời như Tiên sinh tưởng tượng. 
Sau nữa, dân bản xứ vẫn nói là "You can’t be too tall or too thin" (Bạn không thể nào quá cao hay quá gầy được- nghĩa là càng cao càng tốt, càng gầy càng tốt) Không phải tôi nói thế để …khích bác gì Tiên sinh. Tôi nói thế chỉ để dẫn đến một điều có liên quan đến Tiên sinh: ngày nay phụ nữ chúng tôi được cái lợi điểm là chúng tôi có các thày thuốc sẵn sàng giúp chúng tôi biến mắt một mí thành hai mí, nâng vòng số một (và ba), thu nhỏ vòng số hai, độn túi nước biển vào vòng số một cho mềm mại y như thiệt, chích mỡ vào môi để khêu gợi như các cô đào Aâu châu, căng da mặt nên già hóa trẻ trong mỗi một tuần. Cái già xồng xộc mà Tiên sinh dọa (chúng) tôi, chúng tôi chỉ cần mở cửa rước nó lảo đảo vào phòng mạch của mấy ông thày thuốc (với sự hỗ trợ của các cô đại diện mà đa số từ đâàu đến chân cái gì cũng sửa, cái gì cũng giả) là chính nó cũng biến thành trẻ-và-đẹp hết. Bảo đảm cô giáo già và xấu của Trần Diệu Hằng qua đây không cách gì học trò Trần Diệu Hằng dám chê được. Nhưng nói ra chỉ để mà nói, vì đây mới là điều liên quan tới Tiên sinh như tôi đã hứa: cái võ dọa một người đàn bà về sự già xấu trong khi đang bàn đến bài viết của họ là không đứng đắn. Nhất là dọa một người như tôi! Tưởng tượng rằng tôi lại học đòi Tiên sinh, viết như sau thì độc giả nghĩ sao: 
-…Kiều Phong viết cũng thiếu chiều sâu như tác giả thiếu chiều cao. Bộ sở cẩm bổn xứ hết người rồi sao mà phải…mướn tới Kiều Phong. Cứ tưởng tượng cảnh một anh loắt choắt như Kiều Phong lon ton đuổi theo một tên trộm vạm vỡ, cao thước tám …
Còn "già yếu" thì dính dáng gì đến thơ, đến văn chương? Như tiên sinh làm sở cẩm, chắc phải khỏe mạnh, phải tập dượt mỗi ngày để khi hữu sự khỏi "bắn chậm thì chết", mà sao viết một bài râát tệ như bài này thế?! 

***

Ðể chấm dứt bài này, tôi xin được mạn phép có đôi lời "tâm sự" với độc giả, với các Tiên sinh bạn tôi và cả với Tiên sinh. Khác với tiên sinh, có "ghét" ai tôi cũng không "thẳng tay sát phạt". Chính ra, tôi chẳng hề ghét ai bao giờ: ghét là một tình cảm rất xấu, dễ khích động con người làm những điều quá đáng, thiếu suy nghĩ, mất công tâm. Nếu tôi thẳng tay sát phạt, bài này đã không nhẹ nhàng, vì bài của Tiên sinh có quá nhiều khuyết điểm. Tôi chỉ không cần trả lời Tiên sinh là đã thắng Tiên sinh một nửa rồi. 
Nhưng tôi vẫn trả lời, không để thắng trọn, mà để nói với Tiên sinh như sau: là nhà văn, chúng ta chỉ có bổn phận với một điều là sự thực, nhất là sự thực trong văn chương. Cái sự thực ấy, không thuộc cũng không là độc quyền cũa riêng ai. Chính vì thế mà tôi không viết cho chính tôi, như tôi đã viết trong lá thư gửi nhà văn Võ Phiến. Sau nữa, là con người, chúng ta sẽ có lúc nhầm lẫn, hay nhầm lẫn nặng nề. Vấn đề ở đây là sau khi nhầm lẫn, chúng ta làm gì? Vì cái danh hão mà chúng ta tiếp tục dấu diếm che đậy để sự thực càng lúc càng bị khuất lấp chăng? Cũng vì cái danh hão đó mà chúng ta thù ghét những người có đủ lương thiện đã báo cho chúng ta biết chăng? 
Tôi không ghét bỏ gì nhà văn Võ Phiến khi tôi phê bình ông, tôi cũng chẳng ghét bỏ gì Tiên sinh ngay cả khi tôi viết những dòng này. Ðiều tôi quan tâm không phải nhà văn Võ Phiến hay nhà văn Lê tất Ðiều mà là cả một nền văn học từ 1953 tới 1975. 
Sau nữa, là một nhà văn phụ nữ, tôi bắt buộc phải quan tâm đến những vấn đề liên quan trực tiếp đến chúng tôi, những vấn đề cho đến nay vâãn chưa giải quyết được. Xưa nay, khi viết, tôi vẫn nhắm đêán phần nào mà tôi cho rằng ảnh hưởng chung cho chính tôi và độc giả. Trong việc "Cầu Khỉ", điều tôi chú ý là duy trì văn hóa và tinh túy của người phụ nữ Việt, chứ không phải những sai lầm của tác giả Lan Cao và người phê bình Trần Diệu Hằng. Những sự sai lầm (vô cùng nặng nề) của họ, của hai phụ nữ tương đối có học, có sách xuất bản cả ở hai ngôn ngữ Việt, Mỹ…chỉ là thí dụ rằng việc kêu gọi bình đẳng, tiến bộ, giữ được bản chất đáng yêu của phụ nữ Việt , của con người Việt…sẽ vô nghĩa nếu chúng ta (nhà văn)- trước hơn ai hết thảy- không có thái độ cụ thể mà nhắm mắt cho đăng, rồi sau đó còn bào chữa, thậm chí mạt sát thậm tệ (chữ của Tiên sinh) những người vạch ra sai lầm của họ. 
Nếu Tiên sinh có mặc cảm gì đó mà kết tội rằng tôi ra chỉ thị, ra lệnh, ban huấn thị…thì đó là quyền của Tiên sinh. Theo tôi, một người mà chỉ biết xu phụ, "gãi gáy" với "đàn anh", không dám viết ra sự suy nghĩ và nhận xét của mình thì không đáng mà cũng không nên chọn nghề văn. Còn người mà "sống lâu lên lão làng", quen được xoa đầu khen dồi… đến nỗi sinh cái ảo tưởng rằng một bài viết ngớ ngẩn, sỗ sàng của mình-như Lá Thư Ngỏ này của Tiên sinh- là …tuyệt bút, là có thể làm người khác không viết được nữa thì càng nên bỏ bút. 
Tôi vẫn tin rằng "văn là người". Không bao giờ có chuyện những người tay phải đẫm máu anh em mà tay trái lại viết cho xuất sắc được. Tiên sinh cứ nghiệm mà xem. Ðó cũng là lời cảnh cáo gửi tới Tiên sinh: tay phải Lê Tất Ðiều viết những truyện được nhà văn Võ Phiến khen là "…bạn bủn rủn và thấy ngay cái gì mà Ðiều vừa ghi lại cho chúng ta là những cái thực quý báu, vô cùng quý báu …(trang 1944, sđd) thì tay trái Kiều Phong lại viết bài vu khống tôi với thứ ngôn ngữ sống sượng, quả là không quý báu chút nào. 
Trường hợp Tiên sinh-nếu cứ cái đà này mà dấn thân vào- sẽ là thí dụ điển hình của một sự xuống dốc không phanh, để lộ văn tài đích thực và tư cách cho cả nước soi chung. 
Như thường lệ, tôi vẫn sẽ ngồi chờ sung rụng. Nhưng dù có rụng hay không, qua bài này Tiên sinh có thể thấy rõ hơn, là tâm tôi không chú vào những lá thư ngỏ, những bài viết tầm thường như của Tiên sinh. Xin trích một bài thơ (vì có một vài ý nghĩ gần giống như tôi đã bàn tới trong bài) để Tiên sinh ngẫm về văn chương, về cuộc đời, may ra chữa được cái bệnh "mơ làm văn phiệt" của Tiên sinh. 
… 
Ta kêu nghìn tiếng kêu câm
Văn chương hàn lạnh ý trầm sông xa
Lòng người nghi hoặc lòng ta
Sách cao bia mộ hồn ma xác chồn.

Chơi văn có lúc buồn nôn
Năm năm như ốc mượn hồn thác sinh
Ta đi tan vỡ bóng hình
Cười lên nhân ảnh một mình mà quay

Giờ đây ta biết giờ đây
Bốn mươi tuổi đó thân này còn tươi
Ðêm nay ngoài phố mưa rơi
Là hư hay ảo cõi đời đang qua?
… 

(Viên Linh, Nghi Hoặc Nỗi Gì, Thủy Mộ Quan, 1982) 

Nguyễn Tà Cúc